Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tiểu luận THIẾT kế đô THỊ SINH THÁI và đô THỊ SINH THÁI vàm cỏ ĐÔNG min

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.7 KB, 28 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN
THIẾT KẾ ĐÔ THỊ SINH THÁI
VÀ ĐÔ THỊ SINH THÁI VÀM CỎ ĐƠNG
GVHD:
HVTH:
MSHV:
LỚP:

TP. Hồ Chí Minh, tháng ……. năm ………

1


MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐƠ THỊ SINH THÁI...................................................4
2.1.

Lịch sử ra đời......................................................................................................4

2.2.

Khái niệm về đơ thị sinh thái..............................................................................6

2.3.



Nguyên tắc xây dựng một đô thị sinh thái..........................................................8

2.4.

Phân biệt giữa Đô thị sinh thái và Sinh thái đơ thị.............................................9

2.5.

Phân loại đơ thị sinh thái.....................................................................................9

CHƯƠNG 3 TÍNH TỐN, THIẾT KẾ MỘT ĐƠ THỊ SINH THÁI.............................11
3.1.

Một số đơ thị sinh thái điển hình......................................................................11

3.2.

Thiết kế hạ tầng kỹ thuật khu đơ thị sinh thái Vàm Cỏ Đơng..........................14

3.2.1.

Vị trí địa lý.................................................................................................14

3.2.2.

Đặc điểm điều kiện tự nhiên......................................................................14

3.2.3.


Định hướng phát triển cơ cấu đô thị.............................16

3.2.4.

Quy hoạch giao thơng................................................................................19

3.2.5.

Vạch tuyến mạng lưới thốt nước mưa.....................................................21

3.2.6.

Tính tốn nhu cầu dùng nước của đơ thị...................................................22

3.2.7.

Tính tốn hệ thống thoát nước thải............................................................23

KẾT LUẬN.....................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................25

2


CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
Trong thời gian gần đây khái niệm “đô thị sinh thái” được nhắc đến nhiều
ở Việt Nam. Khái niệm này xuất hiện trên thế giới vào cuối thập kỷ 80, đầu 90
của thế kỷ XX ở các nước phát triển, đề cập đến chất lượng môi trường của đơ thị
với các tiêu chí rất cụ thể nhằm nâng cao điều kiện và chất lượng sống cho các cư
dân (Cư dân ở đây muốn nói đến tất cả các lồi trong tự nhiên trong phạm vi cư

trú, đơ thị). Khơi nguồn cho trào lưu này là Hội thảo quốc tế của Liên hợp quốc
về “Thành phố và sự phát triển bền vững” diễn ra ở Rio de Janeiro, Braxin năm
1992. Sau đó Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (Organisation de
coopération et de développement économiques) chính thức ban hành một chương
trình có tên là “Thành phố sinh thái” được đánh dấu bằng Hội nghị thượng đỉnh
của Liên hợp quốc năm 1996.
Theo định nghĩa của Tổ chức Sinh thái đơ thị của Ơxtrâylia thì “Một thành
phố sinh thái là thành phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên” hay cụ thể hơn
là sự định cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc
sống nhưng chỉ sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo quan
điểm của các nhà thiết kế xây dựng về thành phố sinh thái bền vững thì đó là các
đơ thị mật độ thấp, dàn trải, được chuyển đổi thành mạng lưới các khu dân cư đơ
thị mật độ cao hoặc trung bình có quy mô giới hạn được phân cách bởi các không
gian xanh. Hầu hết mọi người sinh sống và làm việc trong phạm vi đi bộ và đi xe
đạp.
Ý tưởng về một đô thị sinh thái (ĐTST) ban đầu đã xuất hiện từ cuối thế
kỷ XIX dưới tên gọi Thành phố vườn (Garden-City). Đây là một phương án quy
hoạch đô thị nhằm giải quyết các vấn đề môi trường của đô thị ở thời điểm khởi
đầu q trình hiện đại hóa. Ý tưởng này ngay lập tức trở thành một phong trào
lan rộng trong cộng đồng châu Âu và các nước công nghiệp trên thế giới và lúc
bấy giờ được xem như một công cụ hữu hiệu để giải quyết các vấn đề môi trường
đô thị đang là hậu quả của q trình cơng nghiệp hóa (CNH). Đối với các nước

3


cơng nghiệp, đây là bước tất yếu trong q trình phát triển nhằm đạt đến một đô
thị phát triển bền vững. Nhìn lại lịch sử phát triển, đơ thị hóa (ĐTH) ở quy mô
lớn thực tế là hậu quả của quá trình CNH, phát sinh từ nhu cầu tập trung lực
lượng sản xuất để phục vụ sản xuất công nghiệp và tạo thành các khu dân cư

đông đúc. ĐTH diễn ra làm phát sinh vô vàn các vấn đề về môi trường tự nhiên
và xã hội và kết cục là đòi hỏi các phương án hiện đại để giải quyết các vấn đề đó
khi nhu cầu và điều kiện cho phép. Cuối cùng thì việc quy hoạch sinh thái đơ thị
là khâu tiếp theo tất yếu của quá trình hiện đại hóa đơ thị.
Ở các nước cơng nghiệp phát triển, q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa
rồi đến hiện đại hóa đã diễn ra một cách tự nhiên và tuần tự, nên khái niệm “sinh
thái đô thị”, nghĩa là môi trường sinh thái của đô thị nghe quen thuộc, phổ biến
hơn và là đối tượng nghiên cứu từ một thập kỷ nay. Trong khi đó ở các nước
đang phát triển, q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa và hiện đại hóa thường
diễn ra đồng thời do sự phát triển quá độ thẳng từ những hình thái kinh tế - xã hội
lạc hậu thành những hình thái có thể hội nhập được vào nền kinh tế thế giới dưới
áp lực của tồn cầu hóa. Để giải quyết các vấn đề môi trường đô thị trong bối
cảnh phức tạp như vậy đối với các nước đang phát triển thì quy hoạch đô thị sinh
thái là một giải pháp phù hợp. Đây là giải pháp quy hoạch có tính định hướng, áp
dụng vào thực tế những kiến thức mới nhất và kinh nghiệm từng trải của các
nước phát triển nhằm hướng thẳng tới một đô thị hiện đại mà không vấp phải
những vấn đề của q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa bùng phát trên diện rộng.

4


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ SINH THÁI
2.1. Lịch sử ra đời
Ý tưởng về đơ thị sinh thái có nguồn gốc từ những năm 80 của thế kỷ XX
và đã được công bố công khai lần đầu tiên bởi các học giả Đức, nó liên quan trực
tiếp đến các cuộc tranh cãi về trách nhiệm đối với hệ sinh thái vốn đã được đưa
ra từ những năm 60. Các khái niệm đô thị sinh thái đầu tiên được tập trung vào
sự trao đổi về những hoạt động diễn ra trong đơ thị (vịng trịn năng lượng, nước,
chất thải, khí thải…).
Trong vài năm qua, phong trào xây dựng các đô thị sinh thái, thành phố

trong sự cân bằng với thiên nhiên đã phát triển trên toàn thế giới. Khai sinh ra
phong trào Ecocity là Richard Register, một chuyên gia thiết kế đơ thị được quốc
tế cơng nhận. Ơng đã thành lập Khoa Đô thị sinh thái ở Berkeley (Mỹ) vào năm
1975, và đã cố gắng tổ chức một số hội nghị địa phương để biến đổi Berkeley để
thành một Ecocity. Nhóm Sinh thái học đơ thị sau này được chuyển thành
Ecocity Builders, một tổ chức phi chính phủ gắn trách nhiệm môi trường với phát
triển đô thị thông qua giáo dục cộng đồng và tư vấn với các chính phủ và các nhà
quy hoạch. Phương châm của nhóm là "để xây dựng lại nền văn minh của chúng
ta trong sự cân bằng với thiên nhiên".
Năm 1990, Những gì do Register và The Ecocity Builders khởi xướng đã
trở thành một thành phần quan trọng của phong trào Ecocity; Hội nghị Ecocity
quốc tế, đã được tổ chức hai năm một lần sau đó, trên năm châu lục khác nhau.
Tháng 8 năm 2002, hội nghị được tổ chức tại Thẩm Quyến, một đô thị vườn của
Trung Quốc. Kể từ năm 1990, hội nghị đã trở thành một trong những diễn đàn
quan trọng nhất về phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay chưa quy định
khái niệm về đơ thị sinh thái cũng như các tiêu chí cụ thể khi xem xét đánh giá
đơ thị có phải là đô thị sinh thái hay không. Tuy nhiên, theo nhận định của các
nhà nghiên cứu về đô thị sinh thái, các tiêu chí quy hoạch đơ thị sinh thái có thể
5


được khái quát trên các phương diện sau: kiến trúc cơng trình, sự đa dạng sinh
học, giao thơng, cơng nghiệp và kinh tế đơ thị:
-

Về kiến trúc: các cơng trình trong đô thị sinh thái phải đảm bảo khai thác tối

đa các nguồn mặt trời, gió và nước mưa để cung cấp năng lượng và đáp ứng nhu
cầu nước của người sử dụng. Thông thường là nhà cao tầng để dành mặt đất cho

không gian xanh.
- Sự đa dạng sinh học: của đô thị phải được đảm bảo với các hành lang cư trú
tự nhiên, nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên
để nghỉ ngơi giải trí.
- Giao thơng và vận tải: cần hạn chế bằng cách cung cấp lương thực và hàng
hóa chủ yếu nằm trong phạm vi đơ thị hoặc các vùng lân cận. Phần lớn dân cư đô
thị sẽ sống và làm việc trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp để giảm thiểu
nhu cầu di chuyển cơ giới. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nối
liền các trung tâm để phục vụ nhu cầu di chuyển xa hơn của người dân. Chia sẻ ô
tô con địa phương cho phép mọi người chỉ sử dụng khi cần thiết.
- Công nghiệp: của đô thị sinh thái sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể
tái sử dụng, tái sản xuất và tái sinh. Các quy trình cơng nghiệp bao gồm cả việc
tái sử dụng các sản phẩm phụ và giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa.
- Kinh tế: đơ thị sinh thái là một nền kinh tế tập trung sức lao động thay vì tập
trung sử dụng nguyên liệu, năng lượng và nước, nhằm duy trì việc làm thường
xuyên và giảm thiểu nguyên liệu sử dụng.
Bên cạnh đó ngày 05/01/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số
02/2006/NĐ-CP quy định về Qui chế khu đô thị mới, theo đó “Dự án khu đơ thị
mới” là dự án đầu tư xây dựng một khu đô thị đồng bộ có hệ thống các cơng trình
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các cơng trình dịch vụ khác, được
phát triển nối tiếp đơ thị hiện có hoặc hình thành khu đơ thị tách biệt, có ranh
giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên
6


của Việt Nam về khu đô thị mới. Tuy nhiên trong Nghị định 02/2006/NĐ-CP
chưa quy định thế nào là khu đơ thị mới sinh thái.
Tiếp đến ngày 07/05/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2009/NĐCP về Phân loại đô thị. Trong Nghị định về phân loại đô thị chưa quy định thế
nào là đô thị sinh thái. Cũng trong năm 2009 Quốc hội đã thông qua Luật Quy

hoạch đô thị, song cả Luật Quy hoạch đô thị cũng chưa đề cập đến đơ thị sinh
thái.
Trong khi đó thực tiễn vận hành của đô thị, các nhà đầu tư vẫn xây dựng
quy hoạch và các dự án khu đô thị mới sinh thái, các đô thị mới sinh thái. Các đồ
án, dự án đó đang dần dần đi vào cuộc sống, vẫn được chính quyền đơ thị và
người dân từng bước chấp thuận.
2.2. Khái niệm về đô thị sinh thái
Khái niệm về khu đơ thị sinh thái hình thành từ những năm 80, đầu 90
của thế kỷ XX ở các nước phát triển đề cập đến vấn đề chất lượng mơi sinh của
đơ thị với các tiêu chí rất cụ thể nhắm tới việc nâng cao điều kiện và chất lượng
sống cho các cư dân đô thị.
Theo cách hiểu hiện đại thì “đơ thị sinh thái” là đơ thị có chất lượng mơi
trường sống cao, có quan hệ hài hịa với thiên nhiên, có mật độ xây dựng hợp lý,
có cơng trình và hạ tầng kỹ thuật đảm bảo u cầu sinh thái, có cảnh quan kiến
trúc đẹp đẽ, có nền công nghiệp hoạt động hiệu quả về mặt sinh thái, có áp dụng
thành cơng các giải pháp về năng lượng và giao thơng.
Do phải có nhiều đặc điểm như trên nên việc tiếp cận đô thị sinh thái
không phải là điều đơn giản, thường chỉ thực hiện hạn chế đối với một số lượng
nhất định các hệ thống sinh thái có tại địa phương. Điều này địi hỏi thay đổi cả
phương pháp sản xuất công nghiệp, thay đổi hành vi và tâm lý người tiêu dùng,
đồng thời phải thiết lập các công cụ để thực hiện các giải pháp đã được nghiên
cứu kỹ trên cơ sở nền kinh tế sinh thái và tư duy hệ thống. Tại nhiều nước trên
thế giới, người ta đã cố gắng thực hiện để tiếp cận những điểm dân cư đô thị sinh
7


thái tương tự như tiểu khu sinh thái Herlen ở Hà Lan, thành phố sinh thái
Adelaide với tiểu khu sinh thái Chritie Walk ở Oxtralia, thành phố Malmae ở
Thụy Điển và tiểu khu Simbiotic ở Nhật Bản. Những mơ hình đơ thị sinh thái nói
trên đã được nhiều chun gia sinh thái quan tâm, rút kinh nghiệm, bởi thực tế

chưa có thể kết luận được giải pháp nào là khả thi trong một khu vực rộng lớn và
có ưu điểm vượt trội.
Đô thị sinh thái là một khái niệm gắn liền với các tiêu chí cụ thể và gắt
gao nhằm tạo ra sự cân bằng với thiên nhiên, cho phép cư dân tận hưởng tối đa
chất lượng cuộc sống với sự tác động tối thiểu đến thiên nhiên. Việc xây dựng
các khu đô thị sinh thái ngày càng chứng minh được tính ưu việt trước u cầu
gìn giữ và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời làm chậm lại hiện
tượng ấm lên của trái đất.
Đô thị hay thành phố sinh thái là một mơ hình sống mới của con người ở một tiêu
chuẩn cao hơn. Sự phát triển đơ thị sinh thái phải tổng hịa tầm nhìn, sự chủ động
của người dân và quản lý cơng.
Trong đó các ngành nghề đảm bảo hiệu quả về mặt sinh thái, nhu cầu và
ước vọng của con người, hoà hợp giữa văn hóa và phong cảnh sao cho mơi
trường thiên nhiên, nông nghiệp và nhà ở được kết hợp về mặt chức năng một
cách lành mạnh. Khẩu hiệu của đô thị sinh thái sẽ là “các tòa nhà xanh, cộng
đồng sạch và sống khoẻ”.
Đô thị sinh thái hay đô thị bền vững phải là một thành phố được thiết kế, quy
hoạch và xây dựng có tính đến các tác động của mơi trường, nơi đó người dân có
ý thức để giảm thiếu việc sử dụng năng lượng, nước, thực phẩm cũng giảm thiểu
các chất thải.
Điểm mấu chốt của vấn đề là khu đô thị sinh thái phải tạo ra một dấu ấn
sinh thái bé nhất có thể, và tạo ra một lượng ơ nhiễm thấp nhất có thể, sử dụng
đất hiệu quả, dùng vật liệu đã sử dụng làm phân bón, tái chế hoặc chuyển đổi
chất thải thành năng lượng, và do vậy các đơ thị sinh thái sẽ góp phần làm giảm

8


thiểu thay đổi khí hậu. Điều này cũng kêu gọi một lối sống mới, tránh xa kiểu
tiêu dùng và sản xuất không bền vững.


2.3.

Nguyên tắc xây dựng một đô thị sinh thái
Các tiêu chí xem xét đánh giá đơ thị sinh thái, bao gồm các nhóm: Cơ cấu

đơ thị (về sử dụng đất và kiến trúc đô thị); Giao thông đô thị với thứ tự ưu tiên
(giao thông đi bộ, xe đạp, giao thông công cộng bằng xe điện hoặc tàu điện
ngầm, xe bus, ô tô con); Năng lượng (sử dụng năng lượng có thể tái tạo như gió,
mặt trời...), hạn chế sử dụng tài nguyên không tái tạo được, dùng các giải pháp
bảo tồn năng lượng; Xã hội (đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về kiến trúc và thiết kế
chỗ ở và sinh hoạt cho người dân, đảm bảo về giáo dục và việc làm...).
Để xây dựng đô thị theo hướng tiếp cận này phải đạt những chỉ tiêu sau:
Có diện tích cây xanh cao, tính trên đầu người 12 - 15m2, có mảng xanh, bãi cỏ
bờ sơng, khoảng cách giữa khu dân cư và công nghiệp. Các trục lộ giao thơng
cũng cần cây xanh, cây che bóng mát ngăn chặn tiếng ồn, bụi và tăng cường trao
đổi ôxy. Bảo đảm nguồn nước cấp 150 -200 l/ngày/người; xử lý triệt để nước
thải. Hệ thống giao thông và những phương tiện giao thông đảm bảo tiêu chuẩn
và mật độ đường trên số dân, dành khoảng 30% diện tích cho lưu thơng, khơng
gian thống. Bố trí quy hoạch khu nhà ở, khu làm việc, khu dịch vụ, thương mại,
vui chơi giải trí hợp lý; mức độ tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội của đô
thị được giữ ở mức phù hợp với khả năng "chịu tải" của môi trường và tài nguyên
thiên nhiên; hạn chế sử dụng năng lượng nhiên liệu hóa thạch, sử dụng năng
lượng mặt trời, năng lượng gió tự nhiên. Diện tích mặt nước (ao, hồ, sơng, rạch)
cân đối với diện tích dân số đô thị để tạo cảnh quan thiên nhiên.
Các nguyên tắc của phong trào Ecocity khá đơn giản: mọi người có thể
sống, làm việc, mua sắm tại các cửa hàng, vui chơi trong một khoảng cách gần và
giao thông là thứ mà người dân cần sử dụng khi họ đang ở chỗ mà họ không
muốn ở. Lựa chọn giao thông đầu tiên trong ecocity phải là đi bộ, xe đạp là thứ


9


hai, thứ ba là phương tiện giao thông công cộng, và cuối cùng mới đến các xe ô
tô.
Ở Việt nam, có 4 ngun tắc chính để tạo dựng những thành phố sinh thái:
a. Xâm phạm ít nhất đến mơi trường tự nhiên;
b. Đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động
khác của con người;
c. Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đơ thị được khép kín và tự cân
bằng;
d. Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân
bằng một cách tối ưu (GS.TSKH. Lê Huy Bá)
2.4.

Phân biệt giữa Đô thị sinh thái và Sinh thái đô thị
ĐTST (Eco-town) là một khái niệm muốn đề cập trước hết nó là đến một

đơ thị thực thụ mà trong đơ thị đó có đầy đủ về tiêu chi sinh thái, sử dụng và bảo
vệ TNTN và sinh thái mơi trường. Đó là một thành phố mang tính chất của sinh
thái mơi trường. Ví dụ, Mỹ Phước 3 là một đô thị sinh thái: người ta nói “ĐTST
Mỹ Phước 3”
STĐT (sinh thái đơ thị-Urban Ecology) là một khái niệm khác với ĐTST
vì nó là một ngành học, chuyên môn về sinh thái của đô thị nói chung hay của
một đơ thị cụ thể nào đó. Nó bàn về sinh thái học của đơ thị ví dụ như sinh thái
đô thi
2.5.

Phân loại đô thị sinh thái
Để phục vụ cho các mục đích khác nhau, người ta đưa ra các tiêu chí phân


loại và cuối cùng cho ta một bảng phân loại ĐTST khác nhau. Ví dụ:
- Đô thị sinh thái ven sông
- Đô thị sinh thái ven biển
- Đô thị sinh thái đồng bằng
- Đô thị sinh thái miền trung du
- Đô thị sinh thái miền cao nguyên

10


- Đô thị sinh thái công nghiệp
- Đô thị sinh thái Đô thị sinh thái vùng nhiệt đới
- Đô thị sinh thái vùng ôn đới
Trong một loại Đô thị sinh thái nào đó, người ta lại chia ra “dưới loại”, ví dụ
trong Đơ thị sinh thái đồng bằng, người ta lại chia ra các loại phụ:
- Đô thị sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long
- Đô thị sinh thái Đồng bằng sông Hồng
- Đô thị sinh thái Miền Trung
Hay trong loại Đô thị sinh thái công nghiệp, người ta lại chia ra các loại phụ:
- Đô thị sinh thái công nghiệp đóng tàu
- Đơ thị sinh thái cơng nghiệp dệt may
- Đô thị sinh thái công nghiệp chế biển nông sản thực phẩm
- Đô thị sinh thái công nghiệp sản xuất phân bón
- Đơ thị sinh thái cơng nghiệp khai thác khoáng sản…

11


CHƯƠNG 3 TÍNH TỐN, THIẾT KẾ MỘT ĐƠ THỊ SINH THÁI

3.1.

Một số đơ thị sinh thái điển hình
Khu ĐTST cao cấp The Phoenix Garden

Hình 2 Khu đơ thị The Phoenix Garden
UBND huyện Đan Phượng và công ty TNHH đầu tư và phát triển DIA
vừa tiến hành khởi công khu ĐTST cao cấp The Phoenix Garden. Theo quy
hoạch được duyệt, The Phoenix Garden nằm sát giao lộ đường vành đai 4 và
đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, trên địa bàn Thị trấn Phùng và xã Đan Phượng,
cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km.
Được thiết kế bởi các kiến trúc sư người Pháp, The Phoenix Garden mang
đầy tính sáng tạo và nhiều nét độc đáo với không gian sống lý tưởng, hài hòa
trong thiên nhiên rộng mở, với hồ nước, cây xanh, môi trường trong sạch... Khác
với nhiều khu đô thị mới, The Phoenix Garden chỉ toàn biệt thự sinh thái diện
tích lớn (từ 400, 600 tới 800 m2), khơng có chung cư và nhà liền kề.
Bên cạnh hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp, khu trung tâm thương
mại và hàngị du lịch nghỉ dưỡng của cả vùng với
các lọai hình dịch vụ cao cấp đáp ứng nhu cầu của 10
triệu người dân TP.HCM và 18 triệu dân của cả vùng
ĐBSCL. Bán đảo An Thạnh sẽ không bị tác động về
mặt không gian trước nhu cầu phát triển của thị xã
Bến Lức và TP.HCM.
Đô thị sinh thái Vàm Cỏ Đông sẽ là một bán
đảo “xanh” với hình ảnh cây xanh- mặt nước cùng với
các khu chức năng của một đô thị du lịch nghỉ dưỡng
sẽ tạo nên những sắc thái riêng mang nét đặc thù
của vùng sông nước ĐBSCL...
 Qui mô dân số đô thị:
Qui mô du lịch:

Tiêu chuẩn không gian của một điểm họat động du
lịch sinh thái được qui định bởi “sức chứa”. Sức chứa
được xây dựng trên cơ sở qui mô diện tích, chỉ tiêu sử
dụng đất đối với từng khu chức năng cho từng du
khách cùng với thời gian và hiệu quả khai thác…

17


Ví dụ: Đối với đô thị sinh thái.
+ Khu nhà nghỉ dọc bờ sông chỉ tiêu khống chế 80
người/ha.
+ Khu cắm trại, lể hội…:

100- 200 m2 /người.

+ Khu picni: 50-60 m2 /người.
200 -300m 2/người…

+ Khu thể thao vui chơi giải trí, …

Sức chứa tại một điểm du lịch được tính theo công thức
sau:
CPI = AR/ a
CPI: Sức chứa thường xuyên (Instan taneous carrying
capacity) (người)
AR: Dịên tích của khu vực (Size of Area) (m2 hoặc ha)
a : Tiêu chuẩn không gian (diện tích cần cho một
người) (m2 /người)
Vậy sức chứa lượng khách lưu trú (max) tại đô thị sinh

thái Vàm Cỏ Đông được xác định như sau:

Khu chức năng

Quy mơ dự

Chỉ tiêu

Người

kiến (ha)

m /ng (ng/ha)

Khách sạn trung tâm

7-10

300-350

2000-2500

Khu nghỉ dưỡng

50-60

120

5000-7000


Khu vui chơi giải trí

5-7

150-200

300-350

Khu cấm trại, nghỉ lễ

15-20

2

resort

120

18

1300-1500


Tổng cộng

80-100

8000-10000

Công suất tính bình quân đối với đô thị Vàm Cỏ

Đông dư kiến khỏang 70-80%/ngày/năm trong đó khách
lưu trú khỏang 35 -50%.
CPD = CPI x TR
CPD:

Sức

chứa

hằng

ngày

(daily

capacity)

(người/ngày)
TR: Công suất sử dụng mỗi ngày (turnover rate of
user per day) (người/ngày)
Vậy trung bình mỗi ngày sẽ có khỏang 7-8 ngàn
du khách trong đó lượng khách lưu trú (hai ngày đêm)
khỏang 3,5- 5 ngàn du khách.
 Các khu ở trong đô thị
Trong khu đô thị sinh thái Vàm Cỏ Đông sẽ hình thành
3 dạng khu nhà ở với từng tính chất khác nhau sẽ
tương ứng với từng vị trí thích hợp:
Khu ở chỉnh trang: Là tòan bộ khu nhà ở hiện
hữu được tập trung tại khu vực TL830 và phía ĐôngNam của sông Vàm Cỏ Đông.
Khu ở tái định cư: Khu vực tiếp giáp với TL830 ở

phía Bắc bán đảo với nhiều điều kiện thuận lợi
để tổ chức chổ ở và việc làm cho người dân
nên được xác định làm khu tái định cư nhằm ưu
tiên đầu tư tái định cư cho người dân có đất và
hiện đang sống – làm việc trong bán đảo An Thạnh.

19


Khu nhà ở tổng hợp: Là những khu nhà ở tiếp
giáp với khu chỉnh trang và khu trung tâm dịch vụcông cộng, đồng thời cũng là khu chuyển tiếp
giữa khu nhà ở chỉnh trang bên ngòai với khu nhà
biệt thự cao cấp bên trong…
Khu nhà ở biệt thự cao cấp: Là các khu nhà ở
được bố trí dọc bờ sông Vàm Cỏ Đông và nằm
sâu vào bên trong bán đảo để thuận lợi khai thác
cảnh quan và tạo sự yên tỉnh cho khu ở, đây là hai
trong các tiêu chuẩn của một khu ở cao cấp.
 Khu cây xanh tập trung
Khu vực bờ sông phía Nam bán đảo (khu vực địa hình
tập trung nhiều kinh rạch) thích hợp để hình thành khu
chức năng cây xanh tập trung (như khu vườn nhiệt đới,
công viên văn hóa, sở thú đêm hay vườn chim…). Hơn
nữa, đây cũng là mảng xanh cách ly giữa khu ở hiện
hữu chỉnh trang bên ngòai với khu biệt thự cao cấp
bên trong.

 Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí
Là một trong những khu chức năng chính của đô thị
sinh thái Vàm Cỏ Đông. Trên cơ sở khai thác cảnh

quan và môi trường của dòng sông này, khu du lịch
nghỉ dưỡng sẽ được hình thành tại vị trí “mặt tiền”
sông, ở phía trong cùng của bán đảo An Thạnh với ba

20


mặt tiếp giáp với sông và một mặt tiếp trung tâm
hội thảo- triển lãm quốc tế…
Khu vui chơi giải trí
Với những họat động mang tính “động” như chèo
thuyền, ca-nô, tàu lượn hay các trò chơi dân gian… Khu
vui chơi giải trí sẽ được hình thành ở phía Bắc khu du
lịch, tại vị trí kết thúc của trục đường vành đai phía
Bắc bán đảo.
Khu nghỉ dưỡng
Là khu “tỉnh” sẽ được hình thành tại khu vực phía
Nam và Tây- Nam, khu vực sẽ được qui họach gần như
cách ly với các khu vực bên ngòai. Đây thật sự là vị
trí lí tưởng để hình thành khu du lịch nghỉ dưỡng với
các resort, các nhà nghỉ ven sông cùng với các spa,
nhà hàng… Khu chức năng du lịch nghỉ dưỡng cùng
với khu trung tâm hội nghị- triển lãm quốc tế và khu
vui chơi giải trí tạo thành một quần thể công năng liên
hòan giữa các họat động hội nghị- triển lãm với các
họat động nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí. Một mô hình
thích ứng với xu hướng phát triển KT-XH của một vùng
kinh tế năng động như TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam…
3.2.4. Quy hoạch giao thơng

 Giao thông đường bộ
a) Giao thông đối ngoại:

21


Mở rộng tỉnh lộ 830, để phục vụ giao thông đối
ngoại của đô thị, theo định hướng quy hoạch đến năm
2025, tỉnh lộ 830 có bề rộng đường là 100 m.
b) Giao thông đối nội
Quy hoạch mới hoàn toàn mạng lưới giao thông, nên
khi quy hoạch đảm bảo được mật độ chỉ tiêu mạng
lưới đường, và dễ tiếp cận các khu chức năng nhất,
mạng lưới giao thông phải thông suốt. Với tiêu chí
trên, mạng lưới giao thông trong khu vực khi quy hoạch
mới có ba tuyến chính xuyên suốt đô thị nối với TL
830:
+ Đường số 1 nối hai đầu trung tâm đô thị và là
trục cảnh quan chính.
+ Đường số 2 nằm ở phía Tây và Tây Bắc của đô
thị, nối với TL830, gần hướng đi Đức Hòa, là trục
đường ven sông dẫn đến khu cắm trại lễ hội và du
thuyền sồng Vàm Cỏ Đông.
+

Đường số 3 ở phía Nam và Đông Nam của đô thị,

tuyến đường này nối với TL 830 gần đường cao tốc,
ngã ba đi Trung Lương, với tuyến đường này chúng ta
dễ dàng tiếp cận khu vườn nhiệt đới, khu du lịch..

 Giao thông thủy:
a) Giao thông đối ngoại:
Sông Vàm Cỏ Đông làm nhiệm vụ giao thông đối
ngoại, kết nối với các khu khác.
b) Giao thông đối nội:

22


Vì tính chất của đô thị là du lịch sinh thái nên, cải
tạo mở rộng, đào mới các kênh nhằm phục vụ giao
thông mặt nước trong du lịch sinh thái.
Các kênh này nối với Sông Vàm Cỏ Đông, tạo
mặt nước xuyên suốt trong đô thị, các kênh này chủ
yếu ở phía Tây và Bắc, Tây Bắc của đô thị.
Chúng ta có thể tham khảo hình thức tổ chức du
lịch mặt nước của thành phố Venice của Ý
3.2.5.

Vạch tuyến mạng lưới thốt nước mưa

 Nguyên tắc vạch tuyến.
Mạng lưới thoát nước mưa là một khâu được thiết
kế nhằm đảm bảo thu và vận chuyển nước mưa ra
khỏi đô thị một cách nhanh nhất, chống hiện tượng
ngập úng đường phố và các khu dân cư. Để đạt được
yêu cầu đó, khi vạch tuyến ta dựa trên một số nguyên
tắc:
-


Nước mưa được xả thẳng vào nguồn (sông, hồ
gần nhất)

bằng cách tự chảy. Thời gian nước

chảy trong cống là nhỏ nhất.
-

Hạn chế việc xây dựng các trạm bơm thoát nước.

-

Tận dụng các ao hồ sẵn có để làm hồ điều
hòa.

-

Khi thoát nước không làm ảnh hưởng tới vệ sinh
môi trường và quy trình sản xuất.

-

Không thải nước mưa vào vùng không có khả
năng tự thoát, vào các ao tù nước đọng và các
vùng dể gây xói mòn.

23


Tất cả các đường phố đều phải có cống.

 Định hướng thoát nước mưa:
Dựa vào quy hoạch chiều cao, định hướng thoát nước
mưa như sau:
Nước trong các tiểu khu chảy ra các đường phố bao
quanh, nước cống này ra cửa xả. Hai hướng thoát nước
chính:
- Khu vực phía Nam, Đông thoát nước ra sông ở
hướng Đông Nam.
-

Khu vực phía Tây và Bắc thoát nước ra sông ở
phía Tây và Tây Bắc.

Ngoài ra có hệ thông kênh chạy trong lòng đô thị,
tận dụng thải nước trực tiếp ra các kênh này. Như
vậy đảm bảo nước chảy trong cống là nhỏ nhất.

 Chọn vị trí, kiểu cửa xả:
Tất cả các cửa xả sử dụng cửa ngăn triều, trong
đô thị có 24 cửa xả.
3.2.6. Tính tốn nhu cầu dùng nước của đơ thị
 Lưu lượng nước cho sinh hoạt.
Q SH =
ngtb

qxN xf
3
1000 (m /ngđ)

Trong đó:

q : Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt lấy theo TCXD 332006. Đô thị được quy hoạch đến năm 2025, đô thị

24


du lịch, sinh thái nên chọn chỉ tiêu cấp nước cho
sinh hoạt là q = 250 l/người.ngày (TCXD 33-2006).
N: Số dân tính toán ứng với tiêu chuẩn cấp
nước .Dân số tính toán gồm dân số cố định 18500
người cộng với 5000 người khách lưu trú, vậy tổng
số dân cần phải cấp nước: 23500 người. N = 23500
người.
f: Tỷ lệ dân được cấp nước. Quy hoạch đô thị đến
năm 2025 nên 100% dân số được cấp nước, f = 1.
 Lưu lượng nước cho tưới cây xanh độ thị :
 Qcx =

qxF
(m3/ngày)
1000

Trong đó:
q: lưu lượng nước tưới cho cây xanh, theo tiểu chuẩn
chọn q1 = 4 (l/m2 – 1 lần tưới).
F: Diện tích cây xanh, F = 81.40 (ha) = 814000 (m2).
Ngồi ra, cịn tính tốn lượng nước cho tiện ích, phịng cháy chữa cháy, nước rị
rỉ, nước dự phịng…..
3.2.7. Tính tốn hệ thống thốt nước thải
 Lưu lượng nước thải sinh hoạt
Tiêu chuẩn thoát nước xác định theo tiêu chuẩn

cấp nước quy hoạch đến giai đoạn năm 2025 lấy qt =
250 l/ng.ngày.đêm
Xác định lưu lượng trung bình ngày theo cơng thức:
Q max =
SH

qtc x N
(m3/ngđ)
1000

 Lưu lượng nước thải cơng trình cơng cộng
25


Công trình công cộng coi như nằm rải rác trong
toàn bộ đô thị, công trình công cộng bao gồm:
trường học, bệnh viện, các công trình dịch ở trong
các khu công viên cây xanh, và trong đô thị.
Lưu lượng nước thải công trình công cộng lấy theo
tiêu chuẩn cấp nước lấy 15% Q max
SH

26


KẾT LUẬN
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, Việt Nam hiện có trên 300 khu đơ thị, nhưng
mơ hình đơ thị sinh thái thì vẫn cịn tương đối mới. Thạc sĩ Nguyễn Thị Hạnh,
Phó Cục trưởng Cục Phát triển đơ thị, Bộ Xây Dựng, cho biết, Bộ đang xem xét
những tiêu chuẩn cho mơ hình này. “Trong tương lai Việt Nam nên xây dựng mơ

hình này. Theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp quốc, nguyên nhân của hiện
tượng biến đổi khí hậu chủ yếu xuất phát từ con người và Việt Nam đứng hàng
thứ 5 trên thế giới về mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu”, bà nói.
Tuy khơng thiếu những dự án đã đăng ký là “khu đô thị sinh thái”, nhưng đa số
chuyên gia đều cho rằng, Việt Nam chưa có một khu đơ thị sinh thái nào đúng
chuẩn. Bởi lẽ, nếu xét về quy mơ thì một khu đơ thị sinh thái phải có diện tích tối
thiểu 1.000 ha và đáp ứng được yêu cầu về sử dụng năng lượng tự nhiên. Mặt
khác, các chuyên gia lo ngại, việc quy hoạch khu đô thị sinh thái sẽ lặp lại câu
chuyện sân golf, tức chủ yếu xây biệt thự để bán hơn là tạo ra một môi trường
sống thực sự cho cư dân.

27


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Theo giáo trình“Làng Sinh Thái, Đơ Thị Sinh Thái Và Khu Công Nghiệp Sinh
Thái”của GS TSKH. Lê Huy Bá, PGS TS Thái Thành Lượm, Th.S Nguyễn
Thị Kiều Diễm NXB Đại Học Cơng Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh.
2. Theo đồ án “ Quy Hoạch Hệ Thống Hạ Tầng Kỹ Thuật, Khu Đô Thị Sinh
Thái Vàm Cỏ Đông” của Phạm Ngọc Sáu, năm 2007.

28



×