Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tap lam van 4 Tuan 26 Luyen tap xay dung ket bai trong bai van mieu ta cay coi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.77 KB, 6 trang )

Giáo sinh: Nguyễn Thùy Linh
Lớp: 4B

THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY: TẬP LÀM VĂN
TUẦN 26: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN
MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Học sinh nắm được 2 kiểu kết bài bài: mở rộng và không mở rộng
trong bài văn miêu tả cây cối.
2. Kĩ năng: Luyện tập viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cây cối theo cách mở
rộng.
3. Thái độ: u thích mơn học, tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: - SGK TV4 tập 2, máy chiếu
2. Học sinh: - SGK TV4 tập 2, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. Ổn định lớp (1’)
- Giáo viên:“Trước khi vào bài học cả lớp cùng cô hát bài hát “Hoa lá mùa
xuân” nhé. Mời bạn quản ca của lớp mình bắt nhịp giúp cơ.”
- Bạn quản ca : Tôi là lá,…

B. Kiểm tra bài cũ:
GV: Tiết trước chúng ta đã học bài” Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn
miêu tả cây cối”. Đa số bài viết của các con đã đúng với yêu cầu của đề bài, câu
văn hay , lại biết lồng ghép được cả cảm xúc của mình làm cho mở bài trở nên
sinh động và gần gũi . Cô khen bài viết của bạn…….. . Mời bạn đưng lên đọc bài
viết của mình cho các bạn nghe.
HS: đọc
GV: Nhận xét bài viết của bạn
HS: Bài viết đúng với yêu cầu của đề bài, hay


GV: Con thấy hay ở chỗ nào?
HS: …Bạn đã ……………………..


GV: Bạn đã mở bài theo cách nào?
HS: Mở bài gián tiếp
Gv. Nhận xét câu trả lời của bạn.
HS: Bạn trả lời đúng
GV: Các con nỏi đúng rồi đấy một tràng pháo tay khen cả lớp mình

C. Bài mới
1. Giới thiệu bài
GV: Các con biết không . Trong bài văn miêu tả cây cối có hai cách mở bài Vậy sẽ
có những cách kết bài nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học ngày hơm
nay: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối.
GV viết bảng tên bài. HS ghi vở.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
GV: Mời các con mở SGK trang 82. Một bạn đọc cho cô yêu cầu .
HS: đọc
GV: Cô mời 2 bạn đọc nối tiếp 2 đoạn văn ở bài tập 1
GV: BT1 yêu cầu em làm gì?
HS: Đọc hai đoạn văn (a) và (b), xem có thể dùng làm kết bài được khơng và cho
biết vì sao như vậy.
GV: Các con đọc thầm lại các câu a-b, trao đổi cùng với bạn cùng bàn để trả lời
thời gian dành cho các con là 3 phút 3 phút bắt đầu
HS: Trao đổi
GV: Đã hết thời gia cô muốn nghe phần trình bày của các con.
GV: Cơ mời con …
HS1 : Có thể dùng các câu ở đoạn a, b để kết bài.
HS2: Con đồng ý với bạn. con bổ sung thêm đoạn a nói lên tình cảm của người tả

đối với cây. Đoạn b nêu lên lợi ích và tình cảm của người tả đối với cây.
HS3: Có thể dùng các câu ở đoạn a, b để kết bài. Vì đoạn a nói lên tình cảm của
người tả đối với cây. Đoạn b nêu lên lợi ích và tình cảm của người tả đối với cây.


GV: Đối chiếu với hai cách kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật đã học thì hai đoạn
văn trên có thể dùng làm kết bài được vì nội dung mỗi đoạn phù hợp với cách kết
bài đã học.
GV: Dựa vào hiểu biết về 2 kiểu kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật, hãy cho cô
biết: đoạn văn nào là kết bài mở rộng và đoạn văn nào là kết bài không mở rộng?
HS: Đoạn văn (a) là kết bài không mở rộng, đoạn văn (b) là kết bài mở rộng.
GV: Dựa vào đâu mà con kết luận được như vậy?
HS: Vì nội dung ở đoạn (a) chỉ nói ngắn gọn về tình cảm của người tả đối với cây
bàng: "Rồi đây, đến ngày xa mái trường thân yêu, em sẽ mang theo nhiều kỉ niệm
của thời thơ ấu bên gốc bàng thân thuộc của em" nên đây là KB khơng mở rộng.
Cịn nội dung đoạn (b) nói lên tình cảm của người tả đó là "Em rất thích cây
phượng" và nêu được cả lợi ích của cây phượng là " cho bóng mát và làm tăng vẻ
đẹp của trường" nên đây chính là KB mở rộng.
GV: Vậy thế nào là kết bài không mở rộng? Thế nào là kết bài mở rộng trong bài
văn miêu tả cây cối?
HS: - KB không mở rộng: kết thúc tự nhiên hoặc nêu ngắn gọn về cảm nhận, tình
cảm với cây được tả.
- KB mở rộng: nêu tình cảm với cây, nêu lợi ích, bình luận về cây.
GV: Trong bài văn miêu tả cây cối có mấy cách kết bài?
HS: Trong bài văn miêu tả cây cối có 2 cách kết bài: KB mở rộng và KB không mở
rộng.
GV: Tiếp theo chúng ta đến với bài tập 2. Cô mời một bạn đọc cho cô yêu cầu và
nội dung của bài tập. Cô mời con…
HS: Quan sát một cây mà em u thích và cho biết:
a) Cây đó là cây gì?

b) Cây có lợi ích gì?
c) Em u thích, gắn bó với cây như thế nào? Em có cảm nghĩ gì về cây?
GV: Tiết trước cơ đã dặn các con về nhà chuẩn bị bài tập 2 về 1 cây mà các con
thích, các con đã chuẩn bị chưa?
HS: Rồi ạ.
GV: : Như vậy các con đã có vốn hiểu biết và sự quan sát chuẩn bị trước ở nhà rồi.
Bây giờ cô dành cho các con 2' để suy nghĩ, sắp xếp, bổ sung cho việc quan sát của
mình theo 3 câu hỏi gợi ý ( GV chỉ vào 3 câu hỏi gợi ý trên slide). Sau đó, các bạn
cùng bàn sẽ trao đổi, nói cho nhau nghe và giúp bạn bổ sung thêm phần mà bạn


chưa quan sát kĩ rồi chúng ta sẽ sẽ giới thiệu với các bạn trước lớp về cây mình
thích nhé!
GV: Cô mời con…
GV: Mời bạn … nhận xét về phần giới thiệu của HS 1
HS1: Bài viết của bạn đúng với yêu cầu của đề bài
HS2: Con đồng ý với bạn . theo con bạn đã quan sát rất kĩ và viết chi tiết ạ
HS3: bạn còn biết nêu lên tình cảm của mình đối với cây ạ
GV: Chốt ……………
Mời bạn … … nhận xét về phần giới thiệu của HS 2.
Làm tương tự như trên
HỎI thêm bạn giới thiệu cây gì
Mời bạn … … nhận xét về phần giới thiệu của HS 3.
Làm tương tự như trên
HỎI thêm Sự gắn bó và tình cảm của bạn đối với cây được thể hiện qua câu văn
nào?
GV: Còn bạn nào muốn giới thiệu tiếp về cây mình u thích khơng? À, cơ thấy
có rất nhiều bạn muốn giới thiệu đấy! nhưng chúng mình sẽ phần giới thiệu dành
này ở tiết hướng dẫn học buổi chiều nhé! Bây giờ cơ trị mình chuyển sang BT 3
nhé

GV: Các con đọc yêu cầu bài tập 3 và cho cô biết bài tập 3 yêu cầu các con làm gì
HS: Dựa vào câu trả lời ở BT2, viết bài mở rộng cho bài văn.
GV: Cô thấy các con đã nắm được yêu cầu và nội dung cần viết rồi. Bây giờ chúng
mình cùng viết vào vở nhé!
GV: Cô mời con …
GV: Gọi HS NX. GVNX, khen những bài văn hay.
GV: Khi viết kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả cây cối các con cần lưu ý điều
gì?
HS: Khi viết kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả cây cối chúng ta cần nêu được
tình cảm với cây, lợi ích và bình luận thêm về cây.


GV: Chúng ta cùng đến với bài tập cuối cùng là bài tập 4. Một bạn đọc cho cô yêu
cầu bài tập.
HS: Viết kết bài mở rộng cho cây tre, cây tràm, cây đa
GV: Bây giờ các con sẽ chọn 1 trong 3 cây ở BT4 để chúng ta viết kết bài theo
kiểu mở rộng. Các con cùng hướng lên bảng quan sát tranh vẽ 3 cây…GV chỉ đây là
cây …….
GV: Ai biết về cây tràm nói cho các bạn nghe
HS: Một số HS giơ tay
HS: Nêu
GV chốt: Cây tràm là Cây gỗ nhỏ hay trung bình, thường xanh, cao 10-15m (đơi
khi tới 20-25m). Ở nước ta, hiện có 2 dạng:

Tràm đồi (cịn gọi là ‘’tràm gió’’) – cây bụi nhỏ, cao 0,5-2,5(-7)m, phân bố
chủ yếu ở các đồi núi thấp, vùng nội địa hay ven biển, trên các loại đất đai cằn cỗi.
Tràm cừ – cây gỗ, cao 10-20m, mọc trên đất phèn ngập nước, chủ yếu ở vùng
Đồng Tháp Mười, bao gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang
và Cà Mau.
Hoa tràm nhỏ, có màu trắng, trắng xanh. Là cây chịu được nước nên cây tràm

thường được sử dụng làm rào cản giảm tốc độ của những con sóng khi đánh vào
bờ. Cây tràm có rất nhiều công dụng: Tinh dầu tràm được dùng xoa bóp ngồi
chữa đau khớp, chân tay nhức mỏi, cảm mạo. Gỗ dùng trong xây dựng và đóng đồ
gia dụng, gỗ tràm còn là nguyên liệu để sản xuất giấy, sợi.
Tương tự như vậy GV nói về cây tre và cây đa
GV: Bây giờ các con hãy viết vào vở bài tập 4 nhé.
GV: Mời bạn… trình bày bài làm của mình. Cơ mời bạn … nhận xét bài làm của
bạn.
Nếu HS khơng NX được thì GV có thể gợi ý:
+ Đúng yêu cầu chưa?
+ Đoạn KB nêu nội dung gì?
+ Dùng TN, cách diễn đạt thế nào?
GV: Cô thấy bài làm của bạn … viết rất hay, tình cảm.
GV chốt: Qua phần thực hành viết kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả cây cối, cô
thấy các con đã thể hiện được tình cảm, sự gắn bó của mình đối với cây cối, có
những lời nhận xét và bình luận về cây làm cho đoạn kết bài để lại ấn tượng cho


người đọc, người nghe. Vì thế chúng ta nên sử dụng cách viết kết bài mở rộng cho
bài văn tả cây cối nhé!
3. Củng cố, dặn dò:
GV: Qua tiết học ngày hơm nay, các con được biết thêm điều gì?
HS: Qua tiết học hôm nay con biết thêm được kiến thức về cây tràm.
GV: Nhận xét tiết học.



×