Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bai 12 Em yeu hoa binh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.99 KB, 5 trang )

Ngày 29 tháng 9 năm 2018
ĐẠO ĐỨC LỚP 5
BÀI 12: EM YÊU HÒA BÌNH (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học:
- Về kiến thức:
+ Nêu được những điều tốt đẹp mà hòa bình đem lại cho trẻ em.
+ Biết được giá trị của hòa bình và trẻ em có quyền sống trong hòa bình.
- Về kĩ năng:
+ Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hàng ngày
+ Trách nhiệm tham qua các hoạt động bảo vệ hòa bình.
- Về Thái độ:
+ Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả
năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
+ Quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa
và lên án những kẻ phá hoại hòa bình, gây chiến tranh.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học (chuẩn bị)
1. Tài liệu
- Sách giáo khoa đạo đức lớp 5
- Sách giáo viên đạo đức lớp 5
2. Phương tiện dạy học
- GV: Tranh ảnh minh họa (như sgk đạo đức lớp 5/37 – 38) và ảnh về nạn nhân chất
độc da cam
- HS: Hoa học tập
III. Các hoạt đợng dạy học chủ ́u
1. Ởn định tổ chức: Hát, kiểm tra sỉ số (1p)


2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
- Tiết trước các em học bài gì?
Em yêu tổ quốc Việt Nam


- Câu nào dưới đây thể hiện tình yêu quê hương?
A. Không thích về thăm quê
B. Chỉ cần tham gia xây dựng ở nơi mình đang sống.
C. Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa
- Khi đến ủy ban nhân dân xã (phường):
A. Chào hỏi khi gặp các bác cán bộ Ủy ban nhân dân xã (phường).
B. Nói chuyện to trong phòng làm việc.
C. Không xếp thứ tự để đợi giải quyết công việc.
3. Bài mới: Giới thiệu bài(2p)
- Cả lớp cùng hát bài: “Em yêu hòa bình"
+ Bài hát nói lên điều gì?
Nói về trái đất tươi đẹp
+ Để trái đất mãi mãi hoà bình, tươi đẹp chúng ta cần phải làm gì? Đó là nội dung
bài học hôm nay.”Em yêu hòa bình”

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (13p)
*Mục tiêu: Hiểu được những hậu quả do chiến
tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hòa
bình.
*Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát các tranh ảnh về cuộc
sống của trẻ em và nhân dân các vùng có chiến
tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi:
+ Em thấy những gì trong những bức tranh
đó?


- HS quan sát tranh ảnh và trả lời:

+ Hậu quả tàn khốc của chiến
tranh, nhân dân và nhất là trẻ em bị
thương vong.


- YC HS đọc thông tin trang 37,38 SGK và
thảo luận:
+ Em có nhận xét gì về cuộc sống của người
dân, đặc biệt là trẻ em, ở vùng có chiến tranh?

- HS đọc thông tin SGK và thảo
luận.
- Cuộc sống của người dân ở vùng
có chiến tranh rất khổ cực. Nhiều
trẻ em phải sống trong cảnh mồ côi
cha, mẹ, bị thương tích, tàn phế...
Nhiều trẻ em ở độ tuổi thiếu niên
phải đi lính….
- Chiến tranh để lại hậu quả lớn về
người và của như:

+ Chiến tranh gây ra những hậu quả gì?

+ Mang đến nhiều bệnh tật.

Kết hợp cho HS xem thêm tranh ảnh về các
nạn nhân chất độc da cam.


+ Người dân phải sống trong nghèo
đói, khổ cực.
+ Cướp đi nhiều sinh mạng
+ Thành phố làng mạc bị phá hoại,
tàn phá
+ HS không được đến trường…

+ Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi
người đều được sống trong hoà bình chúng ta
cần phải làm gì?

GV nhận xét
*Kết luận: Chiến tranh đã gây ra nhiều đau
thương, mất mát. Đã có biết bao người dân vơ
tội phải chết, trẻ em thất học, đói nghèo, bệnh
tật… Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ
hoà bình, chống chiến tranh.
Hoạt đợng 2: Bày tỏ thái độ.(BT1 SGK/39)
(5p)
*Mục tiêu:HS biết trẻ em có quyền được sống
trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia bảo
vệ hòa bình.

- Chúng ta phải cùng sát cánh bên
nhau cùng nhân dân thế giới bảo vệ
hoà bình, chống chiến tranh….
- Lên án, phê phán cuộc chiến tranh
phi nghĩa.

- Chú ý lắng nghe, ghi nhớ.



*Cách tiến hành: PP tổ chức cho HS hoạt
động cá nhân

- HS giơ thẻ, giải thích:

a. Tán thành: Vì cuộc sống người
- GV gọi HS lần lượt đọc từng ý kiến trong bài dân nghèo khổ, đói kém, trẻ em
tập 1. Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ
thất học nhiều,…
thái độ bằng cách giơ thẻ.
b. Không tán thành: Vì trẻ em các
- GV mời một số HS giải thích lí do sau mỗi ý nước bình đẳng, không phân biệt
kiến.
chủng tộc, giàu nghèo đều có
quyền sống trong hòa bình.
c. Không tán thành: Nhân dân các
nước có trách nhiệm bảo vệ hòa
bình nước mình và tham gia bảo vệ
hòa bình thế giới.
d. Tán thành: Vì tất cả chúng ta
điều phải có trách nhiệm tham gia
vào các hoạt động bảo vệ hòa bình
phù hợp với khả năng của mình.
- Lắng nghe
- GV kết luận: Các ý kiến(a), (d) là đúng; các
ý kiến (b), (c) là sai. Trẻ em có quyền được
sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham
gia bảo vệ hoà bình.

Hoạt đợng 3: Hướng dẫn học sinh làm bài
tập. (10p): PP thảo luận nhóm
*Mục tiêu: HS hiểu được những biểu hiện của
lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hòa bình.
Làm bài tập 2 SGK.
- Yêu cầu HS tìm những việc làm thể hiện
lòng yêu hoà bình.

- HS làm việc nhóm. Đại diện
nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Vì sao em chọn việc làm đó? Vì sao em
không chọn?
- GV chốt lại : Các việc làm b, c thể hiện lòng
yêu hoà bình.
- GV kết luận : Để bảo vệ hoà bình, trước hết
mỗi người chúng ta cần phải có lịng u hoà
bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống

- Lắng nghe.


hàng ngày, trong các mối quan hệ giữa con
người với con người, giữa các dân tộc, quốc
gia này với các dân tộc, quốc gia khác, như
các hành động, việc làm : Biết thương lượng,
đối thoại để giải quyết mâu thuẫn. Đoàn kết,
hữu nghị với các dân tộc khác.
Làm bài tập 3 SGK.

- YC học sinh thảo luận theo nhóm để tìm ra
những hoạt động bảo vệ hoà bình.

- Em đã tham gia vào những hoạt động nào
trong những hoạt động vừa nêu trên?

- HS thảo luận nhóm . Các nhóm
làm vào bảng nhóm báo cáo kết
quả…
- Học sinh tự nêu ý kiến của mình:
VD: Vẽ tranh về chủ đề “Em yêu
hòa bình”, Viết thư gửi quà ủng hộ
trẻ em và nhân dân các vùng có
chiên tranh...
- Lắng nghe

- GV kết luận, khuyến khích HS tham gia các
hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả
năng.

-2 HS

- GV gọi HS đọc mục ghi nhớ SGK: “Trẻ em
có quyền được sống trong hòa bình và có
trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ
hòa bình phù hợp với khả năng.”
4. Củng cố, dặn dò (1p)
- Em vừa học xong bài gì?
- Trò chơi củng cố
- Dặn học sinh về nhà xem lại bài và thực hành tốt những điều đã học.

- Chuẩn bị xem trước các bài tập để học tiết 2
5. Tuyên dương, nhận xét tiết học (1p)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×