Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

TUAN 9 LS7 TIET 17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.22 KB, 3 trang )

Tuần: 9
Tiết: 17

ÔN TẬP

Ngày soạn:
Ngày dạy:

13/10/2018
15/10/2018

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập kiến thức trọng tâm chuẩn bị kiểm tra 1 tiết:
- Lịch sử thế giới trung đại;
- Lịch sử Việt Nam buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền lê; Nước Đại Việt thời Lý.
2. Thái độ:
- Biết qúy trọng những thành tựu lớn về văn hóa của nhân loại.
- Lịng tự hào về truyền thống của dân tộc.
3. Kỹ năng:
- Bồi dưỡng kỹ năng so sánh, tổng hợp, khái quát.
- Làm bài tự luận và trắc nghiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: (1/)
Kiểm tra sĩ số lớp học:
Lớp 7A1………................. …………...........Lớp
7A2…………......................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (3/)
- Em hãy trình bày cuộc chiến đấu trên phịng tuyến sơng Như Nguyệt?


3.Giới thiệu bài: (1/)
Để giúp các em kiểm tra 1 tiết đạt kết quả cao, tiết học này cô và các em cùng ôn lại kiến
thức trọng tâm.
4. Bài mới: (32/)
I. Hoạt động 1. (7/) Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. GV đọc câu hỏi HS chọn đáp án đúng:
1. Người sản xuất chính trong lãnh địa của lãnh chúa là:
A. nông nô.
B. nô lệ.
C. tá điền.
D. nông dân.
2. Vị vua đầu tiên của nước ta xưng Hoàng đế là:
A. Ngô Quyền.
B. Đinh Bộ Lĩnh.
C. Lạc Long Quân.
D. Lý Công Uẩn.
3. Lý Công Uẩn lên ngôi đổi niên hiệu nước ta là:
A. Đại Cồ Việt.
B. Đại Ngu.
C. Đại Việt.
D. Việt Nam.
4. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua năm:
A. 939.
B. 1009.
C. 1010.
D. 968.
5. Lê Hoàn lên ngôi đổi niên hiệu nước ta là:
A. Thuận Thiên.
B. Thái Bình.
C. Thiên Phúc.

D. Hồng Đức.
Câu 2. Hãy nối mốc thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng cột C.
A
B
C
Thời gian
Sự kiện
1. Năm 967
A. Các quốc gia cổ đại phương Tây bị tiêu diệt.
1 ghép với …….


2. Cuối thế kỷ V
3. Năm 1009
4. Năm 1010
5. Năm 1054

B. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.
C. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên là Thăng Long.
D. Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý thành lập.
E. Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư.
G. Đổi niên hiệu thành Đại Việt

2 ghép với …….
3 ghép với …….
4 ghép với …….
5 ghép với …….

Câu 3. a. Điền các cụm từ: “Lào lùm”, “XIII”, “Lạn Xạng”, “Pha Ngừm” thích hợp vào chỗ
trống:

Thế kỷ ……………… người Thái di cư đến đất Lào gọi là Người ……………… . Năm 1353
một tộc trưởng người Lào là ……………… thống nhất các bộ lạc lập nên nước ………………
(Triệu Voi).
b. Học thuộc bài thơ “ Nam quốc Sơn Hà”
II. Hoạt động 2. (25/)
* Câu hỏi:
Câu 1. Nêu công lao của các vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn?
Câu 2. Cơ sở kinh tế phương Đơng và phương Tây có đặc điểm giống
nhau và khác nhau?
Câu 3. Sau khi học xong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 (năm 1075 – 1077). Em hãy
nêu nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
Câu 4. Điểm giống và khác nhau về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến phương Đông và
Phương Tây?
* Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Công lao của các vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn:
- Ngô Quyền lập nên chiến thắng Bặch Đằng, đánh tan quan Nam Hán chấm dứt thời kì
Bắc thuộc. Lập ra triều Ngơ, khẳng định nền độc lập tự chủ của ta.
- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, là vị Hoàng đế đầu tiên nước ta,
lập ra triều Đinh.
- Lê Hoàn lập ra triều Tiền Lê, lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống lần thứ nhất giành
thắng lợi.
Câu 2. Cơ sở kinh tế phương Đơng và phương Tây có đặc điểm giống
nhau và khác nhau:
- Giống nhau: Chủ yếu là nông nghiệp + chăn nuôi + Một số nghề thủ
công.
- Khác nhau:
+ Phương Đông: Sản xuất nông nghiệp khép kín trong cơng xã nơng
thơn.
+ Phương Tây: Đóng kín trong các lãnh địa phong kiến, thế kỉ XI công
thương nghiệp phát triển.

Câu 3. Sau khi học xong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 (năm 1075 – 1077), nét độc
đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt:
Hs phải đảm bảo các ý:
Lý Thường Kiệt là anh hùng dân tộc, có nhiều mưu lược và thơng minh sáng tạo:
- Chủ động tấn công địch trên đất Tông, “ Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân chặn
thế mạnh của giặc.
- Chọn sông Như Nguyệt làm phong tuyến để đánh giặc, xây dựng phong tuyến kiên cố
quân địch không thể vào Thăng Long được, rơi vào “tiến thoái lưỡng nam”.


- Chủ động đánh địch và chủ động giảng hoà.
- Đọc bài thơ “ Nam Quốc Sơn Hà” … làm cho quân địch thêm hoang mang, kích lệ tinh
thần kháng chiến của ta….
Câu 4. Điểm giống và khác nhau về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến phương
Đông và Phương Tây:
- Giống nhau: Đều theo chế độ quân chủ chun chế.
- Khác nhau:
+ Phương Đơng: Nền chun chế có từ thời cổ đại ( phong kiến tập
quyền )
+ Phương Tây: Phong kiến phân quyền.
4. Củng cô: (7/)
- GV nêu yêu cầu, dạng đề của 1 tiết kiểm tra.
- Gọi HS yếu trả lời lại các câu hỏi

5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1/)
- Ôn kỹ các nội dung đã ôn tập → kiểm tra 1 tiết.
- HS ngồi gần nhau, gần nhà nhau cùng học bài.
IV. Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×