Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Điện toán đám mây - dịch vụ microsoft azure

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 29 trang )

Mục lục

ĐẶT VẤN ĐỀ
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, các ứng dụng và nền tảng điện toán đám mây đang phát triển
nhanh chóng trên tất cả các ngành cơng nghiệp, đóng vai trị là cơ sở hạ tầng Cơng
Nghệ Thơng Tin thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi kỹ thuật số mới. Các nền
tảng và ứng dụng này đã cách mạng hóa cách thức hoạt động của các doanh nghiệp
và làm cho các quy trình trở nên dễ dàng hơn. Trên thực tế, hơn 77% doanh nghiệp
ngày nay có ít nhất một phần cơ sở hạ tầng điện toán đám mây.
Trong khi có nhiều nền tảng điện tốn đám mây trên thị trường, hai nền tảng
thống trị ngành công nghiệp cloud hiện tại là Amazon Web Services (AWS) và
Microsoft Azure là hai gã khổng lồ trong thế giới cloud.
Nhóm chúng em xin lựa chọn đề tài "Tìm hiểu về dịch vụ đám mây
Microsoft Azure" để có thể cho thầy và các bạn hiểu rõ hơn về các khái niệm,
dịch vụ và cách sử dụng của nó.
Mong rằng với kiến thức vốn có và sự tìm hiểu của nhóm chúng em có thể
giúp cho các bạn và thầy hiểu rõ hơn về dịch vụ đám mây Microsoft Azure. Với
sự cố gắng và nỗ lực của mình, chúng em đã cùng nhau xây dựng và hồn thành
đề tài này. Bên cạnh đó vẫn cịn nhiều thiếu sót chúng em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của thầy, và các bạn để cho đề tài của chúng em được hoàn thiện
hơn.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu về điện tốn đám mây (Cloud computing)
- Tìm hiểu về dịch vụ đám mây Microsoft Azure


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY (CLOUD COMPUTING)
1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM


MÂY
Điện Toán Đám Mây đã được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1961. Sau khi
khái niệm Điện Toán Đám Mây được giới thiệu, trong những năm sau đó, nhiều
cơng ty công nghệ thong tin trên thế giới đã được thành lập, và internet đã bắt đầu
được khởi nguồn. JCR Licklider, đưa ra ý tưởng về “mạng máy tính giữa các ngân
hà” , tiền đề cho sự ra đời của ARPANET vào năm 1969. Vào năm 1971, Intel đã
giới thiệu bộ vi xử lý đầu tiên, và Ray Tomlinson – một kỹ sư tin học của hãng này
đã viết một ứng dụng gửi tin nhắn từ máy tính này đến máy tính khác , tương tự
như những trình email bây giờ. Cùng vào khoảng thời gian đó, năm 1974 Bill
Gates và Paul Allen sáng lập Microsoft, Steve Wozniak và Steve Jobs thành lập
Apple Computers vào năm 1976 và giới thiệu Apple cũng trong năm này. Và đặc
biệt năm 1976, Robert Metcalfe của Xerox trình bày khái niệm của Ethernet.
Những năm 80 đã có sự bùng nổ lớn trong ngành cơng nghiệp máy tính, đến năm
1980 đã có hơn 5 triệu máy tính đã được sử dụng, chủ yếu là trong chính phủ hoặc
trong cách doanh nghiệp. Vào năm 1981. IBM đã đưa ra mẫu máy tính đầu tiên
cho người dùng cá nhân, và chỉ sau đó 1 năm, Microsoft tung ra hệ điều hành MSDOS mà hầu hết những máy tính ở thời điểm đó đều chạy trên nền này. Và sau đó
là sự ra đời của Macintosh. Tất cả những điều trên như là những hạt giống đầu tiền
cho sử nảy mầm của Internet giai đoạn sau này.
Vào năm 1990, thế giới đã chiêm ngưỡng một phương thức kết nối chưa từng
có từ trước đó, chính là phương thức Word Wide Web được phát hành bởi CERN,
và được sử dụng vào năm 1991. Vào năm 1993, trình duyệt đầu tiên đã xuất hiện
và đã được cấp phép cho các công ty tư nhân sử dụng để truy cập internet. Khi đã
có những bước tiến cơng nghệ lớn mạnh như vậy, các công ty công nghệ trên thế
giới đã bắt đầu nghỉ đến khả năng áp dụng internet để làm thương mại, tiếp cận với
mọi người một cách nhanh hơn. Điều đó đã thúc đấy sự ra đời của một số cơng ty
cơng nghệ có tiếng tăm sau này đó là Vào năm 1994, Netscape được thành lập, 1
năm sau đó Amazon & Ebay cũng chính thức ra đời. Năm 1999, sự xuất hiện của
Salesforce.com đánh dấu cột mốc đầu tiên của điện toán đám mây. Sự kết thúc của
thập niên 90 và sự bắt đầu của thập niên 2000, cùng với những sự phát triển vượt
trội của công nghệ máy tính. Điện tốn đám mây đã có mơi trường thích hợp để



tung cánh bay cao, và trong thời gian này đã có những tiêu chuẩn nhất định đã
được phát triển đó là tính phổ biến cao, băng thơng lớn và khả năng tương tác.
Salesforce.com ra mắt vào năm 1999 và là trang web đầu tiên cung cấp các ứng
dụng kinh doanh từ một trang web “bình thường” – những gì bây giờ được gọi là
điện toán đám mây.
Sự phát triển tiếp theo là Amazon Web Services trong năm 2002, trong đó
cung cấp một bộ các dịch vụ dựa trên đám mây bao gồm lưu trữ, tính tốn và ngay
cả trí tuệ nhân tạo thông qua Amazon Mechanical Turk. Vào những năm 2000, với
sự bùng nổ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật cao, đặc biệt là ngành công nghiệp
kỹ thuật cao với sự ra mắt của mạng xã hội Facebook năm 2004, Amazon ra mắt
vào quý 3 năm 2006, Apple tung ra Iphone năm 2007, Google Apps ra mắt năm
2009 đã đánh thức được tiềm năng của điện toán đám mây. Điều này đã giúp cho
các dịch vụ điện toán đám mây ngày càng phát triển vượt bậc, mang đến nhiều trải
nghiệm mới cho người dùng, kết nối ở khắp mọi nơi và mọi lúc thông qua môi
trường internet.

1.2. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỆN TỐN ĐÁM MÂY
Điện tốn đám mây là một mơ hình cho phép thuận tiện, truy cập mạng theo
u cầu đến một nơi chứa các nguồn tài nguyên tính tốn có thể chia sẻ và cấu hình
được (ví dụ: mạng, máy chủ, lưu trữ, ứng dụng và dịch vụ), có thể được cung cấp
và phát hành nhanh chóng với nỗ lực quản lý hoặc tương tác với nhà cung cấp tối
thiểu. Tất cả những gì bạn cần làm là sử dụng máy tính hoặc thiết bị di động của
mình để kết nối với nhà cung cấp dịch vụ đám mây (cloud) thơng qua internet. Sau
khi kết nối, bạn có quyền truy cập vào các tài ngun máy tính, có thể bao gồm
serverless computing, virtual machines, storage v.v…
Theo tập đoàn nghiên cứu Gartner thì Điện tốn đám mây là một kiểu tính
tốn trong đó các năng lực Cơng Nghệ Thơng Tin có khả năng mở rộng rất lớn
được cung cấp - dưới dạng dịch vụ qua mạng Internet đến nhiều khách hàng bên

ngồi.
Điện tốn đám mây (cloud) có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau: machine learning, data analysis, storage & backup, streaming media content
và hơn thế nữa. Một ví dụ thực tế, tất cả các chương trình và phim bạn xem trên
Netflix thực sự được lưu trữ trên đám mây. Ngồi ra, đám mây có thể có lợi cho
việc tạo và thử nghiệm các ứng dụng, tự động hóa việc phân phối phần mềm và lưu
trữ v.v..


1.3. SỰ QUAN TRỌNG CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Giả sử rằng bạn có ý tưởng về một ứng dụng có thể cung cấp trải nghiệm
người dùng tuyệt vời và có thể mang lại lợi nhuận cao. Để ứng dụng trở nên thành
cơng, bạn sẽ cần phát hành nó trên internet để mọi người tìm thấy nó, sử dụng nó
và truyền thông về những ưu điểm của ứng dụng. Tuy nhiên, việc phát hành một
ứng dụng trên internet không hề dễ dàng như bạn tưởng.
Để làm như vậy, bạn sẽ cần các thành phần khác nhau, như máy chủ
(server), thiết bị lưu trữ (storage), nhà phát triển (developer), mạng chuyên dụng
(dedicated network) và bảo mật ứng dụng (application security) để đảm bảo rằng
giải pháp của bạn hoạt động theo cách tốt nhất.
Việc mua riêng lẻ từng thành phần này rất tốn kém và rủi ro. Bạn sẽ cần một
số vốn lớn để đảm bảo rằng ứng dụng của bạn hoạt động tốt. Và nếu ứng dụng
không trở nên phổ biến như kế hoạch, bạn sẽ mất khoản đầu tư của mình. Mặt
khác, nếu ứng dụng trở nên vô cùng phổ biến, bạn sẽ phải mua thêm máy chủ
(server) và dung lượng lưu trữ (storage) để phục vụ cho nhiều người dùng hơn,
điều này một lần nữa có thể làm tăng chi phí của bạn. Đây là nơi mà điện tốn đám
mây (cloud computing) phát huy được ưu điểm vượt trội.
Điện toán đám mây mang đến cho bạn các ứng dụng cũng như cách tương
tác với ứng dụng và chia sẻ dữ liệu cho bạn để bạn làm việc với các ứng dụng trên
Điện toán đám mây giống như làm việc trên máy PC.


1.4. LỢI ÍCH CỦA ĐIỆN TỐN ĐÁM MÂY


-

Nhanh chóng

Đám mây cho phép bạn dễ dàng tiếp cận nhiều cơng nghệ để bạn có thể đổi mới
nhanh hơn và phát triển gần như mọi thứ mà bạn có thể tưởng tượng. Bạn có thể
nhanh chóng thu thập tài nguyên khi cần–từ các dịch vụ cơ sở hạ tầng, như điện
toán, lưu trữ, và cơ sở dữ liệu, đến Internet of Things, machine learning, kho dữ
liệu và phân tích, v.v..
Bạn có thể triển khai các dịch vụ cơng nghệ một cách nhanh chóng và tiến hành từ
khâu ý tưởng đến khâu hoàn thiện nhanh hơn một vài cấp bậc cường độ so với
trước đây. Điều này cho phép bạn tự do thử nghiệm, kiểm thử những ý tưởng mới
để phân biệt trải nghiệm của khách hàng và chuyển đổi doanh nghiệp của bạn.
-

Quy mơ linh hoạt

Với điện tốn đám mây, bạn không phải cung cấp tài nguyên quá mức để xử lý các
hoạt động kinh doanh ở mức cao nhất trong tương lai. Thay vào đó, bạn cung cấp
lượng tài nguyên mà bạn thực sự cần. Bạn có thể tăng hoặc giảm quy mô của các
tài nguyên này ngay lập tức để tăng và giảm dung lượng khi nhu cầu kinh doanh
của bạn thay đổi.
-

Tiết kiệm chi phí

Nền tảng đám mây cho phép bạn thay chi phí vốn (trung tâm dữ liệu, máy chủ vật

lý, v.v.) bằng chi phí biến đổi và chỉ phải chi trả cho những tài nguyên Công Nghệ
Thông Tin mà bạn sử dụng. Bên cạnh đó, chi phí biến đổi cũng sẽ thấp hơn nhiều
so với chi phí bạn tự trang trải do tính kinh tế theo quy.
-

Triển khai trên toàn cầu chỉ trong vài phút

Với đám mây, bạn có thể mở rộng sang các khu vực địa lý mới và triển khai trên
toàn cầu trong vài phút. Ví dụ: AWS có cơ sở hạ tầng trên tồn thế giới, vì vậy, bạn
có thể triển khai ứng dụng của mình ở nhiều địa điểm thực tế chỉ bằng vài cú nhấp
chuột. Đặt các ứng dụng gần hơn với người dùng cuối giúp giảm độ trễ và cải thiện
trải nghiệm của họ.


1.5. CÁC LOẠI ĐIỆN TỐN ĐÁM MÂY
Cơng nghệ điện tốn đám mây đang đem đến cho các nhà phát triển và bộ phận
Công Nghệ Thông Tin khả năng tập trung vào những điều quan trọng nhất và tránh
các công việc vơ hình như thu mua, bảo trì và hoạch định cơng suất. Với cơng nghệ
điện tốn đám mây ngày càng trở nên phổ biến, nhiều mơ hình và chiến lược triển
khai khác nhau đã xuất hiện giúp đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhiều đối tượng
người dùng khác nhau.
a.

Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS)

Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ, đôi khi được viết tắt là IaaS, bao gồm các
khối dựng cơ bản dành cho nền tảng Công Nghệ Thông Tin đám mây và thường
cung cấp quyền truy cập các tính năng mạng, máy tính (phần cứng ảo hoặc trên
phần cứng chuyên dụng) và dung lượng lưu trữ dữ liệu. Cơ sở hạ tầng dưới dạng
dịch vụ sẽ đem đến cho bạn mức độ linh hoạt cũng như khả năng kiểm soát quản lý

tài nguyên Công Nghệ Thông Tin cao nhất và gần giống nhất với các tài nguyên
Công Nghệ Thông Tin hiện hữu quen thuộc với nhiều bộ phận Công Nghệ Thông
Tin và nhà phát triển hiện nay.
b.

Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS)

Nền tảng dưới dạng dịch vụ giúp bạn không cần quản lý cơ sở hạ tầng ngầm
của tổ chức (thường là phần cứng và hệ điều hành) và cho phép bạn tập trung vào
công tác triển khai cũng như quản lý các ứng dụng của mình. Điều này giúp bạn
làm việc hiệu quả hơn do bạn không cần phải lo lắng về việc thu mua tài nguyên,
hoạch định dung lượng, bảo trì phần mềm, vá lỗi hay bất kỳ cơng việc nặng nhọc
nào khác có liên quan đến việc vận hành ứng dụng.
c.

Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS)

Phần mềm dưới dạng dịch vụ sẽ cung cấp cho bạn sản phẩm hoàn chỉnh được
nhà cung cấp dịch vụ vận hành và quản lý. Trong hầu hết trường hợp, khi nhắc đến
"Phần mềm dưới dạng dịch vụ", mọi người thường nghĩ đến ứng dụng dành cho
người dùng cuối. Với sản phẩm SaaS, bạn sẽ khơng phải để tâm đến chuyện bảo trì
dịch vụ hay quản lý cơ sở hạ tầng cơ bản, mà bạn chỉ cần tính xem sẽ sử dụng phần
mềm cụ thể đó như thế nào. Một ví dụ thường thấy của ứng dụng SaaS là email
trên nền tảng web: bạn có thể gửi và nhận email mà khơng phải quản lý việc bổ
sung tính năng vào sản phẩm email hay bảo trì máy chủ và hệ điều hành dùng cho
chương trình email.


1.6. ĐẶC TÍNH CỦA ĐIỆN TỐN ĐÁM MÂY
-


Tự phục vụ theo yêu cầu

Khách hàng có thể đơn phương thiết lập nguồn lực tính tốn để đáp ứng u cầu
như: thời gian sử dụng máy chủ, dung lượng lưu trữ cũng như khả năng tự động
tương tác khi có yêu cầu mà không cần phải nhân lực tương tác với nhà cung cấp
dịch vụ.
-

Sự truy cập mạng rộng rãi

Hỗ trợ khả năng truy cập thơng qua mạng máy tính và các thiết bị chuẩn mà khơng
u cầu nền tảng cấu hình cao (như điện thoại di động, máy tính xách tay, PDA,
…).
-

Tài nguyên chia sẻ độc lập với vị trí địa lý

Tài nguyên máy tính của nhà cung cấp dịch vụ được tổ chức để phục vụ cho tất cả
các khách hàng thơng qua mơ hình “multi-tenant” (nhiều người th), với mơ hình
này các tài ngun vật lý và tài ngun ảo hóa khác nhau được cấp phát và thu hồi
một cách tự động theo nhu cầu của khách hàng.
-

Tính mềm dẻo (khả năng co giãn nhanh)

Khả năng này của điện toán đám mây cho phép cung cấp nhanh và dễ dàng co dãn
để mở rộng hoặc thu nhỏ hệ thống một cách nhanh chóng theo yêu cầu của khách
hàng. Khi nhu cầu tăng, hệ thống sẽ tự động mở rộng bằng cách thêm tài nguyên.
Khi nhu cầu giảm, hệ thống sẽ tự động giảm bớt tài nguyên.

-

Chi phí trả theo nhu cầu sử dụng

Khả năng co giãn giúp cho nhà cung cấp sử dụng tài nguyên hiệu quả, tận dụng
triệt để tài nguyên dư thừa, phục vụ được nhiều khách hàng. Đối với người sử dụng
dịch vụ, khả năng co dãn giúp giảm chi phí do người sử dụng chỉ phải trả phí cho
những tài nguyên thực sự dùng.
-

Dịch vụ đo lường

Hệ thống điện toán tự động kiểm soát và tối ưu hóa nguồn lực sử dụng bằng cách
sử dụng khả năng đo lường ở một vài mức trừu tượng phù hợp với các loại dịch vụ
khác nhau.Việc sử dụng tài ngun có thể được kiểm sốt, giám sát, báo cáo cung
cấp thông tin minh bạch việc sử dụng dịch vụ đối với cả nhà cung cấp và khách
hàng.


CHƯƠNG 2: DỊCH VỤ ĐÁM MÂY
MICROSOFT AZURE
2.1. KHÁI NIỆM MICROSOFT AZURE
Microsoft Azure là đám mây cung cấp hạ tầng và nền tảng điện toán xây dựng
bởi Microsoft và đưa vào khai thác từ 2010. Nó là một nền tảng điện toán đám mây
(cloud computing platform) và một cổng trực tuyến (online portal) cho phép bạn
truy cập và quản lý các dịch vụ (service) và tài nguyên (resource) đám mây. Các
dịch vụ và tài nguyên này bao gồm lưu trữ và chuyển đổi dữ liệu của bạn, tùy
thuộc vào yêu cầu của bạn là gì. Để có quyền truy cập vào các tài nguyên và dịch
vụ này, tất cả những gì bạn cần là kết nối internet và khả năng kết nối với Azure
portal.

Azure theo mơ hình miễn phí để bắt đầu sử dụng và sau đó trả tiền cho mỗi
lần sử dụng, có nghĩa là bạn chỉ trả tiền cho các dịch vụ mà bạn chọn chạy trên
Azure. 80% trong số 500 công ty trong danh sách Fortune sử dụng dịch vụ Azure
cho nhu cầu điện toán đám mây. Azure hỗ trợ nhiều ngơn ngữ lập trình, bao gồm
Java, Node Js và C #. Số lượng trung tâm dữ liệu hiện có trên khắp thế giới. Có 42
(con số này vẫn đang tăng) trung tâm dữ liệu Azure trải rộng trên toàn cầu, đây là
số lượng trung tâm dữ liệu cao nhất cho bất kỳ nền tảng đám mây nào. Ngồi ra,
Azure cũng đang có kế hoạch mở thêm 12 trung tâm dữ liệu, điều này sẽ sớm nâng
số trung tâm dữ liệu lên 54 trung tâm.
Về mặt hạ tầng, Azure cung cấp các máy chủ ảo có thể chạy hệ điều hành
Windows hoặc Unix. Về mặt nền tảng điện tốn, Azure hỗ trợ đa ngơn ngữ lập
trình cho phép triển khai trên Azure nhiều ứng dụng phát triển trên các công cụ và
framework khác nhau. Phổ biến là các ứng dụng viết trên nền .Net của Microsoft.


2.2. ỨNG DỤNG CỦA AZURE

-

Application development: Bạn có thể tạo bất kỳ ứng dụng web nào trong
Azure.
Testing: Sau khi phát triển ứng dụng, bạn có thể thử nghiệm ngay trên
Azure.
Application hosting: Sau khi thử nghiệm xong, Azure có thể giúp bạn lưu
trữ các ứng dụng.
Create virtual machines: Bạn có thể tạo máy ảo ở bất kỳ cấu hình nào bạn
muốn với sự trợ giúp của Azure.
Integrate and sync features: Azure cho phép bạn tích hợp và đồng bộ các
thiết bị và thư mục ảo.
Collect and store metrics: Azure cho phép bạn thu thập và lưu trữ các chỉ

số (metric), có thể giúp bạn tìm thấy những gì đang hoạt động hiệu quả.
Virtual hard drives: Đây là những phần mở rộng của các máy ảo; chúng
cung cấp một lượng lưu trữ dữ liệu khổng lồ.


2.3. CÁC DỊCH VỤ AZURE CUNG CẤP
Azure cung cấp hơn 200 dịch vụ (services), được chia thành 18 loại (categories)
bao gồm computing, networking, storage, IoT, migration, mobile, analytics,
containers, artificial intelligence, machine learning, integration, management
tools, developer tools, security, databases, DevOps, media identity và web
services.


a.
-

Computing
Virtual Machine: Dịch vụ này cho phép bạn tạo một máy ảo trong
Windows, Linux hoặc bất kỳ cấu hình nào khác trong vài giây.

Dịch vụ lưu trữ VPS (viết tắt của Virtual Private Server) là một dịch vụ máy chủ ảo
được sử dụng cho các mục đích lưu trữ Website hoặc phát triển ứng dụng,... Còn
bản thân Azure cung cấp nhiều dịch vụ, trong đó có dịch vụ hạ tầng (InfrastructureAs-A-Service). Nó cho phép bạn tạo và quản lý các máy chủ ảo VPS trong hạ tầng
Azure. Do đó, VPS Azure là một dịch vụ lưu trữ máy chủ ảo được xây dựng trong
hạ tầng của Azure. Về cơ bản, VPS Azure cũng mang những đặc điểm thường thấy
của một dịch vụ lưu trữ VPS thông thường. Tại đây chúng được gọi với một cái tên
khác là VM (hay Virtual Machine).


Ưu điểm của VPS Azure


Về cơ bản, VPS Azure cũng tương tự như các nhà cung cấp khác như AWS hay
Google Cloud Platform,... Tuy nhiên, để tạo nên sự khác biệt, chúng ta có thể thấy
bản thân VPS Azure mang một số ưu điểm nổi trội như sau:
+

+

+

Hỗ trợ cho các gói dịch vụ VPS Azure là gã khổng lồ cơng
nghệ Microsoft. Với những hạ tầng hiện có mà Microsoft
mang lại, người dùng dịch vụ lưu trữ VPS Azure sẽ có thể
được đảm bảo đến mức tối đa về hiệu năng cũng như mức
độ bảo mật mà một dịch vụ VPS vốn có.
VPS Azure cho phép tạo nhiều máy ảo cùng một lúc. Bạn có
thể tạo bao nhiêu VPS tùy thích dựa trên tài ngun bạn có.
Tất cả máy ảo của bạn sẽ được quản lý bên trong một giao
diện duy nhất và bạn có thể theo dõi được tiến trình sử dụng
của từng máy ảo riêng biệt.
Tốc độ truy cập cũng như tải lên đối với các gói VPS Azure
được đánh giá khá nhanh và ổn định. Điều này sẽ có những
tác động tích cực đến với cơ chế chấm điểm SEO của các
cơng cụ tìm kiếm như Google.

VPS Azure cho phép người dùng dùng thử miễn phí để trải nghiệm sản phẩm. Họ
cung cấp một khoản tín dụng lên đến 200 USD cho người dùng để khám phá các
dịch vụ của Azure trong thời gian 30 ngày. Ngoài ra, họ miễn phí trọn đời việc sử
dụng với hơn 25 sản phẩm và dịch vụ khác trên nền tảng của Azure.



Các gói dịch vụ liên quan đến VPS Azure
Bản thân VPS Azure được chia thành nhiều gói máy ảo khác nhau trên hạ tầng của
Azure. Trong đó chúng ta có thể thấy một số dạng như: General purpose, Compute
optimized, Memory optimized, Storage optimized, GPU, High performance
compute. Mỗi một VPS Azure này lại có nhiều kích thước (size) khác nhau cho
người dùng lựa chọn.
+ VPS Azure dòng A: Chủ yếu được sử dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
các máy ảo này được sử dụng cho các khối lượng công việc ở cấp độ đầu vào như
máy phát triển và máy thử nghiệm. Đây là cách kinh tế và cung cấp các tùy chọn
chi phí thấp.
+ VPS Azure dịng B: Tương tự như máy ảo dòng A, chúng tiết kiệm với mức sử
dụng CPU thấp. Nhưng trên cơ sở cần thiết, việc sử dụng có thể được tăng lên để
xử lý các yêu cầu. Chúng thường được sử dụng làm cơ sở dữ liệu nhỏ và xây dựng
máy chủ.
+ VPS Azure dòng D: Loại máy ảo này được thiết kế để chạy các ứng dụng có
cơng suất tính tốn cao và hiệu suất ổ đĩa và bộ nhớ tạm thời. Máy ảo D-Series
cung cấp cho bộ xử lý nhanh hơn, tỷ lệ bộ nhớ trên lõi cao và Ổ đĩa thể rắn (SSD)
cho các đĩa tạm thời làm cho chúng phù hợp để chạy các ứng dụng doanh nghiệp,
cơ sở dữ liệu quan hệ và phân tích.
+ VPS Azure dịng Dv3 & Dv2: Các loại máy ảo này tương tự như dịng D, nhưng
có CPU mạnh hơn. CPU dịng Dv2 nhanh hơn 35% so với CPU dòng D. Dòng Dv2
dựa trên bộ vi xử lý Intel Xeon® E5-2673 v3 (Haswell) 2,4 GHz thế hệ mới nhất
với Công nghệ Intel Turbo Boost 2.0 và có thể lên đến 3,1 GHz. Dung lượng bộ
nhớ và cấu hình đĩa giống như dịng D2.
+ VPS Azure dòng F: Máy ảo dòng F được tối ưu hóa cho khối lượng cơng việc
chun sâu và cung cấp tỷ lệ CPU trên bộ nhớ cao hơn, Ram 2GB và Ổ cứng thể
rắn (SSD) 16GB trên mỗi lõi CPU. Dựa trên bộ vi xử lý Intel Xeon® E5-2673 v3
(Haswell) 2,4 GHz, các máy ảo này có thể đạt được tốc độ xung nhịp lên đến 3,1
GHz với Công nghệ Intel Turbo Boost 2.0. Máy ảo dòng F được sử dụng trong

máy chủ web, quy trình hàng loạt và chơi game.
+ VPS Azure dòng G: Các máy ảo này chạy trên các máy chủ có bộ xử lý Intel
Xeon E5 V3 với các tính năng lên đến nửa TB RAM và 32 lõi CPU sẽ hữu ích
trong việc xử lý các yêu cầu nặng như lưu trữ dữ liệu và cơ sở dữ liệu lớn.


+ VPS Azure dòng L: Máy ảo dòng L là Máy ảo được tối ưu hóa lưu trữ. Máy ảo
dịng L được xây dựng trên công nghệ bộ xử lý Intel Haswell, cụ thể là bộ vi xử lý
E5 Xeon v3 với các kích thước VM 4, 8, 16 và 32 lõi. Dòng L hỗ trợ SSD cục bộ
lên đến 6TB và cung cấp hiệu suất I / O lưu trữ chưa từng có.
+ VPS Azure dịng M: Máy ảo dịng M là máy ảo được tối ưu hóa bộ nhớ lớn
nhất. Máy ảo dòng M lý tưởng cho các khối lượng cơng việc có bộ nhớ nặng như
SAP HANA. Dòng M cung cấp dung lượng bộ nhớ lớn nhất bắt đầu từ RAM 1 TiB
trên máy ảo đơn và máy ảo cung cấp CPU ảo cao nhất lên đến 128 vCPU trên Máy
ảo duy nhất để cho phép xử lý song song hiệu suất cao.
+ VPS Azure dòng N: Máy ảo dòng N là Máy ảo hỗ trợ GPU (Bộ xử lý đồ họa).
Dịng N có nền tảng tăng tốc NVIDIA Tesla cũng như công nghệ NVIDIA GRID
2.0, cung cấp hỗ trợ đồ họa cao cấp nhất hiện nay trên đám mây. Một trong những
máy ảo dịng N có độ trễ thấp thứ hai, giao diện mạng thông lượng cao (RDMA)
được điều chỉnh cho khối lượng cơng việc tính toán song song, được kết hợp chặt
chẽ.




Cách tạo máy ảo VPS

Bước 1: Chọn VM Image từ Marketplace
+
+


+

Đầu tiên bạn đăng nhập với thông tin đã đăng ký trước đó tại địa chỉ:
/>Tiếp theo Ở menu Hub, click New > Virtual Machines > Windows Server
2012 R2 Datacenter. (Bạn có thể chọn hệ điều hành bất kỳ, azure hỗ trợ gần
như toàn bộ các hệ điều hành phổ biến hiện nay).
Ở màn hình Windows Server 2012 R2 Datacenter, dưới Select a deployment
model, chọn Resource Manager --> Create.

Bước 2: Tạo máy ảo

Sau khi lựa chọn image, bạn có thể sử dụng các setting mặc định của Azure cho
hầu hết cấu hình. Để tạo một máy ảo Windows, thực hiện các bước sau:
+
+

+
+
+
+

+

Ở tab Basics, nhập tên cho máy ảo của bạn ở Name. Tên của máy ảo cần có
độ dài từ 1 – 15 kí tự và khơng bao gồm các kí tự đặc biệt.
Nhập username và password đóng vai trò Local account cho máy ảo. Đây là
account bạn sẽ sử dụng để đăng nhập và quản lý máy ảo của bạn. Mật khẩu
cần phải đủ độ phức tạp (theo chuẩn của Microsoft).
Chọn Resource group bạn đã có hoặc tạo mới. Chọn Azure datacenter bạn

bạn muốn đặt máy ảo.
Click OK để tiếp tục.
Chọn VM size và click Select. Microsoft cung cấp cho bạn rất nhiều kiểu
template , sẽ có giá cả và cấu hình để bạn lựa chọn.
Ở tab Settings, bạn có thể cấu hình thơng số về storage cũng như
networking. Nếu đây là lần đầu tạo máy ảo, cứ giữ nguyên các thông số mặc
định.
Click Summary để xem lại các thơng số. Click OK sau khi hồn tất.

Bước 3: Kết nối và đăng nhập vào máy ảo

Sau khi tạo xong máy ảo, bạn có thể kết nối và đăng nhập bằng các bước sau:
+
+

Ở menu, click Virtual Machines.
Chọn máy ảo bạn vừa tạo từ danh sách các máy ảo bạn đang có.


+
+
+
+
+

-

-

-


Click Connect. Azure sẽ tạo ra file Remote Desktop Protocol (.rdp) để giúp
bạn kết nối vào máy ảo của bạn.
Bạn sẽ nhận được một cảnh báo về file RDP. Click Connect.
Nhập username và password mà bạn đã tạo trong quá trình tạo máy ảo.
Bạn sẽ gặp cảnh báo về certificate, click Yes để bỏ qua.
Khi không sử dụng nữa bạn nên tắ máy ảo để tiết kiệm tiền, click Stop.

Cloud Service: Dịch vụ này cho phép bạn tạo các ứng dụng có thể mở rộng
trong đám mây. Sau khi ứng dụng được triển khai, mọi thứ, bao gồm load
balancing, health monitoring đều do Azure đảm nhận.
Service Fabric: Với dịch vụ này, q trình phát triển một microservice được
đơn giản hóa rất nhiều. Microservice là một ứng dụng có chứa các ứng dụng
nhỏ hơn khác được đóng gói.
Functions: Với Functions, bạn có thể tạo ứng dụng bằng bất kỳ ngơn ngữ
lập trình nào. Phần tốt nhất về dịch vụ này là bạn không cần phải lo lắng về
các yêu cầu phần cứng trong khi phát triển ứng dụng vì Azure sẽ lo điều đó.
Tất cả những gì bạn cần làm là viết code.


b.
-

-

-

Networking
Azure CDN: Azure CDN (Mạng phân phối nội dung/Content Delivery
Network của Azure) giúp cung cấp nội dung cho người dùng, sử dụng băng

thơng cao và nội dung có thể được chuyển đến bất kỳ người nào trên toàn
cầu. Dịch vụ CDN sử dụng một mạng lưới các máy chủ được đặt chiến lược
trên tồn cầu để người dùng có thể truy cập dữ liệu càng sớm càng tốt.
Express Route: Dịch vụ này cho phép bạn kết nối mạng on-premises của
mình với đám mây Microsoft hoặc bất kỳ dịch vụ nào khác mà bạn muốn,
thông qua kết nối riêng tư (private). Vì vậy, thơng tin liên lạc duy nhất sẽ
xảy ra ở đây sẽ là giữa mạng doanh nghiệp và dịch vụ mà bạn muốn kết nối.
Virtual network: Mạng ảo cho phép bạn có bất kỳ dịch vụ Azure nào giao
tiếp với nhau một cách riêng tư và an toàn.
Azure DNS: Dịch vụ này cho phép bạn lưu trữ các DNS domain hoặc
system domain trên Azure.


c.
-

-

Storage
Disk Storage: Dịch vụ này cho phép bạn chọn từ HDD hoặc SSD làm tùy
chọn lưu trữ cùng với máy ảo của bạn.
Blob Storage: Dịch vụ này được tối ưu hóa để lưu trữ một lượng lớn dữ liệu
phi cấu trúc (unstructured data), bao gồm văn bản (text) và thậm chí cả dữ
liệu nhị phân (binary data).
File Storage: Đây là dịch vụ lưu trữ tệp được quản lý có thể được truy cập
thông qua SMB (server message block) protocol.
Queue Storage: Với dịch vụ này, bạn có thể cung cấp xếp hàng chờ cho tin
nhắn (message queuing) ổn định cho một khối lượng cơng việc (workload)
lớn. Dịch vụ này có thể được truy cập từ mọi nơi trên thế giới.



2.4. AZURE BACKUP
a.

Định nghĩa

Azure Backup là dịch vụ cơ bản trong Azure, nó sẽ sao lưu dữ liệu của bạn lên đám
mây của Microsoft Azure. Bạn có thể sử dụng dịch vụ này để sao lưu các máy ảo
cũng như khối lượng công việc tại on-premise. Azure Backup thay thế giải pháp
sao lưu hiện tại tại chỗ của bạn bằng giải pháp dựa trên đám mây đáng tin cậy, an
toàn và cạnh tranh về chi phí. Azure Backup cung cấp nhiều thành phần mà bạn tải
xuống và triển khai trên máy tính, máy chủ hoặc trong đám mây thích hợp. Thành
phần hoặc tác nhân mà bạn triển khai phụ thuộc vào những gì bạn muốn bảo vệ.
Tất cả các thành phần Sao lưu Azure (cho dù bạn đang bảo vệ dữ liệu tại chỗ hay
trong đám mây) có thể được sử dụng để sao lưu dữ liệu vào Kho dịch vụ Phục hồi
trong Azure.
b.
-

-

-

-

Lợi ích
Giảm tải trọng trách sao lưu của on-premise: Azure Backup cung cấp cho
bạn một giải pháp đơn giản để sao lưu tài nguyên tại on-premise lên đám
mây. Bạn có thể có phương án sao lưu trong ngắn hạn và dài hạn mà không
cần phải triển khải những giải pháp sao lưu phức tạp tại on-premise.

Sao lưu máy ảo Azure IaaS: Azure Backup cung cấp những bản sao lưu
độc lập và tách biệt để bảo vệ những dữ liệu gốc khỏi bị phá hủy bởi những
tai nạn không thể lường được trước. Những bản sao lưu sẽ được lưu trữ tại
kho Recovery Services với các điểm khôi phục được tích hợp sẵn. Cấu hình
và khả năng mở rộng là rất đơn giản, các bản sao lưu được tối ưu hóa và bạn
có thể khơi phục lại bất cứ khi nào mà bạn muốn.
Dễ dàng mở rộng: Azure Backup sử dụng khả năng cơ bản và quy mô
không giới hạn của đám mây Azure để có được tính khả dụng cao mà khơng
cần đến bất cứ chi phí bảo trì hay giám sát nào.
Chuyển dữ liệu khơng giới hạn: Azure Backup không giới hạn số lượng dữ
liệu trong hoặc ngồi nước mà bạn vận chuyển, và cũng khơng tính phí đối
với những dữ liệu được vận chuyển.
• Những dữ liệu từ nước ngoài sẽ được chuyển từ kho của Recovery
Services trong q trình khơi phục.
• Nếu bạn thực hiện sao lưu ngoại tuyến bằng cách sử dụng dịch vụ
Azure Import/Export để nhập một lượng lớn dữ liệu sẽ được tính phí
dựa trên dữ liệu trong nước.


-

-

-

-

Giữ cho dữ liệu được an toàn: Azure Backup cung cấp các giải pháp để
bảo mật dữ liệu cả trong và ngồi q trình dịch chuyển.
Những bản sao lưu phù hợp với ứng dụng: Sao lưu phù hợp với ứng dụng

có nghĩa là điểm khơi phục có tất cả những dữ liệu cần thiết để khôi phục
bản sao lưu. Azure Backup cung cấp các bản sao lưu phù hợp với ứng dụng,
đảm bảo không cần phải chỉnh sửa thêm mới có thể khơi phục được dữ liệu.
Khơi phục dữ liệu phù hợp với ứng dụng giúp giảm thời gian khôi phục, từ
đó cho phép bạn nhanh chóng vận hành hệ thống trở lại.
Giữ lại dữ liệu ngắn và dài hạn: Bạn có thể sử dụng kho của Recovery
Services để lưu giữ dữ liệu ngắn hạn và dài hạn. Azure không giới hạn thời
lượng dữ liệu có thể tồn tại trong kho của Recovery Services, do đó bạn có
thể lưu trữ chúng trong bao lâu tùy thích. Azure Backup có giới hạn 9999
điểm khôi phục cho mỗi phiên bản được bảo vệ.
Quản lý lưu trữ tự động: Môi trường Hybrid thường yêu cầu lưu trữ không
đồng nhất – một số dữ liệu sẽ được lưu trữ tại on-premise và một số sẽ được
lưu trữ trên đám mây. Với Azure Backup, sẽ khơng tốn bất kỳ chi phí nào
cho việc sử dụng các thiết bị lưu trữ on-premise. Azure Backup sẽ tự động
phân bổ và quản lý lưu trữ sao lưu và dịch vụ này sử dụng mơ hình pay-asyou-use, do đó bạn chỉ phải chi trả cho dung lượng lưu trữ mà bạn sử dụng.
Chọn lưu trữ: Azure Backup cung cấp hai loại sao chép để giữ cho bộ
nhớ/dữ liệu của bạn ln có tính khả dụng cao.
• Lưu chữ dự phòng cục bộ (LRS) sao chép dữ liệu của bạn 3 lần (nó sẽ
tạo ra 3 bản sao cho dữ liệu của bạn) trong một đơn vị lưu trữ ở trung
tâm dữ liệu. Tất cả các bản sao của dữ liệu tồn tại trong cùng một khu
vực. LRS là một tùy chọn chi phí thấp để bảo vệ dữ liệu của bạn khỏi
các lỗi phần cứng cục bộ.
• Lưu trữ dự phịng địa lí (GRS) là tùy chọn sao chép mặc định và được
đề xuất hàng đầu. GRS sao chép dữ liệu của bạn vào một khu vực thứ
cấp (cách xa hàng trăm dặm so với nơi lưu trữ ban đầu của dữ liệu
nguồn). GRS có chi phí cao hơn LRS, nhưng GRS lại đem tới sự an
toàn hơn cho dữ liệu của bạn, ngay cả khi có sự cố ngừng hoạt động
trong khu vực.



c.

Azure Backup hoạt động với mã hóa

Mã hóa

Sao lưu onpremises

Sau lưu máy ảo Azure

Sao lưu SQL trên
máy ảo Azure

Azure Storage Service
Encryption (SSE) được
sử dụng để mã hóa dữ
liệu được lưu trữ trong
kho.

Mã hóa ở
phần cịn lại
(Mã hóa dữ
liệu ở nơi
chúng được
lưu trữ)

Cụm mật khẩu do
khách hàng chỉ
định được sử dụng
để mã hóa dữ liệu


Azure Backup hỗ
trợ sao lưu cơ sở dữ
liệu hoặc máy chủ
Sao lưu sẽ tự động mã
SQL Server có bật
hóa dữ liệu trước khi
TDE. Sao lưu hỗ
lưu trữ. Tiếp đến Azure
trợ TDE bằng các
Storage sẽ giải mã dữ
khóa được quản lý
liệu trước khi lấy
bởi Azure hoặc
chúng. Việc sử dụng
bằng các khóa do
các khóa do khách hàng
khách hàng quản lý
quản lý đối với SSE
(BYOK).
hiện khơng được hỗ trợ.
Bạn có thể sao lưu các
máy ảo sử dụng mã hóa
đĩa Azure(ADE) để mã
hóa các đĩa dữ liệu và
hệ điều hành. Azure
Backup hỗ trợ máy ảo
được mã hóa chỉ với
BEK, và với cả BEK và
KEK


Mã hóa
trong q
trình dịch
chuyển
(Mã hóa dữ
liệu di
chuyển từ vị
trí này sang

Dữ liệu được mã
hóa bằng AES256
và được gửi đến
kho lưu trữ trong
Azure qua HTTPS

Trong Azure, dữ liệu
giữa bộ lưu trữ Azure
và kho lưu trữ được bảo
vệ bởi HTTPS. Dữ liệu
này vẫn cịn tại đường
truyền chính của Azure.
Đối với việc khôi phục
tập tin, iSCSI bảo mật
dữ liệu được truyền

Sao lưu khơng thực
hiện bất kỳ mã hóa
SQL nào như một
phần của quá trình

sao lưu.

Trong Azure, dữ
liệu giữa bộ lưu trữ
Azure và kho lưu
trữ được bảo vệ bởi
HTTP
Khôi phục tập tin
không liên quan


vị trí khác)

d.

giữa kho lưu trữ và máy đến SQL
ảo Azure. Một đường
hầm an toàn sẽ bảo vệ
kênh iSCSI.

Những đối tượng sao lưu
Thiết bị

Máy ảo Windows
tại On-premise

Phương pháp sao lưu
Khởi chạy tác nhân
MARS


Sao lưu
Sao lưu tập tin, thư mục, trạng
thái hệ thống.
Máy Linux không được hỗ trợ.
Sao lưu tất cả những gì được bảo
vệ bởi DPM hay MABS bao gồm
các tệp/thư mục/chia sẻ và dữ liệu
dành riêng cho ứng dụng.

Thiết bị Onpremises

Sao lưu lên
MABS/DPM

Máy ảo Azure

Khởi chạy phần mở rộng
sao lưu máy ảo Azure
Sao lưu toàn bộ máy ảo

Máy ảo Azure

Khởi chạy tác nhân
MARS

Sao lưu tập tin, thư mục, trạng
thái hệ thống.
Máy Linux không được hỗ trợ.

Máy ảo Azure


e.
-

Sao lưu lên
MABS/DPM đang chạy
trong Azure

Sao lưu tất cả những gì được bảo
vệ bởi DPM hay MABS bao gồm
các tệp/thư mục/chia sẻ và dữ liệu
dành riêng cho ứng dụng.

Azure chinh phục doanh nghiệp
Ngăn virus lây lan và xâm nhập vào hệ thống doanh nghiệp
Ngay sau buổi giới thiệu chia sẻ về dịch vụ sao lưu Azure Backup nằm trong
gói dịch vụ của Microsoft Azure do công ty TNHH MTV Viễn thông quốc tế
FPT (FTI) và Microsoft phối hợp tổ chức vào ngày 22/3 vừa qua tại
TP.HCM, sản phẩm ngay lập tức đón nhận được sự quan tâm đông đảo từ
nhiều doanh nghiệp Việt bởi khả năng ngăn chặn virus xâm nhập và lây lan


trong hệ thống máy tính doanh nghiệp một cách vượt trội, tích hợp nhiều ưu
điểm mà các thế hệ trước đây chưa thể đạt tới được.
Cụ thể, với Azure Backup, các loại file được Azure đánh giá là chứa virus sẽ khơng
thể đưa lên kho dữ liệu chung hay cịn gọi là “đám mây” chung của doanh nghiệp.
Hệ thống sẽ lập tức cảnh báo về các tệp tin này và việc sao lưu sẽ được báo là
không thành công. Bởi tính chất dữ liệu là dùng chung cho nhiều địa chỉ, nếu chỉ
cần 1 file chứa virus được nén và đưa lên đám mây chung thì khi được tải xuống
xuống, virus từ file sẽ xâm nhập vào hệ thống thông tin dưới đám mây của doanh

nghiệp, gây ra những nguy hại khó lường. Đây được xem là ưu điểm nổi bật so với
các dịch vụ sao lưu (backup) điện toán đám mây khác trên thị trường.
Thời gian lưu trữ lên đến gần 1 thế kỷ, tiết kiệm hiệu quả chi phí và thời gian
Với cơ chế hoạt động hồn tồn trên mây qua nền tảng internet, doanh
nghiệp không cần tốn thời gian và chi phí, nhân lực cho việc xây dựng hạ tầng,
không gặp phải rắc rối về vấn đề bản quyền và các rủi ro về lỗi hệ thống, chỉ cần
đăng ký và sử dụng. Song song đó, theo thơng tin chính thức từ Microsoft, thời
gian lưu trữ dữ liệu trên Azure Backup có thể lên đến 99 năm với tốc độ sao lưu
tính bằng giây.
Mở rộng dễ dàng, linh hoạt

Sao lưu Azure có khả năng tự động phân bổ và quản lý bộ nhớ sao lưu, sử
dụng mô hình trả tiền cho những bộ nhớ sử dụng. Có nghĩa doanh nghiệp chỉ phải
chi trả tiền cho bộ nhớ mà mình dùng. Đồng thời, Azure Backup cịn có khả năng
dễ dàng mở rộng không gian (dung lượng) lưu trữ bất kì lúc nào theo nhu cầu của
doanh nghiệp như cách chi trả sinh hoạt phí mà khơng cần phải đầu tư về hạ tầng.
Điều này giúp doanh nghiệp cắt giảm một khoản lớn chi phí đầu tư hạ tầng trong
hiện tại và cả tương lai.
Đa dạng gói theo quy mơ doanh nghiệp
Hiện tại Azure Backup đang có 3 gói dịch vụ cho từng nhu cầu theo quy mô


doanh nghiệp: Gói dành cho doanh nghiệp nhỏ: Azure Backup Agent với các chức
năng sao lưu các file và folder cơ bản, hoạt động hệ điều hành Window. Doanh
nghiệp vừa: Azure Backup Server, mở rộng hơn với các dịch vụ khác của
Microsoft như: MsS SQL, Exchange, Sharepoint, đặc biệt là tích hợp với các hệ
đều hành khác Window như Linux. Doanh nghiệp lớn: System Center DPM, với
khả năng sao lưu hầu như tất cả các loại dữ liệu. đồng thời tích hợp dễ dàng với các
thiết bị phần cứng phục vụ công tác Backup riêng của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
tuỳ theo nhu cầu hoạt động kinh doanh, phát triển công nghệ và sản phẩm, doanh

nghiệp ở mọi quy mô được tự do lựa chọn một trong ba gói giải pháp trên.
An toàn dữ liệu, phục hồi dễ dàng với cơ chế “đa điểm sao lưu”
Tùy vào yêu cầu của doanh nghiệp, Azure Backup sẽ nhân bản dữ liệu thành
3 hoặc 9 bản giống nhau và đặt ở những máy chủ tách biệt nằm ở các vị trí khác
nhau trong hệ thống Data Center của Microsoft trên 140 quốc gia, nhằm đảm bảo
khả năng phục hồi cho doanh nghiệp lên đến 99,9%.

2.5. AZURE KẾT HỢP VỚI CÁC ỨNG DỤNG THÔNG MINH
Sử dụng Azure để tạo ra các ứng dụng thông minh và dữ liệu. Từ nhận dạng hình
ảnh đến dịch vụ bot, hãy tận dụng dịch vụ dữ liệu Azure và trí thơng minh nhân tạo
để tạo ra những trải nghiệm mới - quy mô và hỗ trợ học tập sâu, mơ phỏng HPC và
phân tích thời gian thực trên bất kỳ hình dạng và kích thước dữ liệu nào.
-

Phát triển các ứng dụng đột phá với AI tích hợp.
Xây dựng và triển khai các mơ hình AI tùy biến trên quy mô, trên bất kỳ dữ
liệu nào.
Kết hợp tốt nhất của Microsoft và dữ liệu mã nguồn mở và đổi mới AI.

Nhờ tích hợp cơng nghệ đám mây Microsoft Azure, vBand của VinHR có thể gửi
đến 300 tín hiệu mỗi giây từ mỗi người lao động theo thời gian thực. Qua đó, nhà
quản lý có thể sử dụng thơng tin mà vBand thu thập để phân chia khối lượng công
việc đồng đều hơn, giúp nâng cao hiệu quả làm việc của tồn nhóm.
Cơng ty Cổ phần Giải pháp và Dịch vụ Công nghệ Vantix (Vingroup Advanced
Analytics) là công ty chuyên về trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu trực thuộc Tập
đồn Vingroup. Tầm nhìn của Vantix hướng đến ứng dụng AI và dữ liệu để số hóa
và lượng hóa thông tin nhằm đem lại giá trị cho doanh nghiệp.


Để thực hiện điều đó, Vantix đã phát triển giải pháp VinHR để nâng cao năng suất

vận hành thông qua thiết bị đeo thông minh vBand giúp thu thập dữ liệu trong công
việc lao động chân tay.

Microsoft Azure đã cung cấp giải pháp đám mây và IoT mà VinHR cần, từ phần
cứng biên thu thập dữ liệu, hồ sơ dữ liệu cho đến hoạt động phát triển và giải pháp
phân tích. Mỗi tính năng đều được tích hợp trong hệ thống của Azure, giúp công
việc của các kỹ sư tại Vantix nhẹ nhàng hơn.
Thông qua việc sử dụng công nghệ nhận dạng hành động (HAR), VinHR thu thập
thông tin về chuyển động của người sử dụng trong một ngày như thời gian dành
cho mỗi hoạt động và địa điểm làm việc.
Dữ liệu được gửi lên cơ sở dữ liệu đám mây Microsoft Azure trong thời gian sạc
pin ban đêm. Khi các giám đốc và quản lý vào xưởng sáng hôm sau, bảng thông tin
của VinHR sẽ cung cấp cho họ thông tin về ngày làm việc hôm trước.


Chương 3: Cách sử dụng Microsoft Azure
I. Cách tạo tài khoản Microsoft Azure và đăng nhập
Bước 1: Vào trang web Microsoft Azure (Portal.Azure.com). Đăng nhập nếu đã có
tài khoản, nếu khơng thì hãy tạo 1 tài khoản.

Bước 2: Search marketplace và tìm windows server


×