Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DE THI HOC SINH GIOI VAN 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.79 KB, 5 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
PHÚC THỌ
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học 2012- 2013

Môn: Ngữ văn
Ngày thi : 17/4/2013
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1 (6 điểm):
Viết bài văn nghị luận ngắn (khoảng 1 trang rưỡi giấy thi) trình bày suy
nghĩ của em về mẩu chuyện sau:
Một người Ấn Độ thường dùng hai cái bình lớn để gánh nước từ suối về
nhà. Một trong hai cái bình này bị nứt và khi về đến nhà, nước trong bình đã bị
vơi đi một nửa. Cái bình nứt ln buồn bã, khổ sở vì khiếm khuyết của mình.
Một ngày nọ, cái bình nứt nói với người chủ của mình:
- Tơi thấy thật xấu hổ vì đã khơng làm trịn cơng việc. Vì tơi mà ơng phải
làm việc cực nhọc hơn.
Ngưịi gánh nước nói bằng giọng cảm thơng:
- Trên đường về, ngươi có để ý những luống hoa xinh đẹp dọc đường
khơng? Ngươi có thấy hoa chỉ mọc ở phía đường của ngươi mà khơng phải là
phía bên kia khơng? Ta đã biết khiếm khuyết của ngươi. Vì vậy, ta đã gieo
những hạt hoa bên đó, và mỗi ngày ngươi đã tưới nước cho chúng. Hai năm
qua, ta đã hái những bông hoa này để tặng mọi người và làm đẹp cho căn nhà
chúng ta...
( Phỏng theo Hạt giống tâm hồn)
Câu 2 (14 điểm):


Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn văn Tức nước vỡ bờ ( trích tiểu
thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố) đã vạch ra bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội
thực dân phong kiến, đồng thời nêu cao vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu, người phụ
nữ nơng dân, vừa giàu tình u thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

-------------------- Hết--------------------( Giám thị khơng giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:..............................................
Số báo danh:.......................................................


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM

PHÚC THỌ

KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học 2012 - 2013
MÔN: NGỮ VĂN

(Bản hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)

I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để
đánh giá một cách tổng quát. Cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, tránh
đếm ý cho điểm một cách máy móc. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể
hiện tính sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (khơng
có trong đáp án) nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục vẫn
được chấp nhận.

- Tổng điểm toàn bài là 20,0 điểm, chiết đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm
chỉ nêu những thang điểm chính, giám khảo bàn bạc thống nhất trong việc chi tiết
hóa điểm số.

II. Những yêu cầu cụ thể
Câu
Câu 1

Nội dung
* Yêu cầu về kĩ năng:

Thang
điểm
2 điểm

- Biết viết bài văn nghị luận xã hội khoảng 1 trang rưỡi
trình bày suy nghĩ về nội dung câu chuyện trên.
- Bài viết có bố cục rõ ràng,đầy đủ, phần mở bài, kết luận
đúng hướng và hay.
- Lập luận chặt chẽ,
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, có cảm xúc.
- Khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
* Yêu cầu về kiến thức:

4 điểm

HS đảm bảo được những ý kiến cơ bản sau:
- Nghị luận và làm rõ : Vẻ đẹp tâm hồn của những tấm
gương- nhân cách cao đẹp
- Tóm tắt và nêu ý nghĩa câu chuyện:


1 điểm


Mẩu chuyện nhỏ, giản dị nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu
sắc về những con người có cách ứng xử cao đẹp. Một người
ln trăn trở với khiếm khuyết của mình, vì mình chưa làm
tốt cơng việc khiến người khác vất vả hơn. Một người lại có
tấm lịng bao dung, nhân ái, biết trân trọng, cảm thông và
tạo điều kiện cho họ sống tốt và ý nghĩa hơn.
- Bình luận về nhân cách cao đẹp của cái bình nước và tấm 2 điểm
lịng nhân ái của người gánh nước.
+ hình ảnh cái bình nước- người khiếm khuyết( khuyết tật)
đã có những suy nghĩ thật đẹp. Biết được hạn chế của minh
anh buồn bã nhưng không tự ti mặc cảm, buông xuôi mà
ngược lại anh thương người khác vất vả vì anh.
+ Ngưịi gánh nước khơng những khong coi tường- sa thải
anh mà còn tỏ thái độ yêu thương, trân trọng, cảm thơng
=> Họ là những con người có nhân cách cao đẹp.
- Bài học:

1 điểm

+ Mỗi người cần nỗ lực vươn lên nhất là những người có
hạn chế
+ Những người may mắn hơn cần có thái độ ứng xử tốt với
họ vì đó là nguồn động viên, chỗ dựa tinh thần để họ vượt
qua những khó khăn, vượt qua hạn chế.
+ Mỗi người cần phải làm gì đó cụ thể, thiết thực để phát
huy sức mạnh của mọi người làm cho cuộc sống của mỗi

người tốt đẹp và có ý nghĩa hơn.
+ Dẫn chứng trong thực tế những tâm gương ở cả 2 phường
diện trên.
Câu 2

* Yêu cầu về kĩ năng:
- HS biết viết bài văn nghị luận ( chứng minh) một vấn đề
văn học.
- Bố cục chặt chẽ; mở bài, kết bài hay ; lập luận phù hợp,
dẫn chứng, lí lẽ thuyết phục.

5 điểm


- Diễn đạt trơi chảy, mạch lạc, có cảm xúc.
- Khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt
* u cầu về kiến thức:

9 điểm

HS có nhiều cách trình bày khác nhau song cần đảm bảo
các ý cơ bản sau:
* tác giả vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của bọn cường
hào, tay sai
- Giới thiệu được hoàn cảnh của gia đình chi Dậu

1 điểm

- Hồn cảnh cụ thể của anh Dậu lúc đó
- Bản chất dã thú, bộ mặt tàn ác bất nhân của chúng 2,5 điểm

được phơi bày qua những hành động cụ thể( phân tích đuợc
hành động cử chỉ, việc làm, ngôn ngữ... của Cai Lệ với anh
Dậu- khi anh Dậu vừa run rẩy kề bát cháo vào miệng, với
chị Dậu) để làm rõ điều đó.
=> Khơng một lời bình luận, chỉ thơng qua lời nói, hành 1 điểm
động, tác giả đã để tên cai lệ tự lột trần bản chất độc ác, đểu
giả của hắn. Hắn tiêu biểu cho sự tàn bạo, bất nhân của chế
độ xã hội đương thời. Chúng là một mắt xích trong hệ
thống bóc lột người nơng dân tàn bạo, đẩy gia đình chị Dậu
vào tình cảnh khốn cùng.
*Đoạn trích khơng chỉ có giá trị tố cáo mà cịn ca ngợi vẻ
đẹp tâm hồn của chị Dậu, người phụ nữ nông dân vừa giàu
tình yêu thương chồng con vùa tiềm tàng sức sống mạnh
mẽ.
- tình yêu thương của chị cho chồng con thể hiện ở toàn 3 điểm
tác phẩm, trong đoạn trích chủ yếu là giành cho anh Dậu:
+Vơ cùng hoảng sợ, đau đớn, xót xa khi thấy chồng bị trả
về rũ rượi như một xác chết
+ Thương chồng bị đánh, trói, nhịn đói từ sáng hơm qua
đến sáng hơm nay( Thể hiện ở lời nói của chị với chồng khi
đó, Thể hiện ở thái độ hành động của chi với Cai Lệ khi bị
dồn vào bước đường cùng- cần phân tích rõ để làm sáng tỏ)


=> Qua tình huống nhà văn đã làm tốt lên chân lý cuộc 1,5 điểm
sống con giun xéo mãi cũng quằn, tức nước vỡ bờ. Sự vùng
lên của chị Dậu khơng chỉ thể hiện tình u vơ bờ của chị
đối với chồng mà còn bộc lộ sức sống tiềm tàng ở nơi chị.
Chị tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trước cách
mạng,lời cảnh báo cho các thế lực tàn bạoTức nước vỡ bờ


- Hết -



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×