Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

de thi mon van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.57 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT NGƠ THÌ NHẬM

KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
LỚP 10 NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây trong tác phẩm “Làng” (Kim Lân) và trả lời các câu hỏi:
“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình khơng được đúng lắm (1). Chả nhẽ
cái bọn ở làng lại đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Khơng mà,
họ tồn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một
chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...(5)”
1) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
2) “Ơng lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là
điều gì?
3) Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu
văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm
trạng gì của nhân vật?
Câu 2: (1,0 điểm)
Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của các
thành phần biệt lập đó.
a. Lão khơng hiểu tơi, tơi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao, Lão Hạc)
b. Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
PHẦN II: LÀM VĂN
Câu1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 15- 20 câu) trình bày suy nghĩ của em về quan
niệm sau của M. Gorki:


“Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó
khăn, cay đắng nhất của cuộc đời.”
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau để thấy được ước nguyện hoà nhập và
hiến dâng của nhà thơ Thanh Hải:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục – 2011, trang 56)


HƯỚNG DẪN CHẤM THI ĐỀ THI NGỮ VĂN LỚP 10 ĐẦU NĂM (2016- 2017)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Câu 1: (2,0 điểm)
1, PTBĐ chính: Tự sự (0,5đ)
2, - “Ơng lão” trong đoạn trích trên là nhân vật ơng Hai. (0,25đ)
- “Điều nhục nhã” được nói đến là làng Chợ Dầu theo giặc. (0,25đ)
3, )- Những câu văn là lời trần thuật của tác giả: (1), (3). (0,5đ)
- Những câu văn là lời độc thoại của nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5). (0,5đ)
Câu 2:
a. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm : thành phần phụ chú. (0,5đ)
b. Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về: thành phần tình thái. (0,5đ)
PHẦN II: LÀM VĂN
Câu1:
a)Yêu cầu về kĩ năng: (0,5đ)

Biết cách làm đoạn văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt
lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b)Yêu cầu về kiến thức: (1,5đ)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý chính sau:
*Giới thiệu vấn đề: Trong diễn biến bình thường của đời sống, con người thường có nhiều
bạn bè (xuất phát từ sự tương đồng về sở thích, tâm hồn, ước mơ, lí tưởng...) nhưng khơng
phải ai trong số đó cũng là người dám đến với ta trong những thời điểm khó khăn nhất của
cuộc đời ta.
*Triển khai vấn đề:
-Giải thích:
+ những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời: Là những lúc ta gặp khó khăn
hoạn nạn, gặp chuyện buồn và nếm trải những cay đắng, thất bại trong cuộc sống.
+ Người bạn tốt: Là người bạn đến với ta bằng tình cảm chân thành không vụ lợi, động viên
giúp đỡ, chia sẻ với ta mọi vui buồn trong cuộc sống...
=> Câu nói đề cao vai trò của người bạn tốt.
-Bàn luận:
+Người bạn tốt nhất không chỉ đến với ta trong những lúc bình thường mà chính là người sẵn
sàng cùng ta đối mặt với khó khăn, hoạn nạn (đối mặt với những giờ phút khó khăn, cay đắng
nhất của cuộc đời ta) vì người bạn đó hiểu rằng đó là lúc ta u sầu, tuyệt vọng, cần sự cảm
thông và chia sẻ nhất.
+ Bằng hành động đến và chia sẻ cùng ta lúc ta khó khăn phiền muộn nhất, bạn sẽ giúp ta
vượt qua khó khăn của cảnh ngộ, giữ vững niềm tin để vươn lên...
+ Tuy nhiên trong thực tế không phải người bạn nào cũng tốt, có những người tìm các mối
quan hệ tình bạn vì mục đích ích kỉ của cá nhân...
- Bài học nhận thức và hành động:
+Trân trọng những người bạn tốt
+Cố gắng giữ gìn tình bạn đẹp
+Phê phán những tình bạn khơng đẹp
*Đánh giá
Quan niệm của M. Gorki là một quan niệm đúng đắn về tình bạn. Quan niệm đó giúp mỗi

người chúng ta hiểu rõ hơn sự đẹp đẽ của tình bạn, xây dựng được cách nhìn đúng đắn về
một người bạn tốt.


Câu 2:
a)Yêu cầu về kĩ năng: (1,0đ)
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b)u cầu về kiến thức:(4,0đ)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý chính sau:
*Giới thiệu vấn đề nghị luận (0,25đ)
*Triển khai vấn đề nghị luận (3,5đ)
- Đoạn thơ thể hiện được khát vọng của nhà thơ Thanh Hải muốn được hoá thân thành sự vật
quen thuộc, giản dị nhưng hết sức có ý nghĩa (Con chim hót, cành hoa, nốt trầm...) để làm
đẹp cho cuộc đời. Khát vọng cống hiến của tác giả không chỉ là khát vọng thời tuổi trẻ mà là
ước nguyện cả cuộc đời...(2,0đ)
- Đoạn thơ sở dụng thành công những đặc sắc nghệ thuật: Giọng điệu thiết tha, sâu lắng;
ngơn ngữ giản dị; hình ảnh chân thực giàu giá trị gợi tả, gợi cảm; vận dụng các biện pháp tu
từ (điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc...)...(1,0đ)
*Đánh giá lại vấn đề: Với những đặc sắc nghệ thuật, đoạn thơ đã thể hiện được ước nguyện
được hoà nhập và hiến dâng cao đẹp của nhà thơ cho cuộc đời (0,25)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×