Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

TIỂU LUẬN QUAN HỆ CÔNG CHÚNG BẢN ĐỀ XUẤT CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG PR CHO THƯƠNG HIỆU WEEHOURS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.95 KB, 15 trang )

lOMoARcPSD|11029029

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BẢN ĐỀ XUẤT
CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG PR
CHO THƯƠNG HIỆU WEEHOURS

HỌC PHẦN: QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

Nhóm 6 – Lớp Marketing CLC 61A:
1. Nguyễn Thu Thảo – MSV: 11196263
2. Nguyễn Thu Thủy – MSV: 11195090
3. Lê Hiền Thục – MSV: 11194989
4. Bùi Linh Trang – MSV: 11195184
5. Dương Hiền Trang – MSV: 11195234
6. Nguyễn Minh Trang – MSV: 11195323
7. Hoàng Phương Uyên – MSV: 11196441
8. Vũ Việt Vinh – MSV: 11195802

GVHD: TS. Hoàng Ngọc Vinh Hạnh


lOMoARcPSD|11029029

MỤC LỤC
Chương I: Khái quát tổng quan về thị trường và doanh nghiệp........1
1. Tổng quan về thị trường .................................................................................1
2. Tổng quan về doanh nghiệp............................................................................2
3. Môi trường marketing của doanh nghiệp ...................................................4
3.1. Môi trường vi mô ........................................................................................4


3.2. Môi trường vĩ mô ........................................................................................5
Chương II: Xác định vấn đề và cơ hội PR ................................................6
1. Tổng quan hoạt động truyền thông-PR của doanh nghiệp .................6
2. Đánh giá hoạt động Truyền thông của Doanh nghiệp .........................7
Chương III: Đề xuất hoạt động PR..................................................................8
1. Hoạt động PR với cộng đồng – khách hàng ..........................................8
1.1. Vấn đề và mục tiêu PR ...........................................................................8
1.2. Chiến lược tiếp cận .....................................................................................9
1.3. Chi tiết triển khai kế hoạch..................................................................10
2. Hoạt động PR đối với báo chí ...................................................................12
3. Hoạt động PR đối với nhà đầu tư...........................................................12
4. Hoạt động PR nội bộ......................................................................................12
5. Phương pháp đánh giá hiệu quả của chiến dịch.................................12
5.1. Budget ...............................................................................................................12
5.2. Phương pháp đo lường hiệu quả..........................................................12


lOMoARcPSD|11029029

Chương I: Khái quát tổng quan về thị trường và doanh nghiệp
1. Tổng quan về thị trường
Kính mắt - mặt hàng phụ kiện nằm trong ngành hàng Thời trang đang nhận
được nhiều sự quan tâm từ các Start - up và Local Brand trẻ. Thị trường tiêu dùng
kính mắt Việt Nam là một miếng bánh màu mỡ nhờ nhu cầu sử dụng kính mắt khơng
chỉ là một dụng cụ hỗ trợ thị lực, mà còn là phụ kiện thể hiện cá tính và phong cách
của người dùng. Tính đến thời điểm hiện tại, phần lớn các sản phẩm kính mắt được
nhập khẩu từ quốc tế thay vì sản xuất và độc quyền thiết kế tại việt Nam.
Thị trường kính mắt Việt Nam được chia làm 4 phân đoạn bao gồm: kính áp
trịng (contact lenses), gọng kính (eyewear frame), trịng kính cận (spectacle lenses) và
kính râm (sunglasses). Trong đó, doanh thu đến từ gọng kính và trịng kính cận cho

đến năm nay (2021) là 245 triệu USD lớn hơn rất nhiều so với 2 phân đoạn cịn lại và
có xu hướng tăng trưởng dương đến năm 2024 với ước tính là gần 300 triệu USD.
Ngoài ra 91% doanh thu của thị trường này ở Việt nam đến từ những mặt hàng nonluxury. Hơn nữa, có thể nói, thị trường kính mắt khơng phải là thị trường thích ứng
nhanh đối với chuyển đổi số khi cho đến năm nay, 80% doanh thu đến từ các cửa hàng
offline. Về giá, giá trung bình của một gọng kính và trịng kính cận năm 2021 lần lượt
là 40.28 USD (tương đương với 924,000đ) và 38.64 USD (tương đương với 887,000đ)
cao hơn đáng kế so với kính áp trịng và kính râm. (Source: Statista)
Phân đoạn thị trường
Thị trường kính mắt chia làm 3 phân khúc chính:
 Mang tính y tế: Việt Tín là một ví dụ điển hình. Đa phần là các y bác sĩ, có
chun mơn. Người mua đến khám vì cực quan tâm đến chất lượng của lần đi
khám mắt. Phân khúc này có một chỗ đứng rất lớn trên thị trường.
 Smart Casual: Thiên về cơng năng, là những gọng kính đủ đẹp, đem lại sự thoải
mái
 Fashion: mang tính thời trang
Đa phần các thương hiệu kính mắt local (nội địa) nằm trong phân khúc 3 Thời trang. Khi nhìn vào thời trang mới thấy những hình thể như high fashion, ngầu,
high-end. Thị trường còn một khoảng trống ở giữa mà hiện mới chỉ có Global Brand
khai phá, như Owndays của Nhật Bản, về Việt Nam thông qua đại lý phân phối, với 1
gọng kính giá chừng hơn 2 triệu đồng, và khi lắp cả tròng vào lên tầm 4 triệu đồng.

1


lOMoARcPSD|11029029

WeeHours định vị trong phân khúc này, nhưng mang chất Việt Nam với giá
thành rẻ hơn. Một gọng kính của WeeHours có giá thành tầm 700 - 800 nghìn đồng,
thậm chí đi kèm default lens, tức nếu khách hàng khơng có nhu cầu nâng cấp trịng
mắt lên, thì họ có thể bước ra khỏi cửa hàng với gọng kính đeo trên mặt với tròng đã
cắt chỉ với 800.000 đồng, rất cạnh tranh về giá trên cùng phân khúc.

Định vị Smart Casual giúp Weehours về mặt DNA khác biệt với 2 phân khúc
cịn lại. Đây có thể coi như một cái "hồ xanh" trong đại dương đỏ, là vùng lãnh thổ chỉ
mình WeeHours đại diện cho local. Đó cũng là lý do khơng bao giờ WeeHours nói về
mình là high-end, thời trang, mà chỉ nói về cơng năng của sản phẩm như đeo dễ chịu,
trải nghiệm mua sắm vui vẻ, dành cho tất cả mọi người.

2. Tổng quan về doanh nghiệp
2.1. Lịch sử phát triển
Ý tưởng về thương hiệu WeeHours được xuất phát từ đầu năm 2020 và chính
thức được ra mắt vào tháng 8 năm 2020 như một đại diện hình thể cho một ngành
hàng thời trang kính mắt trong tổng công ty DTX. Trong chưa đầy 4 tháng ra mắt, vào
ngày 23 tháng 11 năm 2020, thương hiệu đã được đề cử là một trong những thương
hiệu phụ kiện xuất sắc của năm bởi tạp chí Style-Republik. Ngày 2 tháng 5 năm 2021,
WeeHours đã khai trương cơ sở thứ 2 của mình tại Hà Nội.

2.2. Tầm nhìn và sứ mệnh
Anh Nguyễn Quang Thái – CEO của DTX đã từng phát biểu: “Để một Doanh
nghiệp có thể trường tồn, thương hiệu phải được định vị ở thì tương lai chứ khơng
phải ở thì hiện tại, tức doanh nghiệp phải hiểu và dự đốn được hành vì tâm lý của thế
hệ trẻ sẽ thay đổi ra sao.” WeeHours là một brand-led company, tức là một công ty
bán lẻ chú trọng vào giá trị thương hiệu là mũi nhọn thay vì tập trung nhìn vào điểm
khác biệt của sản phẩm ở đâu và USP là gì. Từ đó, hoạt động kinh doanh của
Weehours định hướng đẩy mạnh kết nối thương hiệu, giá trị cảm xúc và theo đuổi lối
sống, giúp người trẻ định hình phong cách chứ khơng phải chỉ đưa ra thị trường những
sản phẩm tiêu dùng đơn thuần.
Tầm nhìn của Wee là trở thành thương hiệu dẫn đầu về phong cách sống, đem
lại giá trị tích cực trong cộng đồng, tiên phong trong giới trẻ. Thực hiện điều này bằng
cách mở rộng từ sản xuất đồng hồ đến kính mắt (phụ kiện), sau này sẽ là quần áo và
những mặt hàng thuộc thời trang để tạo nên 1 hệ sinh thái cho giới trẻ.


2


lOMoARcPSD|11029029

2.3. Giá trị cốt lõi
Ba gía trị cốt lõi chính của thương hiệu WeeHours xoay quanh sự:
- Vừa vặn: Sản phẩm thiết kế bởi người Việt, dành cho gương mặt Việt.
- Vừa đẹp: Với công nghệ Virtual Try-on, khách hàng có thể thử kính ngay tại nhà và
biết được đâu là màu sắc và dáng gọng phù hợp với mình.
- Vừa ví: Miễn phí vận chuyển từ Wee đến vị trí của khách hàng, vì vậy những cặp
kính sẽ đến tay với một mức giá hợp lý hơn bao giờ hết.

2.4. Nguồn lực doanh nghiệp
Cơ sở vật chất
Thương hiệu Weehours hiện tại có một cửa hàng bán lẻ ở thành phố Hồ Chí
Minh và một cửa hàng bán lẻ ở thủ đơ Hà Nội với diện tích trung bình 90 m2 cùng với
xưởng thiết kế vvaf gia cơng kính mắt riêng cho thương hiệu. Ngồi ra, website chính
thức của WeeHours tại weehours.vn là nơi nhận những đơn đặt hàng online. Trong
năm 2021, thương hiệu này dự tính sẽ mở thêm 5 cửa hàng offline.
Tài chính
Mỗi cửa hàng của Weehours đều có thể đạt điểm hịa vốn từ 5-7 tháng so với
chuỗi bán lẻ truyền thống là từ 1-2 năm; trung bình một ngày startup có 10-15 khách
hàng, hiện đã có 2 cửa hàng, một ở Hà Nội và một ở TP.HCM, doanh thu một tháng
900 triệu, lợi nhuận 15% (khoảng 135 triệu) và giá trị một giỏ hàng trung bình là 1
triệu đồng. (Hiện, cơng ty có 25 nhân cơng, lương từ 5-7 triệu đồng, chi phí cửa hàng
chiếm khoảng 20%, tương ứng 180 triệu đồng). Các cấu phần còn lại gồm:
- Chi phí vận hành tại cửa hàng, bao gồm tiền thuê mặt bằng: 20% doanh thu
- Giá vốn: 30%
- Chiết khấu: 5 - 10%, tùy chiến lược kinh doanh

- Chi phí marketing: 15%
Làm nên dấu ấn ngay chính từ thời điểm kinh tế vẫn đang chịu ảnh hưởng của
đại dịch COVID-19, việc có được 2 cửa hàng tại 2 thành phố lớn nhất Việt Nam cùng
mức độ tăng trưởng 12%/tháng là một thành công đáng ghi nhận của WeeHours.
Có thể thấy, trải nghiệm khơng thật sự hồn hảo trên Shark Tank sẽ không làm
chùn bước startup đầy tiềm năng này trên chặng đường sắp tới khi đã lọt vào tầm
ngắm của một số quỹ đầu tư trong và ngoài nước.
3


lOMoARcPSD|11029029

Nhân lực
Đội ngũ trẻ (từ 2002) với năng lực sáng tạo lớn và cùng chung mindset cởi mở
về công việc. Môi trường làm việc của Weehours xây dựng cũng tương tự như
Curnon: đầu tư vào văn hoá làm việc, phong cách làm việc của nhân viên. Nhân lực
trẻ - sáng tạo - thực hiện campaign inhouse - cắt giảm chi phí th agency bên ngồi.

3. Mơi trường marketing của doanh nghiệp
3.1. Môi trường vi mô
Đối thủ cạnh tranh
Hiện tại WeeHours đang phải cạnh tranh với các thương hiệu kính nội địa khác
dành cho giới trẻ như là Seeson, Shigeru, Farello, DOK CRAZY Official, ..., với 2 đối
thủ chính là Seeson và Farello - có chung tệp khách hàng là genZ với lối sống hiện đại
và cá tính. So với các đối thủ cạnh tranh, WeeHours có thế mạnh về mặt kết nối
thương hiệu và định hướng phong cách.
Trung gian Marketing và nhà cung cấp
Hiên nay, DTX theo mơ hình holdings, là 3 ký tự của từ Direct to Everyone,
theo mô hình DTC (Direct to Consumers - bán trực tiếp đến người tiêu dùng), một mơ
hình bán lẻ khơng q lạ lẫm ở nước ngoài nhưng chưa xuất hiện nhiều ở Việt Nam.

Mơ hình này cho phép Weehours sản xuất và phân phối trực tiếp cho khách hàng mà
không phải qua bất kì trung gian marketing nào, từ đó hạn chế chi phí về phân phối
cho hãng.
Giải thích lý do cho lựa chọn mơ hình kinh doanh này, anh Thái (CEO) cho
biết: “Retail đang thay đổi. 80 - 90% sản phẩm bán lẻ của Việt Nam (bao gồm kính
mắt) đang phân phối qua các nhà phân phối khác nhau. Thế hệ mới chiếm phần đông
trên thị trường là GenZ, các bạn sinh năm 1996 đổ lên đang chuẩn bị bước vào thời
điểm năng lực chi tiêu mạnh nhất. Chính vì vậy, thói quen và hành vi mua hàng của họ
sẽ định hướng các brands về sau dịch chuyển và sẽ có rất nhiều thay đổi trong ngành
hàng ở tương lai gần. Mong muốn của tôi cũng như các Co-Founders của DTX là
đóng góp một phần nhỏ bé vào sự thay đổi ấy.”
Công chúng
- Công chúng nội bộ: Hiện nay WeeHours đang có 3 founder cũng chính là 3 cổ đơng
của cơng ty cùng với đội ngũ trẻ (từ 2002) với năng lực sáng tạo lớn và cùng chung
mindset cởi mở về công việc.

4


lOMoARcPSD|11029029

- Giới truyền thông: Từ sau khi kêu gọi vốn tại Shark Tank Vietnam, WeeHours được
nhiều người biết đến hơn, hãng cũng chú trọng nhiều hơn về việc quan hệ vs các cánh
truyền thơng báo chí (Nhận phỏng vấn nhiều hơn, có nhiều bài viết PR về Weehour
trên các trang báo, ...).
- Người tiêu dùng: Hiện nay đối tượng công chúng quan tâm đến WeeHours là các bạn
trẻ thuộc gen Z- thế hệ sẽ là lượng lượng tiêu dùng lớn trong thời gian tới. Những
người tiêu dùng thuộc thế hệ này thường thích thể hiện bản thân, thích những cái mới,
cái trẻ và đặc biệt có nhận thức về lịng tự tôn dân tộc. Thế hệ Z hiện nay được tiếp
xúc và quen thuộc với các nền tảng social media. Đây là khách hàng mục tiêu của

WeeHours đang hướng đến.

3.2. Môi trường vĩ mô
Môi trường nhân khẩu
Trong các thành phần dân số thì gen Z - thị trường WeeHours nhắm đến đang
chiếm một phần tương đối trong cơ cấu dân số Việt Nam. Gen Z (18-24 tuổi) hiện
chiếm tới 1/7 dân số cả nước, tức là hơn 14.4 triệu người và đang dần trở thành nhân
tố chính đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số hiện nay. Tính đến năm 2025,
thế hệ Z sẽ chiếm khoảng 15 triệu người tiêu dùng tiềm năng (Nielsen). Là nhân tố
chính đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số hiện nay, genZ mang những đặc
điểm khác biệt so với các thế hệ trước như: Thanh toán online, Tương tác Online Ủng hộ giá trị Việt.
Sự chuyển dịch trong môi trường nhân khẩu này tác động không nhỏ đến định
hướng kinh doanh của WeeHours, giúp thương hiệu tìm ra phân khúc tiềm năng để trở
thành lực lượng khách hàng trung thành cho Doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế
Nền kinh tế tăng trưởng dương với sự ổn định đáng kinh ngạc kể cả khi đại
dịch Covid kéo dài đã tạo động lực để WeeHours kiên định với kế hoạch ra mắt các
dịng sản phẩm mới, chi nhánh mới của mình trong 2021. Đồng thời, đây là tín hiệu
tốt cho thấy sẽ có một lượng lớn người dùng tiềm năng sẵn sàng chi trả cho các sản
phẩm chất lượng cao để phục vụ đời sống của mình.
Mơi trường cơng nghệ
Với sự phát triển của thời đại 4.0 tiệm cận 5.0, công nghệ AI có tốc độ tăng
trưởng và kiến tạo nhanh vượt bậc so với các thập kỷ trước. Hơn hết, về công nghệ
virtual, các nhà đồng sáng lập của Weehours đã tự hào mang đến một giải pháp công

5


lOMoARcPSD|11029029


nghệ giúp các bạn trẻ dễ dàng hơn khi mua kính online - trở thành thương hiệu kính
mắt
tiên phong trong việc đem đến trải nghiệm ảo cho khách hàng. Đó là dùng cơng nghệ
đặt các mẫu kính lên khn mặt khách hàng, có thể xem là phịng thử kính online, giải
quyết được vấn đề lớn nhất khi mua kính online là độ phù hợp với gương mặt. Đây là
một điểm chạm lớn mà WeeHours nỗ lực phát triển và biến nó thành mũi nhọn của
Doanh nghiệp, nhằm cung cấp trải nghiệm cho khách hàng một cách tối đa.
Môi trường văn hóa-xã hội
Kinh tế phát triển kéo theo sự biến đổi khơng ngừng của văn hố - xã hội nhằm
giúp Việt Nam hội nhập nhanh hơn với thế giới. Từ đó, lối sống và chuẩn mực của con
người về cái đẹp cũng thay đổi một cách đáng kể. Mọi người có cái nhìn cơng bằng
hơn, nhưng cũng tinh tế hơn trong các lựa chọn và ngày càng sáng suốt khi tiêu dùng.
Họ khơng chỉ lựa chọn sản phẩm với các tính năng nổi trội mà cịn cần thể hiện cá tính
bản thân, đẳng cấp xã hội, và đặc biệt hơn nữa là ưu tiên các sản phẩm nội địa nhờ các
chính sách khuyến khích “Người Việt dùng hàng Việt” cũng như sự cách tân trong
nhận thức, đẩy lùi “sính ngoại” của người Việt Nam.

Chương II: Xác định vấn đề và cơ hội PR
1. Tổng quan hoạt động truyền thông-PR của doanh nghiệp
Weehours sử dụng đa dạng nền tảng Mạng xã hội và Website để xây dựng nội
dung và hình ảnh bắt mắt nhằm truyền thơng cho sản phẩm. Nhìn chung, đội ngũ luôn
nỗ lực xây dựng câu chuyện thương hiệu gắn với từng BST. Tuy vậy, hoạt động PR
còn hạn chế và chưa có chiến dịch thực sự lớn nào được đầu tư để tạo làn sóng viral
cho thương hiệu. Xét về hoạt động PR, hình ảnh WeeHours xuất hiện trước công
chúng và nhận được sự chú ý nhất là qua Chương trình Shark Tanks, tuy nhiên thất bại
ở vịng gọi vốn chưa đem lại nhiều tiếng vang tích cực ở chiến lược này. Bên cạnh đó,
nhiều bài báo đề cập đến WeeHours với định hướng kinh doanh hiện đại và các hoạt
động truyền thông mới mẻ nhưng chưa thực sự viral và mang tính lâu dài.

6



lOMoARcPSD|11029029

2. Đánh giá hoạt động Truyền thông của Doanh nghiệp
Mô hình SWOT
Điểm mạnh

Điểm yếu

- Xây dựng giá trị thương hiệu
(Branding) như 1 thương hiệu thuần Việt
dựa trên hình ảnh hiện đại và năng động,
cùng với điểm chạm quan trọng: phòng
thử kính online- nền tảng cơng nghệ để
giải quyết "painpoint" lớn nhất của thị
trường kính mắt online đang là những
điểm mà WeeHours đã làm khá tốt, tạo
ra được sự khác biệt nhất định với nhóm
đối thủ cạnh tranh.

- Tuy nhiên, Influencers được lựa chọn
chưa thực sự có sức ảnh hưởng trên thị
trường, và không đem lại kết quả đáng
mong đợi.

Cơ hội

Thách thức


- Mặc dù điểm chạm của các chiến dịch
tập trung vào nền tảng cơng nghệ nhưng
độ phủ sóng cịn thấp, chưa có chiến
dịch PR hay truyền thơng nào lớn.

- Những thiết kế trên các nền tảng mạng
xã hội chưa thể hiện rõ nội dung, thơng
- Các chiến dịch đều có sự xuất hiện của điệp chiến dịch và chưa có khả năng lan
khá nhiều influencers nhằm tăng độ tỏa thông điệp đó đến phạm vi rộng hơn.
nhận diện cũng như phạm vi của các
- Phần thiết kế có phần lấn át nội dung.
chiến dịch.
- Sự chuyển dịch mạnh mẽ trong hành vi
tiêu dùng của Gen Z so với những thế hệ
trước tạo cơ hội cho thương hiệu có tầm
nhìn và có thể thực hiện những chiến
dịch, hoạt động mới mà khơng bị gị bó
bởi những khái niệm cũ.

- Chi phí marketing cần được tối ưu
- Các chương trình, hoạt động nhắm đến
sức khỏe/thị lực cộng đồng cần được
triển khai sớm để khơng bị mất vị trí tiên
phong.

- Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của
WeeHours nhắm đến thời trang chứ
không tập trung vào các hoạt động,
chương trình nhắm đến sức khỏe/thị lực
cộng đồng.


7


lOMoARcPSD|11029029

Chương III: Đề xuất hoạt động PR
1. Hoạt động PR với cộng đồng – khách hàng
1.1. Vấn đề và mục tiêu PR
Nhận thấy tiềm năng về mặt thương hiệu cũng như kết nối với người dùng, đây
là thời điểm thích hợp để đưa WeeHours đến với công chúng ở phạm vi rộng hơn. Một
hoạt động PR được đầu tư hoàn chỉnh ở thời điểm này, với quy mô lớn hơn và khai
thác insight - painpoint từ nhóm khách hàng mục tiêu có thể đem đến những giá trị
tích cực mang tính lâu dài cho Doanh nghiệp.
Vấn đề đặt ra:
Người trẻ hiện nay có tỷ lệ cận thị rất cao với hàng loạt nguyên nhân như lạm
dụng công nghệ, tư thế ngồi học, không khám mắt định kỳ, chế độ dinh dưỡng,...
Nhưng họ chưa nhận thức được tác hại hoặc tìm cách khắc phục điều này. Bên cạnh
đó, cũng chưa có thương hiệu nội địa nào có khả năng khắc phục vấn đề này, thay vào
đó chỉ tập trung quảng cáo về tính năng cũng như tính thời trang của sản phẩm kính
mắt.
Nhận thức được điều này, WeeHours khi thực hiện chiến dịch với mục tiêu:
Nâng cao nhận thức về sức khoẻ thị lực và truyền tải lối sống tối giản, lành
mạnh. Từ đó xây dựng cảm tình thương hiệu, xây dựng cộng đồng Gen Z có chung
quan điểm và nỗi niềm.
Xác định cơng chúng mục tiêu
Nhìn chung, cơng chúng mục tiêu mà chiến dịch hướng đến sẽ là genZ nói
chung - những cư dân sống cùng cơng nghệ và có ln cho mình cuộc sống riêng trên
thế giới ảo. Cơng chúng mục tiêu cịn bao gồm nhóm khách hàng tiềm năng cho các
sản phẩm của WeeHours, cũng như tiềm năng kết nối lâu dài, trở thành những khách

hàng trung thành của thương hiệu hoặc trở thành thành viên của cộng đồng
WEEPeople.


Độ tuổi: Gen Z (16 - 25)



Giới tính: Nam, nữ, LGBTQ+



Tâm lý: Cởi mở, hiện đại, hoà đồng, muốn hợp thời


Hành vi tiêu dùng: sẵn sàng chi trả khoản tiền lớn cho những vật dụng hữu ích
và “đắt xắt ra miếng”, không chi tiêu vụn vặt tràn lan.

8


lOMoARcPSD|11029029


Cá tính: phong cách smart-casual - đời thường, chỉn chu và thông minh, theo
đuổi sự tiện lợi, hiện đại và hữu ích cho cuộc sống.


Điều kiện sống và mơi trường: gia đình trung lưu trở lên.




Nhóm tham khảo: bạn bè, các KOLs - influencer về phong cách sống.

Sản phẩm lựa chọn
Lựa chọn BST “Nhẹ đầu” trở thành điểm nhấn (Visual - Center) dẫn dắt chiến dịch
Khái quát về các sản phẩm trong BST “Nhẹ đầu”:
- Đặc tính: Làm từ chất liệu cao cấp - Nhựa Acetate - nhựa nhiệt dẻo cứng nhất, có
trọng lượng nhẹ, khả năng chịu mài mịn và độ bền cao. Có thể lắp được mắt kính có
độ cận cao, tính năng vượt trội so với kính kim loại
- Nguồn gốc: Việt Nam
- Thiết kế: Thiết kế độc quyền của Weehours. Mẫu mã kính trẻ trung, phù hợp với
khuôn mặt người Việt, dễ đeo, dễ chọn (nhẹ đầu) và thanh thoát, tối giản.
- Sự đơn giản và tính linh hoạt: có thể thoải mái đeo suốt cả ngày, trong mọi trường
hợp.
- Câu chuyện sản phẩm: Thông điệp về lối sống đơn giản, tích cực giữa áp lực, định
kiến của người trẻ.
- Bộ sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm: Gọng kính, hộp kính Weehours, miễn phí đo
mắt+lắp trịng kính; Chính sách bảo hành trong 1 năm miễn phí với các lỗi từ NSX,
chính sách đổi trả trong 3 ngày.

1.2. Chiến lược tiếp cận
Dựa trên sự thấu hiểu của thế hệ tiêu dùng mới (Gen Z) cũng như dựa trên
nguồn lực của Doanh nghiệp, Weehours mong muốn xây dựng Chiến dịch PR Truyền thông nhằm xây dựng Cộng đồng tích cực giúp giới trẻ nhận thức được giá trị
của phong cách sống và tầm quan trọng của sức khoẻ, kết nối với nhau bằng sự cảm
thông và được truyền cảm hứng để theo đuổi lối sống tối giản, lạc quan.

Vai trò thương hiệu
Weehours lựa chọn tạo nên một chương trình thiện nguyện với ngân sách tối
giản nhưng ý nghĩa và một làn sóng nội dung trên mạng xã hội, định hướng usergenerated, từ đó


9


lOMoARcPSD|11029029

-Trở thành thương hiệu tiên phong cho phong cách sống tối giản, tiện lợi và cung cấp
sản phẩm vừa thời trang, vừa bảo vệ đơi mắt.
- Là thương hiệu kính mắt tiên phong cho chiến dịch nâng cao sức khỏe/thị lực cộng
đồng và thiện nguyện.
- Là sản phẩm thuần Việt Top-Of-Mind trong lịng giới trẻ mỗi khi có nhu cầu sử dụng
kính mắt.

Insights
Tơi nhận thấy những vấn đề về sức khoẻ do lối sống mất cân bằng nhưng chưa có ý
định thay đổi để chăm sóc bản thân đúng cách
Tơi cảm thấy áp lực đồng trang lứa, áp lực định kiến xã hội chồng chất nhưng khơng
có ai để chia sẻ, từ đó cơ đơn, lạc lõng với vấn đề của mình.

Big idea
MẮT SÁNG - “CỘT SỐNG” NHẸ NHÀNG
Giải thích về Ý tưởng lớn:
Lấy cảm hứng từ teencode “cột sống” của genZ, WeeHours mong muốn dẫn đầu xu
hướng giới trẻ với hình ảnh gần gũi, tích cực. Đem đến sản phẩm kính mắt khơng
những thời trang mà cịn giúp điều chỉnh những vấn đề về cơ thể.
Đơi mắt cịn là cửa sổ tâm hồn, WeeHours truyền cảm hứng cho những tâm hồn vui
vẻ, tích cực từ đó cuộc sống cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.

Key message
Key message: Lighten eyes - Lighten mind

Tagline: #mắtsáng #cộtsốngnhẹnhàng

1.3. Chi tiết triển khai kế hoạch
- Social media
Chiến dịch challenge chụp ảnh với kính + đeo khẩu trang để qun góp hỗ trợ trẻ em
khiếm thị.
Thơng điệp truyền tải: dù hoàn cảnh nào, dù áp lực chồng chất, dù chỉ lộ nửa mặt: bạn
vẫn có thể toả sáng và xinh đẹp khi ánh mắt tràn đầy năng lượng. Chính vì ánh mắt
biểu đạt vẻ đẹp tâm hồn nên nó cần được chăm sóc, đầu tư.
Cách thức: Đăng tải hình ảnh lên mxh theo format:

10


lOMoARcPSD|11029029

Muốn đeo kính vào để nhìn rõ: … nhất
Lời nhắn đến với các em nhỏ bị khiếm thị (optional):
Hashtag #mắtsáng # cộtsốngnhẹnhàng #WEEPeople
Ảnh sẽ được lưu giữ vào BST WEEPeople và được gửi đến tổ chức Vietnam and
Friends kèm với những lời nhắn.
Mỗi bức ảnh đăng lên tương đương đóng góp 10.000đ vào quỹ Ủng hộ Vietnam and
Friends (VAF) - NGO Recruitment Vietnam - Tổ chức Phi lợi nhuận hỗ trợ trẻ em
khiếm thị.
Supporting tactics: Sử dụng Kols chụp vs kính Wee để dẫn dắt trào lưu, Báo chí đưa
tin về chiến dịch
- Content hub
Cách thức: Social discussion với các lượng thảo luận tự nhiên về áp lực cuộc sống,
peer pressure, sự vô tâm của người trẻ với sức khoẻ (đặc biệt là thị lực).
Thông điệp:

- Truyền cảm hứng sống tích cực, yêu bản thân từ những hoạt động chăm sóc bản
thân, chú ý sức khoẻ, khơng phải quần áo, son phấn, …
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ đơi mắt
Vai trị của WEE: lên nội dung và dẫn dắt các chủ đề để genZ bàn luận
Supporting Tactics: Sử dụng KOLs, Seeding page/group đăng bài kèm hashtag chiến
dịch, mở các topic giúp giới trẻ thảo luận tự nhiên.
- Activation
Điểm chạm thương hiệu qua nền tảng Instagram: Thiết kế Filter “Thử kính cùng Wee”
+ Cách thức:
Người chơi giữ nút quay, lần lượt 4 loại kính của BST nhẹ đầu sẽ nhảy, người chơi thả
tay (dừng quay) lúc mẫu kính nào xuất hiện, sẽ có hình ảnh mình đeo chiếc kính đó.
Sau đó người chơi tag WEE vào story của mình cùng hashtag #motdoimatsang
+ Vai trị của WEE:
Reup các hình ảnh của người chơi, tổng hợp thành 1 BST WEEPeople
Kêu gọi đến trang web của WEE trải nghiệm dịch vụ thử kính online để lựa chọn
chiếc kính phù hợp nhất với mình.

11


lOMoARcPSD|11029029

2. Hoạt động PR đối với báo chí
Giữ mối liên kết với các tờ báo có chung đối tượng hướng đến cũng như đã, đang
đồng hành với Wee xuyên suốt chiến lược truyền thông, định vị thương hiệu như
Kenh14, Baomoi, Saostar, Zingvn, ...

3. Hoạt động PR đối với nhà đầu tư
Trình bày cụ thể kế hoạch PR với các nhà đầu tư gồm chiến lược thương hiệu,
timeline chi tiết, kế hoạch thực thi để thống nhất trong việc phân bổ ngân sách.


4. Hoạt động PR nội bộ
Nhân viên chính là “công nhân sáng tạo làm nên chiến dịch”, bởi vậy WeeHours cần
khuyến khích đội ngũ Weehours cùng xây dựng các buổi họp sáng tạo brainstorm nội
dung cho các content xuyên suốt chiến dịch. Tổ chức Minigame nâng cao sức khoẻ
(thể chất và tinh thần) cũng như trao tặng Voucher mua hàng dành riêng cho nhân
viên.

5. Phương pháp đánh giá hiệu quả của chiến dịch
5.1. Budget
Nội dung

Kinh phí (đơn vị:VNĐ)

Thuê KOLs

60.000.000

Thuê thiết kế Filter

1.000.000

Thuê seeding pages/groups

21.000.000

Thuê báo chí chủ động

40.000.000


Thiện nguyện

60.000.000

Tổng

182.000.000

5.2. Phương pháp đo lường hiệu quả
Hiệu quả truyền thông
Lượng thảo luận Social Buzz
- (User Generated Content) là lượng nội dung được tạo ra bởi người dùng: 2000 bài
đăng
- Lượng thảo luận tích cực: 7 điểm
- Lượng thảo luận đề cập đến chủ đề (mắt sáng, cột sống): 50%
- Lượng người tham gia thảo luận: 1000

12


lOMoARcPSD|11029029

- Lượng thảo luận trung bình tạo bởi mỗi User: 10
- Lượng tương tác với bài đăng: 66.000
- Lượng người dùng Filter: 1500
- Lượng người truy cập và thử kính online: 500

Hiệu quả kinh doanh
Lượng người truy cập và thử kính online: 500


13



×