Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.73 KB, 1 trang )
Trần Văn Ơn sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến
Tre. Khi hy sinh, anh là hội viên Hội học sinh sinh viên Việt Nam - Nam bộ. Sinh ra trong một gia đình
nơng dân nghèo, năm 1940, sau khi học xong tiểu học ở thị xã Mỹ Tho, Trần Văn Ơn được lên Sài Gòn
theo học năm thứ nhất bậc cao tiểu học tại trường Pétrus Trương Vĩnh Ký. Năm học 1947 – 1948, anh
tham gia phong trào học sinh yêu nước tại trường và gia nhập Hội học sinh sinh viên Việt Nam - Nam
bộ.
Trần Văn Ơn đã vận động nhiều học sinh tham gia bãi khoá phản đối vua bù nhìn Bảo Đại đến trường,
tổ chức míttinh kỷ niệm ngày quốc tế lao động 1-5. Anh đã từng đọc các sách báo, tài liệu nói về chủ nghĩa Mác, về Liên Xô và
chuyền tay cho một số bạn bè cùng đọc, coi đó như một phần của cơng tác tun truyền. Anh được Đảng đồn học sinh phân
cơng đi học hè ở các trường tư thục để tìm quần chúng tốt, phát triển thêm mạng lưới cơ sở Hội học sinh Việt Nam.
Sáng ngày 9-1-1950, Trần Văn Ơn đã dẫn đầu đồn biểu tình với hàng trăm biểu ngữ, khẩu hiệu đòi quyền lợi cho học
sinh, phản đối độc lập giả hiệu. Vào lúc 13 giờ, chính quyền Sài Gòn huy động một lực lượng lớn cảnh sát kết hợp với lính lê
dương bao vây khu vực học sinh biểu tình. Một cuộc đàn áp đẫm máu diễn ra. Trần Văn Ơn đã dũng cảm đương đầu với dùi cui,
che chở cho học sinh nhỏ tuổi và các nữ sinh thốt ra ngồi. Trước nguy cơ bị bắt, anh đã đạp đỗ hàng rào sắt hướng dẫn cho các
bạn rút lui. Bọn địch nổ súng, Trần Văn Ơn đã anh dũng hy sinh.
Ngày 12 tháng 1, lễ tang Trần Văn Ơn được tổ chức, với Trưởng ban lễ tang là giáo sư Lưu Văn Lang. Hàng chục ngàn
người đã đến tập trung tại trường Trương Vĩnh Ký. Hơn 300.000 người dân Sài Gòn đã xuống đường ủng hộ. Theo báo Thần
chung (số ngày 14-1-1950), để hưởng ứng đám tang Trần Văn Ơn, các hiệu buôn người Việt, người Hoa, người Ấn, các hãng tư
nhân khác đều đóng cửa ngày hơm đó, đồng thời các xe rước người đi đưa đám tang đều không lấy tiền, hàng mấy trăm phu xích
lơ tình nguyện chở hơn 300 vịng hoa. Hai đại biểu học sinh ở Trung và Bắc cũng đáp máy bay vào dự tang lễ. Sau khi tập hợp
đông đủ, đúng 7 giờ 30 phút, đoàn người bắt đầu khởi hành, đi qua các con đường của Sài Gòn, tới nhà vĩnh biệt đường Thuận
Kiều đón thi hài anh. Học sinh mang theo những biểu ngữ, di ảnh Trần Văn Ơn. Dẫn đầu đồn biểu tình là những nhân sĩ trí thưc
như Lưu Văn Lang, luật sư Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Hữu Thọ..., cùng một số người Pháp. Ước tính có 25.000 người đã đi trong
đồn, cùng với rất nhiều dân chúng Sài Gịn ở hai bên đường đón tiếp hưởng ứng. Quan tài anh sau khi được đưa ra khỏi nhà
vĩnh biệt, đã được đưa về nghĩa trang Chợ Lớn để chôn cất.
Tại nghĩa trang Chợ Lớn, nhiều điễu văn được đọc để tưởng niệm Trần Văn Ơn. Trong số đó, Điếu văn của đại biểu các
học sinh, sinh viên có đoạn: “Chúng ta sẽ khơng bao giờ qn được ngày 9 tháng 1, ngày mà anh Ơn và các bạn học sinh,
sinh viên đã vui lòng đem xương máu, sinh mạng của mình đổi lấy tự do cho các bạn bị giam cầm. Tinh thần bạn Trần Văn
Ơn bất diệt!”.
Ngày 23-3-2000, Trần Văn Ơn được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.