Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

LOPDHTHBK6NGUYENNGOCDOANTHANHKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.22 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON


BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1

Giảng viên : ThS. TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA
Người thực hiện : NGUYỄN NGỌC ĐOAN THANH
Lớp : Tiểu học B – K6

Năm học: 2018 - 2019
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN


Họ và tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Đoan Thanh
Lớp: Đại học tiểu học B-K6
Trường kiến tập: Tiểu học Lý Thường Kiệt.

 Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng
Việt ở trường tiểu học Lý Thường Kiệt (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc
giao tiếp; Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH)
Ngun tắc phát triển tư duy:
Lớp 1: Học vần iêu – yêu
- Giáo viên cho học sinh tự tư duy để tìm ra câu trả lời: phân tích vần iêu, yêu;
phân tích tiếng và tư chứ vần iêu, yêu; so sánh vần iêu - êu hay vần yêu - iêu co
điểm gì giống và khác nhau?
- Đá́ nh vần, đọc trơn vần, tiếng chứa vần giáo viên cho học sinh thử đọc trước
rồi giáo viên mới nhận xét.
- Trong phần giới thiệu tư khoá “ diều sáo” sau khi giới thiệu tư khoa bằng
video thì giáo viên đưa ra những câu hỏi cho học sinh: em đã đi thả diều bao giờ


chưa? ở đâu? Đi thả diều cần chú ý những gì?... Trong phần giới thiệu tư khoá
“yêu quý” giáo viên đưa ra bức tranh vẽ ba mẹ đang ôm hôn đứa con và hỏi học
sinh: bức tranh vẽ gì? Gương mặt của những người trong bức tranh như thế nào?
- Trong hoạt động tư ứng dụng, giáo viên để học sinh tự nhận diện được
những tư co tiếng mang vần vưa được học ứng với bức tranh, đồng thời trong
các tư cần giới thiệu thì giáo viên đưa vào thêm các tư đồng nghĩa và các câu hỏi
liên hệ như: các em nên đối xử với ông bà, cụ già như thế nào?
Lớp 5: Chính tả “Mùa thảo quả”
- Trong phần khởi động, kiểm tra bài cũ, giáo viên cho học sinh giải câu đớ
bằng thơ để rút tư “nịng nọc”, giáo viên hỏi học sinh “nòng nọc” là tư gì? (học
sinh trả lời là tư láy). Sau đo giáo viên cho một số tư hỏi học sinh tư nào viết sai
chính tả và viết lại cho đúng vào bảng con.
* Nguyên tắc giao tiếp:
Lớp 1: Học vần iêu- yêu:
- Giáo viên giúp học sinh trau dồi thêm về vốn tư ở trong hoạt động ôn lại bài
cũ, giáo viên yêu cầu học sinh viết 1 tư co tiếng chứa vần tiết trước học, sau gọi
khoảng 7- 10 học sinh mang bảng con lên bục giảng và gọi các học sinh khác
đọc, phân tích tư.


- Trong phần bài mới, giới thiệu 2 vần iêu - yêu: phân tích, so sánh, đọc vần.
Giáo viên đưa ra các câu hỏi cho học sinh trả lời theo ý nghĩ của mình và đọc
theo hình thức cá nhân - nhom - cả lớp, nhằm rèn luyện khả năng đọc cho học
sinh.
Lớp 5 : Chính tả “Mùa thảo quả”
- Ở phần rút tư kho, giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhom 4 tìm và
phân tích tiếng của các tư kho, sau đo học sinh khác nhận xét rồi giáo viên mới
nhận xét lại.
- Giáo viên hỏi học sinh cách trình bày đoạn văn viết chính tả như thế nào?
Cần chú ý điều gì? Sau đo giáo viên mới nhận xét chỉnh sửa.

- Ở bài tập 2a theo nhom tổ vào bảng nhom sau đoc treo lên bảng và đại diện
nhom đứng lên báo cáo, ở bài tập 3a giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài theo
nhom đôi sau đo gọi một số nhom báo cáo, các nhom khác nhận xét, bổ sung sau
đo giáo viên mới nhận xét và cho học sinh quan sát hình ảnh minh họa.
* Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH
Lớp 1: Học vần iêu – yêu:
- Trong phần ôn lại kiến thức cũ: học sinh ghi 1 tư mà học sinh biết mà tư đo
co chứa vần đã học sau đo đọc các tư, với những học sinh còn đọc yếu sẽ yêu
cầu học sinh phân tích tư để học sinh hiểu rõ hơn và tư đo đọc tư sẽ dễ dàng
hơn.
- Trong tư ứng dụng, giáo viên sử dụng các tư, tranh ảnh gần gũi với học sinh,
học sinh sẽ hứng thú và tích cực tham gia trò chơi mà giáo vi ên đưa ra. Và sử
dụng lời khen mỗi lần học sinh trả lời đúng và động viên học sinh cớ lên khi trả
lời sai.
Lớp 5 : Chính tả “Mùa thảo quả”
- Giáo viên đọc chính tả theo tưng câu ngắn chậm rãi, to, rõ tưng tiếng, đi
khắp lớp quan sát học sinh. Sau khi hoàn thành, giáo viên đọc to rõ một lần nữa
cho học sinh kiểm tra lại.
* Các tiêu chí của 1 tiết dạy tích cực.
- Tiêu chí 1: Mọi học sinh đều được tham gia hoạt động.
Lớp 1: Học vần iêu – yêu: Hầu hết mọi học sinh đều được tham gia hoạt động ở
phần luyện đọc,… Tuy nhiên ở phần luyện viết một số học sinh viết chậm giáo
viên khơng đợi các em hồn thành mà cho nhận xét, sửa bài các em làm xong
trước, thì các học sinh chưa viết xong nên không tập trung nghe nhận xét chỉnh
sửa.
Lớp 5 : Chính tả “Mùa thảo quả”: Ở hoạt động rút tư kho giáo viên tổ chức cho
học sinh thảo luận nhom 4 viết ra những tư mà học sinh gặp kho khăn khi đọc
khi viết, tuy nhiên giáo viên chỉ đem lên bảng sửa một số tư mà giáo viên cho
rằng đa số học sinh gặp kho khăn, vậy còn các tư khác thì sao? Ở bài tập 2a giáo



viên tổ chức cho học sinh làm bài theo nhom tổ, vì nhom quá đông nên rất nhiều
em không tham gia làm bài, đùa giỡn noi chuyện riêng với nhau.
- Tiêu chí 2: Học sinh tự sản sinh ra tri thức.
Lớp 1: Học vần iêu – yêu: Hầu hết mọi hoạt động, giáo viên đều tạo cơ hội cho
học sinh, đưa ra những câu hỏi gợi mở để học sinh tự suy nghĩ trả lời.
Lớp 5 : Chính tả “Mùa thảo quả: Hầu hết mọi hoạt động, giáo viên đều tạo cơ
hội cho học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi như câu đố bằng thơ ở phần kiểm tra
bài cũ, làm các bài tập,… Tuy nhiên, ở bài tập 3a, sau khi hồn thành bài tập
giáo viên khơng hỏi học sinh mà rút luôn kết luận: Những tư chỉ tên con vật
hoặc cây cối thường bắt đầu bằng âm “s”.
- Tiêu chí 3: Khơng khí lớp học sinh động vui vẻ thoải mái.
Lớp 1: Học vần iêu – yêu: Tiết học vui vẻ thoải mái, học sinh tích cực xây dựng
bài, co các hoạt động xem tranh, ảnh, video, hát bài hát đầu giờ học và giữa giờ
học gây hứng thú với học sinh.
Lớp 5 : Chính tả “Mùa thảo quả”: Bắt đầu tiết học với câu đố bằng thơ gây
hứng thú với học sinh, còn phần giải bài tập vì hoạt động nhom đông, bài tập
quen thuộc gây nhàm chán với học sinh.
 Yêu cầu 2: Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với
các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học Lý Thường Kiệt.
- Khi kiến tập ở trường tiêu học Lý Thường Kiệt, em nhận thấy co một số điều
mới lạ như:
+ Giáo viên để học sinh (Lớp trưởng) lên điều khiển lớp giải bài tập, tìm hiểu
bài như đặt câu hỏi, mời bạn trả lời, mời bạn nhận xét, chốt đáp án.
+ Các giáo viên “quy định” : phần kiểm tra bài cũ bắt buộc phải là tên mợt trị
chơi, nhưng đơi khi chỉ là cái tên cho “co lệ” no khơng thật sự là mợt trị chơi và
phải co 1 câu cho cả lớp và 2 câu cho cá nhân 2 học sinh; Phần tìm hiểu bài và
làm bài tập đều phải co thời gian làm cá nhân và chia sẻ đáp án với bạn.
- Thắc mắc 1: Khi làm các bài tập trong phân môn Luyện tư và câu thì em thấy
GV không hướng dẫn mà chỉ cho HS đọc yêu cầu của bài rồi cho các em làm cá

nhân, chia sẻ nhom lớn. Như vậy đới với các bạn yếu, kém thì hồn tồn là
không biết làm.
 Giải pháp của em: Giáo viên hướng dẫn, làm mẫu một ví dụ cho HS theo
dõi sau đo cho học sinh làm cá nhân rồi chia sẻ đáp án với bạn.
- Thắc mắc 2: Khi viết chính tả, GV để ý xem đa số HS viết xong rồi thì đọc
sang câu khác. Nếu GV đợi những HS ấy viết xong là “cháy” giáo án. Nếu như
không đợi thì các em yếu không viết theo kịp. Do đo em không biết phải xử lý
thế nào trong tình huống ấy? Bỏ qua các em ấy đọc bài tiếp hay chờ đợi các em
viết xong.


- Thắc mắc 3: Ở các giờ dự giờ hội giảng, hầu hết tất cả câu hỏi, yêu cầu, bài
tập, kết luận đều co trên bài giảng điện tử của giáo viên nhưng học sinh vẫn sửa
dụng SGK, ở phần rút kết luận một số em nhanh trí không cần tư duy suy nghĩ
tìm kết luận mà đọc ngay ở phần ghi nhớ ở SGK.
 Giải pháp của em: Ở các tiết học giáo viên soạn bài giảng điện tử đầy đủ thì
co thể dặn dị học sinh khơng dùng SGK.
- Thắc mắc 4: Ở các phân môn Luyện tư và câu, Chính tả khi tổ chức cho cả lớp
làm bài vào phiếu bài tập, giáo viên thường chuẩn bị 2 bảng nhom cho hai nhom
làm bài vào bảng nhom rồi mang lên bảng báo cáo, như vậy là co sự sắp đặt,
giáo viên chọn những em làm bài nhanh, tốt để vội vàng sửa bài vì sợ “cháy”.
 Giáo viên nên chọn ngẫu nhiên các bài làm của học sinh để các em co tâm
lý chủ động tích cực tham gia làm bài.
- Thắc mắc 5: Một số giáo viên khi lên tiết dự giờ hội giảng môn Tiếng Việt
thường bắt đầu tiết học với tâm trạng thoải mái thư thả, tuy nhiên nửa tiết sau
đều tỏ thái độ vội vàng, gấp gáp sửa bài tập qua loa khiến học sinh cũng mất
hứng thú theo.
- Thắc mắc 6: Thường tiết dạy mẫu thường co thời lượng 35- 40 phút tuy nhiên
một số tiết Luyện tư và câu, Chính tả kéo dài đến hơn 50 phút nhưng vẫn chưa
hoàn thành hết các bài tập.

- Thắc mắc 7: Khi lên tiết dạy mẫu và hội giảng, bài học được chăm chút nhiều
về phần hình thức tổ chức, quy trình đầy đủ, tuy nhiên khi dạy ở lớp giáo viên
bỏ qua một số bước, chỉ cho học sinh nắm một số nội dung chủ yếu.
- Thắc mắc 8: Một số tiết hội giảng chỉ co 20 học sinh tham dự trong tổng sĩ số
40 học sinh?
Một số ý kiến cá nhân để giúp tiết học dạy tích cực và hiệu quả hơn:
- GV nên đặt mình vào HS để hiểu rõ hơn trình độ của HS.
- Không nên áp đặt HS trả lời theo ý kiến của mình, không dạy trước để HS co
hứng thú tham gia xây dựng tiết học.
- Soạn các câu hỏi và câu trả lời theo nhiều hướng khác nhau. Chuẩn bị “dụng
cụ” để chuận bị cho trong trường hợp “cháy” hoặc “ ướt”.
- Chuẩn bị Giáo án thật kĩ cùng với tâm lý vui vẻ.



×