MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TRONG TIẾT HỌC VẬT LÍ
I. LÍ DO
Trong phương pháp dạy học hiện nay giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức cịn
học sinh là người tích cực xây dựng bài, tự chiếm lĩnh kiến thức để rút ra nội dung bài
học. Từ học thụ động sang học tích cực, giáo viên khơng cịn đóng vai trị đơn thuần là
người truyền đạt kiến thức, mà giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt
động để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động trên lớp.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho
học sinh có được phương pháp, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho học sinh lịng ham
học, khơi dậy tinh thần học tập mỗi học sinh, kết quả học tập sẽ được nâng cao. Vì vậy,
trong qúa trình dạy học, GV cần nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang
tự học chủ động, HS không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học
dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Thông qua hoạt động dạy học, dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực
chủ động chiếm lĩnh về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hồn thiện nhân cách, khơng ai làm
thay cho mình được. Vì vậy, nếu người học khơng tự giác chủ động, khơng chịu học,
khơng có phương pháp học tốt thì dẫn đến lười học, thụ động có quan niệm sai lệch về
học tập. Biểu hiện như sau:
Học sinh thụ động:
- Học là qúa trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức,
Quan niệm
kĩ năng, tư tưởng, tình cảm.
Bản chất
- Tiếp nhận tri thức thơng qua nội dung có sẵn
- Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng. Học để đối phó với thi cử.
Mục tiêu
Sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên .
Nội dung
- Từ sách giáo khoa
Phương pháp
- Tiếp nhận kiến thức một chiều, học vẹt
Hình thức học tập - Cố định, học trong tập ghi
Học tập tích cực chủ động sáng tạo sẽ phát triển tính tự giác, hứng thú, bồi dưỡng
động cơ học tập cho học sinh.Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và
học sinh, qua 10 năm công tác tại trường tôi đã rút ra được “Một số biện pháp nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong tiết học vật lí”
II. NỘI DUNG
1.Tình hình chung
a) Thuận lợi
+Trường nằm gần uỷ ban xã, được chính quyền địa phương quan tâm.
+Trường có đội ngũ giáo viên trẻ năng động và nhiệt tình, chịu khó học hỏi
kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
b) Khó khăn
+Đối tượng học sinh ở vùng sâu, con nhà nghèo, trình độ tiếp thu còn chậm,
hạn chế về điều kiện học tập, thời gian học tập không nhiều.
+Phần lớn phụ huynh học sinh ít quan tâm đến việc học tập của các em.
2. Giải pháp thực hiện
Để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa
sức, từ thấp lên cao. Giaó viên cần chú ý đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp
tác của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học. Trong qúa
trình dạy học người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt
động học.
Trong mỗi tiết dạy thì giáo viên cần chuẩn bị cho mình một phương án tổ chức
cho phù hợp với nội dung bài học, tuỳ mức độ kiến thức cần truyền đạt mà ta có thể phát
huy học sinh bằng các phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động . Cụ thể như sau:
a) Tổ chức học sinh tích cực hoạt động cá nhân
Đây là hình thức tổ chức cho học sinh học theo phương pháp truyền thống nhưng
không thể thiếu trong mỗi tiết học. Phần lớn là vấn đáp giữa giáo viên với học sinh, học
sinh với học sinh luôn diễn ra. Giáo viên đặt ra những câu hỏi tạo tình huống có vấn đề,
tùy theo mức độ câu hỏi và tình huống đặt ra và tùy vào khả năng của từng học sinh mà
giáo viên yêu cầu học sinh trả lời. Tránh trường hợp giáo viên đặt vấn đề quá cao so với
đối tượng học sinh mà ta cần kiểm tra, sẽ làm các em mất tự tin trong môn học, bên cạnh
đó khi đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên cần khích lệ các em nếu các em
làm tốt. Để từ đó học sinh trả lời được vấn đề đặt ra, làm cho các em tự tin, cố gắng hơn
trong học tập. Muốn học sinh tích cực trong hoạt động này thì:
Đối với giáo viên:
* Nghiên cứu chi tiết cụ thể về bài học:
- Xác định đây là bài hình thành kiến thức mới, ơn tập hay thực hành.
- Lựa chọn cách giới thiệu bài thực tế, gần gũi, sử dụng tình huống có vấn đề vào
bài để học sinh tích cực đưa ra dự đốn cho tình huống đó.
- Sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất
- Chia nội dung bài học thành các đơn vị kiến thức cho phù hợp theo chuẩn kiến
thức kĩ năng.
- Lựa chọn câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh, có câu hỏi phân hóa cho
học sinh yếu, kém, câu hỏi nâng cao cho học sinh khá giỏi.
- Dự kiến cách suy nghĩ, lời nói, hành động, thao tác của HS, xác định rõ lượng
kiến thức mà học sinh cần đạt sau mỗi tiết học.
- Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của HS, các tình huống xảy ra và cách xử
lí, ...
- Kết thúc bài học bằng cách khẳng định những dự đoán của học sinh khẳng định
lại vấn đề đặt ra.
- Đánh giá kết quả học tập của HS bằng những câu hỏi dạng trắc nghiệm, điền
khuyết, phiếu học tập, kiểm tra 5 phút…
* Tìm hiểu đặc điểm, tâm lí, khả năng tiếp thu, trình độ học tập của từng đối
tượng học sinh:
+ Kết hợp với GVCN nắm được tình hình học sinh trong lớp
+ Trong tiết dạy thường xuyên quan sát hoạt động, hành vi, thái độ, phản ứng của
học sinh để hiểu HS, đánh giá những tác động của hoạt động dạy đối với hoạt động học
của HS.
+ Phân loại được học sinh khá giỏi, học sinh yếu kém trong lớp nhằm khắc phục
sự chênh lệch về trình độ học tập cũng như khả năng tiếp thu của học sinh.
* Kết hợp phương pháp vấn đáp, tạo tình huống có vấn đề:
Tùy vào khả năng của học sinh, Giáo viên lựa chọn các hình thức vấn đáp sau:
- Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã
biết và trả lời dựa vào trí nhớ, khơng cần suy luận.
- Vấn đáp giải thích – minh hoạ : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó,
giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ
hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện
nghe – nhìn.
- Vấn đáp tìm tịi: giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để
hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng
đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến –
kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trị với trị, nhằm giải quyết một vấn
đề xác định. Trong vấn đáp tìm tịi, giáo viên giống như người tổ chức sự tìm tịi, cịn học
sinh giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm
thoại, học sinh có được niềm vui của sự khám phá trưởng thành thêm một bước về trình
độ tư duy.
Nhằm tập cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải
trong học tập, trong cuộc sống . Giáo viên vận dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn
đề:Cụ thể như sau:
- Đặt vấn đề, xây dựng nội dung cần nhận thức
+ Tạo tình huống có vấn đề;
+ Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh
+ Phát hiện vấn đề cần giải quyết
- Giải quyết vấn đề đặt ra
+ Đề xuất cách giải quyết
+ Lập kế hoạch giải quyết
+ Thực hiện kế hoạch giải quyết.
- Kết luận:
+ Thảo luận kết quả và đánh giá
+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra
+ Phát biểu kết luận
+ Đề xuất vấn đề mới.
Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:
Nêu giả
Lập kế
Giải quyết
Kết luận,
thuyết
hoạch
vấn đề
đánh giá
1
GV
GV
GV
HS
GV
2
GV
GV
HS
HS
GV + HS
3
GV + HS
HS
HS
HS
GV + HS
4
HS
HS
HS
HS
GV + HS
Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được
tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực,
sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý
những vấn đề có thể nảy sinh
Đối với học sinh:
- Xác định được động cơ, thái độ tự học, tinh thần học tập
- Biết phân loại kiến thức để ghi nhớ
- Tự học ở nhà, tự học ở lớp.
Các mức
Đặt vấn đề
- Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích
phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra.
- Hay nêu thắc mắc, địi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động
vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề
đang học.
- Kiên trì hồn thành các bài tập, khơng nản trước những tình huống khó khăn…
Trong phương pháp tổ chức trên ta chưa phát huy hết khả năng của học sinh đối với
vấn đề khó và phức tạp. Vì vậy ta cần phối hợp nhiều cá nhân học sinh trong các hình
thức hoạt động dưới đây:
b) Tổ chức học sinh học tập tính cực dưới hình thức hoạt động theo nhóm:
Hình thức tổ chức này được sử dụng thường xuyên, áp dụng trong giờ dạy vật lí.
Hầu như mỗi bài học đều có thí nghiệm thực hành để tìm ra kiến thức, hay kiểm nghiệm
một hiện tượng vật lí, địi hỏi phải có sự hợp tác của học sinh. Vấn đề là làm thế nào tổ
chức cho học sinh hoạt động tích cực và có hiệu quả trong hoạt động nhóm. Nếu ta tổ
chức không khéo sẽ dễ bị lạm dụng vào hoạt động hình thức, khơng thu được kết quả, tốn
thời gian. Vì thế muốn nhóm hoạt động tốt, mỗi học sinh tích cực, chủ động ta cần thực
hiện tốt các vấn đề sau đây:
Dự kiến trong kế hoạch giảng dạy:
- Chọn cách chia nhóm ( nhóm nhỏ 2-4 em, nhóm lớn dành cho các bài thực hành)
- Các nhóm giải quyết cùng một nhiệm vụ.
- Dự kiến thời gian cho nhóm hoạt động hay báo cáo.
- Dự kiến tình huống xảy ra như gặp sự cố trong thí nghiệm và có hướng giải quyết.
- Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị, phương tiện dạy học: giấy, bảng, nam châm, tranh
ảnh....Giáo viên phải kiểm tra mức độ chính xác của chúng.
Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm khi tiến hành thí nghiệm:
Giáo viên thực hiện các qui trình theo kế hoạch sau:
- Chia nhóm và cho các nhóm xác định mục tiêu thí nghiệm.
- Giao dụng cụ thiết bị cho các nhóm.
- Cho các nhóm tiến hành lắp dụng cụ theo sơ đồ hay hình vẽ.
- Giáo viên kiểm tra sau đó cho các nhóm tiến hành thí nghiệm.
Giáo viên quản lý chặt chẽ, giám sát và giúp đỡ các nhóm, cụ thể như sau:
- Theo dõi các nhóm.
- Kịp thời giúp đỡ nhóm chưa hiệu quả.
- Trực tiếp giải đáp thắc mắc của học sinh trong nhóm.
Tổng kết trước lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung
- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong
bài
- Mặc khác giáo viên cần xác định mối quan hệ giữa thầy và trị, động viên,
khuyến khích và kịp thời khen gợi các em nhằm tạo khơng khí sinh động, giúp các em tự
tin và u thích mơn học hơn.
* Học sinh phải xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu trong hoạt động, tham gia tích cực
thực hiện nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong nhóm khi được phân cơng:
- Mỗi một thành viên không nhất thiết phải đảm nhận một nhiệm vụ mà có thể
thay phiên nhau thực hiện: nhóm trưởng, thư kí, bạn quan sát, bạn lắp thí nghiệm...sau đó
cùng nhau thảo luận thống nhất kết quả trong nhóm.
- Thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng
nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể
nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những
gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận một cách
thụ động từ giáo viên.
c) Tổ chức cho học sinh thảo luận một vấn đề khó và phức tạp
Giáo viên:
- Phân loại học sinh theo trình độ, khả năng tiếp thu, khả năng thực hiện của các
em.
- Nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm
- Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt
- Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ
một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp
- Phân loại ý kiến, làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
- Cho nhóm học sinh khá giỏi tự suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học để tìm ra
câu trả lời.
- Đưa ra câu trả lời ở dạng điền khuyết hoặc câu trả lời nhiều lựa chọn cho nhóm
học sinh yếu kém
- Chọn lọc hệ thống câu hỏi phù hợp ( nếu học sinh gặp khó khăn giáo viên
gợi ý thêm thông tin gần và dễ hiểu )
- Theo dõi, động viên học sinh yếu tham gia ý kiến trong nhóm mình.
- Dành thời gian cho bạn khác trong nhóm bổ sung ( nếu cần )
- Cho học sinh nhận xét đối chiếu thống nhất kết quả giữa các nhóm.
- Chọn kết quả của nhóm hồn chỉnh nhất.
- Động viên, khen thưởng nhóm thực hiện tốt, khích lệ nhóm chưa đạt.
Học sinh:
- Biết vận dụng kiến thức để thảo luận trong nhóm, đưa ra ý kiến và bảo vệ ý kiến
của nhóm mình.
- Hợp tác lựa chọn thống nhất kết quả chính xác nhất của nhóm mình để báo cáo
trước tập thể lớp.
- Kết quả của các nhóm sẽ được các nhóm nhận xét, bổ sung và thống nhất.
III. KẾT QUẢ
Qua thực hiện biện pháp trên, tôi nhận thấy học sinh ngày một tích cực, chủ động
hơn, cũng nhờ đó mà chất lượng học tập mơn vật lí tăng lên rõ rệt. Từ những học sinh thụ
động, nhúc nhát, lười biếng bây giờ các em đã tự tin, tích cực và chủ động hơn trong học
tập.
Đa số học sinh thích thú, say mê mơn học, hầu hết các em thấy được những ứng dụng
của mơn vật lí và biết vận dụng vào cuộc sống và thực tế.
Biểu hiện như sau:
Biểu hiện
Học sinh thụ động
Học sinh tích cực, chủ động
- Học là qúa trình kiến tạo; tìm tịi,
- Học là qúa trình tiếp thu và lĩnh khám phá, phát hiện, luyện tập,
Quan niệm
hội, qua đó hình thành kiến thức, khai thác và xử lý thông tin,… tự
kĩ năng, tư tưởng, tình cảm.
hình thành hiểu biết, năng lực và
phẩm chất.
- Nhận thức được thông qua các
- Tiếp nhận tri thức thông qua nội
Bản chất
hoạt động tổ chức của giáo viên từ
dung có sẵn
đó tự tìm ra chân lí.
Mục tiêu
Nội dung
- Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo. Học để đối phó với
thi cử. Sau khi thi xong những
điều đã học thường bị bỏ quên
hoặc ít dùng đến.
- Từ sách giáo khoa
Phương pháp
- Tiếp nhận kiến thức một chiều,
học vẹt.
Hình thức tổ
chức
- Cố định, học trong tập ghi
- Chú trọng hình thành các năng
lực (sáng tạo, hợp tác,…), cách
học. Học để đáp ứng những yêu cầu
của cuộc sống hiện tại và tương lai.
Những điều đã học cần thiết, bổ ích
cho bản thân.
- Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK,
sách tham khảo, ĐDDH, CNTT, ,
thí nghiệm, thực tế…gắn với: vốn
hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu
và những vấn đề quan tâm
- Tìm tịi, điều tra, giải quyết vấn
đề; học tương tác.
- Linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí
nghiệm, ở hiện trường, trong thực
tế…, học cá nhân, học đơi bạn, học
theo cả nhóm, cả lớp.
IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
Qua kinh nghiệm giảng dạy “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động của học sinh trong tiết học vật lí” có thể ứng dụng được cho các khối lớp dạy
học bộ mơn Vật Lí.
V. KẾT LUẬN
Qua biện pháp trên chúng tôi thấy rằng việc tổ chức cho học sinh học tập tích cực,
chủ động trong hoạt động cá nhân kết hợp với làm viện theo nhóm là phù hợp với việc
đổi mới phương pháp dạy và học. Vì vậy trong quá trình dạy học chúng ta cấn nắm tình
hình và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh để kịp thời thay đổi phương pháp cho
phù hợp với đặc trưng bộ môn cũng như từng đối tượng học sinh.
Phương pháp này giúp cho học sinh rèn luyện thêm khả năng tự học, tự nghiên
cứu giúp các em nắm vững kiến thức, tạo mối quan hệ qua lại giữa học sinh với học
sinh, các em được chia sẽ, học hỏi lẫn nhau, phát huy tích cực, chủ động và sáng tạo
trong học tập, rèn cho các em một số kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói và diễn đạt, kỹ năng
giải quyết vấn đề, kỹ năng báo cáo ....
Trên đây là một số kinh nghiệm được tích luỹ qua q trình dạy học bộ mơn. Giáo
viên cần tìm tịi nghiên cứu sâu hơn nữa về bộ mơn vật lí. Từ đó đưa ra một số phương
pháp thích hợp để thuận tiện trong việc dạy và học một cách chính xác, dễ hiểu, tạo mối
quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giúp các em tự tin, tích cực, chủ động học tập hơn.
Chánh An, ngày 15 tháng 10 năm 2011
Giáo viên
Duyệt của BGH
Huỳnh Kim Trà