Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bai 7 Nito

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.23 KB, 5 trang )

Chủ đề 5: AMONIAC VÀ MUỐI AMONI
Ngày soạn: 23/09/2018
Ngày dạy: 25/09→02/10/2018
Lớp dạy: 11A1; 11A4

Tiết theo PPCT: 11;12
Số tiết: 02

I. Mục tiêu của chủ đề:
1. Kiến thức:
Biết được:
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính, cách điều chế amoniac
trong phịng thí nghiệm và trong cơng nghiệp.
- Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan), tính chất hố học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản
ứng nhiệt phân) và ứng dụng của muối amoni.
Hiểu được:
- Tính chất hố học của amoniac: Tính bazơ yếu ( tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính
khử (tác dụng với oxi, clo).

2. Kỹ năng:
- Dự đốn tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hố học của
amoniac.
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hóa học của
amoniac.
- Viết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn.

- Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hố học.
- Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở đktc theo hiệu suất.phản ứng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni.

- Viết được các PTHH dạng phân tử, ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hố học.


- Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học.
- Tính % về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp.
* Trọng tâm:
- Cấu tạo phân tử amoniac
- Amoniac là một bazơ yếu có đầy đủ tính chất của một bazơ ngồi ra cịn có tính khử.
- Muối amoni có phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân.
- Phân biệt được amoniac với một số khí khác, muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp
hoá học.

3. Thái độ:
- HS hiểu: amoniac là chất hóa học có thể gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí và mơi trường
nước, từ đó có ý thức giữ gìn vệ sinh để giữ bầu khơng khí và nguồn nước trong sạch, không bị ô
nhiễm bởi amoniac.
- Nhận biết được amoniac và muối amoni có trong mơi trường, biết cách xử lý amoniac và
muối amoni sau thí nghiệm.
4. Định hướng năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học
- Năng lực vận dụng
- Năng lực tính tốn
- Năng lực thực hành
- Năng lực tự học
- Năng lực hợp tác
II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp: đàm thoại, thực hành.
- Kỹ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút,…
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của GV:
Câu hỏi và bài tập, PHT, tư liệu, tranh ảnh, video,…



2. Chuẩn bị của HS:
Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
IV. Tổ chức các hoạt động học:
1. Cấu trúc của chủ đề và mô tả các năng lực cần phát triển:
Tiết theo Cấu trúc nội dung của chủ đề Nội dung tích hợp
Định hướng năng lực
Thời
PPCT
cần phát triển
lượng
11
A. Hđ khởi động
- Tích hợp liên
- Năng lực sử dụng
5 phút
B. Hđ hình thành kiến thức
mơn: sinh học,
ngơn ngữ hóa học
35 phút
I. Amoniac
cơng nghệ
- Năng lực vận dụng
II. Muối amoni
- Tích hợp GD
- Năng lực tính tốn
* Dặn dị
BVMT
- Năng lực thực hành
5 phút
- Tích hợp GD gắn - Năng lực tự học

12
C. Hđ vận dụng – tìm tịi mở
10 phút
liền SXKD
- Năng lực hợp tác
rộng
D. Hđ luyện tập
30 phút
* Dặn dò
5 phút
2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học:
A. Hoạt động khởi động:
a. Mục tiêu của hoạt động:
Tạo hứng thú cho HS tìm hiểu kiến thức mới.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV chiếu một số hình ảnh và tư liệu liên quan.
- HS quan sát và dự đoán nội dung của chủ đề sẽ nghiên cứu.
- GV đặt vấn đề vào bài.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
* Sản phẩm:
HS dự đoán được chủ đề sẽ nghiên cứu.
* Đánh giá kết quả hoạt động:
Thông qua câu trả lời của HS, GV định hướng được những hoạt động nghiên cứu trong chủ
đề phù hợp với đối tượng học sinh.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
a. Mục tiêu của hoạt động:
HS nắm được các nội dung kiến thức về amoniac và muối amoni.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV đưa ra PHT.
- HS làm việc theo nhóm hồn thành PHT.

- GV tổ chức cho các nhóm HS trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
* Sản phẩm:
HS rút ra KL và ghi vào vở.
I. Amoniac:
1. Cấu tạo phân tử:
CTPT: NH3
CTCT:
H – N – H (liên kết cộng hóa trị phân cực)
H
2. Tính chất vật lý:
- Chất khí, khơng màu, mùi khai và xốc
17
- dNH3/kk =
< 1 → nhẹ hơn khơng khí.
29
- tan nhiều trong nước tạo dd có tính bazơ.
3. Tính chất hóa học:
a. Tính bazơ yếu (do cặp e chưa tham gia liên kết ở nguyên tử N)


Ba(OH)2 > NaOH > NH3 > Mg(OH)2 > Al(OH)3
- Các phản ứng minh họa:
+ Phản ứng với nước:
NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH→ Dung dịch NH3 làm cho quỳ tím chuyển màu xanh, phenolphtalein khơng màu chuyển màu hồng.
+ Phản ứng với axit → muối amoni:
NH3 (k) + HCl (k) → NH4Cl (khói trắng)
NH3 + H2SO4 → NH4HSO4
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
+ Tác dụng với dung dịch muối của các kim loại mà hidroxit không tan → bazơ và muối:

2H2O + 2NH3 + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2NH4Cl
Chú ý: Với muối của Cu2+, Ag+ và Zn2+ có kết tủa sau đó kết tủa tan do tạo phức chất tan
Cu(NH3)4(OH)2; Ag(NH3)2OH; Zn(NH3)4(OH)2.
CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)3](OH)2
xanh thẫm
Khi NH3 dư thì:
CuSO4 + 4NH3 → [Cu(NH3)3]SO4
b. Tính khử mạnh (do N trong NH3 có mức oxi hóa thấp nhất -3)
- Tác dụng với O2
4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O (t0 thường)
4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O (8500C và có Pt làm xúc tác)
- Tác dụng với Cl2
2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl (t0)
8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
- Tác dụng với oxit của kim loại
3CuO + 2NH3 → N2 + 3H2O + N2 (t0)
4. Ứng dụng:
- Sản xuất axit nitric, các loại phân đạm; điều chế hiđrazin làm nhiên liệu cho tên lửa.
- Amoniac lỏng được dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh.
5. Điều chế:
- Trong công nghiệp: tổng hợp từ N2 và H2
N2 + 3H2 ↔ 2NH3 (4500C; Fe, p)
- Trong phịng thí nghiệm:
+ Cho muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm:
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O
+ Nhiệt phân muối amoni
NH4Cl → NH3 + HCl (t0)
NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2 (t0)
II. Muối amoni:

1. Định nghĩa:
Muối amoni = cation NH4+ + anion gốc axit
2. Tính chất vật lý:
- Tinh thể
- Dễ tan trong nước
- ion NH4+ khơng màu
3. Tính chất hóa học:
- Tác dụng với dung dịch axit → muối mới và bazơ mới
NH4HCO3 + HCl → NH4Cl + H2O + CO2
- Tác dụng với dung dịch bazơ → muối mới + NH3 + H2O
NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl
- Tác dụng với dung dịch muối → 2 muối mới
(NH4)2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NH4Cl


- Muối amoni còn dễ bị phân hủy bởi nhiệt → NH3 và axit tương ứng.
NH4Cl → NH3 + HCl
NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2
Nếu axit tạo ra có tính oxi hóa mạnh thì axit đó sẽ oxi hóa NH3 để tạo thành các sản phẩm khác:
NH4NO2 → N2 + 2H2O
NH4NO3 → N2O + 2H2O
* Đánh giá kết quả hoạt động:
Thông qua quan sát hoạt động của HS và kết quả trình bày, GV đánh giá được mức độ nhận
thức của HS.
C. Hoạt động vận dụng – tìm tịi mở rộng:
a. Mục tiêu của hoạt động:
Giúp HS có thêm hiểu biết về hợp chất đang nghiên cứu, đề xuất các phương án chống ô
nhiễm môi trường bởi amoniac.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV gợi ý một số đề tài thảo luận về amoniac và muối amoni.

- HS thảo luận trong nhóm, chọn đề tài và phân cơng nhiệm vụ.
- Kết quả nộp cho GV vào các tiết học sau.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
* Sản phẩm:
HS hoàn thành bài báo cáo nộp cho GV.
* Đánh giá kết quả hoạt động:
Thông qua kết quả báo cáo, GV đánh giá được năng lực tự học, hợp tác, tìm và phân tích tài
liệu,… của HS.
D. Hoạt động luyện tập:
a. Mục tiêu của hoạt động:
Củng cố kiến thức đã học, rèn kỹ năng giải bài tập về amoniac và muối amoni.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV nêu BTTN.
- HS làm BT.
- GV tổ chức cho HS chữa BT, nhận xét và rút ra KL.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
* Sản phẩm:
HS hoàn thành BT được giao.
* Đánh giá kết quả hoạt động:
Thông qua quan sát hoạt động của HS và kết quả thu được, GV đánh giá được mức độ nhận
thức của HS.
V. Câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá:
Câu 1: Khí nào dưới đây làm xanh quỳ tím ẩm?
A.SO2
B. Cl2
C. CH4
D. NH3
Câu 2: Khi nhiệt phân muối nitrat nào sau đây có thể khơng thu được khí O2?
A. NaNO3
B. NH4NO3

C. AgNO3
D. Cu(NO3)2
Câu 3: Để nhận biết các dung dịch muối (đựng riêng biệt trong các ống nghiệm): Al(NO3)3;
(NH4)2SO4; NH4NO3; MgCl2 có thể dùng dd
A. NaOH
B. Ba(OH)2
C. BaCl2
D. AgNO3
Câu 4: Thành phần của dd NH3 gồm
A. NH3; NH4+; OH- B. NH3; H2O
C. NH4+; OHD. NH4+; OH-; NH3; H2O
Câu 5: Cho hình vẽ sau:


Hình vẽ mơ tả thí nghiệm để chứng minh:
A. Tính tan nhiều trong nước của NH3
B. Tính tan nhiều trong nước của HCl
C. Tính axit của HCl
D. Tính bazơ của NH3
Câu 6: N trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. NH4Cl
B. NH3
C. N2
D. HNO3
Câu 7: Để làm khơ, sạch khí NH3 có lẫn hơi nước, người ta dùng
A. Na
B. P2O5
C. CaO
D. H2SO4 đặc
Câu 8: Tã lót trẻ em sau khi giặt vẫn giữ lại một lượng nhỏ amoniac. Để khử sạch amoniac nên dùng

chất gì sau đây cho vào nước xả cuối cùng để giặt?
A. Phèn chua
B. Giấm ăn
C. Muối ăn
D. Gừng tươi
Câu 9: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?
A. NaNO3
B. K2CO3
C. NH4NO3
D. KCl
Câu 10: Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 3,6. Sau khi tiến hành phản ứng tổng
hợp amoniac trong bình kín (có xúc tác bột Fe) thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 4.
Hiệu suất tổng hợp amniac là
A. 25,00%
B. 18,75%
C. 20,00%
D. 10,00%
VI. Dặn dị:
GV dặn HS về nhà ơn tập kiến thức đã học, làm BTTN và chuẩn bị chủ đề tiếp theo.

Ký duyệt của tổ trưởng

Người soạn



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×