Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phương pháp học gõ phím khoa học cho học sinh vùng khó khăn1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 14 trang )

I. Lý do chọn nội dung đổi mới
1. Mục đích
Để nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn tin học và căn cứ vào thực tế
tại địa phương, hoàn cảnh gia đình các em học sinh để từ đó đưa ra các phương
pháp giúp học sinh làm sao có thể thực hiện các bài thực hành một cách thành
thạo theo đúng yêu cầu của từng bài thực hành và theo đúng yêu cầu của giáo
viên. Cụ thể đối với học sinh lớp 6, ngay từ bài 6: “Học gõ mười ngón” Đến
chương IV bài 14: “Soạn thảo văn bản” bước đầu các em làm quen và luyện gõ
phím GV phải giúp các em hình thành được thói quen đặt tay trên hàng phím cơ
sở, tay đặt làm sao để khi di chuyển khơng gặp khó khăn và quan trọng là các
em phải gõ bằng mười ngón đúng kỹ thuật, mắt khơng nhìn bàn phím mà ln
nhìn vào màn hình. Đây cũng là cơ sở để giúp các em hình thành kỹ năng soạn
thảo và giúp cho giáo viên cũng như chính các em dễ dàng hơn cho các năm học
tiếp theo. Từ đó giúp các em u thích và hứng thú hơn với việc học bộ môn tin
học này.
2. Tính cấp thiết
Là một mơn học khơng phải là mới xong đối với trường THCS Đa Phúc
thì đây là mơn học rất mới đối với các em lớp 6, những buổi đầu khi tiếp cận với
máy tính các em rất hào hứng và thích thú nhưng khi tiếp cận rồi các em lại thấy
sợ, có nhiều em cịn ngại khơng thực hiện các thao tác giáo viên yêu cầu, các em
chỉ ngồi nhìn một số bạn học học khá hơn thực hiện. Tất cả các em khi thực hiện
thao tác gõ bàn phím thì hầu như chưa phân biệt được ngón nào là ngón xác định
đặt tay, hàng phím nào là hàng phím cần phải để tay thường xuyên, cổ tay cũng
như các ngón tay của các em cịn cứng và khi gõ thường dùng một hoặc hai
ngón tay để mổ cị. Từ thực tế trên bản thân tơi ln suy nghĩ làm thế nào để các
em có thể học tốt môn tin học, làm thế nào để đa số các em có thể sử dụng mười
đầu ngón tay gõ bàn phím một cách hiệu quả đúng khoa học, làm thế nào để khi
về nhà khơng có máy tính các em vẫn có thể luyện tập được. Căn cứ vào điều
kiện, hồn cảnh gia đình HS và thực tế giảng dạy môn tin học ở trường THCS



2

Đa Phúc tôi xin đưa ra một vài giải pháp giúp học sinh vùng khó khăn gõ phím
bằng mười ngón tay một cách khoa học hiệu quả, để giúp học sinh học tốt hơn
môn tin học ngay từ khi các em bắt đầu làm quen với môn học này.
3. Thực trạng
*Thuận lợi:
Năm học 2020-2021 tôi bắt đầu về trường giảng dạy môn tin học, tôi thấy
đa số các em rất hứng thú học tập với bộ môn này. Nhà trường cũng đã tạo mọi
điều kiện thuân lợi cả về CSVC trang thiết bị, kế hoạch và con người phục vụ
công tác đưa tin học vào nhà trường.
Đầu năm học được sự quan tâm của lãnh đạo trường THCS Đa Phúc đã
cho sửa chữa các máy hỏng không dùng được để giúp cho các em có điều kiện
được thực hành trên máy tính nhiều hơn.
*Khó khăn:
Trường THCS Đa Phúc là trường nằm trong vùng đặc biệt khó khăn với
phong tục tập qn cịn nhiều lạc hậu, trình độ dân trí chưa cao, nhận thức của
nhân dân còn nhiều hạn chế, đời sống của bà con tuy có cải thiện nhưng cịn
khơng ít khó khăn. Hầu hết các gia đình đều khơng có điều kiện trang bị máy
tính cho các em tiếp xúc tại gia đình, các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với
máy tính trong giờ học dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng,
chất lượng giờ thực hành chưa cao. Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn
học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học.
Mặc dù máy tính đã được sửa, xong số lượng máy trong phịng máy cịn
q ít so với số lượng học sinh trong một lớp học tại trường. Lớp nào hầu như
cũng từ 3 em ngồi chung một máy thậm chí có những lớp 4 em ngồi một máy,
có những thời điểm máy tính hỏng nhà trường chưa kịp thời sửa chữa số lượng
các em ngồi chung một máy tăng lên, rất khó khăn cho việc các em thực hiện
các yêu cầu và nội dung của bài học.



3

Do máy tính ít học sinh lại đơng, các em lại mới được tiếp cận với môn
học nên từ cách cầm chuột đến cách đặt tay và nhận biết các hàng phím trên khu
vực bàn phím chính cịn nhiều hạn chế. Ở tiểu học các em cũng đã làm quen qua
với máy tính nhưng ở nhà hầu như khơng có máy tính nên khi sử dụng các ngón
tay cịn cứng, thói quen để cổ tay tiếp xúc với bàn cũng khiến các ngón tay di
chuyển lên xuống khó hơn.
II. Các giải pháp thực hiện
Trong kế hoạch giáo dục môn tin học THCS, ở lớp 6 kì I bài 6: “Học gõ
mười ngón ” thời lượng có 3 tiết cả lý thuyết và thực hành, đến tận kì II các em
mới được làm quen với phần mềm soạn thảo văn bản (thời lượng của chương IV
là hơn 30 tiết) thời gian để sử dụng gõ bàn phím nhiều nhưng cách xa nhau các
em khơng được luyện tập thường xun thì khơng hình thành thói quen được.
Thời gian thực hành để gõ như vậy là tương đối tuy nhiên cịn q ít trong khối
6 mà đây là thời điểm các em tập làm quen và luyện gõ, song lại càng ít hơn khi
máy tính phục vụ các em chưa đủ, ở nhà các em lại khơng có máy tính để luyện
tập. Các em muốn gõ bàn phím được đúng và nhanh thì các em phải biết cách
đặt tay ở trên bàn phím các em phải nhớ được cách sắp xếp các chữ cái trên bàn
phím.Để gõ bàn phím đúng kỹ thuật và nhanh tôi đã sử dụng một số phương
pháp như sau:
1. Ghi nhớ vị trí các phím kí tự trên bàn phím máy tính.
 Xác định vị trí đặt ngón tay đầu tiên lên bàn phím của hai bàn tay.
Giải thích cho học sinh khi nhìn vào bàn phím máy tính, sẽ thấy một điểm
rất đặc biệt trên bề mặt phím F và phím J đó là một dấu trừ nhỏ “-” nổi nhẹ ở
cạnh dưới bề mặt của hai phím này. Khi các em dùng ngón tay vuốt xuống nhè
nhẹ, các em sẽ cảm nhận được dấu gạch ngang ấy nổi lên. Đó là vị trí được các
nhà sản xuất bàn phím máy tính đánh dấu, phục vụ cho việc xác định vị trí đặt
ngón tay đầu tiên khi chúng ta thực hiện gõ nhanh với 10 ngón.



4

Khi đặt tay trên bàn phím, các em ln để hai ngón trỏ trái và ngón trỏ
phải lần lượt vào vị trí phím F và phím J. Hai ngón tay cái sẽ để trên phím cách,
các ngón tay cịn lại sẽ để cùng hàng với ngón trỏ để ở các phím hàng cơ sở lần
lượt cạnh nhau. Việc để tay như thế này, lúc đầu khiến các em cảm thấy chưa
quen và khó khăn.
 Vị trí đặt tay tại các hàng phím trong khu vực bàn phím chính
Dưới đây là cách đặt tay lên mỗi hàng phím thơng qua nội dung bài học
số 6: HỌC GÕ MƯỜI NGÓN như sau:
+ Hàng phím cơ sở.

Tay trái

Tay phải
Hàng phím cơ sở:


5

+ Hàng phím trên

Hàng phím trên
+ Hàng phím dưới.

Hàng phím dưới
Với vị trí đặt tay như hình minh họa trên tơi giải thích cho học sinh tại sao
lại gọi là hàng phím cơ sở? Vì Hàng phím cơ sở là hàng phím quan trọng nhất,

có hai phím có gai là F và J, tám phím cịn lại là phím xuất phát. Sau đó tơi
hướng dẫn học sinh quan sát tất cả các hàng phím cịn lại với các ngón tay cứ
ngón tay màu nào thì các phím sẽ có màu tương ứng với màu ngón tay đó.
Hướng dẫn học sinh bàn tay luôn luôn thả lỏng, khi di chuyển giữa các
hàng thì các ngón tay phải di chuyển theo đường hơi chéo.
Cuối cùng tơi có một số lưu ý:
+ Mỗi ngón tay khi gõ sẽ gõ duy nhất một phím trên mỗi hàng.
+ Hai ngón cái sử dụng chung một phím cách.


6

+ Ngón út của hai bàn tay ngồi những phím được gõ cố định thì nó
cịn đảm nhận thêm những phím bên cạnh nó.
+ Đặc biệt ngón trỏ đảm nhận vị trí hai phím của mỗi hàng.
2. Thuộc các phím ứng với từng ngón tay cụ thể của hai bàn tay.
Để học sinh thuộc được các phím ứng với từng ngón tay cụ thể của hai
bàn tơi đã thực hiện như sau:
-

Chiếu hình bàn phím và cách đặt các ngón tay cho học sinh mường tượng

ra cách đặt bàn tay.



Đưa ra danh sách các phím cho từng ngón tay:
Phần này tôi yêu cầu học sinh kẻ bảng, chép vào vở và học thuộc các

phím của từng ngón tay.

Tay trái:

Tay phải:

- Ngón trỏ : r, t, f, g, v, b, 4, 5

- Ngón trỏ : y, u, h, j, n, m, 6,7

- Ngón giữa : e, d, c, 3
- Ngón áp út: w, s, x, 2

- Ngón giữa : i, k , 8, dấu phảy
- Ngón áp út: o, l, 9, dấu chấm
- Ngón út

: p, 0, Ctrl phải, Shift phải

- Ngón út

: q, a, z, 1, Ctrl, Shift - Ngón cái : Space bar (phím cách trống)
- Ngón cái: Space bar (phím cách trống)
Sau khi nhớ mặt phím và cách đặt tay trên bàn phím học sinh sẽ thay
phiên nhau thực hành với phần mềm luyện gõ bàn phím bằng mười ngón Rapid


7

Typing. Học sinh sẽ được thực hành một cách trực quan về việc sử dụng các
ngón tay cho từng nhóm phím được quy định và mơ phỏng cụ thể qua phần mềm
Rapid Typing:

Phần mềm Rapid Typing có sẵn hệ thống các bài luyện tập gõ phím từ
đơn giản đến nâng cao thể hiện qua 5 bài với 5 mức độ:
- Mức 1: Giới thiệu
- Mức 2: Bắt đầu
- Mức 3: Thành thạo
- Mức 4: Nâng cao
- Mức 5: Kiểm tra
Để khắc sâu kiến thức và đảm bảo việc học sinh nào cũng được thực hiện
ngồi việc thuộc phím đối với các ngón tay trong các tiết dạy phần lý thuyết đa
số tôi lồng ghép luôn với phần thực hành để các em có thời gian tiếp súc với bàn
phím nhiều hơn.
Ví dụ: bài số 6 học gõ mười ngón sau khi giới thiệu một vài kiểu bàn
phím tơi hướng dẫn các em mở phần mềm luyện gõ bàn phím Rapid Typing sau
đó u cầu các em quan sát bàn phím của máy tính và bàn phím của phần mềm
Rapid Typing rồi so sánh xem có gì giống và khác nhau. Sau đó giải thích cho
các em tại sao bàn phím của phần mềm Rapid Typing lại có màu cho từng khối
phím.

Trong các tiết dù liên quan hay khơng liên quan trước khi vào bài học mới
tôi đều hỏi các em, trong phần bàn phím chính của máy tính gồm có mấy hàng,


8

tay của các em luôn phải đặt ở hàng nào, ngón tay nào sẽ là ngón tay đầu tiên
các em đặt xuống bàn phím.
Trong các giờ thực hành do phịng ít máy học sinh lại quá đông nên đa số
các em đều phải ngồi 3 em một máy thậm trí cịn đơng hơn, để các em vừa tự
khắc sâu kiến thức mà học sinh nào cũng được thực hành tôi yêu cầu các em
hoạt động nhóm giao cho mỗi bạn một nhiệm vụ và thay phiên nhau một em

cầm sách che bàn phím, một em đặt tay gõ phím, một em đọc chữ. Với những
tiết đầu tiên mới tiếp súc gõ phím tơi u cầu em nào đọc chữ thì kèm thêm đọc
ngón tay và mỗi bài các em chỉ thực hiện một lần rồi chuyển cho bạn khác thực
hiện.

3. Tư thế ngồi
Là học sinh đầu cấp các em vừa từ tiểu học lên nên trong các giờ học các
em vẫn còn hiện tượng ngồi quay nghiêng quay ngả cộng thêm tính nhút nhát rụt
rè khơng tự tin nên hầu như các em không ngồi đúng tư thế. Trong bài học số 6
tơi đã giải thích cho các em thế ngồi thế nào cho đúng để thuận tiện cho việc gõ
văn bản đấy là:
+ Tư thế ngồi phải thoải mái, lưng thẳng, mặt đối chính diện vào màn
hình máy tính, tránh trường hợp ngồi lệch sẽ dẫn đến đau lưng, mỏi cổ và các
bệnh về mắt. Hai bàn tay để úp ở tư thế thả lỏng và luôn đặt đúng vị trí cố định
khởi đầu trên bàn phím.


9


10

4. Thường xuyên luyện tập

Các cụ có câu “Trăm hay khơng bằng tay quen” để các em có thể thực
hiện được tốt việc gõ bàn phím đúng kĩ thuật thì người giáo viên phải tạo điều
kiện cho các em được tiếp xúc với máy tính nhiều, kèm cặp và giao nhiệm vụ
cho các em nhiều hơn, cổ vũ kích thích đối với những học sinh không tự tin.
Đối với mỗi mức trong Phần mềm Rapid Typing tôi yêu cầu các em trong
nhóm thi đua lẫn nhau, nhóm này thi đua với nhóm khác sau mỗi một bài trong

mỗi mức phần mềm sẽ hiển thị thông báo kết quả. Gồm các thông số:
Could be better: Chưa đạt

Ok: Đạt

Good: Tốt

Excwllent: Xuất sắc


11

Speed: Tốc độ

WPM: Số từ gõ trong một phút

Accuracy: Độ chính xác

Word: từ

Slowdown: Tốc độ gõ chậm
Sau mỗi tiết học để khích lệ cho các em tơi đều cho điểm với các nhóm
có thành tích tốt để tạo hứng thú thi đua cho các nhóm vào tiết học sau.
Trong học kì I thời lượng các em sử dụng bàn phím để gõ là q ít chỉ có
1 tiết lý thuyết và 2 tiết thực hành sau đó mất 20 tiết các em mới lại quay lại sử
dụng gõ bàn phím. Trong khi nhà các em lại khơng có máy tính để luyện tập,
trên lớp các em cũng chỉ được tiếp xúc 2 tiết/ tuần để các em không quên tôi đã
u cầu các em vẽ bàn phím mơ phỏng lên những mảnh bìa cứng rồi tơ màu bàn
phím màu tương ứng với các màu trên phần mềm luyện gõ mười ngón Rapid
Typing để các em có thể tự luyện tập ở nhà.


Trong các giờ ôn tập tôi đều dành ra 10 phút cho các em làm bài kiểm tra
trên giấy với những câu hỏi khắc sâu về cách đặt tay trên bàn phím, cách di
chuyển tay và các phím tương ứng với mỗi ngón tay.
Ở chương IV phần mềm soạn thảo, các em sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với
các thao tác và kỹ thuật cũng cao hơn, để các em sử dụng tốt kĩ thuật gõ 10 ngón
trong mỗi giờ phần thực hành tôi đều bỏ ra 5 đến 7 phút yêu cầu mỗi máy một
học sinh thực hiện việc gõ phím với mức độ tăng dần.


12

Từ đầu yêu cầu gõ với hàng phím cơ sở, sau đó sẽ kết hợp hàng phím cơ
sở với hàng phím trên, hàng phím cơ sở với hàng phím dưới rồi cuối cùng là kết
hợp gõ 1 bài với sự kết hợp 4 hàng phím để tạo thói quen di chuyển và khắc sâu
kiến thức.
III. Hiệu quả và khả năng vận dụng
Đối với những biện pháp đã nêu trên tôi đã và đang tiến hành thực hiện
cho học sinh khối 6 trường THCS Đa Phúc trong học kỳ I năm học 2020-2021.
Cụ thể trong tiết dạy môn tin học 6 tôi đã kết hợp giữa lý thuyết và thực
hành sao cho nội dung phần lí thuyết tơi truyền đạt đủ những kiến thức cơ bản.
Bên cạnh đó là phần quan trọng các em được thực hành nhiều hơn các em làm
quen và dần hồn thiện với những gì đã học ở lí thuyết.
Trong tiết thực hành các em đã thực hiện tốt được các yêu cầu đơn giản
của bài thực hành, đối với các em khá - giỏi thì cịn làm đuợc những yêu cầu
phức tạp hơn.
Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 6, so sánh với bảng tổng hợp
trước đó đã thu được kết quả như sau:

Nội dung và Mức độ


Thao

tác

nhanh,

đúng

Số học
sinh

88

KQ trước khi

KQ sau khi

thực hiện

thực hiện

Tỷ lệ tăng,
giảm

KQ

Tỷ lệ

KQ


Tỷ lệ

0

0%

16

18,2%

+ 18,2%

Thao tác đúng

88

5

5,6%

25

28,4%

+ 22,8%

Thao tác chậm

88


33

37,5%

25

28,4%

- 9,1%

Chưa biết thao tác

88

50

56,9%

22

25%

- 31,9%

Tuy thời gian áp dụng chưa lâu. Nhưng qua thời gian áp dụng phương
pháp, tôi nhận thấy chất lượng bộ môn nâng lên rõ rệt, phần đông học sinh hứng
thú trong học tập, thoải mái mỗi lúc đến tiết học, học sinh hoạt động tích cực



13

hơn, sôi nổi hơn và đa số học sinh thực hành một cách khao học theo đúng cách
đặt tay và gõ phím một cách chủ động. Khơng những vậy ở những phần thực
hiện với thao tác soạn thảo thì các em đã tự tin nhiều khi thực hiện gõ phím.
Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin
học lớp 6 đã trình bày ở trên các em không những nắm chắc kiến thức mà còn
thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực
sự. Để học sinh thao tác tốt ngoài việc thực hiện trên lớp giáo viên còn hướng
dẫn cho học sinh thực hành thêm và tự khám phá kiến thức ở nhà . Đối với học
sinh ở mỗi vùng miền khác nhau có điều kiện tốt hơn mỗi giáo viên có những
biện pháp thích hợp tùy theo điều kiện của học sinh và của nhà trường.
IV. Kết luận và đề xuất
1. Kết luận:
Trên đây là những giải pháp và kinh nghiệm được đúc kết qua thực tế
giảng dạy của bản thân khi áp dụng vào việc hướng dẫn học sinh thực hành
luyện gõ bàn phím. Nó đã có những ảnh hưởng tích cực đến hứng thú và kết quả
học tập môn Tin học của học sinh.
Sau khi áp dụng một số giải pháp này tơi đã thấy học sinh có tiến bộ hơn.
Học sinh nắm kiến thức nhanh hơn, linh hoạt hơn. Về thực hành các em đã có
những tiến bộ trong việc nhập dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác và khoa
học.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra được trong quá trình
tìm hiểu, dạy học và trao đổi với đồng nghiệp, rất mong nhận được sự góp ý của
quý cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp để tơi có thể hồn chỉnh hơn với giải pháp
này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Để có được những giải pháp tốt
nhất, khả thi nhất trong việc tạo sự hứng thú, niềm đam mê học tập môn Tin học
cho học sinh.
2. Đề xuất:



14

Để đảm bảo cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh được
thuận lợi hơn bản thân tôi xin đề xuất với cấp trên tạo điều kiện cấp thêm cho
nhà trường một phòng máy đủ tiêu chuẩn để các em vùng đặc biệt khó khăn
khơng bị thiệt thịi
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

TÁC GIẢ GIẢI PHÁP

Vũ Thuỳ Linh



×