Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DHTHAK6CHIEM NGOC HANKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.71 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC MẦM NON
............o0o...........

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT
Năm học: 2018-2019

Giảng viên giảng dạy: Th.s Trần Dương Quốc Hòa.
Sinh viên thưc hiên: Chiêm Ngọc Hân
Lớp: ĐH Sư Phạm Tiểu Học A-K6
MSSV:1161070026
Đồng Nai, ngày 8 tháng 12 năm 2018


Qua đợt thực tập Sư phạm trong 4 tuần của năm học 2018 - 2019, em
đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô của trường Tiểu học
Tam Hiệp B, được tiếp xúc thực tế, trau dồi bản thân về những kỹ năng cần
thiết của một nhà giáo, được làm quen với cách giảng dạy trên lớp. Không
những vậy tơi cịn nắm được phương pháp giảng dạy nhằm cũng cố, nâng
cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Qua những tiết dạy mẫu của giáo viên
hướng dẫn, tiết dự giờ , những đợt rút kinh nghiệm tiết dạy, tôi nhận ra
rằng Tiếng Việt là một môn rất quan trọng, hoàn toàn đảm bảo được việc
thực hiện các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học
Tiếng Việt ở trường tiểu học ( Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao
tiếp; Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH)
Nguyên tắc 1: Nguyên tắc phát triển tư duy
Trong quá trình thực tập tại trường tiểu học Tam Hiệp B, học sinh khối lớp 1
là đối tượng tôi được tiếp xúc nhiều nhất. Cùng với việc dự một số tiết dạy mẫu


của giáo viên thi dạy giỏi cấp trường. Tôi nhận thấy việc thực hiện 03 nguyên tắc
dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học nhìn chung đã đáp ứng đủ 03 nguyên tắc
- Trong các tiết học giáo viên đã đảm bảo được yếu tố hình thành tư duy cho
học sinh. Giáo viên luôn đặt học sinh vào trạng thái tư duy và rèn cho học sinh các
thao tác tư duy ( phân tích, tổng hợp, so sánh,..), sau khi giáo viên đặt câu hỏi và
giáo viên sẽ yêu cầu học sinh tự suy nghĩ để đưa ra câu trả lời tiếp theo là trao đổi
với bạn bên cạnh và chia sẻ câu trả lời trước lớp; học sinh tự đưa ra các bài học kĩ
năng sống học được thơng qua các bài tập đọc
Ví dụ:
+ Trong tiết Học vần lớp 1 tập 1 bài 44 “ on – an “ sau khi giáo viên đưa ra
bốn từ ứng dụng ( rau non, hòn đá, thợ hàn, bàn ghế ) học sinh tự suy nghĩ sau đó
trao đổi với bạn rồi chia sẻ trước lớp các tiếng đã học rồi và các tiếng chưa được
học
+ Trong môn chính tả: Giáo viên cho học sinh tự phát hiện những từ khó, dễ
sai, giáo viên đọc cho cả lớp luyện viết những từ khó vào bảng con trước, tập đọc
từ đó trước, sau đó mới cho học sinh nghe viết chính tả


- Học sinh hiểu được yêu cầu của giáo viên và biết thể hiện yêu cầu đó qua
các phương tiện ngơn ngữ
Ví dụ: Trước khi giới thiệu từ khóa “ mẹ con “, giáo viên sẽ cho học sinh
quan sát hình ảnh về mẹ và con, học sinh sẽ tự suy nghĩ và trả lời. Sau đó giáo viên
lồng ghép giáo dục học sinh qua câu hỏi “ Ở nhà các con thường làm gì để giúp đỡ
mẹ?”
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc giao tiếp
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích
giảng dạy và hình thành cho học sinh các kỹ năng nghe , nói, đọc, viết. Giáo viên
đã đảm bảo nguyên tắc được thực hiện trong quá trình giảng dạy, đảm bảo được:
+ Qúa trình giao tiếp giữa giáo viên và học sinh: thông qua việc giáo viên
hỏi, học sinh trả lời và giáo viên nhận xét hoặc học sinh đưa các vấn đề còn thắc

mắc và giáo viên giải đáp các thắc mắc.
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai vần
on – an ,học sinh sẽ tự tư duy phân tích và so sánh hai vần đó sau đó đưa ra câu trả
lời ( giống nhau giữa vần on – an là đều có âm n đứng sau, khác nhau là vần on có
âm o đứng trước , vần an có âm a đứng trước)
+ Quá trình giao tiếp giữa học sinh với học sinh: thông qua việc bản thân
học sinh sau khi đã suy nghĩ câu trả lời và chia sẻ, trao đổi với bạn bên cạnh hoặc
chia sẻ theo nhóm cùng thảo luận về câu trả lời,và sau đó các nhóm sẽ nhận xét
phần trình bày của các nhóm bạn so sánh với đáp án của nhóm mình.
Ví dụ: Trong các tiết học vần ( tiết 2 ) học sinh được tập viết, đọc câu ứng dụng,
sau đó giáo viên đưa ra chủ đề luyện nói, học sinh tự suy nghĩ về chủ đề của giáo
viên và tập luyện nói với các bạn trong nhóm của mình, tiếp theo đại diện từng
nhóm sẽ trình bày trước lớp , các nhóm quan sát lắng nghe và đưa ra nhận xét.

Nguyên tắc 3: Ngun tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của
HSTH.


- Với các học sinh rụt rè nhút nhác, học còn chậm: giáo viên thường xuyên
mời trả lời các câu hỏi nhằm giúp học sinh tiếp thu tốt kiên thức, mạnh dạn hơn
trong học tập và học sinh trả lời đúng giáo viên sẽ khen ngợi, khích lệ và động viên
học sinh, khi học sinh trả lời chưa đúng giáo viên nhẹ nhàng khéo léo chỉ dẫn.
- Với các học sinh đọc còn chậm giáo viên sẽ dành thời gian luyện đọc cho
các em vào giờ ra chơi hoặc cho học sinh luyện đọc theo nhóm để các bạn rèn đọc
và chỉnh sửa lỗi phát âm.
- Với những học sinh hay viết sai lỗi chính tả, hoặc thường phát âm sai
nhiều với các tiết tập đọc, giáo viên sẽ lưu ý những học sinh này hơn, cho học sinh
viết và đọc nhiều hơn.
-Lứa tuổi tiểu học khả năng tập trung chưa cao nên mở đầu những tiết học
giáo viên thường tổ chức cho cả lớp hát một bài hát liên quan đến bài học mới hoặc

tổ chức cho học sinh chơi một trị chơi ( thơng qua trị chơi kết hợp kiểm tra bài cũ)
nhằm tạo hứng thú và sự chú ý cho học sinh ngay từ đầu tiết. Giữa tiết học giáo
viên cho học sinh nhảy theo bài nhạc để học sinh thư giãn , từ đó tập trung bài học
tiếp theo tốt hơn
- Trong các tiết dạy giáo viên cho học sinh xem thêm các video , tranh ảnh
liên quan nội dung bài giúp tạo sự chú ý tò mò của học sinh tránh sự nhàm chán,
thiếu tập trung trong tiết học.
- Giáo viên khen ngợi, động viên sau mỗi câu trả lời của học sinh tạo sự
thích thú, phấn khởi trong học tập cho học sinh từ đó học sinh tích cực phát biểu,
lớp học sơi nổi

 Hiện các tiết dạy môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học đều là những tiết dạy
theo các tiêu chí của một tiết dạy tích cực
- Học sinh ln là trung tâm trong các tiết dạy và giáo viên chỉ là người
hướng dẫn, hỗ trợ khi cần thiết. Học sinh tự điều khiển lớp đọc bài, làm bài tập hay
sửa bài, khi được lên bảng điều khiển học sinh rất thích thú , tự tin.
- Trong các tiết dạy, giáo viên đã có các câu hỏi ngồi kiểm tra trình độ, mức
độ hiểu biết của học sinh theo bốn mức, thơng thường trong sách giáo khoa chỉ có
ba mức ( biết, hiểu, thực hành ), giáo viên đã có câu hỏi mức bốn (vận dụng )


 Yêu cầu 2: Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với
các tiết dạy học Tiếng Việt ở các trường tiểu học.
 Bên cạnh việc học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy của các thầy cô thông qua
các tiết dạy ở trường tiểu học bản thân tơi vẫn có những thắc mắc khi lần đầu được
tiếp cận với thực tế, cảm nhận những điều học được ở trường đại học có vài điểm
khơng giống với thực tế ở trường tiểu học
- Cách soạn giáo án ở trường thực tập khác với cách soạn tôi được hướng
dẫn ở trường Đại học. Mỗi hoạt động đều phải ghi cụ thể mục tiêu vào giáo
án,phương hướng giảng dạy và câu chuyển ý được ghi trực tiếp vào giáo án. Hình

thức soạn giáo án được soạn theo kiểu “ giáo án ngang “ mà không đặt trong bảng
theo cột dọc ( Hoạt động của học sinh – Hoạt động của giáo viên ). Tơi có nên đổi
cách soạn giáo án như yêu cầu tại trường thực tập không ?
- Đa số học sinh trong lớp đã được học bài mới trước nên khi lên lớp học
sinh thường bị nhàm chán và không tập trung , khi giáo viên đặt câu hỏi thì lấy vở
học thêm ra trả lời như vậy liệu học sinh có kiến thức về bài học không?
 Theo tôi không nên dạy bài mới trước khi lên lớp cho học sinh để tránh
tình trạng nhàm chán, học sinh không tập trung trong tiết học
- Trước mỗi tiết dự giờ, giáo viên thường cung cấp kiến thức sẵn và chỉ mời
những học sinh được chỉ định lên bảng mà không cho cả lớp cùng hoạt động. Ví dụ
trong tiết học vần lớp 1 khi kiểm tra bài cũ giáo viên sẽ chỉ định trước tổ 1 viết từ
nào , tổ 2 viết từ nào ..và khi chọn bảng nhận xét giáo viên cũng chọn những bảng
đúng , viết đẹp mà bỏ qua những bảng viết sai. Tiết học như vậy có đúng để gọi là
tiết học tích cực đúng nghĩa khơng ?
- Trong tiết dạy trên lớp, ở tiết học vần giáo viên ghi hết âm/vần, tiếng
khóa, từ khóa, từ ứng dụng lên bảng sau đó cả lớp cùng đọc và giáo viên không
dạy theo quy trình như trong tiết dự giờ. Cách dạy trong lớp như vậy có đảm bảo
cho học sinh nắm vững kiến thức hay khơng và có nên thay đổi cách dạy này
không?
Theo tôi dù là tiết dạy trên lớp hay dự giờ giáo viên đều nên dạy đúng theo
quy trình để đảm bảo kiến thức vững chắc cho học sinh


- Trước khi cho học sinh xem một video hay tranh ảnh nào đó, giáo viên tại
sao khơng nêu câu hỏi trước?
Theo tôi giáo viên nên nêu câu hỏi trước khi cho học sinh xem video hoặc
tranh ảnh, giúp học sinh tập trung quan sát để suy nghĩ trả lời câu hỏi, tránh được
tình trạng mất tập vào các chi tiết không liên quan đến nội dung bài học.
- Quy trình dạy học vần ở trường tiểu học thì quy trình đọc từ ứng dụng
trước quy trình luyện viết. Vậy khi dạy học có nên thay đổi quy trình theo yêu cầu

của trường thực tập không?
Theo tôi đối vối quy trình dạy học vần có thể thay đổi trình tự này một cách
hợp lí, đảm bảo hoạt động dạy ở trường, và đem lại hiểu quả học tâp, nắm vững
kiến thức cho học sinh
Trên đây là phần trình bày về việc nhận xét, đánh giá các tiết học
Tiếng Việt ở trường tiểu học qua chuyến đi thực tập đợt một cũng như những
thắc mắc , bất cập mà tui còn nhiều điều chưa hiểu rõ... Kính mong Thầy
Trần Dương QuốC Hòa xem xét giải quyết các thắc mắc và chỉnh sửa những
điều cịn sai, cịn thiếu sót trong bài... Tơi xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, ngày 08 tháng 12 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Chiêm Ngọc Hân



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×