Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

KHXH 5 Bai Chau Mi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.96 KB, 4 trang )

Người soạn: Nguyễn Minh Tuấn

GIÁO ÁN
Mơn: Địa lí 5
Bài: Châu Mĩ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng
Sau bài học, HS có thể:
- Xác định và mơ tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn của châu Mĩ trên quả Địa
cầu hoặc trên Bản đồ thế giới.
- Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mĩ và nêu được chúng thuộc khu vực
nào của châu Mĩ (Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ).
- Nêu tên và chỉ trên lược đồ vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Mĩ.
2. Năng lực, phẩm chất
- Tự học, tự giải quyết vấn đề.
- Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu, quả địa cầu, lược đồ các châu lục và đại dương, lược đồ tự nhiên châu
Mĩ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
*Giới thiệu bài
?Các em có biết nhà thám hiểm Crit-tốp Cơ-lơm-bơ đã tìm ra vùng đất mới nào
khơng.
+) Crit-tốp Cơ-lơm-bơ đã tìm ra châu Mĩ năm 1492 sau nhiều tháng ngày lênh
đênh trên biển.
- Và trong bài học ngày hơm nay chúng ta cùng tìm hiểu về châu Mĩ.
1. Vị trí địa lí và giới hạn châu Mĩ
(sử dụng phương pháp quan sát, chia sẻ)
- Hs quan sát quả địa cầu tìm ranh giới giữa bán cầu Đông và bán cầu Tây.
- GV chốt ranh giới trên màn chiếu.



- HS quan sát hình 1, SGK/T 102, lược đồ các châu lục và đại dương tìm ví trí địa
lí châu Mĩ và cho biết châu Mĩ giáp với những đại dương nào?
- 1 HS lên chia sẻ trên lược đồ trên bảng.
+ Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây và là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu này.
+ Châu Mĩ bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ và các đảo, quần đảo nhỏ.
+ Phía đơng giáp với Đại Tây dương, phía bắc giáp với Bắc Băng dương, phía tây
giáp với Thái Bình dương.
- u cầu HS mở SGK trang 103, đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu
lục, cho biết châu Mĩ có diện tích là bao nhiêu triệu km2 ?
+ Châu Mĩ có diện tích là 42 triệu km2 , đứng thứ 2 thế giới sau châu Á.
=> Kết luận: Châu Mĩ là lục địa duy nhất nằm ở bán cầu Tây bao gồm Bắc Mĩ,
Trung Mĩ và Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích là 42 triệu km2 , đứng thứ 2 thế giới
sau châu Á.
2. Thiên nhiên châu Mĩ
(sử dựng phương pháp làm việc nhóm)
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm quan sát lược đồ hình 1 SGK/T121, các
ảnh ở hình 2 SGK/ T122, cho biết ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam
Mĩ và hoàn thành phiếu bài tập.
Ảnh minh hoạ
a) Núi An – đét (Pê – ru)
b) Đồng bằng Trung tâm
(Hoa Kì)

Vị trí
Phía tây
của Nam

Nằm ở
Bắc Mĩ


c) Thác Ni-a-ga-ra
(Hoa Kì)

Nằm ở
Bắc Mĩ

d) Sông A-ma-dôn
(Bra-xin)

Nam Mĩ

e) Hoang mạc A-ta-ca-ma
(Chi-lê)

Bờ Tây
dãy An-

Mô tả đặc điểm thiên nhiên
Đây là dãy núi cao, đồ sộ, chạy dọc theo bờ
biển phía tây của Nam Mĩ. Trên đỉnh núi
quanh năm có tuyết phủ.
Đây là vùng đồng bằng rộng lớn, bằng
phẳng do sông Mi-xi-xi-pi bồi đắp, đất đai
màu mỡ. Dọc hai bên bờ sông cây cối rất
xanh tốt, nhiều đồng ruộng.
Ở vùng này, sơng ngịi tạo ra các thác nước
đẹp như thác Ni-a-ga-ra, đổ vào các hồ lớn.
Hồ nước Mi-si-gân, hồ Thượng cũng là
những cảnh thiên nhiên nổi tiếng của vùng

này.
Đây là con sông lớn nhất thế giới bồi đắp
nên đồng bằng A-ma-dôn. Rừng rậm A-madôn là cánh rừng lớn nhất thế giới. Thiên
nhiên nơi đây là một màu xanh của ngút
ngàn lá cây.
Cảnh chỉ có núi và cát, khơng có động thực
vật.


g) Bãi biển ở vùng Ca-ribê

đét (Nam
Mĩ)
Trung
Bãi biển đẹp, thuận lợi cho ngành du lịch

biển.

- Các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV hỏi: Qua bài tập trên, em có nhận xét gì về thiên nhiên châu Mĩ?
+ Thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú.
=> Kết luận: Thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú, mỗi vùng, mỗi miền
có những cảnh đẹp khác nhau.
3. Địa hình châu Mĩ
(sử dụng phương pháp quan sát, làm việc nhóm đơi, ba)
- HS làm việc nhóm đơi, nhóm ba quan sát lược đồ tự nhiên châu Mĩ mơ tả về địa
hình châu Mĩ cho bạn bên cạnh nghe.
+ Địa hình châu Mĩ có độ cao như thế nào? Độ cao địa hình thay đổi thế nào từ tây
sang đông?
- HS lên bảng chỉ vị trí và đọc tên

+ Các dãy núi cao
+ Các đồng bằng lớn
+ Các cao nguyên lớn
- Gọi HS nêu đặc điểm địa hình châu Mĩ
=> Địa hình châu Mĩ gồm 3 bộ phận chính:
- Dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao
- Trung tâm là các đồng bằng
- Phía đơng là các cao ngun và dãy núi thấp.
4. Khí hậu châu Mĩ (sử dụng phương pháp đặt câu hỏi)
- Y/c HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi sau:
+ Lãnh thổ châu Mĩ trải dài trên các đới khí hậu nào? (hàn đới, ơn đới và nhiệt đới)
+ Chỉ trên lược đồ từng đới khí hậu trên.
- HS lên bảng chỉ.
- GV hỏi: Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dơn đối với khí hậu của châu Mĩ ?


+ Đây là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, làm trong lành và dịu mát khí hậu
nhiệt đới ở Nam Mĩ, điều tiết nước của sơng ngịi. Nơi đây được ví là lá phổi xanh
của Trái Đất.
=> Kết luận: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả hai bán cầu Bắc và Nam, vì thế châu
Mĩ có đủ các đới khí hậu từ hàn đới, ơn đới đến nhiệt đới. Châu Mĩ có rừng rậm
nhiệt đới A-ma-dơn là khu rừng lớn nhất thế giới, giữ vai trò quan trọng trong việc
điều tiết khí hậu, khơng chỉ của châu Mĩ mà còn của cả thế giới.
5. Củng cố, dặn dị
(sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút)
- Qua bài học hơm nay, em đã biết được những gì về châu Mĩ?
- Nhận xét tiết học.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×