Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thời hạn đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ trong vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.68 KB, 8 trang )

THỜI HẠN ĐƯƠNG SỰ GIAO NỘP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN
TRANH CHẤP VỀ KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
TS. Đặng Thanh Hoa1 & Th.S Trần Thị Huyền Vân2
1. DẪN NHẬP
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (“BLTTDS”) quy định về thời hạn giao nộp tài liệu,
chứng cứ và những trường hợp được phép giao nộp tài liệu, chứng cứ sau thời hạn quy
định và việc công khai chứng cứ. Theo đó, đương sự được phép giao nộp tài liệu, chứng
cứ trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 203 BLTTDS,
trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phải tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao
nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (“Phiên họp”). Như vậy, việc giao nộp tài
liệu, chứng cứ có thể được phép thực hiện trước hay sau Phiên họp vẫn cịn có quan
điểm khác nhau.
Thực tiễn xét xử tại Tòa án cho thấy phổ biến các Tòa án đều đã áp dụng quy định pháp
luật cho phép đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ sau Phiên họp nhưng lại không tiếp
tục tổ chức Phiên họp để kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai đối với những
chứng cứ mới này và vẫn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm theo như quyết định đưa vụ án
ra xét xử đã ban hành.
Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đang lấy ý kiến liên quan đến Dự thảo Nghị quyết
hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLTTDS về phiên họp kiểm tra việc giao nộp,
tiếp cận, công khai chứng cứ và hịa giải (“Dự thảo Nghị quyết”), trong đó có quy định
hướng dẫn về thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ của đương sự cũng như quy định về
số lần tổ chức Phiên họp trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
Bằng Bài tham luận này trên cơ sở nghiên cứu quy định pháp luật có liên quan để từ đó
góp ý với Dự thảo Nghị quyết nhằm hồn thiện quy định về thời hạn mà đương sự phải
giao nộp tài liệu, chứng cứ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thơng qua việc tìm hiểu,
phân tích từ các vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại trong thực tiễn. Qua đó,
chúng tơi khẳng định rằng, về thời hạn đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ này phải
được đặt trong mối tương quan với việc tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp
1 Giảng viên Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
2 Thẩm phán cao cấp, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trợ giúp nghiên cứu: Lê Bá Đức, Sinh viên Lớp CLC34D Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.



472


cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải (“Phiên họp”) và áp dụng tương thích với từng tình
tiết vụ án cụ thể trên cơ sở vận dụng đúng và chính xác quy định của pháp luật.
2.

VỤ ÁN THỰC TIỄN

2.1.

VỤ ÁN THỨ NHẤT

Nguyên đơn là Công ty TNHH MTV Chế biến Gỗ T khởi kiện yêu cầu bị đơn là Công
ty TNHH Giấy K bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn với số tiền là 2.800.265.050
đồng do vi phạm hợp đồng mua bán 6.000 tấn ván lạng và 300 tấn mùn cưa.
Bản án sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bị đơn kháng cáo.
Ở cấp phúc thẩm Bị đơn cho rằng trong quá trình tố tụng ở cấp sơ thẩm sau khi Tòa án
cấp sơ thẩm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa
giải, bị đơn vẫn tiếp tục nộp chứng cứ, lẽ ra Tòa án cấp sơ thẩm phải mở phiên họp
kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải lần thứ hai nhưng Tịa
án cấp sơ thẩm đã khơng thực hiện.
Tịa án cấp phúc thẩm cho rằng ý kiến trên của bị đơn là khơng có cơ sở bởi lẽ pháp
luật khơng quy định Tịa án cấp sơ thẩm phải mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp
cận, công khai chứng cứ và hòa giải lần thứ hai, đồng thời tại thơng báo về việc thụ lý
vụ án, tịa án cấp sơ thẩm đã xác định thời hạn bị đơn có ý kiến bằng văn bản đối với
yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ và yêu cầu phản tố (nếu có). Trong thời
hạn luật định, bị đơn khơng thực hiện quyền của mình nên phải chịu hậu quả pháp lý
theo quy định.

Trên cơ sở đó, Bản án phúc thẩm đã tuyên không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị
đơn và giữ nguyên bản án sơ thẩm.
2.2.

VỤ ÁN THỨ HAI

Nguyên đơn là Ngân hàng TMCP QT Việt Nam (“VIB”) khởi kiện bị đơn là ơng Lê
Đình T vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo cam kết tại các hợp đồng tín dụng đã ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của VIB. Để đảm bảo thu hồi vốn vay, VIB yêu cầu Tòa
án giải quyết, buộc bà Nguyễn Thị H và ơng Lê Đình T phải thanh tốn trả cho VIB
tổng số nợ tính đến ngày 12/6/2020 là 4.109.668.910 đồng. Bản án sơ thẩm chấp nhận
yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bị đơn kháng cáo.
473


Một trong những lý do Bị đơn kháng cáo là bị đơn cho rằng việc sau phiên họp kiểm
tra việc giao nộp, tiếp cận và cơng khai chứng cứ thì Nguyên đơn mới cung cấp thêm
các tài liệu chứng cứ mà Bị đơn không được biết là ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của
Bị đơn. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã nhận định Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ
khoản 4 Điều 96 BLTTDS để cho rằng việc nguyên đơn giao nộp thêm tài liệu chứng
cứ sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là không vi phạm
thủ tục tố tụng. Đồng thời, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã nhận định thêm rằng nguyên
đơn có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ trên cho bị đơn và nếu ngun đơn khơng
cung cấp thì Bị đơn cũng sẽ được tiếp cận tài liệu, chứng cứ mới khi Chủ tọa cơng khai
tại phiên tịa. Từ đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm đã quyết định khơng có căn cứ để chấp
nhận kháng cáo của bị đơn và giữ nguyên bản án sơ thẩm.
2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA NHÌN TỪ CÁC VỤ ÁN THỰC
TIỄN
Qua hai vụ án thực tiễn minh họa cho thấy đều có chung tình tiết là có đương sự (vụ án
thứ nhất là bị đơn và vụ án thứ hai là nguyên đơn) đều đã thực hiện việc giao tài liệu,

chứng cứ sau thời điểm Tòa án đã tổ chức Phiên họp. Tuy nhiên, nội dung luận giải
trong các bản án minh họa là khác nhau.
Đối với vụ án thứ nhất, do bị đơn kháng cáo và cũng chính bị đơn lại nêu ra ý kiến cho
rằng việc bị đơn có cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ sau thời điểm Tòa án cấp sơ
thẩm mở Phiên họp lẽ ra Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành việc mở lại Phiên họp lần
thứ hai để công khai các chứng cứ của bị đơn cung cấp bổ sung nhưng Tòa án cấp sơ
thẩm không thực hiện là không đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Đối với vụ án thứ hai, cũng do bị đơn kháng cáo nhưng một trong những lý do kháng
cáo của bị đơn là nguyên đơn đã có giao nộp tài liệu, chứng cứ bổ sung sau Phiên họp
mà Bị đơn khơng được biết và có lẽ Tòa án cấp sơ thẩm trong trường hợp này cũng đã
không tổ chức Phiên họp tiếp theo để công khai các chứng cứ này nên bị đơn cho rằng
điều này đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của Bị đơn.
Như vậy, điểm chung của cả hai vụ án đó là việc các đương sự khơng đồng ý khi Tịa
án khơng tiến hành việc mở Phiên họp tiếp theo khi có việc giao nộp tài liệu, chứng cứ
bổ sung sau là không đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Điểm khác biệt của
hai vụ án này đó chính là nếu vụ án thứ hai bị đơn cho rằng chính việc Tịa án khơng tổ
chức Phiên họp đã làm cho bị đơn không được biết các tài liệu, chứng cứ mới được
474


nguyên đơn bổ sung nên đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn thì
trong vụ án thứ nhất khơng thể hiện được điều này vì việc giao nộp tài liệu, chứng cứ
bổ sung cũng là từ chính phía bị đơn thực hiện. Như vậy, có phải chăng bị đơn trong vụ
án thứ nhất chỉ cho rằng việc không thực hiện việc tổ chức Phiên họp tiếp theo sau khi
có đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ là Tòa án đã vi phạm quy định của pháp luật tố
tụng dân sự và từ đó bị đơn muốn Tòa án cấp phúc thẩm phải xem xét và hủy bản án sơ
thẩm vì đã có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
3.

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ


Khoản 1 Điều 96 BLTTDS quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương
sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án”. Với quy định này cho
thấy rằng việc giao nộp tài liệu, chứng cứ vừa là quyền và đồng thời cũng chính là nghĩa
vụ của đương sự trong q trình Tịa án giải quyết vụ án dân sự.
Tiếp đến, khoản 4 Điều 96 BLTTDS quy định cụ thể về thời hạn đương sự giao nộp tài
liệu, chứng cứ như sau:
“Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc
ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời
hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm […], đương
sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng
đương sự khơng giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý
do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó
Tịa án khơng u cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự khơng
thể biết được trong q trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì dương sự có
quyền giao nộp, trình bày tại phiên tịa sơ thẩm […] hoặc các giai đoạn tiếp theo của
việc giải quyết vụ việc dân sự”.
Như vậy, ở cấp sơ thẩm, thời điểm đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp
chứng cứ là trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm và trên cơ sở có sự ấn định thời hạn
này bởi Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Trên cơ sở tài liệu, chứng cứ mà
các đương sự cung cấp thì Tịa án mới tiến hành tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao
nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ nhằm để các bên đương sự được tiếp cận với tất cả

475


các chứng cứ của các bên đương sự khác trước khi Tòa án tổ chức hòa giải và mở phiên
tòa sơ thẩm (nếu có).
4.


THỜI ĐIỂM TỔ CHỨC PHIÊN HỌP

Việc Thẩm phán tổ chức Phiên họp phải trước hay sau thời điểm có quyết định đưa vụ
án ra xét xử cịn có quan điểm khác nhau, như sau.
Quan điểm thứ nhất. Phiên họp phải được tổ chức trước thời điểm Tòa án ra quyết định
đưa vụ án ra xét xử
Quan điểm này được áp dụng khá phổ biến trong thực tiễn xét xử cũng như ở góc độ lý
luận nghiên cứu.
Một, căn cứ theo các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành (khoản 4 Điều 96
BLTTDS) thì đương sự được phép giao nộp tài liệu, chứng cứ cho đến khi nhận được
Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Có lẽ chính vì vậy mà tại phần I Dự thảo Nghị quyết
khi hướng dẫn nội dung này cũng đã nêu rõ “BLTTDS bổ sung quy định mới về kiểm
tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trước khi Tịa án có quyết định đưa vụ
án ra xét xử sơ thẩm”.
Hai, nếu xét về bản chất và mục đích của Phiên họp thì rõ ràng đây là cơ sở để Tịa án
(chính xác là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án) ban hành các quyết định tố
tụng tương ứng. Theo đó, nếu đương sự thỏa thuận được với nhau, trên cơ sở đó Tịa án
ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Ngược lại, nếu các
đương sự không thể thỏa thuận được; vụ án khơng được tiến hành hịa giải; hoặc tiến
hành hịa giải khơng được, cũng như khơng có căn cứ để Thẩm phán ra quyết định tạm
đình chỉ giải quyết vụ án hoặc đình chỉ giải quyết vụ án thì Thẩm phán sẽ ra quyết định
đưa vụ án ra xét xử.
Ba, một khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì mọi quyết định giải quyết vụ án
sau thời điểm này phải do Hội đồng xét xử quyết định và ban hành chứ không thể giao
cho cá nhân Thẩm phán được quyền quyết định nữa.
Bốn, qua thực tiễn hai vụ án minh họa cũng đã cho thấy, sau khi đã tiến hành Phiên họp,
kể cả việc đương sự có giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ thì Tịa án cũng khơng tiến
hành một phiên họp khác để kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ mới
này.

476


Tóm lại, theo quan điểm thứ nhất thì khơng thể có chuyện Phiên họp kiểm tra việc giao
nộp, tiếp cận công khai chứng cứ lại tổ chức sau khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét
xử.
Quan điểm thứ hai. Phiên họp vẫn có thể được tổ chức sau thời điểm Tòa án ra quyết
định đưa vụ án ra xét xử nhưng trước thời điểm mở phiên tòa (trong giai đoạn chuẩn bị
xét xử sơ thẩm)
Đây cũng chính là quan điểm của người viết, quan điểm này có thể dựa vào những lập
như sau.
Thứ nhất, BLTTDS khơng có quy định nào minh thị cho rằng Phiên họp chỉ được phép
tổ chức trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Thứ hai, BLTTDS khi quy định Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử cùng với
03 quyết định tố tụng khác theo quy định tại khoản 3 Điều 203 là trong thời hạn chuẩn
bị xét xử. Trong khi đó, khi quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử chứ không quy định là trong thời hạn chuẩn bị xét xử. Như vậy,
có thể thấy có sự khác biệt và chủ đích của nhà lập pháp trong cách quy định này.
Thứ ba, giai đoạn chuẩn bị xét xử hồn tồn có thể được hiểu là khi Tòa án thụ lý vụ án
cho đến trước khi Tòa án mở phiên tịa xét xử (nghĩa là có thể xảy ra sau khi có quyết
định đưa vụ án ra xét xử) để phân biệt khác với “thời hạn chuẩn bị xét xử” được tính từ
thời điểm Tịa án thụ lý cho đến trước khi Tòa án ra một trong các quyết định tại khoản
3 Điều 203 BLTTDS (xin xem nội dung đã luận giải ở phần trên của bài).
Ở một góc độ khác, có một thực tế khơng thể chối cãi được, đó là có nhiều vụ án mà
nhiều tình tiết, sự kiện, yêu cầu, đương sự phát sinh chính trong khoảng thời gian ngắn
ngủi này (sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử và trước khi phiên tòa xét xử sơ
thẩm được tổ chức). Cách xử lý phổ biến của Tòa án là ghi nhận và chờ để xử lý và giải
quyết tại phiên tòa sơ thẩm như việc đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ bổ sung như
hai vụ án minh họa.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp phát sinh những tình tiết, hành vi tố tụng

ở khoảng thời gian chờ đợi phiên tòa được mở theo quyết định đưa vụ án ra xét xử đã
ban hành cần phải được xem xét một cách khách quan, tinh tế, tương ứng với từng
trường hợp cụ thể mới đảm bảo áp dụng đúng pháp luật và hiệu quả.
477


5.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA VIỆC ĐƯƠNG SỰ GIAO NỘP TÀI LIỆU, CHỨNG

CỨ VỚI VIỆC TỔ CHỨC PHIÊN HỌP
Với phân tích ở trên về thời hạn đương sự được phép giao nộp tài liệu, chứng cứ và quy
định tại khoản 2 Điều 203 BLTTDS thì việc giao nộp tài liệu, chứng cứ vẫn có thể được
phép thực hiện sau phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ. Tuy
nhiên, nếu không thận trọng trong việc áp dụng quy định này thì sẽ có thể vơ hiệu hóa
mục đích của quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng
cứ là để các bên được tiếp cận với tất cả chứng của các bên đương sự khác trước khi tổ
chức phiên tòa sơ thẩm.
Xem xét lại tình tiết liên quan được nêu trong hai vụ án minh họa cho thấy đã có việc
đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ sau thời điểm Tòa án mở Phiên họp. Tuy nhiên, ở
cả hai vụ án thì bản án của Tịa án đều chưa thể hiện được: Một là, việc giao nộp tài
liệu, chứng cứ bổ sung đã được thực hiện ở thời điểm trước hay sau khi Tòa án ra quyết
định đưa vụ án ra xét xử; và Hai là, việc đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ bổ sung
có phải sau thời điểm Tịa án u cầu và ấn định hay khơng (thời điểm trước khi mở
Phiên họp) và lý do của việc giao nộp bổ sung này. Đây là hai vấn đề quan trọng và cốt
lõi cho việc hiểu và áp dụng đúng đắn nội dung của tại khoản 4 Điều 96 BLTTDS.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 96 BLTTDS có hai trường hợp xảy ra việc đương sự giao
nộp tài liệu, chứng cứ bổ sung sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử và được Tòa
án chấp nhận, đó là: (i) các tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tịa án u cầu đương sự
giao nộp thì việc giao nộp chậm chỉ cho phép trong trường hợp có lý do chính đáng,

trong khi đó đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tịa án khơng u cầu đương sự giao
nộp thì cho phép giao nộp chậm tại phiên tòa sơ thẩm hoặc tại bất kỳ giai đoạn tố tụng
tiếp theo; (ii) tài liệu, chứng cứ mà đương sự khơng thể biết được trong q trình giải
quyết theo thủ tục sơ thẩm thì việc giao nộp các tài liệu, chứng cứ là được phép sau khi
kết thúc giai đoạn tố tụng sơ thẩm, nghĩa là có thể tại giai đoạn tố tụng phúc thẩm, giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Có thể nhận thấy ngay sự bất hợp lý trong quy định quy định của pháp luật ở trường
hợp (i) nếu như Tịa án khơng có u cầu đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ đó trước
đó thì đương sự lại hồn tồn có quyền được nộp sau đó tại phiên tòa sơ thẩm hoặc tại
bất kỳ giai đoạn tố tụng tiếp theo. Người viết cho rằng đây là lỗi trong q trình lập
pháp nên cần phải có hướng dẫn và xác định lại cho đúng để tránh tình trạng đương sự

478


“ém” chứng cứ và chỉ “tung” ra tại giai đoạn tố tụng mà họ thấy có lợi cho họ, gây hậu
quả bất lợi cho phía bên đương sự cịn lại.
Hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Dự thảo Nghị quyết cơ bản đã giải quyết được bất cập
nêu trên, theo đó, “đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tịa án khơng u cầu đương
sự giao nộp tài liệu chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải
quyết vụ án thì trước khi giao nộp cho Tòa án, đương sự phải sao gửi tài liệu, chứng cứ
đó cho các đương sự khác […]”.
Chúng tơi hồn tồn đồng ý với tinh thần của ý chí lập pháp nêu trên, Tòa án chỉ chấp
nhận việc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ mà trước đó tuy Tịa án khơng có u cầu
đương sự giao nộp nhưng chính đương sự cũng phải chứng minh được việc khơng thể
giao nộp chứng cứ đó trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử là do đương sự đã
không biết và đã không thể biết về việc tồn tại chứng cứ đó.
6.

KẾT LUẬN


Như vậy, với hai vụ án minh họa cùng những phân tích luận giải trên có thể rút ra kết
luận cũng như góp ý cho Dự thaỏ Nghị quyết như sau.
Thứ nhất, Thẩm phán có quyền ấn định thời hạn đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ
là trong thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm – nghĩa là trước thời điểm Thẩm
phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử;
Thứ hai, nếu đương sự giao nộp tài liệu chứng cứ bổ sung sau thời điểm Thẩm phán đã
mở Phiên họp nhưng trước thời điểm Thẩm phán ban hành quyết định đưa vụ án ra xét
xử thì Thẩm phán cần phải tiến hành phiên họp tiếp theo để đảm bảo cho các đương sự
được công khai chứng cứ trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Thứ ba, đương sự được quyền giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ đối với những chứng
cứ mà trước đó Tịa án khơng u cầu giao nộp mà đương sự không thể biết được trong
quá trình giải quyết vụ án thì trước khi giao nộp cho Tòa án, đương sự phải sao gửi tài
liệu, chứng cứ đó cho các đương sự khác. Trong trường hợp này Tịa án khơng tổ chức
Phiên họp mà vẫn đưa vụ án ra xét xử theo đúng với thời gian đã được xác định tại
quyết định đưa vụ án ra xét xử đã ban hành./.

479



×