Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hà
Lớp : D2016B_GDTH
Ngày sinh: 08/12/1998
Mã sinh viên : 216102110
HÌNH THÀNH MỘT ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
THEO LỐI KIẾN TẠO
1. Giới thiệu chung về đại lượng
- Đại lượng thường gặp như : đơn vị đo độ dài, diện tích, thể tích, khối lượng,
ttíchhời gian,… Khái niệm đo đại lượng, số đo đơn vị đo và chuyển đổi đơn vị đo.
- Tiền Việt Nam (trong phạm vi các số đã học). Cách đổi tiền đơn giản, đọc, viết,
làm tính với các số đo đơn vị đồng.
- Đo thời gian, vận tốc, thời gian chuyển động, quãng đường đi được.
- Nêu mối quan hệ giữa ngày và giờ, giờ và phút, giây, thế kỉ và năm, năm và
thàng ngày. Thực hành xem đồng hồ.
- Đơn vị đo diện tích, thể tích. Thực hành đo ruộng đất và thể.
2. Quy trình tổ chức dạy học
Như chúng ta đã biết, các yếu tố đại lượng có vai trị rất quan trọng trong
quá trình học tập và đặc biệt là sự ứng dụng của nó trong thực tiễn đời sống. Tuy
nhiên trong quá trình học, về yếu tố đại lượng, người học sẽ gặp rất nhiều khó khăn
vì sự phức tạp của nó. Để hình thành nên yếu tố đại lượng cho học sinh, chúng ta
có thể tiến hành theo hai hướng. Một là, giới thiệu trực tiếp các đơn vị đại lượng
đó. Hai là, giới thiệu các đơn vị bằng cách cho học sinh tự lĩnh hội kiến thức dựa
trên những kiến thức đã có trong q trình học, vốn sống, vốn hiểu biết thực tiễn
của học sinh. Để dạy học các bài mới về yếu tố đại lượng và đo đại lượng theo
quan điểm kiến tạo cần theo quy trình gồm ba bước như sau:
Bước 1: Tiếp cận tình huống tốn học
Bước 2: Hình thành đại lượng và cách đo đại lượng
Bước 3: Vận dụng
Cũng giống như yếu tố số học, yếu tố đại lượng cũng bao gồm nhiều đơn vị
đại lượng khác nhau như: đại lượng khối lượng, đại lượng dung tích, đại lượng thời
gian,… Dưới đây, tơi xin giới thiệu cách hình thành một số đơn vị đại lượng theo
phương pháp kiến tạo (chẳng hạn, hình thành đại lượng khối lượng).
3. Nội dung cơ bản để hình thành một đơn vị đo khối lượng theo lối kiến tạo
Hình thành một đơn vị đo khối lượng theo lối kiến tạo gồm các bước sau:
- Giới thiệu đơn vị đo: g, hg, dag, kg, yến, tạ, tấn.
- Giới thiệu dụng cụ đo và cách đo: giới thiệu các loại cân và cách sử dụng
chúng.
- Hướng dẫn cách đo một vật nặng bao nhiêu bằng cân đĩa, qua đó nhấn
mạnh đơn vị đang dạy và cách ghi số đo.
- Làm các phép tính về số đo với cùng đơn vị đo và khác đơn vị đo
4. Minh hoạ bài dạy “Ki-lô-gam”
Bước 1: Giới thiệu đơn vị đo
Lý thuyết:
- Khi hình thành đơn vị đầu tiên của đại lượng là kg, GV phải nêu được cho
học sinh đặc trưng của đại lượng khối lượng. Khối lượng của một vật là vật
nặng hay nhẹ. Từ đó để HS hiểu đựợc khái niệm sơ đẳng về khối lượng của
một vật.
- Tùy vào từng đơn vị đo được hình thành mà chúng ta lựa chọn cách tiến
hành cho phù hợp. Khi hình thành đơn vị đo kg (đơn vị khối lượng đầu tiên),
ta phải giới thiệu trực tiếp thông qua vật chuẩn như quả cân chẳng hạn. Còn
đối với một số đơn vị khác, chúng ta nên giới thiệu gián tiếp thông qua các
đơn vị khác.
Hoạt động:
+ HĐ1: Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn:
GV đưa ra 1 quả cân (1kg) và một quyển vở
GV yêu cầu HS dùng một tay lần lượt nhấc 2 vật lên và trả lời xem vật nào
nhẹ hơn, nặng hơn.
HS đưa ra kết luận : Quả cân nặng hơn quyển vở.
GV đưa ra kết luận: Muốn biết vật nặng nhẹ thế nào ta cần phải cân vật đó.
Bước 2: Giới thiệu dụng cụ đo và hướng dẫn cách đo
Lý thuyết:
- Giới thiệu các loại cân và các bộ phận của cân, chủ yếu sử dụng cân bàn.
- Hướng dẫn cân: GV cần lưu ý là phải chuẩn bị một cách chu đáo trước khi
lên lớp, đặc biệt là đo thử trước khi hướng dẫn HS. Sở dĩ như vậy vì đối với
HS lớp 2, các em chưa được học về số thập phâ nên số đo của các đồ vật
chuẩn bị phải là những số nguyên.
- Cách đọc số đo và ghi số đo ở trên cân.
Hoạt động:
+ HĐ2: Giới thiệu cái cân và quả cân:
GV cho HS xem chiếc đĩa cân và để các em nhận xét về hình dạng của cân
(Cân có 2 đĩa, giữa 2 đĩa có vạch thăng bằng, kim thăng).
GV giới thiệu : Để cân các vật ta dùng đơn vị đo là ki – lô – gam. Ki – lô –
gam được viết tắt là kg.
GV cho HS xem các quả cân 1kg, 2kg, 5kg và đọc số đo ghi trên quả cân.
+ HĐ3: Giới thiệu cách cân và thực hành cân:
GV giới thiệu cách cân thông qua 1 bao gạo (1kg)
Đặt 1 bao gạo lên một đĩa cân, phía bên kia là quả cân 1kg (vừa nói vừa
làm).
HS nhận xét vị trí của kim thăng bằng, vị trí của 2 đĩa cân.
GV kết luận : Kim thăng bằng nằm ở chính giữa chứng tỏ hai đĩa cân có
khối lượng bằng nhau. Như vậy túi gạo nặng 1kg.
GV xúc một ít gạo từ trong bao ra và yêu cầu HS nhận xét về vị trí kim
thăng bằng, vị trí 2 đĩa cân.
GV kết luận : Khi xúc một ít gạo từ trong bao ra thì kim thăng bằng lệch
về quả cân 1kg, đồng thời đĩa cân trũng xuống. Điều này chứng tỏ túi gạo
nhẹ hơn 1kg.
Bước 3: Làm các phép tính về số đo
Lý thuyết:
- GV hướng dẫn giúp HS tự thực hiện được các phép tính có cùng đơn vị đo
và khác đơn vị đo dựa vào cách thực hiện các phép tính trong số tự nhiên
Hoạt động: HĐ4: Làm bài tập 1,2 trong SGK
+ HĐ 4.1: BT1:Đọc, viết theo mẫu
HS nhìn vào hình ảnh để đọc khối lượng của vật đồng thời viết khối lượng
của vật.
+ HĐ 4.2: BT2: Tính (theo mẫu)
1kg + 2kg = 3kg
GV hỏi tại sao 1kg cộng 2kg lại bằng 3kg
GV nêu cách cộng số đo khối lượng có đơn vị ki-lơ-gam
GV nêu kết luận: Vì 1 cộng 2 bằng 3. Lấy số đo cộng với số đo sau đó viết
kết quả và viết kí hiệu của tên đơn vị vào sau kết quả.
Bước 4: Vận dụng
Lý thuyết:
- GV cho HS vận dụng giải một số bài tốn có lời văn, làm bài tập trong SGK,
sưu tầm những đồ vật có khối lượng kg, tập cân và đọc số đo các đồ vật, vận
dụng tính tóan với đơn vị kg vào cuộc sống.
Hoạt động:
+ HĐ5: Làm bài tốn có lời văn
BT3 (SGK) : Bao gạo to cân nặng 25kg, bao gạo bé cân nặng 10kg. Hỏi cả hai bao
gạo cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
GV yêu cầu HS đọc to đề bài
GV hỏi xem bài tốn cho biết những gì? Bài tốn hỏi gì? Tóm tắt u cầu
bài tóan?
GV hỏi : Muốn biêt cả hai bao gạo nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta làm như thế
nào?
Kết luận : Việc dạy học các đại lượng khác chúng ta cũng tiến hành tương tự như
dạy học đại lượng khối lượng. Tuy nhiên, đặc trưng của mỗi đại lượng không
giống nhau như đại lượng khối lượng là sự nặng hay nhẹ của mỗi vật; đại lượng độ
dài là sự dài, ngắn, rộng hẹp,… khác nhau; đại lượng dung tích là khả năng chứa
đựng của các vật cịn đại lượng về thời gian có tính chất đặc trưng là thời điểm và
khoảng thời gian.