Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giao an bai Dung cu co khi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.51 KB, 6 trang )

Ngày soạn :28/11/2017
Ngày giảng : 1/12/2017
Tiết 20 DỤNG CỤ CƠ KHÍ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được hình dạng, cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn
giản được sử dụng trong ngành cơ khí.
- Mô tả được công dụng và cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến.
2. Kỹ năng:
-Phân loại được nhóm dụng cụ đo và kiểm tra,dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt,dụng
cụ gia công.
- Sử dụng được các dụng cụ theo đúng cơng dụng của nó .
3. Thái độ:
- u thích mơn học. Nghiêm túc học tập.
- Có tinh thần giúp đỡ bạn,hợp tác,chia sẻ,trao đổi kinh nghiệm.
- Có ý thức bảo quản giữ gìn dụng cụ và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
II. Chuẩn bị:
1. GV:
- Nghiên cứu sách giáo khoa và tìm hiểu các tài liệu liên quan.
-Bài soạn,máy tính,bảng phụ,phiếu học tập,bút dạ.
- Các dụng cụ cơ khí và một số mẫu vật,đồ vật.
2. HS:
- Tìm hiểu bài trước bài mới.
- Chuẩn bị một số dụng cụ cơ khí
III. Phương pháp:
Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan sinh động,thực hành.
Nêu và giải quyết tình huống có vấn đề.
IV. Tiến trình dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:(1’)
2. Kiểm tra bài cũ:( 4’)
Tổ chức trò chơi: Vui để học


Giáo viên yêu cầu học sinh tìm 2 đồ vật bí mật mà thơng tin liên quan đến nó có
trong 2 cái phiếu.( Ví dụ : Búa,cưa...)
-Thể lệ trị chơi: Cơ giáo mời 1 học sinh trong lớp lên xem nội dung của phiếu,sau
đó tìm cách diễn tả bằng cử chỉ và điệu bộ ( chú ý không được phát âm khi diễn tả)
để các bạn trong lớp đoán.
=> Giáo viên chỉ định học sinh khác trả lời đốn tên đồ vật bạn đang diễn tả.
Kết thúc trị chơi bạn nào đoán đúng được chọn hộp quà phần thưởng cho mình.
3. Giảng bài mới:


Đặt vấn đề :Các sản phẩm cơ khí rất đa dạng, chúng gồm rất nhiều chi tiết. Muốn
tạo ra một sản phẩm cơ khí cần phải có vật liệu và dụng cụ gia công.Ở tiết trước
các em đã được nghiên cứu về các loại vật liệu cơ khí.Hơm nay chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu về các dụng cụ cơ khí cầm tay phổ biến trong đó có hai đồ vật bí mật mà
các em đã khám phá được qua trị chơi vừa rồi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA
HS

NỘI DUNG GHI
BẢNG

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG NHĨM CHUN SÂU (10’)

-GV thơng báo nội dung chính của
bài học
- Gv nêu mục tiêu của bài học
- Chia lớp thành 3 nhóm chuyên
sâu:

+ Nhóm I: Tìm hiểu dụng cụ đo và
kiểm tra
+ Nhóm II: Tìm hiểu dụng cụ tháo
lắp và kẹp chặt
+ Nhóm III: Tìm hiểu dụng cụ gia
cơng.
-u cầu :
+ Tìm hiểu hình dáng,cấu tạo,vật
liệu,công dụng ,cách sử dụng dụng
cụ được giao.
+ Sử dụng phiếu học tập và sách
giáo khoa để nghiên cứu,thảo luận
nhóm.
=> Ghi kết quả vào bảng phụ
Gv giao bảng phụ,phiếu học tập,một
số mẫu vật cho HS.
-Yêu cầu các nhóm trưởng điều
hành hoạt động nhóm,thư ký nhóm
hồn thành vào bảng phụ sau thảo
luận thống nhất của các thành viên.
- Gv theo dõi quan sát các nhóm
hoạt động.Trợ giúp,giảng giải phần
khó,khúc mắc của các nhóm nếu
có.

-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe để nắm
được mục tiêu bài học

Tiết 20:DỤNG CỤ CƠ

KHÍ

Hs chia thành 3 nhóm
để hoạt động.

HS nhận nhiệm vụ
Tiến hành hoạt động
thảo luận theo nhóm.
Nhóm trưởng điều
hành, phân cơng cơng
việc.Thư ký ghi kết quả
thống nhất.

HOẠT ĐỘNG 2:
TRƯNG BÀY KẾT QUẢ THẢO LUẬN,
CHUYỂN ĐỘNG GIAO LƯU QUAN SÁT GIỮA CÁC NHÓM (5’)


-Sau hoạt động thảo luận nhóm
chuyên sâu,GV yêu cầu các nhóm
trưng bày kết quả thảo luận tại các
vị trí chỉ định.
-Yêu cầu học sinh các nhóm lần
lượt di chuyển đi quan sát kết quả
nghiên cứu của các nhóm trong lớp.
- Nêu cảm xúc sau khi đi giao lưu
quan sát ?
Để tạo cơ hội cho các em được chia
sẻ phần nghiên cứu chuyên sâu của
mình cũng như học hỏi bổ sung

thêm nội dung hoạt động của nhóm
khác,chúng ta chuyển sang hoạt
động 3

- Các nhóm treo tranh
HS đi quan sát một
lượt tranh của các
nhóm.Sau đó về vị trí
của mình
- Vui vẻ,thích thú ,tị
mị...

HOẠT ĐỘNG 3: THUYẾT TRÌNH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHĨM (15’)

Gv đưa đồ vật (Hình chóp đều).
?Làm thế nào đế biểt được kích
thước các cạnh,số đo các góc của đồ
vật này? Em dùng dụng cụ gì?
Và đây cũng chính là nội dung
nghiên cứu của nhóm chun sâu số
1.
Mời đại diện nhóm 1 lên thuyết
trình và điều khiển hoạt động báo
cáo của nhóm mình.Chú ý:
+ Mơ tả hình dạng ,tên gọi,công
dụng các dụng cụ
+ Nêu và thao tác rõ cách sử dụng
thước đo góc vạn năng

-Các nhóm khác theo dõi,nhận

xét,bổ sung.
=> Gv chốt kiến thức.
-Dụng cụ đo và kiểm tra được phân
thành mấy loại? Nêu cụ thể?

Hs: Quan sát
Hs trả lời ( dùng thước
lá,thước đo góc vạn
năng)
-Đại diện nhóm 1 lên
trình bày và điều khiển
hoạt động:
Mời các thành viên
trong nhóm cùng tham
gia trong q trình báo
cáo.Nêu rõ tên gọi,vật
liệu,cơng dụng,mô
phỏng cách sử dụng
dụng cụ.
(Giới thiệu dụng cụ
thật,thao tác đo và
kiểm tra trực tiếp trên
mẫu vật được giao)
-Các nhóm khác theo
dõi,nhận xét,bổ sung.
-Hs trả lời

I. Dụng cụ đo và
kiểm tra


1. Thước đo chiều
dài
a. Thước lá


b. Thước cuộn.
2. Thước đo góc
-Êke, ke vng.
-Thước đo góc vạn
năng

-GV kết luận:
+ Tên gọi của dụng cụ nói lên cơng
dụng và tính chất của nó.
+ Các dụng cụ trên đều được chế
tạo từ thép hợp kim không rỉ.
-GV giới thiệu thêm:
Ngồi các dụng cụ trên,người ta cịn
dùng thước cặp,compa đo trong,đo
ngồi để kiểm tra kích thước của
vật.
-GV đưa 1 thanh thép ( hoặc sắt):
? Muốn giữ cố định thanh thép em
dùng dụng cụ nào?
-Và đây cũng chính là nội dung
nghiên cứu của nhóm chuyên sâu số
2.
Mời đại diện nhóm 2 lên thuyết
trình và điều khiển hoạt động báo
cáo của nhóm mình.


-Các nhóm khác theo dõi,nhận
xét,bổ sung.
=> Gv nhận xét, chốt kiến thức
Phân loại dụng cụ tháo lắp và kẹp
chặt ?

HS trả lời ( Kìm,êtơ)

Đại diện nhóm 2 lên
trình bày và điều khiển
hoạt động:
Mời các thành viên
trong nhóm cùng tham
gia trong q trình báo
cáo.Nêu rõ tên gọi,vật
liệu,cơng dụng,mơ
phỏng cách sử dụng
dụng cụ.
(Giới thiệu dụng cụ
thật,thao tác mô phỏng
cách sử dụng dụng cụ
trên mẫu vật được
giao)

II Dụng cụ tháo lắp
và kẹp chặt:

-Các nhóm khác theo
dõi,nhận xét,bổ sung.

-Hs trả lời

1.Dụng cụ tháo lắp:
-Mỏ lết.
-Cờ lê.
-Tua vít


-Gv lưu ý phân tích cách sử dụng
mỏ lết và êtô.
GV kết luận :
+ Khi dùng mỏ lết hoặc êtô sẽ sử
dụng sao cho má động tiến vào kẹp
chặt vật.
+ Các dụng cụ trên đều được làm
bằng thép được tôi cứng.
-Dùng dụng cụ gì để làm nhẵn bóng
bề mặt thanh thép?(GV chỉ vào
thanh thép đã được kẹp chặt vào
êtô)
-Và đây cũng chính là nội dung
nghiên cứu của nhóm chun sâu số
3.
Mời đại diện nhóm 3 lên thuyết
trình và điều khiển hoạt động báo
cáo của nhóm mình.
Chú ý:
+ Nêu rõ tên gọi,cơng dụng
+ Mơ tả hình dạng,cấu tạo của các
dụng cụ


-Lắng nghe,quan
sát,thực hiện trên dụng
cụ .

2.Dụng cụ kẹp chặt:
- Ê tơ.
-Kìm

- HS trả lời (dũa)

Đại diện nhóm 3 lên
trình bày và điều khiển
hoạt động:
Mời các thành viên
trong nhóm cùng tham
gia trong q trình báo
cáo.Nêu rõ tên gọi,vật
liệu,cấu tạo,cơng dụng.
(Giới thiệu dụng cụ
thật)
-Các nhóm khác theo
dõi,nhận xét,bổ sung.

III. Dụng cụ gia
cơng:
1.Búa
2. Cưa
3.Đục


- Yêu cầu đại diện từng nhóm trả
4.Dũa
lời, mời các nhóm khác nhận xét bổ
sung.
-GV chốt kiến thức và lưu ý học
sinh: Kỹ thuật sử dụng các dụng cụ
trên các em sẽ được nghiên cứu chi
tiết ở các tiết học sau.
-Giới thiệu: Ngồi búa,cưa,đục,dũa
là dụng cụ cơ khí cầm tay đơn giản
cịn có búa máy,cưa máy,dũa
máy,khoan máy
4. Củng cố: (9’)
-Tổ chức trị chơi : Học mà chơi
-Nhiệm vụ : Tìm sản phẩm cơ khí trong bức tranh bí ẩn đã được che bởi 4 miếng
ghép.Mỗi miếng ghép tương ứng với 1 câu hỏi.Trả lời đúng mỗi câu hỏi sẽ có 1
gợi ý liên quan đến chủ đề bức tranh.
Câu 1: Má động,má tĩnh,tay quay là các bộ phận của dụng cụ nào?
A. Kìm
C.Êtơ


B.Mỏ lết
D. Cờlê
Câu 2: Công dụng của cờlê là:
A. Dùng để tháo lắp các mối hàn
B. Dùng để tháo lắp các loại mối ghép bằng đai ốc,bulông.
C. Kẹp chặt các chi tiết để gia công.
D. Dùng để cắt vật gia cơng.
Câu 3. Để đo các góc cạnh của các loại máy cơ khí,các loại khn,giá đỡ…thì cần

dụng cụ nào?
A.Kìm
C.Thước lá
B.Ke vng
D.Thước đo góc vạn năng.
Câu 4. Thước lá làm từ vật liệu gì?
A.Thép hợp kim dụng cụ
C.Nhựa
B.Gang
D.Đồng.
Hình ảnh của bức tranh: Xe đạp thồ
Gv chiếu video về xe đạp thồ Điện Biên. Qua đây chúng ta càng tự hào về truyền
thống vẻ vang ,tinh thần yêu nước,khắc phục mọi khó khăn gian khổ cùng với sự
sáng tạo to lớn của ông cha ta.
-Qua bài học ngày hôm nay em hãy cho biết:
Các dụng cụ cầm tay đơn giản gồm những loại nào ? Chúng được dùng để làm gì?
Gv gọi học sinh trả lời
Chốt kiến thức: Các dụng cụ cầm tay đơn giản trong ngành cơ khí gồm : dụng cụ
đo, dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt, dụng cụ gia cơng. Chúng dùng để xác định hình
dạng, kích thước và tạo ra các sản phẩm cơ khí.
- Yêu cầu 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Nêu cụ thể tên dụng cụ của từng nhóm ?
=> GV chiếu sơ đồ tư duy bài học trong quá trình học sinh trả lời.
5. Dặn dò :(1’)
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi SGK
- Tìm hiểu cấu tạo và cơng dụng của một số dụng cu cơ khí khác mà em biết.
- Về nhà chuẩn bị trước bài 21,22 phần “ Cưa và Dũa kim loại”
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×