Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

mi thuat chu de 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.69 KB, 14 trang )

TUẦN 1,2:

MĨ THUẬT LỚP 1
CHỦ ĐỀ : CUỘC DẠO CHƠI CỦA ĐƯỜNG NÉT ( 2 tiết)

I. MỤC TIÊU:
- HS Nhận ra và nêu được đặc điểm của các đường nét cơ bản.
- HS vẽ được các nét và tạo sự chuyển động của các đường nét khác nhau theo ý thích.
- HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
- Sách dạy, học mĩ thuật
- Tranh ảnh về đường nét.
2. Học sinh:
- Giấy, bút chì, bút màu, bìa...
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- Tổ chức vẽ cá nhân, hợp tác nhóm.
- Vận dụng quy trình vẽ theo nhạc lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng
tượng.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YÊU.
Tiết 1:
A. Khởi động
Ban van nghệ điều hành cho lớp hát vui.
B. Nội dung
GV dẫn dắt vào bài học.
1. Tìm hiểu.
* Hướng dẫn HS quan sát hình và gợi ý câu hỏi:
+ Đây là nét gì? Nét thẳng, nét cong, nét lượn song, nét gấp khúc…
+ Tranh vẽ cảnh gì? Vì sao em biết?
+ Em thấy được hình gì qua tranh?
+ Màu sắc gì được vẽ trên tranh?


+ Em lấy một vài ví dụ về đường nét?
2. Cách thực hiện.
- GV hướng dẫn cách vẽ các nét.
+ Nét thẳng, nét gấp khúc
+ Nét cong, nét lượn sóng
+ Vẽ nét đứt

+ Nét đậm ấn mạnh tay, nét mảnh ấn nhẹ tay.
- GV cho HS vẽ các nét theo ý thích bằng màu.
GV nhận xét tuyên dương.
GV chốt:....................
Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.


*************************

Tiết 2
A. Khởi động
Ban van nghệ điều hành cho lớp hát vui.
B. Nội dung
GV dẫn dắt vào bài học.
3. Thực hành.
- GV cho hs quan sát tranh.
+ Tranh vẽ gì?
+ Trên tranh thể hiện đường nét gì?
+ Tranh vẽ có những màu gì?
- HS vẽ.
- GV hỗ trợ thêm
4. Trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
- GV Hướng dẫn, cùng học sinh trưng bày sản phẩm.

- Tự giới thiệu về bài của mình
+ Em có thích bài vẽ của mình khơng?
+ Em sử dụng nét gì để vẽ?
+ Em thích hình nào?
+ Em học hỏi được điều gì từ bài vẽ?
- Nhận xét bài của bạn.
- Nhận định kết quả học tập của học sinh, tuyên dương , rút kinh nghiệm.
ĐÁNH GIÁ: Sau khi được nhận xét góp ý của bạn GV cho hs tự đánh giá bài vẽ
của mình
VẬN DỤNG: Vận dụng các đường nét đã học để tạo các hình khác nhau theo ý
thích.
- GV nhận xét tiết học, tuyên đương khích lệ học sinh.
- Củng cố lại chủ đề đã học.
- Dặn dò: chuẩn bị giấy, màu…cho chủ đề: Em và bạn em.

TUẦN 1,2,3

MĨ THUẬT LỚP 2
CHỦ ĐỀ : MÙA HÈ CỦA EM ( 3 tiết)

I / MỤC TIÊU
- Phân tích và đánh giá được sản phẩm mĩ thuật ở mức độ đơn giản: Nêu được
nội dung chủ đề/ hình ảnh/màu sắc của bức tranh và cảm nhận về bức tranh đó.


- Kể ra được các hoạt động đặc trưng của các em trong mùa hè. Lựa chọn các
hoạt động yêu thích và tạo hình được dáng người phù hợp với hoạt động đó.
- Giới thiệu và nhận xét, và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình và nhóm
bạn.
II / CHUẨN BỊ

1/ Đồ dùng
1. Giáo viên:
- Sách dạy, học mĩ thuật
- Tranh ảnh về mùa hè.
2. Học sinh:
- Giấy, bút chì, bút màu
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- Tổ chức vẽ cá nhân, hợp tác nhóm.
- Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau, tạo hình 2D-3D, xây dựng cốt truyện.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YÊU.
Tiết 1:
A. Khởi động: Thi kể về mùa hè…
B. Nội dung
GV dẫn dắt vào bài học.
1. Tìm hiểu.
- GV gợi ý cho HS nhận biết về mùa hè.

+ Vào mùa hè em thường tham gia hoạt động gì?
+ Tham gia cùng ai?
+ Cảnh sắc mùa hè như thế nào?
- GV cho HS thảo luận tranh về mùa hè

+ Tranh vẽ cảnh gì? Vì sao em biết?
+ Cảnh diễn ra ở đâu?
+ Trong tranh có những hình ảnh gì?
+ Hình ảnh chính nổi bật nhất trên tranh là gì?
+ Cịn hình ảnh nào khác nữa khơng?
+ Tranh vẽ có màu gì? Màu sắc có tươi sáng khơng? Màu nào đậm màu nào
nhạt? Màu sắc trong tranh diễn tả điều gì?
+ Em thích bức tranh nào? Vì sao?

2. Cách thực hiện
- GV gợi ý tìm ý tưởng tạo hình sản phẩm hoạt động của các em trong mùa hè.


+ Em sẽ vẽ hoạt động vui chơi nào trong mùa hè?
+ Động tác của nhân vật sẽ như thế nào?
- GV gợi ý tìm dáng.

+ Nhảy dây sẽ có hình dáng nhu thế nào?
+ Đá bóng sẽ có hình dáng thế nào?
+ Thả diều sẽ có hình dáng như thế nào?
- HS nhắc lại các bộ phận của người.
- GV cho HS vẽ cùng nhau một số hình dáng người đang hoạt động vui chơi trong mùa
hè.

- HS vẽ.
GV chốt liên hệ tiết sau;
Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.
*********************
Tiết 2
A. Khởi động
Ban van nghệ điều hành cho lớp hát vui.
B. Nội dung
Dẫn dắt vào bài học.
3. Thực hành.
- GV cho các em thể hiện màu từ hình dáng người ở tiết 1.

+ Nhân vật có trang phục gì?
+ Em thấy hài lịng với nhận vật mình vẽ chưa?
- HS thể hiện màu sau đó cắt rời dáng người để tạo kho hình ảnh của nhóm.

-GV gợi ý cho HS tìm bức tranh tập thể về chủ đề vui chơi trong mùa hè.

+ Nhóm có những hình dáng nào?


+ Hình dáng đó phù hợp với hoạt động vui chơi nào trong mùa hè.
+ Khung cảnh cho hoạt động?
+ Màu sắc cho khung cảnh?
- GV cho HS tạo bức tranh tập thể.
+ Lựa chọn nhân vật dán vào tờ giấy khổ lớn.
+ Vẽ thêm hình ảnh thể hiện bối cảnh cho bức tranh.
+ Thể hiện màu cho bức tranh.
 Nhận xét:
- GV cho HS nhận xét sản phẩm của nhóm.

+ Bức tranh của nhóm vẽ chủ đề gì?
+ Em có thấy hài lịng khơng?
+ Sản phẩm nào do em vẽ?
- GV chốt
- GV nhận xét tiết học khen ngợi động viên các em.
- Dặn dò.
**********************
Tiết 3
A. Khởi động
Ban van nghệ điều hành cho lớp hát vui.
B. Nội dung
Dẫn dắt vào bài học.
3.Thực hành: Tạo hình 2D- xây dựng câu chuyện.
- GV cho HS cắt dán hình dáng người


- GV gợi ý câu chuyện về mùa hè của em
+ Mùa hè em thường làm gì?
+ Em làm cùng ai?
+ Các hoạt động diễn ra ở đâu? Diễn ra như thế nào?
- HS thảo luận về câu chuyện.

+ Đại diện nhóm trình bày câu chuyện
+ Nhóm bạn nhận xét
4. Trưng bày, giới thiệu sản phẩm.


- Hướng dẫn, cùng học sinh trưng bày sản phẩm.

+ Tự giới thiệu về bài của nhóm mình
+ Nhận xét bài của nhóm bạn nêu cảm nhận của mình.
- Nhận định kết quả học tập của học sinh, tuyên dương , rút kinh nghiệm..
 ĐÁNH GIÁ
HS tự đánh giá bài vẽ
 VẬN DỤNG- SÁNG TẠO.
- Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về bức tranh Mùa hè của nhóm.
* Dặn dò :
-Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề : Đây là tơi
- Quan sát tìm hiểu về các con vật sống dưới nước.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ: Giấy , màu, đất nặn
-----------------------------------------------------------------------------------------------TUẦN 1,2
MĨ THUẬT LỚP 3
CHỦ ĐỀ : NHỮNG CHỮ CÁI ĐÁNG YÊU
( 2 tiết)
I / MỤC TIÊU
- Nhận ra và nêu được đặc điểm của các kiểu chữ nét đều , vẻ đẹp cử chữ trang trí.

- Tạo dáng và trang trí được chữ theo ý thích.
- Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II / CHUẨN BỊ
1/ Đồ dùng
1. Giáo viên:
- Sách dạy, học mĩ thuật
- Tranh ảnh về chữ cái.
2. Học sinh:
- Giấy, bút chì, bút màu, tẩy
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- Tổ chức vẽ cá nhân, hợp tác nhóm.
- Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YÊU.
Tiết 1:
A. Khởi động: Thi ghi các chữ khơng có nét thẳng…
B. Nội dung
GV dẫn dắt vào bài học.
2. Tìm hiểu.
- GV cho HS quan sát thảo luận để tìm hiểu về chữ nét đều và chữ trang trí.


+ Đâu là chữ nét đều?
+ Nhận biết về chữ nét đều là chữ như thế nào?
+ Độ dày của chữ nét đều như thế nào?
+ Đâu là chữ trang trí?
+ Độ dày của chữ trang trí?
+ Trên chữ trang trí có được trang trí họa tiết khơng?
+ Em thích chữ nào trên bảng chữ cái trên? Vì sao?
+ Nêu cảm nhận của em về chữ trang trí?
* GV chốt: chữ nét đều có độ dày các nét bằng nhau, cứng cáp,chắc khỏe. Chữ trang

trí có thể chữ nét thanh, nét đậm.
- GV treo tranh cho HS nhận biết cách trang trí chữ cái.

+ Chữ nào được trang trí bằng những nét cong?
+ Chữ nào được trang trí bằng những nét thẳng?
+ Chữ nào được trang trí bằng những bơng hoa?
+ Ngồi trang trí bằng nét cong, thẳng, bơng hoa chúng ta có thể trang trí họa
tiết khác khơng?
2. Cách thực hiện
- GV hướng dẫn cách trang trí chữ cái

+ Chọn và tao dáng chữ cái muốn trang trí.
+ Dùng nét để tạo dáng
+ Sử dụng nét tạo họa tiết và vẽ màu theo ý thích.
- GV cho HS tham khảo một số chữ cái trang trí.
- HS làm quen với cách tạo dáng.

- GV chốt
- GV nhận xét tiết học khen ngợi động viên các em.
- Dặn dò.
******************


Tiết 2
A. Khởi động
Ban van nghệ điều hành cho lớp hát vui.
B. Nội dung
Dẫn dắt vào bài học.
3. Thực hành
- GV nhắc lại cách trang trí chữ

- HS chọn một chữ cái để tạo dáng và trang trí.

+ Em sẽ chọn chữ nào để trang trí?
+ Em sử dụng nét gì? Màu gì để thể hiện?
+ Màu nền cho chữ.
+ Xác định độ cao, độ rộng của chữ để tạo cụm từ có nghĩa.
- GV định hướng cho các em ghép các chữ tạo thành cụm từ có nghĩa.

- Các bạn cùng thực hiện.
4. Trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
- GV hướng dẫn các em trưng bày

+ Đặt tên nhóm
+ Trưng bày sp nhóm
+ Đại diện nhóm trình bày sản phẩm.
 giới thiệu về nhóm mình
 sản phẩm của nhóm là gì?
 Sản phẩm của mình làm được?
 Mời các bạn cho ý kiến về sản phẩm của mình.
- GV nhận xét tuyên dương khích lệ học sinh.
 ĐÁNH GIÁ
HS tự đánh giá bài vẽ
 VẬN DỤNG- SÁNG TẠO.
Em hãy trang trí chữ để làm bưu thiếp tặng người thân.
* Dặn dò :
Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề : chân dung biểu cảm
- Quan sát gương mặt của các con vật
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ.



-----------------------------------------------------------------------------------------------TUẦN 1,2:
MĨ THUẬT LỚP 4
CHỦ ĐỀ : NHỮNG MẢNG MÀU THÚ VỊ
( 2 tiết)
I / MỤC TIÊU
- Nêu được sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và vai trò của màu sắc
trong cuộc sống.
- Nhận ra và nêu được các cặp màu bổ túc, các màu nóng, lạnh.
- Vẽ được các mảng màu cơ bản , các cặp màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh tạo
ra sản phẩm trang trí hoặc bức tranh biểu cảm.
Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II / CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:

- Sách dạy, học mĩ thuật
- Tranh ảnh về màu
2. Học sinh:
- Giấy, bút chì, bút màu, tẩy
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

- Tổ chức vẽ cá nhân, hợp tác nhóm.
- Vận dụng quy trình vẽ biểu đạt.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YÊU.

Tiết 1:
A. Khởi động: Thi ghi các màu em biết…
B. Nội dung
GV dẫn dắt vào bài học.
3. Tìm hiểu.
- GV cho HS quan sát tranh, đồ vật thảo luận về màu sắc có trong thiên nhiên.


+ Đây là đồ vật gì?
+ Nó có màu gì? Vì sao em biết?
+ Đồ vật để ngồi ánh sáng, trong bóng tối như thế nào?
+ Đồ vật trong thiên nhiên có phong phú khơng?
+ Em lấy một vài ví dụ để nhận biết sự đa dạng của màu sắc?
- GV cho HS thảo luận.

+ Nêu lại các màu cơ bản.
+Trải nghiệm cách pha màu từ màu cơ bản.
+ Đỏ + vàng = cam


+ Vàng + lam = lục
+ Lam + đỏ = tím
- Thảo luận cặp đơi về màu đối diện với màu cơ bản.

+ Đâu là màu tương phản
+ Khi đặt cạnh nhau sẽ cho ta cảm giác như thế nào?
- Quan sát bảng màu nóng lạnh và nêu cảm nhận.
+ Cảm nhận về màu nóng?
+ Cảm nhận về màu lạnh?
- Quan sát tranh để cảm nhận sự hài hòa về màu sắc.

+ Các cặp màu bổ túc trong mỗi tranh?
+ Em có cảm nhận gì về tranh?
+ Tranh nào có nhiều màu nóng? Bức tranh đó tạo cảm giác gì?
+ Tranh nào có nhiều màu lạnh? Bức tranh đó tạo cảm giác gì?
- GV chốt: Sự hài hịa của màu sắc là sự kết hợp giữ màu nóng màu lạnh, màu đậm
màu nhạt.

2. Cách thực hiện
- GV hướng dẫn cách thực hiện màu.

+ Vẽ hình ngẫu nhiên tạo bố cục
+ Sử dụng kiến thức về màu để thể hiện.
+ có thể dùng giấy màu.
+ Tham khảo thêm tranh hình 1.9
- HS làm quen với cách thể hiện màu.

- GV chốt
- GV nhận xét tiết học khen ngợi động viên các em.
- Dặn dò.
******************

Tiết 2
A. Khởi động
Ban van nghệ điều hành cho lớp hát vui.


B. Nội dung
Dẫn dắt vào bài học.
3. Thực hành
- GV hướng dẫn thực hành

+ Em sẽ vẽ hình gì?
+ Tên bức tranh?
+ Tranh biểu cảm bằng đường nét, hình mảng gì?
+ Màu sắc ra sao?
- HS tìm ý tưởng cho bài vẽ.


- GV : Có thể thể hiện màu bằng giấy màu.
4. Trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
- GV hướng dẫn các em trưng bày

+ Đặt tên tranh
+ Trưng bày sp và nêu ý tưởng bức tranh.
Giới thiệu về mình
 sản phẩm của mình là gì?
 Mời các bạn cho ý kiến về sản phẩm của mình.
- GV nhận xét tuyên dương khích lệ học sinh.
 ĐÁNH GIÁ
HS tự đánh giá bài vẽ
 VẬN DỤNG- SÁNG TẠO.

Vận dụng kiến thức về màu sắc để tạo thành bức tranh theo ý thích.
* Dặn dị :
Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề : sự chuyển động của dáng người.
--------------------------------------------------------------------------------------------------TUẦN 1,2:

MĨ THUẬT LỚP 5
CHỦ ĐỀ : CHÂN DUNG TỰ HỌA
( 2tiết)

I / MỤC TIÊU

- Nhận ra đặc điểm riêng , sự cân đối của các bộ phận trên khuôn mặt.
- Thể hiện được tranh chân dung tự họa bằng nhiều hình thức và các chất liệu khác
nhau.



- Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II / CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:
- Sách dạy, học mĩ thuật.
- Tranh ảnh chân dung tự họa.
2. Học sinh:
- Giấy, bút chì, bút màu, tẩy
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

- Tổ chức vẽ cá nhân, hợp tác nhóm.
- Vận dụng quy trình vẽ biểu cảm
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YÊU.

Tiết 1:
A. Khởi động: Chơi trò chơi mắt, mũi, miệng…
B. Nội dung
GV dẫn dắt vào bài học.
4. Tìm hiểu.
- GV cho HS quan sát thảo luận để tìm hiểu về tranh chân dung.

+ Tranh vẽ chân dung về ai? Nam nữ, già trẻ...
+ Các bộ phận trên khuôn mặt?
+ Khuôn mặt vui buồn?
+ Chân dung thể hiện khuôn mặt, cả người hay nửa người?
+ Tranh vẽ bằng chất liệu gì?
+ Màu sắc hài hòa chưa?
+ Nêu cảm nhận của em về tranh ?
* GV chốt: Tranh chân dung tự họa có thể vẽ qua trí nhớ qua quan sát. Có thể vẽ
khuôn mặt, nửa người hoặc cả người.

2. Cách thực hiện
- GV hướng dẫn HS nhận biết cách vẽ chân dung tự họa.
+ Chọn chân dung muốn vẽ( già, trẻ, trai, gái)

+ Vẽ khuôn mặt cho cân đối với tờ giấy.
+ Vẽ mắt, mũi, miệng...
+ Thể hiện cảm xúc vui, buồn...
+ Thể hiện màu theo ý thích.( giấy màu,len,báo,đất nặn...)
- GV cho HS tham khảo tranh chân dung tự họa.
- HS vẽ chân dung tự họa.


+ Tự họa chân dung bạn
+ Phác họa khuôn mặt cân đối
+ Vẽ màu.
- GV chốt
- GV nhận xét tiết học khen ngợi động viên các em.
- Dặn dò.
**************************

Tiết 2
A. Khởi động
Ban van nghệ điều hành cho lớp hát vui.
B. Nội dung
Dẫn dắt vào bài học.
3. Thực hành
- GV hướng dẫn thực hành vẽ biểu đạt chân dung tự họa.

+ Cách vẽ biểu đạt


+ Vẽ chân dung tự họa
+ Sử dụng chất liệu tự chọn.
- HS thể hiện.

4. Trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
- GV hướng dẫn các em trưng bày

+ Đặt tên tranh
+ Trưng bày sp và nêu cảm xúc.
Giới thiệu về mình
 sản phẩm của mình là gì?
 Mời các bạn cho ý kiến về sản phẩm của mình.
- GV nhận xét tun dương khích lệ học sinh.
 ĐÁNH GIÁ
HS tự đánh giá bài vẽ
 VẬN DỤNG- SÁNG TẠO.

Tự họa chân dung của mình hoặc tạo hình chân dung người thân bằng các chất liệu
khác nhau như đất nặn, giấy, len...
* Dặn dò :


- Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề : SỰ LIÊN KẾT THÚ VỊ CỦA CÁC HÌNH KHỐI
- Quan sát các đồ vật xem nó có dạng khối gì?
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học vẽ: Giấy màu, màu vẽ, keo dán, bìa, một số vật
liệu chai, lọ, vỏ hộp…




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×