Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

bai thu hoach BDTX mam non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.79 KB, 6 trang )

UBND THỊ XÃ LAGI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MG TUỔI THƠ

Độc lập –Tự do - Hạnh Phúc

Phước Hội, ngày 20 tháng 4 năm 2018

BÀI THU HOẠCH
Bồi dưỡng thường xuyên cá nhân năm học 2017-2018
- Họ và tên giáo viên: Trần Hồng Sương
- Ngày tháng năm sinh: 01/12/1982.
- Dạy lớp: Lá 1
- Tổ chuyên môn: Tổ Lá
Số điểm

Nhận xét

BÀI LÀM
ModuleMN 19: Nêu cách sử dụng thơng tin tìm kiếm để lập kế hoạch
và tổ chức hoạt động góc học tập?
Trả lời:
Ứng dụng thông tin vào trong dạy học ở trường mầm non được diễn ra
rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động chung và
các hoạt động góc. Lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc
điểm tình hình của trẻ, do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho
phù hợp với trẻ để trẻ dễ dàng tiếp thu.
Việc cho trẻ tiếp cận với máy vi tính trong giờ hoạt động chung là hình
thức rất cơ bản giúp người giáo viên đạt được mục đích của giờ hoạt động.


Ngoài ra, tùy theo từng nội dung và chủ đề mà giáo viên có thể lựa chọn hình
thức tổ chức giờ hoạt động phù hợp nhằm tạo ra cho trẻ một trạng thái thật thoải
mái, gần gũi với cuộc sống thực, “học mà chơi, chơi mà học”. Với các nguồn tư
liệu tìm được, giáo viên lựa chọn để sắp xếp tại các góc dể trẻ được lựa chọn,
học tập nhiều lần ở các góc khác nhau.
Ví dụ, với chủ đề về động vật sống dưới nước, khi giáo viên tìm thấy
tranh ảnh của các lồi cá từ các tạp chí, báo thì có thể để ở góc tạo hình cho trẻ
cắt các hình và dán; truyện, sách có nội dung về các con vật sống dưới nước
được sắp xếp ở góc kể chuyện; một số loại ốc biển sắp xếp ở góc khám phá khoa
học.


Ứng dụng thông tin vào trong các hoạt động không đơn thuần chỉ là giáo
án điện tự được thiết kế bởi chương trình Power Point mà đó cịn bao gồm nhiều
các phương tiện công nghệ thông tin khác như tivi, đầu đĩa, mạng internet,…
Vì thế việc lựa chọn đề tài và phương tiện ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy cũng vô cùng phong phú đa dạng. Việc tạo môi trường cho trẻ
làm quen cũng giúp trẻ ngày càng tự tin, mạnh dạn tìm hiểu khám phá cũng
khơng kém phần quan trong qua các hoạt động ngoài giờ và hoạt động góc.
Theo lịch sinh hoạt hàng ngày của trẻ, sau 15h, trẻ sẽ được ra hoạt động
chiều. Ngoài việc dạy trẻ theo chương trình phân phối, giá viên có thể hướng
dẫn trẻ các thao tác cơ bản khi sủ dụng máy tính như: nhấp chuột, mở loa, xóa
(delete), quay lại (back), nhấp đơi chuột,… hay choi các trị chơi trên máy vi
tính: làm cho hoa đào nở (excel), đưa thú về chuồng, chọn giày cho bạn (đĩa
Kidsmart)…
Vào giờ hoạt động vui chơi hay hoạt động chiều, có thể cho trẻ được làm
quen sử dụng máy vi tính. Để kích thích sự hứng thú cho trẻ, có thể mua đĩa như
“Bé vui học chữ”, “Bé tập tô màu” để cho các cháu chơi.
Thông qua việc các cháu chơi tô màu, các cháu phải sử dụng những lệnh
cơ bản và biết cách sử dụng chuột một cách thành thạo hơn.

Qua trò chơi, hướng dẫn các bé thêm một số lệnh như: back (trở về), xóa
hay lưu các bức tranh sau khi tơ màu,.. Qua trị chơi, các cháu cũng biết cách rê
chuột nhanh, chính xác hơn. Ngồi ra, trị chơi cịn phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
* Tự chấm điểm: 1,5 điểm
ModuleMN 20: Bạn hiểu thế nào về học tích cực của trẻ trong trường
mầm non? Hãy nêu những biểu hiện tích cực của trẻ trong các hoạt động ở
trường mầm non là gì?
Trả lời:
* Học tích cực của trẻ trong trường mầm non
Học tích cực của trẻ lứa tuổi mầm non thể hiện qua hoạt động trên các đồ
vật, đồ chơi và tương tác với các sự kiện và với con người… trong mơi trường
gần gũi xung quanh để hình thành nên những hiểu biết của bản thân. Học tích
cực trong giáo dục mầm non gồm các thành phần:
- Trẻ sử dụng vật liệu theo nhiều cách.
- Trẻ tìm hiểu, thao tác, kết hợp, làm biến đổi các vật liệu một cách tự do
(sự thao tác).
- Trẻ tự lựa chọn những gì chúng muốn làm (sự lựa chọn).
- Trẻ mơ tả những gì nó đang làm, phản ánh trên các hành động bằng
chính ngơn ngữ của trẻ (ngơn ngữ).
- Người lớn khuyến khích trẻ, nêu vấn đề, giải quyết các tình huống.
* Biểu hiện tích cực của trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non


Trong các hoạt động ở trường mầm non, trẻ được coi là tích cực khi có
những biểu hiện sau:
- Trực tiếp hành động trên đồ dùng, đồ chơi.
- Tự lực giải quyết vấn đề hay tình huống đến cùng.
- Tích cực tư duy (tham gia suy luận, suy đoàn, phỏng đốn, kết luận vấn
đề).
- Trẻ thích hoạt động tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm bằng sự phối hợp

các giác quan: nhìn, nghe, ngửi, sờ, nếm (nếu có thể) đối tượng nhận thức.
- Sẵn sàng hợp tác với các bạn trong nhóm, lớp.
- Trẻ hay nêu câu hỏi thắc mắc với cơ và bạn như: Ở đâu? Tại sao? Để
làm gì? Làm như thế nào?... và muốn được cô giáo giải thích cặn kẽ.
- Trẻ thích mơ tả, kể lại, trình bày những suy nghĩ, hiểu biết của mình
bằng nhiều cách khác nhau: lời nói, hành động, tranh vẽ, kí hiệu,…
- Trẻ chủ động, độc lập thực hiện các nhiệm vụ được cô giáo giao hoặc tự
chọn.
- Trẻ tập trung chú ý và kiên trì trong quá trình hoạt động, giải quyết các
tình huống của cơ giáo đặt ra hoặc tự trẻ chọn nếu được sự cho phép của cô
giáo.
* Tự chấm điểm: 2 điểm
ModuleMN 39 : Bằng những kinh nghiệm của mình, bạn hiểu
GDKNS là gi? Bao gồm những thành tố nào? Vai trò của GDKNS đối với
sự phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo? Hãy nê ngắn gọn nội dung từng
nhóm GDKNS cho trẻ mẫu giáo?
Trả lời:
Giáo dục kĩ năng sống là q trình tác động sư phạm có mục đích, có kế
hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan với kiến thức
và thái độ, giúp cá nhân ý thức về bản thân, quan hệ xã hội, giao tiếp, thực hiện
cơng việc, ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức cua cuộc sống hằng
ngày, thông qua những mối quan hệ liên nhân cách trong điều kiện sống cụ thể.
Quá trình giáo dục kĩ năng sống được xác định bởi các thành tố: đối tượng
tham gia, mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức,
đánh giá.
*Vai trị của GDKNS đối với sự phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo
Quá trình giáo dục kĩ năng sống được xác định bởi các thành tố: đối tượng
tham gia, mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức,
đánh giá.
- Về thể chất: Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ được an toàn, khỏe

mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, tháo vát, thích ứng được với những điều
kiện sống thay đổi.


- Về tình cảm - xã hội: Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ biết kiểm soát
cảm xúc, giàu tình thương u và lịng biết ơn.
- Về giao tiếp: Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin, tự
trọng và tôn trọng người khác, giao tiếp có hiệu.
- Về ngơn ngữ: Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ nói năng lịch sự, lắng
nghe, hịa nhã và cởi mở.
- Về nhận thức: Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ ham hiểu biết, sáng
tạo.
- Về sẵn sàng vào lớp Một: Giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ có những
kĩ năng thích ứng với hoạt động học tập ở lớp Một như sẵn sàng hòa nhập,
đương đầu với khó khăn, có trách nhiệm với bản thân, với công việc với các mối
quan hệ xã hội.
*Nội dung từng nhóm GDKNS cho trẻ mẫu giáo?
Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non gồm 5 nhóm. Đó là: ý
thức về bản thân, quan hệ xã hội, giao tiếp, thực hiện cơng việc, ứng phó với
thay đổi.
1. Nhóm kĩ năng ý thức về bản thân, bao gồm các giá trị như: an toàn,
gồm các kĩ năng về thực hiện các quy tắc an tồn thơng thường, phịng chống
các tai nan thơng thường; tự lực/ tự kiểm sốt, gồm các kĩ năng về tự phục vụ,
quản lý thời gian, kiểm soát cảm xúc; tự tin, gồm các kĩ năng về nhận ra giá trị
của bản thân, trình bày ý kiến, thể hiện khả năng; tự trọng, gồm các kĩ năng về
lịch sự - ăn uống từ tốn, không khua thìa bát, khơng để rơi vãi; mặc chỉn chu,
tươm tất, sạch sẽ; nói năng lễ phép có thưa gửi, dạ vâng ạ, nói lời cảm ơn, xin
lỗi đúng lúc, đúng cách,…
2. Nhóm kĩ năng quan hệ xã hội, bao gồm các giá trị như: thân thiện, gồm
các kĩ năng về kết bạn, hòa giải xung đột, giúp đỡ, nhường nhịn; yêu thương,

gồm các kĩ năng về quan tâm, chia sẽ buồn, vui, khó khăn, thành cơng, thất bại,
…; biết ơn, gồm các kĩ năng về giữ gìn đồ vật, ghi nhớ sự đóng góp, đền ơn đáp
nghĩa, tiết kiệm; tôn trọng, gồm các kĩ năng về thực hiện các quy tắc xã hội,
chấp nhận sự khác biệt, công bằng, kính trọng người lớn.
3. Nhóm kỹ năng về giao tiếp, bao gồm các giá trị như: hòa nhã, gồm các
kĩ năng về lắng nghe, trình bày ý kiến rõ ràng, bình tĩnh; cởi mở, gồm các kĩ
năng về khởi xướng, duy trì và kết thúc cuộc giao tiếp một cách vui vẻ; hiệu
quả, gồm các kĩ năng về đàm phán/ thuyết phục/ thượng lượng.
4. Nhóm kỹ năng về thực hiện công việc, bao gồm các giá trị như: hợp tác,
gồm các kĩ năng về thỏa thuận mục đích, phân cơng vai trị, thực hiện đúng vai
trị, giúp đỡ, tìm kiếm sự giúp đỡ; vượt khó, gồm các kĩ năng về chấp nhận/ từ
chối thử thách, đối mặt khó khăn, giải quyết vấn đề, chấp nhận/ bỏ qua thất bại,
hài lòng với thành cơng; kiên trì, có trách nhiệm, gồm các kĩ năng về nhận
nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ đến cùng.


5. Nhóm kỹ năng về ứng phó với thay đổi, bao gồm các giá trị như: sáng
tạo, gồm các kĩ năng về tạo ra cái mới, theo cách/ phương tiện mới; mạo hiểm,
gồm các kĩ năng về chấp nhận thử thách, thích đưa ra cách thức và phương tiện
mới; ham hiểu biết, gồm các kĩ năng về thu nhận và chia sẽ thơng tin, tị mị, hay
hỏi.
* Tự chấm điểm: 2 điểm
ModuleMN 44: Thế nào là môi trường thuận lợi cho giáo dục hòa
nhập trẻ khuyết tật? Để giúp trẻ khuyết tật tạo lập mối quan hệ với các bạn
trong lớp giáo viên cần phải làm gì?
Trả lời:
* Mơi trường thuận lợi cho giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là:
Mơi trường thuận lợi cho giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật là những điều
kiện vật chất và tâm lí tinh thần phù hợp với đặc điểm của trẻ khuyết tật giúp trẻ
khuyết tật tham gia một cách có hiệu quả trong các hoạt động giáo dục. Môi

trường thuận lợi cho giáo dục hịa nhập trẻ khuyết tật gồm mơi trường vật chất
và mơi trường tâm lí.
*Để giúp trẻ khuyết tật tạo lập mối quan hệ với các bạn trong lớp giáo viên
cần phải làm như sau
Những trẻ khuyết tật thường tự ti, khó giao tiếp với những trẻ khác. Để
giúp những trẻ này tạo lập được mối quan hệ với các bạn trong lớp, giáo viên
cần:
- Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái về bản thân bằng cách chơi với trẻ và
khen ngợi trẻ khi chúng thể hiện những kĩ năng xã hội mà hấp dẫn được những
trẻ khác, ví dụ: đợi đến lượt khi chơi trị chơi hoặc chuyển đồ chơi cho bạn.
- Giáo viên phải là người trung gian lôi cuốn trẻ vào các hoạt động với
những trẻ khác. Lúc đầu, có thể cho trẻ chơi trong một trị chơi có 3 hay 4 trẻ
chơi, dần dần đưa trẻ vào trị chơi có đơng trẻ hơn.
- Dạy trẻ cách làm theo sự chỉ dẫn của những trẻ khác để tham gia trị
chơi của chúng.
- Khuyến khích các trẻ trong lớp chơi, chia sẻ với trẻ khuyết tật và giúp
đỡ các bạn trong các hoạt động.
- Giáo dục trẻ không được bắt chước, nhại lại các khuyết tật của trẻ
khuyết tật. Không gọi tên trẻ kèm theo khuyết tật của chúng.
- Tạo các tình huống để các trẻ trong lớp trải nghiệm những khó khăn của
trẻ khuyết tật để các cháu có thể đồng cảm với bạn khuyết tật.
- Thể hiện sự bình đẳng trong mối quan hệ với các trẻ bình thường và
những trẻ khuyết tật. Giáo viên không nên để gợi ra một ý nghĩ nào về sự
thương cảm bởi trẻ khuyết tật thường mong muốn được đối xử cơng bằng chứ
khơng phải lịng thương hại.
- Quan sát nhằm phát hiện những trẻ gặp khó khăn trong phát triển tình
cảm và kỹ năng xã hội để có kế hoạch giúp đỡ kịp thời.


- Đối với trẻ tự kỉ: đồ chơi thích hợp cho trẻ tự kỉ có hai chức năng, vừa

mang lại niềm vui, vừa hỗ trợ quá trình phát triển những kĩ năng quan trọng. trẻ
tự kỉ thường cần hỗ trợ nhiều để học những kỷ năng mà các bạn cùng tuổi khác
có thể học được mà khơng gặp khó khăn nào. Thời gian vui chơi có thể là cơ hội
để luyện thêm các kĩ năng ấy trong tình thế thư giãn, tách rời mọi áp lực của môi
trường học hỏi chính thức. tuy nhiên, khơng phải đồ chơi nào cũng được chọn là
có mục đích giáo dục. Mỗi trẻ cần những đồ chơi khác nhau để vui, để thấy
được vỗ về.
- Đối với trẻ có biểu hiện rối loạn về cảm xúc hoặc hành vi, giáo viên có
thể:
+ Hãy thật yêu thương trẻ.
+ Quan tâm tới trẻ nhưng đừng để cho trẻ biết là cơ quan tâm.
+ Hãy tìm hiểu xem trẻ thích và có khả năng, nhu cầu gì. Nếu trẻ thích vẻ,
cơ nên tạo điều kiện cho trẻ vẽ.
+ Dọn dẹp và bố trí phịng, lớp gọn gàng, tránh cho trẻ những kích thích
khơng cần thiết.
+ Thực hiện các bài tập với trẻ theo từng bước nhỏ, nhắc đi nhắc lại đến
khi nào trẻ tự làm được thì mới chuyển sang bài tập khác.
+ Cho trẻ nhận biết mình (tên, bộ phận cơ thể, biết làm gì, thích gì). Nhận
biết các bạn xung quanh qua trị chơi Ai hát đấy? Ai biến mất,…
+ Nếu trẻ khơng nói được, cô nên cố gắng dùng cử chỉ điệu bộ để giao
tiếp với trẻ.
* Tự chấm điểm: 2 điểm
*Tổng điểm các môdun: 7,5 điểm
*Tự xếp loại: Khá
Giáo viên
( Ký ghi rõ họ tên)

Trần Hồng Sương




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×