Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Xây dựng giáo án bài 7: tế bào nhân sơ – sinh học lớp 10 trong dạy học trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 19 trang )

Người viết: Trần Thị Thuần
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, nhiều
trường học được trưng dụng cho cơng tác phịng, chống dịch, nhiều cơng trình xây
dựng, sửa chữa trường lớp bị tạm ngưng, cịn có một số giáo viên, học sinh là F0
đang điều trị tại nhà hoặc khu cách ly hay bệnh viện. Chính vì vậy hình thức dạy
học trực tuyến là một lựa chọn phù hợp và được quan tâm nhất của đội ngũ nhà giáo
ngành giáo dục. Làm thế nào để dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả nhất đang là
vấn đề khiến các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, cha mẹ và học sinh quan tâm.
Vì vậy tơi chọn đề tài: “xây dựng giáo án nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học
trực tuyến bài 7: tế bào nhân sơ – sinh học lớp 10”
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến cho học sinh trung tâm GDTX thị xã
Phú Mỹ
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 10A1, 10A2 VÀ 10A3 - trung tâm GDTX thị xã Phú Mỹ
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu xây dựng giáo án dạy học trực tuyến tốt sẽ nâng cao hiệu quả học tập cho
học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng giáo án bài 7: tế bào nhân sơ – sinh học lớp 10 trong dạy học trực tuyến
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí tuyết
- Phương pháp thực nghiệm
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm dạy học trực tuyến
Dạy học trực tuyến là hình thức giáo dục online, giúp chúng ta có thể tiếp nhận
thơng tin dễ dàng, với các phương tiện như: điện thoại, máy tính hoặc máy tính


bảng có kết nối internet. Học sinh có thể học tập tại nhà hay bất cứ đâu mà không
cần phải tới trường học.
2. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học trực tuyến
2.1. Ưu điểm
Giáo dục trực tuyến cho phép đào tạo mọi lúc mọi nơi, truyền đạt kiến thức
theo yêu cầu, thơng tin đáp ứng nhanh chóng. Học sinh có thể truy cập các khoá học
bất kỳ nơi đâu như văn phòng làm việc, tại nhà, tại những điểm internet công cộng,
24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần.
- Tiết kiệm chi phí: Giúp giảm chi phí đi lại
- Tiết kiệm thời gian: giúp giảm thời gian nhờ hạn chế sự phân tán và thời gian đi
lại.
- Uyển chuyển và linh động: tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng và có thể
nâng cao kiến thức thơng qua những thư viện trực tuyến
- Hệ thống hóa: dễ dàng tạo và cho phép học sinh tham gia học, dễ dàng theo dõi
tiến độ học tập, và kết quả học tập của học sinh. 2.2. Nhược điểm
2.2. Nhược điểm
Đơn vị: TT GDTX thị xã Phú Mỹ

Page 1


Người viết: Trần Thị Thuần
Bên cạnh những ưu điểm thì dạy học trực tuyến có những nhược điểm sau:
- Hạn chế tương tác, trao đổi giữa người dạy và người học
Khi đến các lớp học theo kiểu truyền thống, học sinh và giáo viên sẽ trao đổi và
tương tác trực tiếp. Nếu có bất kỳ vấn đề nào với bài giảng, học sinh có thể hỏi lại
và đưa ý kiến ngay lập tực. Ngược lại, giáo viên cũng có thể quan sát quá trình học
tập, tiếp thu của học sinh thông qua việc theo dõi bài giảng trên lớp.
Với các phương pháp dạy học online, việc tương tác, trao đổi này được thực hiện
thông qua các công cụ hỗ trợ như tính năng chat, nhắn tin, hoặc gửi âm thanh,…

- Kém hiệu quả với những học sinh thiếu chủ động, tự giác
Vì học sinh nắm quyền chủ động nhiều hơn trong việc lựa chọn thời gian, không
gian học tập nên nếu khơng có sự chủ động, việc học tập sẽ không đạt được hiệu
quả. Trong trường hợp đến lớp học, giáo viên có thể phụ trách nhắc nhở, yêu cầu
học sinh tập trung, hồn thành bài. Cịn với các phương pháp dạy học trực tuyến,
tồn bộ q trình đều cần đến sự tự giác của học sinh.
- Cơ sở vật chất không đồng bộ
Tùy vào điều kiện và nhu cầu của từng học sinh, việc đầu tư vào các trang thiết
bị để học online như điện thoại, máy tính bảng, laptop cũng như dịch vụ internet là
vô cùng khác biệt. Trong trường hợp tham gia vào những buổi dạy học trực tuyến
chung, sẽ có những trường hợp học sinh khơng thể theo kịp bài giảng vì lỗi kỹ
thuật. Bởi vậy, đôi khi việc học online sẽ bị ngắt quãng, đứt đoạn nhiều lần trong
q trình giảng dạy, khơng được liền mạch như thông thường. Vấn đề này không chỉ
làm giảm chất lượng bài giảng mà còn khiến học sinh mất tập trung.
3. Những bước giáo viên cần thực hiện trong dạy học trực tuyến
3.1. Chuẩn bị dạy học trực tuyến.
Mỗi hình thức dạy học đều có những điểm mạnh, điểm yếu, nên ta cần phải biết:
Phát huy mặt mạnh của phương pháp này và hạn chế mặt yếu của phương pháp
khác. Từ thực tế giảng dạy tôi xin đưa ra một số đề xuất và kinh nghiệm nhằm nâng
cao hiệu quả trong việc dạy học trực tuyến như sau:
3.1.1.Nghiên cứu đối tượng học sinh
Mục đích là soạn giáo án thích ứng với phần đông học sinh trong lớp và đối
tượng học sinh là học sinh trung tâm GDTX ( phần lớn là học sinh đã được sàng lọc
từ các trường phổ thông).
3.1.2. Xác định mục tiêu bài học
Xác định được những gì học sinh sẽ học được từ bài học và cách thức bạn sẽ
thực hiện để đảm bảo rằng học sinh sẽ làm chủ được những gì trong tay.
- Sau khi kết thúc bài học, học sinh cần hiểu được những gì về kiến thức, kỹ năng,
thái độ.
- Xác định mức độ đạt được (biết, hiểu, vận dụng hay thành thạo) căn cứ vào

chuẩn kiến thức và trình độ tiếp thu của học sinh.
3.1.3. Xác định phương pháp dạy học chủ đạo
- Định hướng phương pháp dạy chính áp dụng trong bài học.
- Đối với từng hành động cụ thể nên đưa ra các phương pháp khác để phù hợp với
đặc thù.
- Xác định đúng phương pháp dựa vào: điều kiện cơ sở vật chất, nội dung bài giảng
và trình độ tiếp thu của học sinh.
3.1.4. Xác định được tiến trình các hoạt động dạy học
Đơn vị: TT GDTX thị xã Phú Mỹ

Page 2


Người viết: Trần Thị Thuần
- Phân biệt hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh trong từng hoạt động
cụ thể.
- Định hướng mục tiêu rõ ràng cho từng hoạt động, không nên xây dựng quá nhiều
hoạt động trong một tiết học.
- Phân bổ thời lượng cho mỗi hoạt động hợp lý.
3.1.5. Lựa chọn nền tảng để tổ chức dạy học
Lựa chọn công cụ phù hợp cho từng định dạng tư liệu dạy học.
- Gíao viên có thể sử dụng các nền tảng dạy học trực tuyến khác nhau dựa theo
điều kiện và ý đồ dạy học của mình
+ phầm mềm để dạy: google meet, microsoft team, zoom…
+ Video: Youtube, Google Drive,...
+ Trắc nghiệm, bài tập: Google Forms, Kahoot, azota, liveworksheets,...
- Công cụ phải đơn giản đối với HS, nhưng vẫn hỗ trợ GV kiểm sốt được q
trình học tập.
- Hạn chế việc đặt các tư liệu dạy học một cách rời rạc, dẫn đến khó tổ chức dạy
học hoặc tổ chức không hiệu quả.

- Giúp thể hiện được tiến trình dạy học theo ý đồ sư phạm của giáo viên và để học
sinh có thể dễ dàng tiếp cận, đáp ứng được sơ đồ dạy học trực tuyến
- Đảm bảo cho việc liên lạc thông suốt, chuẩn bị cho việc tổ chức tiến trình dạy
học qua mạng.
Ví dụ: lập nhóm Zalo cho từng lớp; thống nhất với phụ huynh về khung giờ nhất
định để học sinh được sử dụng thiết bị và phối hợp giám sát HS.
3.2. Tổ chức tiến trình dạy học trực tuyến.
3.2.1. Trước khi kết nối trực tiếp.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua công cụ mạng xã hội (Zalo,
Facebook, azota,...) để học sinh có thể thực hiện trước.
Sau khi được hướng dẫn và nhận nhiệm vụ, học sinh tự chủ thực hiện với tư liệu
đã được cung cấp. Giáo viên “quan sát”, hỗ trợ:
- Nhận cuộc gọi qua Zalo của học sinh để trợ giúp (đối với học sinh chủ động);
+ Gọi kiểm tra xác suất việc thực hiện hoạt động tự chủ của học sinh (thường là
những học sinh chưa thực sự tích cực, hoặc xoay vịng kiểm tra, …);
Qua đó, giáo viên nắm được thơng tin, tổng hợp lại những điểm mấu chốt cần thảo
luận và kết luận cho học sinh trong giờ học.
3.2.2. Kết nối trực tiếp.
- Giáo viên và học sinh kết nối qua nền tảng truyền tải hình ảnh thời gian thực
(Microsoft Teams, Zoom, Google Meet, ...) để bắt đầu thực hiện tiến trình dạy học.
Về cơ bản, việc tổ chức thực hiện giai đoạn này có thể tiến hành như đã gợi ý ở
trên. Tuy nhiên, tuỳ vào nội dung bài học và thời lượng, giáo viên có thể linh hoạt
điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
Chẳng hạn, sau khi báo cáo, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ đã giao,
giáo viên có thể dành một khoảng thời gian (khơng q dài) của đầu buổi học để
giảng bài, nhấn mạnh nội dung cốt lõi, hướng dẫn học sinh xem video và sử dụng
sách giáo khoa, ... để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo.
- Tổ chức hoạt động: Báo cáo và thảo luận; đánh giá và chốt kiến thức; giao
nhiệm vụ về nhà.


Đơn vị: TT GDTX thị xã Phú Mỹ

Page 3


Người viết: Trần Thị Thuần
Thực hiện tiến trình dạy học qua mạng địi hỏi giáo viên cần có sự trau đồi về kĩ
năng công nghệ thông tin, nhất là ở giai đoạn đầu áp dụng. Kết quả học tập của học
sinh phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức tiến trình dạy học. Mà tiến trình đó
có mối quan hệ với kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin của từng giáo viên.
3.3. Kiểm tra, đánh giá, ôn tập trực tuyến.
3.3.1. Lựa chọn công cụ.
Sau mỗi bài học hoặc một nhóm bài học, GV có thể tổ chức kiểm tra, ôn luyện
qua mạng thông qua các phần mềm hoặc công cụ trực tuyến như Google Forms,
Kahoot, Microsoft Forms,azota… Trong đó có những cơng cụ thích hợp để tổ chức
kiểm tra, đánh giá; có cơng cụ lại thích hợp để tổ chức cho HS làm trắc nghiệm trên
nền tảng trò chơi. Như vậy, việc lựa chọn công cụ nào tuỳ thuộc vào mục đích sử
dụng của GV cũng như điều kiện thực tế của HS.
3.3.2. Tổ chức kiểm tra, ôn luyện qua mạng.
Mặc dù có thể được tổ chức trên nhiều cơng cụ khác nhau, nhưng nhìn chung q
trình kiểm tra, ơn luyện qua mạng đều trải qua quy trình sau:
- Bước 1: Nhập nội dung kiểm tra vào hệ thống.
- Bước 2: Giao nội dung kiểm tra cho HS.
- Bước 3: Đánh giá và trả bài cho HS.
- Bước 4: Thu thập kết quả, ôn luyện.
II.
Soạn giảng bài 7: tế bào nhân sơ – sinh học lớp 10
1. Mục tiêu
1.1. Năng lực nhận thức sinh học
- Nắm được thành phần chủ yếu của một tế bào

- Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
- Trình bày được cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ.
1.2. Năng lực tìm hiểu thế giới sống:
- Biết được một số bệnh do vi khuẩn gây ra ở người
1.3. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng:
- Vận dụng được hiểu biết về cấu trúc tế bào để giải thích một số hiện tượng trong
thực tiễn
- Cách dùng thuốc kháng sinh để trị những bệnh liên quan đến vi khuẩn ( Gram +,
Gram -)…
- Ứng dụng vi khuẩn tring đời sống con người: làm thức ăn, ….
1.4. Năng lực tự học, tự chủ
- Luôn chủ động, tích cực thực hiện những cơng việc của bản thân trong học tập:
thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà và trên lớp trực tuyến: trả lời câu hỏi, hoàn thành
phiếu học tập.
2. Thiết bị dạy học và học liệu
2.1. Thiết bị dạy học:
- Giáo viên:
+ Phần mềm Google Meet, azota, zalo.
+ Thiết bị dạy có kết nối internet (máy tính, laptop, smart phone…)

- Học sinh: chuẩn bị các thiết bị cần thiết bị cho học tập trực tuyến, nhận phiếu học
tập bằng app azota trước giờ học.
2.2. Học liệu:
- Video: Link: hoặc
Đơn vị: TT GDTX thị xã Phú Mỹ

Page 4


Người viết: Trần Thị Thuần

/>- Hình ảnh về vi khuẩn
- Phiếu học tập />- Bài tập luyện tập tại nhà:
- Link: (kiểm tra 10 phút)
3. Tiến trình dạy học
3.1. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG (3 phút)
* Mục tiêu:
+ Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới
+ Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm ra 5 ơ chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc
thông qua trị chơi ơ chữ với 5 câu hàng ngang, và từ khóa hàng dọc
* Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ
+ GV yêu cầu HS quan sát 5 từ hàng ngang trên slide
+ HS Tiếp nhận các nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện nhiệm vụ
+ GV đưa ra lần lượt các câu hỏi sau khi học sinh chọn.
+ HS Chọn câu hỏi sau đó đưa ra các câu trả lời

Câu 1: Tên một đại phân tử hữu cơ có nhiều trong trứng, thịt, cá?
HS trả lời
Đáp án: PROTEIN
Câu 2: Trùng roi, trùng đế giày thuộc giới sinh vật nào?
HS trả lời
Đáp án: GIỚI NGUYÊN SINH
Câu 3: Một trong những thành phần cấu tạo nên lipit?
Đơn vị: TT GDTX thị xã Phú Mỹ

Page 5



Người viết: Trần Thị Thuần
HS trả lời
Đáp án: AXIT BÉO
Câu 4: Thành phần dùng để phân biệt các nucleotit trên AND?
HS trả lời
Đáp án: BAZO NITO
Câu 5: Nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo nên sự đa dạng của vật
chất hữu cơ?
HS trả lời
Đáp án: CÁC BON
- Báo cáo nhiệm vụ
GV yêu cầu HS thực hiện đủ các câu hỏi, nếu sai có thể mời HS khác bổ sung
hồn thành trị chơi
- GV chốt lại, kết luận
GV kết luận về 5 ô chữ hàng ngang và cụm từ chìa khóa. từ đó dẫn dắt vào nội
dung bài học.
- Phương án đánh giá:
Nếu HS trả lời đúng từ hàng ngang được cộng 10 điểm. trả lời sai quyền trả lời
thuộc về 1 bạn khác. nếu cả 2 bạn đều trả lời sai thì từ hàng ngang khơng được lật
mở.
Sau 3 từ hàng ngang, HS có quyền trả lời cụm từ chìa khóa. nếu trả lời đúng được
cộng 30 điểm, sai thì HS đó mất quyền chơi.
Tổng kết trị chơi bạn nào giành được nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thằng và nhận
1 phần quà từ GV và cả lớp (tràng pháo tay)
* Sản phẩm: tìm ra cụm từ chìa khóa là “TẾ BÀO”
3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới - Tìm hiểu về ĐẶC ĐIỂM CHUNG
CỦA TB NHÂN SƠ (15 phút)
* Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm chung của TB nhân sơ
* Nội dung: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi “ Bắt vi khuẩn giúp bạn” bằng cách trả
lời câu hỏi và tìm ra đặc điểm chung của TB nhân sơ

* Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV đưa ra trò chơi” Bắt vi khuẩn giúp bạn” và luật chơi
LUẬT CHƠI:
-

Mỗi nhóm sẽ được bắt vi khuẩn theo tên nhóm và trả lời câu hỏi để nhận hộp quà
Trong vòng 2 phút , nhóm trả lời đúng thì q là 20 điểm
Sau 2 phút, nếu nhóm trả lời sai, nhóm khác sẽ giành quyền trả lời bằng cách giơ tay, trả lời

-

đúng sẽ dành được 10 đ cho nhóm mình
Câu hỏi số 5, nhóm nào giơ tay trước thì giành được quyền trả lời.
Thư Ký: Mỗi lớp sẽ có một thư kí

Đơn vị: TT GDTX thị xã Phú Mỹ

Page 6


Người viết: Trần Thị Thuần

+ GV chiếu slide của từng câu hỏi, các tổ học tập tương ứng với và HS cả lớp quan

sát câu hỏi và trả lời câu hỏi để hoàn thành nhiệm vụ.

Đơn vị: TT GDTX thị xã Phú Mỹ

Page 7



Người viết: Trần Thị Thuần

Đơn vị: TT GDTX thị xã Phú Mỹ

Page 8


Người viết: Trần Thị Thuần

- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo và thảo luận:
Gv mời một HS đại diện nhóm học tập báo cáo kết quả, các HS khác bổ sung ý
kiến.
- Kết luận: Nhận xét sơ bộ về tình hình thực hiện nhiệm vụ của HS. Chốt kiến thức
và yêu cầu HS ghi bài vào vở theo mục sản phẩm.
* Sản phẩm:
- Chưa có nhân hồn chỉnh, nhân chưa có màng nhân bao bọc Nhân sơ.
- Tế bào chất chưa có hệ thống nội màng và các bào quan khơng có màng bao bọc.
- Kích thước bé, khoảng 1- 5m, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực.
=> Kích thước nhỏ giúp trao đổi chất với môi trường sống nhanh sinh trưởng,
sinh sản nhanh
Đơn vị: TT GDTX thị xã Phú Mỹ

Page 9


Người viết: Trần Thị Thuần
3.3. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới - Tìm hiểu về TÌM HIỂU CẤU TẠO

TB NHÂN SƠ (15 phút)
* Mục tiêu: Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ và chức năng của các thành phần cấu
tạo đó
* Nội dung:
- HS quan sát hình về cấu tạo TB nhân sơ (GV trình chiếu) để tìm hiểu các thành
phần cấu tạo tế bào nhân sơ:
+ Chú thích các thành phần của TB nhân sơ ( nhắn tin vào mục chát trong google
meet)
+ Nghiên cứu về cấu trúc các thành phần của TB nhân sơ hoàn thành phiếu học
tập theo đường link: ( giao trước làm ở nhà)
* Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập (2’)
+ GV yêu cầu HS quan sát hình trong GV trình chiếu trên màn hình, phiếu học tập
(cấu trúc các thành phần của TB nhân sơ) + đọc thông tin trong mục II trang 32,33
SGK thực hiện nhiệm vụ như mục nội dung.

Đơn vị: TT GDTX thị xã Phú Mỹ

Page 10


Người viết: Trần Thị Thuần

- Thực hiện nhiệm vụ học tập (8’)
Học sinh thực hiện nộp bài vào ô chát trong google và azota
- Báo cáo nhiệm vụ học tập (8’)
+ GV mời đại diện 1 nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ các HS khác bổ
sung ý kiến.
+ GV đặt câu hỏi cho hs thảo luận:
Câu 1: Nếu loại bỏ thành TB của các loại VK có hình dạng khác nhau, sau đó cho

các TB trần này vào trong dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ các chất
tan có trong TB thì tất cả các TB trần đều có dạng hình cầu. Từ thí nghiệm này ta
có thể rút ra nhận xét gì về vai trò của thành TB?
Câu 2: Dựa vào cấu trúc, thành phần hoá học của thành TB, người ta chia VK làm
mấy loại? Đặc điểm của mỗi loại? Việc phân loại VK dựa vào thành phần hóa học
của tế bào có ý nghĩa gì?
- Kết luận: Chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi bài vào vở theo mục sản phẩm.(2’)
* Sản phẩm:

Đơn vị: TT GDTX thị xã Phú Mỹ

Page 11


Người viết: Trần Thị Thuần

Gồm 3 phần chính:
- Màng sinh chất: Được cấu tạo từ photpholipit và prôtêin
- Tế bào chất: Gồm:
+ Bào tương: một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ
khác nhau.
+ Các ribơxơm và các hạt dự trữ.
Một số VK cịn có các ADN dạng vịng nhỏ gọi là plasmit
- Vùng nhân: Chứa một phân tử ADN nhỏ mạch vòng (chưa được bao bọc bởi
màng nhân → gọi là TBNS)
Ngoài ra, nhiều loại VK cịn có:
+ Thành tế bào: Thành phần hố học là peptiđơglican→quy định hình dạng TB.
+ Vỏ nhầy: ở bên ngoài thành TB →hạn chế khả năng thực bào của bạch cầu.
+ Lơng: Bên ngồi vỏ nhầy →Giúp VK bám lên bề mặt TB chủ
+ Roi →Giúp vi khuẩn di chuyển

3.4. Luyện tập (5 phút)
Đơn vị: TT GDTX thị xã Phú Mỹ

Page 12


Người viết: Trần Thị Thuần
* Mục tiêu
Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức về cấu tạo và chức năng của các thành
phần cấu tạo nên tế bào nhân sơ
* Tổ chức thực hiện
Cho Hs chơi trò chơi: Nhổ cà rốt
LUẬT CHƠI:
-

Mỗi câu hỏi sẽ được HS trả lời câu hỏi
Trong vịng 1 phút , nhóm trả lời đúng thì được điểm cộng
HS trả lời sai sẽ được điểm trừ

Đơn vị: TT GDTX thị xã Phú Mỹ

Page 13


Người viết: Trần Thị Thuần

Đơn vị: TT GDTX thị xã Phú Mỹ

Page 14



Người viết: Trần Thị Thuần

3.5. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
* Mục tiêu
- Học sinh củng cố kiến thức vừa học được
- Vận dụng được những kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết một tình huống
* Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên đưa ra tình huống:
Câu 1: Tại sao vi khuẩn lại kháng được thuốc kháng sinh?
Câu 2: Tìm hiểu tại sao với mỗi loại bệnh do vi khuẩn khác nhau, bác sỹ cho bệnh
nhân uống các loại thuốc khác nhau?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh vận dụng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết tình huống
- Báo cáo nhiệm vụ học tập:
+ Giáo viên gọi một vài học sinh chia sẻ ý kiến của về mình về tình huống trên.
Các học sinh khác đóng góp ý kiến, thảo luận
+ Giáo viên có thể chốt lại những vấn đề quan trọng trong tình huống trên
3.6. Bài tập về nhà
HS làm bài kiểm tra 10 phút theo đường link sau: />III. Kết quả và một số hình ảnh học tập của học sinh
1. Kết quả kiểm tra
1.1. Kết quả kiểm tra khi dạy học dùng giáo án powpoint như dạy trực tiếp
Đơn vị: TT GDTX thị xã Phú Mỹ

Page 15


Người viết: Trần Thị Thuần
Tiến hành dạy 3 lớp 10A1, 10A2 VÀ 10A3 bài 5: PROTEIN (sinh học 10)

Lớp
10A
1
10A
2
10A
3
Tổn
g

Số
bài
34

3
1

Điểm số
4
5
6
4
8
6

0
1

1
2


2
4

7
4

8
2

9
2

10
0

37

0

0

3

3

4

5


5

6

5

4

2

35

0

1

3

3

5

6

6

5

2


3

1

106

1

3

10

7

13

19

17

15

9

9

3

Từ bảng thống kê kết quả trên ta có bảng phân phối tần suất điểm như sau:
Tổng

100

Tỉ lệ % học sinh đạt điểm (Xi)
1
2
3
4
5
6
7
8
2.8 9.4 6.6 15.0 17.9 16. 14.4 8.5
0
< 5: 34.7 %
≥ 5: 65.3 %

0
0.9

Điể
m

9
8.5

10
2.8

5.1.2. Kết quả kiểm tra khi dạy học dùng giáo án powpoint dạy trực tuyến
1.2. Tiến hành dạy 3 lớp 10A1, 10A2 VÀ 10A3 bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ

(sinh học 10)
Lớp
10A
1
10A
2
10A
3
Tổn
g

Số
bài
34

3
1

Điểm số
4
5
6
0
1
3

0
0

1

1

2
2

7
6

8
6

9
10

10
4

37

0

0

1

1

1

2


1

1

5

13

12

35

0

0

1

1

1

2

3

4

7


11

5

106

0

1

4

3

2

5

7

11

18

34

21

Từ bảng thống kê kết quả trên ta có bảng phân phối tần suất điểm như sau:

Tổng
100
Điể
m

0
0

1
0.9

2
3.8

Tỉ lệ % học sinh đạt điểm (xi)
3
4
5
6
7
8
9
2.8 1.9 4.7 6.6 10.4 17.0 31.1

< 5: 9.4%

Đơn vị: TT GDTX thị xã Phú Mỹ

≥ 5: 90,6%


Page 16

10
19.
8


Người viết: Trần Thị Thuần
Kết quả thực nghiệm được tiến hành trên 3 lớp với chất lượng hồn tồn
khơng như nhau, và dạy 2 bài với 2 giáo án khác nhau ( giáo án dành cho dạy
trực tiếp và giáo án dạy trực tuyến) nhưng kết quả cho thấy điểm trung bình
trở lên khi sử dụng giáo án trực tuyến (90.6%) cao hơn sử dụng giáo án trực
tiếp dạy theo hình thức trực tuyến là 25,3%.
Điểm dưới trung bình khi sử dụng giáo án trực tuyến (9.4%) thấp hơn khi
sử dụng giáo án trực tiếp (34.7 %) là 25,3%.
Phổ điểm đạt điểm giỏi khi dạy giáo án trực tuyến là 67,9 % cao hơn nhiều
so với dạy giáo án trực tuyến (19.8%) là 48,1%
Như vậy để có một tiết dạy học trực tuyến thành công khâu xây dựng giáo
án rất quan trọng.
2. Một số hình ảnh liên quan đến đề tài
2.1. Hình ảnh về bài làm của HS khi giao bài tập về nhà

Đơn vị: TT GDTX thị xã Phú Mỹ

Page 17


Người viết: Trần Thị Thuần

2.2.


Hình ảnh về lớp học trực tuyến

Đơn vị: TT GDTX thị xã Phú Mỹ

Page 18


Người viết: Trần Thị Thuần

PHẦN III. KẾT LUẬN
-

Qua quá trình nghiên cứu tôi rút ra được một số kết luận sau:
Việc linh hoạt sử dụng các phần mềm trong dạy học trực tuyến sẽ tránh cho học
sinh sự nhàm chán
Giáo viên dạy kiến thức bài học thơng qua các trị chơi sẽ gây hứng thú cho học
sinh.
Sử dụng các hình ảnh, video sẽ giúp học sinh tiếp thu tốt bài học.
Cần chuẩn bị tốt trong khâu soạn giáo án
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa “sinh học lớp 10 –Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ
biên), Phạm Văn Lập (chủ biên) – NXBGD
2. Sách giáo viên “sinh học lớp 10 –Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ
biên), Phạm Văn Lập (chủ biên) – NXBGD
3. />4. />
Đơn vị: TT GDTX thị xã Phú Mỹ

Page 19




×