Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

phat trien tinh cam tham mi 5 tuoi Giao an vo tay theo tiet tau phoi hop bai hat lon len chau lai may cay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.19 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MĨ
Hoạt động: Âm nhạc
Đề tài: NDTT: Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu phối hợp bài hát:
“ Lớn lên cháu lái máy cày” Sáng tác: Kim Hữu
NDKH: Nghe hát: “Hạt gạo làng ta"
Nhạc Trần Viết Bình phới thơ Trần Đăng Khoa.
TCÂN: Ơ cửa bí mật.
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả - hát thuộc lời bài hát "Lớn lên cháu lái máy cày".
- Trẻ biết loại hình vận động" Vỗ tay theo tiết tấu" và biết cách vỗ tay theo tiết tấu
phối hợp đệm cho bài hát.
- Biết tên bài hát, tên tác giả và hiểu nội dung bài hát " Hạt gạo làng ta"
2. Kĩ năng:
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo tiết tấu phối
hợp một cách nhịp nhàng.
- Trẻ chú ý lắng nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe hát bài" Hạt gạo làng ta".
- Trẻ hiểu luật chơi và chơi tốt trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ biết ơn, yêu quý người lao động và thể hiện tình cảm đó qua các tác phẩm âm
nhạc. Biết tiết kiệm sản phẩm do người lao động làm ra bằng cách: ăn hết suất,
không làm rơi vãi thức ăn.
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động.
II. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cơ:
- Đàn organ
- Phách gõ.
- Slide hình ảnh về người nông dân..
- Nhạc không lời bài hát: Lớn lên cháu lái máy cày; Hạt gạo làng ta; Chú bộ đội;
Bác đưa thư vui tính; Cháu u cơ chú cơng nhân.


- Nhạc có lời: Hạt gạo làng ta.
- Powpoint hình ảnh: Chú bộ đội, bác đưa thư, chú công nhân, máy cày và em bé.
+ Đồ dùng của trẻ:


- Xắc xô, phách gõ.
- Mũ các nốt nhạc đủ cho trẻ.
- Cây lúa.
III.Tiến hành hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
* Hoạt động 1: Ổn định lớp- tạo hứng thu- giới
thiệu bài:
- Cho trẻ quan sát hình ảnh về người nơng dân.
- Trò chuyện.
+ Các con vừa xem đoạn phim về ai?
+ Các Bác nông dân làm việc như thế nào?
+ Vậy để Bác nơng dân đỡ vất vả thì cần làm gì?
Giáo dục: Các Bác nơng dân rất vất vả mới làm ra
hạt thóc, hạt gạo. Vậy các con phải biết trân trọng
và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm do Bác nông dân
làm ra bằng cách phải ăn hết suất, khi ăn các con
không làm rơi vãi thức ăn các con có làm được
khơng.
- Giới thiệu: Cơ có một bài hát nói về sự vất vả của
các Bác nơng dân đã được giảm nhẹ khi sử dụng
máy cày thay cho sức kéo của con trâu. Các con
lắng nghe xem đó là bài gì nhé!
+ Cơ đàn giai điệu bài hát "Lớn lên cháu lái máy
cày" cho trẻ nghe và đoán tên bài hát, tên tác giả?
- Cho cả lớp hát lại bài hát.

Hoạt động 2: Hướng dẫn:
* Vận động: Vỗ tay theo tiết tấu phối hợp bài
hát: “Lớn lên cháu lái máy cày”
- Bài hát sẽ hay hơn khi chúng ta vừa hát vừa kết
hợp với vỗ tay theo tiết tấu.
+ Vậy bây giờ các con cùng lắng nghe cơ vỗ tay
theo tiết tấu và đốn xem đó là tiết tấu gì nha?
+ Cơ vỗ tay theo các loại tiết tấu( nhanh, chậm,
phối hợp ) cho trẻ đoán xem đó là loại tiết tấu gì?
+ Theo các con với bài hát" Lớn lên cháu lái máy
cày" thì nên vỗ tay theo tiết tấu gì để bài hát được
hay hơn?
+ Cho trẻ nhắc lại cách vỗ tay theo tiết tấu phối

HOẠT ĐỘNG CỦA TRE

- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ nghe và đoán tên bài
hát.
- Cả lớp cùng hát.

- Trẻ trả lời theo hiểu biết.
- Trẻ trả lời.

- Trẻ nhắc lại cách vỗ.



hợp?( Cá nhân, cả lớp)
+ Cho trẻ vỗ tay theo tiết tấu phối hợp theo khả
năng của trẻ.
- Vậy bây giờ cả lớp mình sẽ cùng vỗ tay theo tiết
tấu phối hợp kết hợp vào bài hát.(1 lần).
- Cô vỗ mẫu lần 1.
- Lần 2: Cơ nhấn mạnh chỗ khó (Vào nhịp đầu tiên
phải đúng phách mạnh). Khi hát và vỗ tay theo tiết
tâu phối hợp các con cần chú ý: Ở câu đầu tiên
"Cháu xem cày máy" các con vỗ phách mạnh vào
từ xem, ở câu thứ hai "cày thay con trâu" các con
vỗ phách mạnh vào từ thay các con đã nhớ chưa
nào?
+ Các con vỗ thử cho cô xem nào!
- Cho trẻ thực hiện.
- Vậy bây giờ cô muốn các con sẽ hát và vỗ tay
theo tiết tấu phối hợp bài hát "Lớn lên cháu lái máy
cày" .
+ Cả lớp 1- 2 lần.
Cơ thấy cả lớp mình vỗ tay theo tiết tấu phối hợp
kết hợp vào bài hát " Lớn lên cháu lái máy cày" đã
hay rồi đấy. Để hay hơn nữa thì cơ cháu mình cùng
dùng nhạc cụ để gõ đệm nhé!
- Cho trẻ chọn nhạc cụ và về 3 tổ.

- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.

- Trẻ chú ý quan sát và lắng

nghe.

- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.

- Trẻ chọn nhạc cụ và về 3
tổ.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời.

- Cô gõ mẫu bằng nhạc cụ cho trẻ nghe.
- Cho trẻ thực hiện( lớp, tổ, nhóm, cá nhân).
Củng cố: Vừa rời các con đã vỗ tay theo tiết tấu gì
kết hợp vào bài hát?
+ Cho cả lớp cùng thực hiện lại.
- Trẻ thực hiện.
* Nghe hát "Hạt gạo làng ta".
- Giới thiệu: Để nói lên nỗi vất vả của người nơng
- Trẻ lắng nghe.
dân khi làm ra hạt gạo, có rất nhiều nhạc sĩ đã sáng
tác nhiều bài hát hay. Bên cạnh bài hát" Lớn lên
cháu lái máy cày" cô cũng có một bài hát nữa nói
về nỗi vất vả của người nơng dân đó là bài hát" Hạt
gạo làng ta" nhạc Trần Viết Bình phối thơ Trần
Đăng Khoa mà hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe
nhé!


- Hát trẻ nghe lần 1.

Giảng giải nội dung bài hát: Bài hát "Hạt gạo làng
ta" nói lên bao nỗi vất vả của người nông dân phải
chống chọi với bao hạn hán, mưa bão, bom đạn...
phải bắt sâu, bón phân...mới làm ra được hạt gạo
thơm ngon mà các con ăn hằng ngày. Vì vậy các
con nhớ phải ăn hết suất cơm, không để thừa và
không làm rơi vãi nhé!
- Lần 2: Cho trẻ nghe ca sĩ hát - cô và trẻ minh họa.
Rất nhiều ca sĩ cũng đã hát bài hát này, cô sẽ cho
các con nghe ca sĩ hát.
+ Vậy bạn nào muốn lên biểu diễn cùng cô?
- Các bạn cịn lại hãy cùng cơ Tài hưởng ứng nhé!
* Trò chơi “Ơ của bí mật”
- Cách chơi: Cơ chia cả lớp thành 3 nhóm, mỗi
nhóm sẽ có một cái xắc xơ, trên màn hình cơ có 6 ơ
cửa, mỗi ô cửa sẽ là một bức tranh nói về nội dung
bài hát. Cô sẽ mở lần lượt các ô cửa, khi cô mở 1ô
cửa và trong thời gian quy định đội nào lắc xắc xô
trước sẽ được quyền trả lời và cả lớp sẽ cùng hát
bài hát đó. Kết hợp võ tay theo tiết tấu phối hợp
( nếu phù hợp)
- Luật chơi: Đội nào lắc xắc xô trước là đội được
giành quyền trả lời trước.
- Cho trẻ chơi.
- Với bài hát " Lớn lên cháu lái máy cày" vừa rồi
các con được làm quen với hoạt động gì?
* Hoạt động 3: Kết thuc.
- Nhận xét - tuyên dương trẻ.
- Giờ học hôm nay của chúng ta đã kết thúc rồi.
Vào giờ hoạt động sau cơ sẽ cho lớp mình làm quen

thêm nhiều bài hát về bác nông dân nhé!

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ múa minh họa cùng cô.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi.
- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ nghỉ.



×