Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

DHTHBK6Nguyen Cam TienKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.96 KB, 7 trang )

z

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC-MẦM NON

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1
Năm học 2018 - 2019

Giáo viên giảng dạy : Th.S : Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Cẩm Tiên
Lớp: ĐH Sư Phạm Tiểu Học B – K6
MSSV: 1161070099

Đồng Nai, ngày 06 tháng 12 năm 2018


Vấn đề 1: Xem xét, đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường tiểu học ( Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp; Ngun
tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH.
Suốt thời gian ngắn ngủi bốn tuần tôi thực tập tại trường Tiều học Tân Phong B tôi
đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẩn nhiệt tình từ phía thầy cơ trong nhà trường
và các em học sinh.Tôi được nhà trường phân vào lớp 1/1. Qua chuyến đi thực tế
kiến tập lần 1 ở trường tiểu học tôi nhận thấy việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học
Tiếng Việt ở trường tiểu học hoàn toàn được đảm bảo.
- Nguyên tắc 1: Nguyên tắc phát triển tư duy
- Khi đi dự giờ của các giáo viên và quan sát các tiết dạy của giáo viên
hướng dẫn tôi nhận thấy giáo viên đã đảm bảo được yếu tố hình thành tư duy
cho hs, thơng qua các câu hỏi cũng như các yêu cầu của giáo viên hs tự thắc
mắc và tự giúp nhau giải quyết các thắc mắc về nghĩa của từ mới hay tự có


thể so sánh, ghép vần, phân tích các âm trong vần đã học được thông qua các
bài học vần, các lưu ý về sử dụng từ ngữ thông qua các bài tập viết.
VD: * Khi giáo viên đưa ra 2 vần mới như “ iu, êu” học sinh có thể tự đánh
vần và đọc trơn. Khi đến phần từ ứng dụng khi giáo viên cho học sinh đọc
nhẩm lúc đó các em có thể tự đánh vần và đọc trơn khi giáo viên chưa đọc
mẫu.
* Khi giáo viên yêu cầu học sinh so sánh các vần “iêu, yêu”, học sinh
có thể tự phân tích và so sánh sự khác nhau giữa 2 vần.
- Ngồi ra giáo viên cịn đưa ra các câu hỏi mở, các câu hỏi nâng cao ngoài
sách giáo khoa để nâng cao trình độ nhận thức, mở rộng vốn từ và nâng cao
khả năng tư duy của học sinh.
VD: Khi giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh và u cầu các em tìm
các từ có tiếng và chứa vần các em vừa học thì các em nhanh chóng tư duy
và tìm ra các từ đó ( trong bài “iu, êu” khi giáo viên nâng cao cho học sinh
xem hình ảnh gối thêu, nghe tiếng chim thì ngay lúc đó các em đã tìm ra từ “
líu lo”, “gối thêu”. Và sau khi nghe tiếng chim líu lo giáo viên hỏi : “ Để bảo
vệ các tổ chim các em sẽ làm gì?” => HS nêu sẽ ko bắt, đập phá các tổ chim.
- Nguyên tắc 2: Nguyên tắc giao tiếp.
- Khi dự giờ của các giáo viên hoặc quan sát giáo viên hướng dẫn dạy tôi nhận
thấy giáo viên đã đảm bảo nguyên tắc được thực hiện trong quá trình giảng
dạy, đảm bảo được :


-

-

-

-


-

-

+ Quá trình giao tiếp giữa giáo viên và học sinh : thông qua việc giáo viên
hỏi, học sinh trả lời, giáo viên nhận xét hay việc học sinh thắc mắc các vấn
đề giáo viên giải đáp các thắc mắc.
VD: Trong các bài học vần ở tiết 2 giáo viên khai thác tranh bằng các câu
hỏi và học sinh trả lời sau đó giáo viên nhận xét.
+ Q trình giao tiếp giữa học sinh với học sinh : thông qua việc cho hs trả
lời các câu hỏi. hs khác sẽ nhận xét phần trình bày của bạn hay thơng qua
việc cho các hs tiến hành làm việc thảo luận nhóm.
VD: * Trong các bài học vần tiết 2, chủ đề luyện nói khi giáo viên cho học
sinh làm việc nhóm đơi lần lượt nói về chủ đề luyện nói, sau đó học sinh
nhận xét bạn của mình. ( bài “iêu, yêu” sgk 1 bài 41 )
* Khi giáo viên cho học sinh làm việc nhóm 4 về trả lời các câu hỏi
giáo viên trong việc khai thác tranh, các em sẽ thảo luận và nhận xét
phần trình bày của bạn mình.
Nguyên tắc 3 : Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có
của HSTH.
* Khi dự giờ của các giáo viên hoặc quan sát giáo viên hướng dẫn dạy tôi
nhận thấy giáo viên đã đảm bảo nguyên tắc được thực hiện trong quá trình
giảng dạy, đảm bảo được :
Giáo viên thường xuyên chuẩn bị cho các em các phiếu bài tập có nhiều từ
chứa các vần đã học ngoài sách giáo khoa để các em luyện đọc vào giờ truy
bài đầu giờ.
Giáo viên thường sẽ mở đầu các tiết học bằng một bài hát, cả lớp cùng hát
chung, hoặc cho hs chơi một trò chơi nhỏ( thơng qua trị chơi có thể kết
hợp kiểm tra bài cũ) để tạo hứng thú học từ ban đầu cho học sinh.

Khi cảm thấy lớp bắt đầu mất tập trung giáo viên ngay lập tức cho lớp hoạt
động thư giãn để các em tập trung trở lại như là “ tí bảo”, “ con thỏ ăn
cỏ” ...
Khi các em bắt đầu ồn ào, giáo viên trực tiếp nêu tên một bạn và khen
thưởng tại chỗ để các học sinh khác có động lực ngay lúc đấy để tập trung.
Khi thảo luận làm việc đơi bạn, nhóm 4 xong giáo viên thường cho các em
nhận xét lẫn nhau để các em biết cách nhận xét bạn của mình từ đó giúp
các em tự tin hơn.
Với các phần đọc các câu dài hay trả lời các câu hỏi, bài tập khó , giáo viên
sẽ không mời những trẻ đọc chậm,tư duy chậm để đọc hay trả lời vì làm
như vậy sẽ gây mất thời gian.


- Giáo viên sẽ dành thời gian luyện đọc cho hs vào giờ ra chơi, giờ truy bài
đầu giờ hoặc cho hs luyện đọc nhóm để các bạn rèn đọc và chỉnh sửa lỗi
âm vần, phát âm.
- Giáo viên thường cho từng tổ lên đọc bài lần lượt để kiểm tra mức độ đọc
của từng em.
- Những học sinh hay viết sai lỗi chính tả, hoặc thường phát âm sai nhiều với
các tiết chính tả, tập đọc giáo viên sẽ lưu ý những hs này hơn, cho hs viết
hoặc đọc nhiều hơn.
- Với các hs rụt rè nhút nhát : giáo viên sẽ chú ý mời những hs này trả lời,
nêu nhận xét với những lời khen ngợi, lời động viên khéo léo.
- Những hs hiếu động, không tập trung, hay gây mất trật tự trong lớp giáo
viên sẽ thường xuyên mời các hs này trả lời câu hỏi, tham gia nhận xét
phần đọc, trả lời của các hs khác với các lời khuyên nhủ nhận xét phê bình
của giáo viên giúp trẻ tăng khả năng tập trung vào bài học.
- Giáo viên thường cho các bạn đọc tốt, phát âm đúng giúp những bạn đọc,
phát âm chậm.
- Thường dung lời khen nhiều hơn là những lời phê bình.

- Hiện các tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học đều là những tiết học
theo các tiêu chí của 1 tiết dạy tích cực , đổi mới phương pháp dạy học
theo văn bản hợp nhất 03:
- Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét , tham gia nhận xét ; tự học, tự điều
chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến
bộ.
+ VD: sau khi học sinh đọc bài theo nhóm đơi học sinh được nhận xét lẫn
nhau về giọng đọc cũng như cách đánh vần của bạn. Nếu không đọc được
sẽ được bạn khác giúp từ đó học sinh có thể tự điều chỉnh cách đọc của
mình.
- Trong các tiết dạy lấy học sinh làm trung tâm, cho học sinh hoạt động liên
tục, học sinh tham gia các hoạt động nhận xét.
- Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng
và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh
khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời;
+ VD: các phiếu bài tập giáo viên chuẩn bị cho học sinh, sau khi kiểm tra
học sinh đọc bài giáo viên nhận xét trực tiếp vào phiếu bài tập để có thể
liên kết với phụ huynh.


- Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một mơn
học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập
thể lớp công nhận;
+VD: Bạn Phát trong lớp trước đây đánh vần chậm, đọc chưa lưu loát
nhưng sau một thời gian nhận thấy sự tiến bộ giáo viên ngay lập tức tuyên
dương trước lớp và tập thể lớp cơng nhận.
- Thơng thường trong sách giáo khoa chỉ có 3 mức ( biết, hiểu,thực hành),
giáo viên đã có câu hỏi mức 4 ( vận dụng ) để kiểm tra mức độ hiểu bài của
học sinh.
+ VD: Trong các bài ôn tập sau khi làm xong tất cả các bài tập, giáo viên sẽ

đưa ra các tình huống, tranh ảnh để các em tìm ra các từ chứa vần đã học
hoặc các em có thể tự ghép vần.
- Đối với phần luyện nói ở mơn học vần, giáo viên có thể chỉnh sửa,bổ sung
câu hỏi cần thiết.
+ VD: Qua mỗi bài học vần (tiết 2), sau khi xong chủ đề luyện nói giáo
viên sẽ hỏi hs thêm câu hỏi ngồi : “qua bài luyện nói hơm nay,em học
được gì ?”
Vấn đề 2: Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các
tiết dạy học Tiếng Việt ở các trường tiểu học.
* Qua các tiết dạy dự giờ và các tiết dạy của giáo viên hướng dẫn ở trường
tiểu học bản thân tơi vẫn có những thắc mắc khi lần đầu được tiếp cận với
thực tế , cảm thấy những điều được học ở trường đại học có vài điểm khác
biệt với thực tế ở trường tiểu học.
- Khi soạn giáo án các hoạt động như nhận diện, đọc từ khóa, câu ứng dụng
đều được gộp chung vào một hoạt động đó là “ Dạy vần mới”. Vậy có nên
khơng? Và có nên khi lời nói chi tiết của giáo viên vào giáo án không? Và
ở cuối ln có một trị chơi ( nếu cịn thời gian ), vậy có nhất thiết lúc nào
cũng phải soạn trị chơi này hay khơng?
- Khi ơn bài cũ có nhất thiết phải viết vào bảng con khơng vì hầu hết các
giáo viên đều cho học sinh xem hình ảnh và nêu ra từ chứa vần đã học.Vậy
có nhất thiết lúc nào cũng viết bảng con không ?
- Khi giảng dạy không dự giờ giáo viên không thực hiện như quy trình bình
thường mà có thể cho các em tập viết trước, sau đó mới đọc bài. Vậy có
nên khơng?


- Trong các tiết học vần, giáo viên ít cho học sinh sử dụng bảng cài mà chỉ
nói miệng sau đó cho các em viết vào tập. Điều này có ảnh hưởng gì đến
hiệu quả học tập các em hay không ?
- Hầu hết các tranh minh họa diễn tả từ khóa giáo viên khơng hề khai thác

mà để học sinh tự thảo luận và hỏi trực tiếp cho các em nêu từ khóa. Vậy
có nên khơng ?
- Giáo viên thường bỏ qua các bước làm mẫu
VD : Khi học bài học vần en, ên tới phần các từ ứng dụng giáo viên
không đọc mẫu mà để học sinh đọc nhẩm trong vịng 2 phút và sau đó
mời học sinh đọc từ ứng dụng.
- Trong tiết dạy, giáo viên luôn chú trọng hình thức làm việc đơi bạn, nhóm
4, đọc bài nối tiếp, đọc cá nhân, đọc cả lớp. Vậy trong một tiết dạy 35 phút,
nên sử dụng các hình thức làm việc nhóm theo thứ tự như thế nào?
- Giáo viên khi chọn bảng của học trình bày trước lớp vẫn chỉ chọn những
bảng đúng, rất ít khi chọn bảng của những hs làm sai, với lí do sẽ tốn nhiều
thời gian để sửa bài sai, chỉ cần sửa những bài làm đúng, các bài làm sai
học sinh sẽ tự mình sửa… Cách làm này phù hợp hay khơng? Nên hay
không nên?
- Việc cho học sinh viết bảng con trong tiết học vần có quan trọng hay khơng
vì giáo viên thường hay bỏ qua và cho học sinh viết thẳng vào vở tập viết?
- Trong một tiết dạy làm sao để gây hứng thú cho các em liên tục vì các em
rất dễ mất tập trung?
- Trình độ nhận thức của các em rất nhanh và nhiều khi đã biết trước những
gì mình dạy vậy có những cách sáng tạo nào để các em cảm thấy sự mới lạ
trong các tiết dạy tiếng việt?
 Bên cạnh những thắc mắc trên bản thân tơi cịn đưa ra những giải
pháp của mình để giải quyết các bất cập như:
- Thường xuyên gọi những bảng sai để sửa và khắc sâu kiến thức kịp thời
cho các em, đồng thời so sánh với các bảng đúng và dùng những lời động
viên khéo léo để học sinh có động lực tiến bộ.
- Khi giảng dạy các bài, đặc biệt là các bài ở dạng ôn tập, giáo viên sẽ thay
đổi số một số dạng, lượng bài tập với các bài ghép vần. Để từ đó các em
khơng bị nhàm chán khi làm các bài trong sách và kèm theo là những trị
chơi để tìm ra từ có tiếng chứa vần đã học.

- Khi giảng dạy giáo viên có thể thay đổi nội dung, thứ tự của các hoạt động.
+ VD: Trong bài học vần, khi dạy vần mới có thể đổi thứ tự từ tìm ra từ
khóa trước sau đó mới đưa ra vần mới.


- Cho học sinh sử dụng bảng cài nhiều hơn để các em có thể hình dung được
việc ghép vần dễ dàng hơn và từ đó có nhiều sáng tạo, tạo ra tình huống để
giáo viên sửa chữa kịp thời.

 Trên đây là phần trình bày của tơi về việc nhận xét, đánh giá các tiết
học Tiếng Việt ở trường tiểu học qua chuyến đi thực tế kiến tập lần 1
cũng như những thắc mắc, bất cập mà tơi cịn nhiều điều chưa
biết,chưa hiểu. Một số biện pháp đưa ra để khắc phục bất cập vẫn còn
chưa đúng hoặc còn nhiều thiếu sót. Kính mong thầy (cơ) xem xét giải
quyết các thắc mắc và chỉnh sửa những điều còn sai, cịn thiếu sót
trong bài… Tơi xin chân thành cảm ơn!

Đồng Nai, ngày 06 tháng 12 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Cẩm Tiên



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×