Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BÀI THU HOẠCH THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.8 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BAN CƠ BẢN – BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


BÀI THU HOẠCH
NGOẠI KHỐ THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
(Số 01 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP.HCM)

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 7 năm 2020


 LÍ DO, MỤC ĐÍCH BUỔI NGOẠI KHĨA
Mơn học tư tưởng Hồ Chí Minh đã được biên soạn dành cho sinh viên bậc đại học, để
nghiên cứu về những tư tưởng đáng quí của vị cha già dân tộc, người đã dành gần trọn cuộc
đời cho nền độc lập tổ quốc. Do vậy, những cái hay cái đẹp trong cuộc đời Bác Hồ không thể
tiếp cận tới sinh viên chỉ bằng hình thức học đơn thuần trên lớp, học máy móc qua sách giáo
khoa với chỉ tồn là chữ mà còn là những buổi trải nghiệm thực tế, những buổi ngoại khóa.
Chính vì điều này, chúng tơi – những sinh viên của lớp DH18AV05 bộ mơn Tư Tưởng
Hồ Chí Minh đã được nhà trường và giảng viên bộ môn tạo điều kiện được tham gia một
buổi học ngoại khóa tham qua bảo tàng Hồ Chí Minh (Số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12,
Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh). Qua đó, chúng tơi đã cảm nhận được cái ý chí và tinh
thần của một người thanh niên trẻ ngày ấy quyết tâm ra đi tìm con đường giải phóng dân tộc.
Nhóm tơi đã tận mắt chứng kiến những dấu mốc, những câu chuyện cùng hình ảnh minh họa
sống động, những món đồ mà xưa kia Bác đã dùng. Đó là một niềm hạnh phúc vì chúng tơi
đã có thể thấy được Bác, một con người vĩ đại lại có một cuộc đời thanh tao, giản dị đến như
vậy.
Hơn thế nữa, những chuyến đi ngoại khóa như này nhằm để chúng tôi, những sinh viên
thêm phần hiểu rõ thêm về cuộc đời và cũng như những cống hiến cho cách mạng của Bác,
có cái nhìn và cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc đời, tấm gương đạo đức, phẩm chất cao đẹp và
tình cảm to lớn của Bác Hồ kính u đối với dân tộc, quê hương, đất nước Việt Nam.
Từ những điều đã nói trên, tơi vơ cùng đề cao vai trò của những chuyến đi tham quan


thực tế. Việc học qua những buổi ngoại khóa sẽ khiến cho sinh viên xác thực và nhận thức
được thông tin cụ thể và nhanh chóng hơn thơng qua việc trực tiếp quan sát và ghi lại những
khung cảnh thật, những sự vật sự việc thật. Đồng thời, việc kết hợp học trên lớp và đi ngoại
khóa sẽ khiến cho mơn học trở nên sinh động hơn, giúp sinh viên có thêm sự nhiệt tình và
hứng thú với mơn học và sẽ là công cụ đắc lực cho việc học hỏi và tiếp thu kiến thức của các
sinh viên hiện nay.

2


 Q TRÌNH THAM QUAN
BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH:
Vào ngày 28 tháng 7 năm 2020, theo hành trình mơn học “tư tưởng Hồ Chí Minh”,
nhóm chúng tơi có dịp cùng đi đến bảo tàng Hồ Chí Minh để tham quan và học tập. Tại nơi
đây, chúng tôi được xem các hiện vật, tranh ảnh và rất nhiều những bút tích của vị chủ tịch
nước kính yêu, nơi đây trưng bày hơn 12 vạn tư liệu hiện vật vànhững thước phim ảnh phác
hoạ cuộc đời và sự nghiệp của Người. Chuyến đi đọng lại trong tơi rất nhìều suy nghĩ và cảm
nhận sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà chúng ta đều
thương mến gọi tên “Bác Hồ”. Đặc biệt qua những gì được tận mắt chứng kiến, cuộc viếng
thăm cịn đưa tôi đến với nhiều thực tế sinh động mà có thể trước đây tơi mới chỉ được nghe
trên sách vở hoặc chưa hề nghĩ tới.
Thứ đầu tiên tơi nhìn thấy và có lẽ là ấn tượng nhất trong tơi chính là bức ảnh “Ngơi
nhà q nội” tại Làng Sen, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đó chính là
nơi mà Hồ chủ tịch đã lớn lên, nơi mà từ nhỏ Người sớm được cha và các bạn của cha đàm
đạo việc nước. Là nơi mà cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Người, với tư tưởng yêu nước
tiến bộ và nhân cách cao thượng đã ảnh hưởng sâu sắc tới Người; là nơi đầu tiên mà Bác tiếp
cận với tư tưởng Cách mạng tân tiến từ ông cha như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và
những nhà yêu nước khác, khi các vị tiền bối đã đến đây bàn việc nước với cha Người. Đây
cũng là nơi Người xác định đặt sự nghiệp Cách mạng lên làm nghĩa vụ và ni ý định ra đi
tìm đường cứu nước của mình. Tuy nhiên, mặc dù rất kính trọng những vị tiền bối, nhưng

Bác lại không tán thành và đi theo con đường cứu nước của họ, Bác quyết định đi theo con
đường của mình, đó là sang các nước phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, dân chủ và khoa
học tiên tiến, nhất là nước Pháp, nơi cổ động phong trào tự do lan truyền khắp trên thế giới.
Hình ảnh thứ hai mà mang lại cho tơi suy nghĩ tơi nhìn thấy là hình con tàu Latouche
Tréville, một chiếc tàu buôn của Pháp. Ngày 05/6/1911, trên chiếc tàu này, Bác đã bắt đầu
3


con đường vạn dặm tìm đường cứu nước để đem lại độc lập, tự do cho dân tộc bằng đôi bàn
tay lao động của mình. Đứng trước dịng sơng mênh mông ấy, tôi tưởng tượng ra cảnh anh
thanh niên Nguyễn Văn Ba bước lên con tàu đó, mỗi một bước chân là vì lý tưởng vĩ đại.
Mỗi một hành động của Bác là một hành động yêu nước thiết tha, thể hiện một ý chí kiên
cường, dũng cảm và sáng suốt. Bác quyết chí đi tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc
thốt khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, mà bao đời nay các bậc cách mạng tiền bối vẫn
chưa làm được. Người vẫn biết, con đường ở phía trước cịn dài, rất gian nan, vất vả nhưng
Người vẫn vững niềm tin vào con đường chính nghĩa, tin vào sức lao động chân chính của
mình. Trong q trình bơn ba khắp thế giới gian nan ấy, Bác đã làm vô số những công việc
như phụ bếp, bồi bàn; vượt qua nhữngđêm đông rét mướt của châu Âu, đi qua nhiều nơi, từ
Châu Á, Âu, Phi, Mỹ, đến nơi nào Bác cũng cố gắng học tập, để ý xem xét tình hình và suy
nghĩ những điều mắt thấy tai nghe, mong mỏi thực hiện ước vọng cao cả của mình. Nhìn vào
tấm gương ấy tơi thấy thật khâm phục Bác vì ý chí, nghị lực và những lí tưởng cao đẹp đã
vượt qua tất cả các thử thách, khó khăn, chơng gai của con đường Bác chọn. Nhìn lại mình
hiện tại, khi mà xã hội tự do, những cơ hội tốt đẹp của tương lai đang mở ra với chúng tôi,
cho chúng tôi muôn vàn sự chọn lựa thì lý tưởng và hành động của tơi sẽ là cố gắng học tập
theo tấm gương Hồ Chí Minh để xây dựng một tương lai tốt đẹp cho đất nước và xã hội. Con
đường sự nghiệp cách mạng của Bác càng được hiện ra trong tôi ngày một rõ ràng hơn khi
tơi nhìn thấy những hiện vật trưng bày xung quanh bảo tàng, Những vật dụng tư trang của
Bác, nào là chiếc mũ cối cũ kĩ, chiếc áo kaki sờn vai, đơi dép cao su đã mịn, những vật dụng
đã theo chân Bác từ những ngày đầu tiên, thật là mộc mạc, giản dị, gần gũi; một hình tượng
mà với mọi người dân Việt Nam, dù đang ở tại đất nước hay đang bơn ba nước ngồi vẫn

cịn nhớ, vẫn còn thân thương. Chỉ cần con đường Cách mạng còn đó là Bác thấy tâm hồn
mình được nhận q nhiều. Một vĩ nhân của thế giới, một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, thế mà
lại quá giản dị, đơn sơ đó, vì thế Bác ln được mọi người u q và kính trọng. Nhưng
khơng chỉ được u mến và kính trọng trong cuộc sống đơn sơ, người ta cịn thấy được cái ý
chí mạnh mẽ trong Bác. Trong những năm bơn ba nước ngồi, Bác cịn phải chịu cả cảnh lao
tù, thế mà Bác vẫn khơng nản chí. Nét chữ còn đây lưu lại những dòng mà Bác viết trong
“Nhật kí trong tù”, thể hiện những ngày chịu cảnh lao tù: “Thân thể ở trong lao, tinh thần ở
ngoài lao” thật là một con người quá kiên cường, trong từng hoàn cảnh Bác đều lạc quan.
4


Lúc nào cũng nghĩ cho vận mệnh dân tộc và ln đặt vận mệnh lên trên cả cuộc sống khó
khăn gian khổ. lấy những ngày còn làm cách mạng là niềm vui và tự hào của bản thân Bác.
Như Bác từng nói: “Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành” và Bác đã đạt được điều đó bằng chính sức lực và đơi tay của chính
mình.
Sau chuyến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, tơi cảm nhận được sự gian khổ, vất vả,
cảm thấy tình yêu quê hương và đất nước to lớn và đẹp đẽ, càng trân trọng thêm công lao to
lớn của bác. Sau mỗi chuyến tham quan đã phần nào mang lai cho tôi thêm nhiều những hình
ảnh và tư liệu mà tơi mới chỉ được đọc trong sách vở, thêm vào cả tình cảm và tri thức về
Bác. Qua những câu chuyện được nghe, tôi cũng học tập được rất nhiều từ những đức tính
tốt đẹp của Bác về tinh thần lạc quan, sự tin tưởng vào đơi tay lao đơng chân chính. Đúc kết
được từ những điều đó tơi tự thấy rằng phải sống có lý tưởng và sẽ đem lý tưởng của tôi để
tự tin cống hiến cho xã hội. Tôi cũng sẽ học cách yêu thương để mở rộng con tim của mình
như Bác. Sau chuyến đi này tơi càng thêm yêu và tự hào về giống nòi, càng thêm yêu đất
nước Việt Nam – đất nước mà Bác đã cùng nhân dân ta phải đánh đổi bằng biết bao xương
máu để dành lại.

5



 NỘI DUNG
I.

VÀI NÉT VỀ HỒ CHÍ MINH:
Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969), tên khai sinh là
Nguyễn Sinh Cung. Quê ông ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện
Nam Đàn, Nghệ An. Cha của Nguyễn Sinh Cung là một nhà
Nho tên là Nguyễn Sinh Sắc (1862–1929), từng đỗ Phó bảng.
Mẹ ơng là bà Hồng Thị Loan (1868–1901). Nguyễn Sinh
Cung có một người chị là Nguyễn Thị Thanh (1884), một người
anh là Nguyễn Sinh Khiêm (1888) và một người em trai mất
sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900–1901).
Ông là một nhà cách mạng, là người sáng lập Đảng Cộng

sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo cơng cuộc đấu tranh giành
độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX. Ông là một chiến sĩ cộng sản quốc
tế. Vào 2/9/1945, ông đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trở thành Chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hịa trong thời gian 1945–1969. Đồng thời, ơng cũng là Chủ tịch Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951–1969.
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại và được nhiều người ngưỡng mộ kính trọng. Sau khi ơng
qua đời, lăng của ơng được xây dựng ở Hà Nội. Nhiều tượng đài của Hồ Chí Minh được đặt
ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên
bàn thờ, và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Hồ Chí Minh được thờ cúng ở
một số đền thờ và chùa ở Việt Nam. Về mảng nghệ thuật, ông đồng thời cũng là nhà văn, nhà
thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Hồ Chí
Minh đã được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ
XX.

II.

VÀO NÉT VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH:
Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, hay cịn gọi là Bến Nhà

Rồng, là cụm di tích kiến trúc - bảo tàng nằm bên sơng Sài Gịn, tọa lạc Số 01 Nguyễn Tất
6


Thành, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những đơn vị sự
nghiệp thuộc Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là một chi nhánh
nằm trong Hệ thống các Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.
Bảo tàng đặt trong ngơi nhà trước đây là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hồng đế
(Messageries Impériales) - một trong những cơng trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng
sau khi chiếm được Sài Gịn. Ngơi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 và hoàn thành vào
năm 1863 với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào
mặt trăng theo mơ típ "Lưỡng long chầu nguyệt" - một kiểu trang trí quen thuộc của đình
chùa Việt Nam. Với kiểu kiến trúc độc đáo đó nên trụ sở của Tổng Cơng ty Vận tải Hồng đế
(Hotel des Messageries Impériales) còn được gọi là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là
Bến cảng Nhà Rồng. Năm 1870, Cơng ty Vận tải Hồng đế (Hotel des Messageries
Impériales) đổi thành công ty Vận tải Hàng hải (Messageries Maritimes) nhưng nhiệm vụ và
phạm vi hoạt động không thay đổi. Cơng ty đã thay thế mặt trăng trên nóc nhà bằng biểu
tượng của cơng ty, đó là: vương miện, mỏ neo và đầu ngựa; chính vì vậy cơng ty còn được
gọi là hãng Đầu Ngựa. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng
Sài Gịn – trong đó có Nhà Rồng được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam
quản lý. Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác
với tư thế quay đầu ra. Năm 1965, ngôi Nhà Rồng do quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của
Cơ quan Tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ. Năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, Nhà
Rồng - biểu tượng của cảng Sài Gòn - thuộc Cục đường biển Việt Nam quản lý.
Bảo tàng Hồ Chí Minh là địa điểm lịch sử, nơi đánh dấu sự kiện vào 5/6/911, khi người

thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh về sau này - đã xuống con tàu Amiral
Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu, tìm ra con đường giải phóng
cho dân tộc.
Hiện nay, bảo tàng có 07 phịng trưng bày trong đó có 4 phịng trưng bày về cuộc đời và
sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 03 phịng trưng bày chuyên đề đặc
biệt, nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước; tình cảm của Bác Hồ đối với
nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ và Hệ
thống đền thờ Bác Hồ ở Nam Bộ. Trong hơn 20 nǎm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi
nhánh TP. Hồ Chí Minh đã đón tiếp gần 20 triệu lượt khách từ khắp nơi trong nước và nước
7


ngồi đến tham quan. Đặc biệt có hang trǎm đồn nguyên thủ quốc gia và đoàn cao cấp các
nước đến thǎm viếng tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ 400 tư liệu, hiện vật
(nǎm 1980) đến nay đã có 11.372 tư liệu, hiện vật và 3300 đầu sách chuyên đề về Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Chỉ riêng từ đầu nǎm đến nay, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
vận động nhân dân hiến tặng 2093 tư liệu.

III.

TÌM HIỂU VỀ BẾN NHÀ RỒNG:

Bến Nhà Rồng - hay khu lưu niệm Bác Hồ nằm trên ngã ba sơng Sài Gịn, đầu đường
Nguyễn Tất Thành. Nơi đây ngày 5/6/1911 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuống tàu "Đơ đốc
Latouche Tréville" ra đi tìm đường cứu nước. Nhà Rồng nguyên là trụ sở của đại diện hãng
chuyên chở hàng hải Pháp xây cất năm 1862 làm nơi ở cho viên tổng quản lý và là nơi bán
vé tàu. Tồ nhà có hình 2 con rồng trên nóc. Con tầu đầu tiên rời bến Nhà Rồng vào tháng 11
năm 1862. Ngày 3 tháng 9 năm 1979, Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh quyết định lấy Nhà
rồng là "Khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh" (tức Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà Rồng).
Bên trong khu nhà lưu niệm có trưng bày nhiều hình ảnh và hiện vật về đời hoạt động của

Hồ Chủ Tịch.Bảo tàng - trước đây là trụ sở của Tổng Công ty vận tải Hồng đế - một trong
những cơng trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gịn. Ngơi nhà
được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương
Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mơ típ "Lưỡng long
chầu nguyệt" - một kiểu kiến trúc quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Với kiểu kiến trúc
độc đáo đó nên trụ sở của Tổng Cơng ty vận tải Hồng đế còn được gọi là Nhà Rồng và bến
cảng cũng mang tên là Bến cảng Nhà Rồng. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt
Nam, thương cảng Sài Gịn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý.
Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư
thế quay đầu ra. Năm 1965, ngôi Nhà Rồng do quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan
Tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ.
Năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, Nhà Rồng - biểu tượng của cảng Sài Gòn thuộc Cục đường biển Việt Nam quản lý. Để ghi nhớ sự kiện ngày 5/6/1911, Bác Hồ (lúc bấy
giờ là Văn Ba) đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville từ bến cảng Sài Gòn, để đi ra nước
8


ngồi tìm đường cứu nước, sau ngày giải phóng đất nước Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích
Lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Đặc biệt, năm 1998 nhân dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Rồng đã được chọn làm biểu tượng của Thành phố. Tại nơi
đây, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này lây tên là
Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang
châu Âu. Do đó, từ 1975 tồ trụ sở xưa của thương cảng Nhà Rồng đã được chính quyền
Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh.Kiến trúc của Nhà RồngNhà Rồng
được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863, do “Công ty vận tải đường biển” Pháp
Messageries Maritimes xây cất để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu. Nóc
nhà gắn hình rồng, ở giữa thay vì trái châu thì là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và
chiếc mỏ neo”. Phù hiệu “Đầu ngựa” hàm chỉ thời trước bên Pháp, công ty này chuyên lãnh
chở đường bộ với ngựa kéo xe, cịn “Mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền

IV.


TÌM HIỂU SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA BÁC:

Những năm cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, cuộc hành trình 30 năm đi tìm chân lý cứu
nước của chủ tịch Hồ Chí Minh đã bắt đầu diễn ra, đánh dấu một nét son sâu sắc trong lịch
sử vĩ đại của dân tộc. Ngày 5/6/1911, một ngày đánh dấu mốc lịch sử quan trọng khơng chỉ
đối với Bác mà cịn với toàn dân tộc Việt Nam, là ngày khởi đầu một cuộc trường chinh vĩ
đại của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bảo tàng trưng bày các hiện vật, tài liệu để thể hiện cơng lao
to lớn với sự góp phần đầy quan trọng vào phong trào cộng sản, phong trào công nhân quốc
tế và phong trào giải phóng dân tộc thế giới của Bác. Đặc trưng của bảo tàng là phòng trưng
bày mang chủ đề “Bác hồ với miền Nam, miền Nam với Bác Hồ”. Sinh thời, Bác Hồ luôn
dành cho đồng bào miền Nam sự quan tâm và tình cảm thân thương nhất, bởi họ là những
người chịu nhiều đau khổ và mất mát trong thời chiến. Đối với đồng bào miền Nam, Bác Hồ
luôn trong tim của những người con miền Nam dù cho có những người chưa từng bao giờ
gặp Bác. Miền Nam luôn làm theo lời Bác trong công cuộc chống Mỹ cứu nước và mong
chờ từng ngày để có thể gặp Bác. Miền Nam tuy xa cách, nhưng lịng Bác Hồ ln hướng về
miền Nam. Đặc biệt hơn nữa, tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ miền Nam luôn
9


đong đầy – những người đang chiến đấu trên chiến tuyến vì sự nghiệp giải phóng miền Nam,
thống nhất Tổ quốc. Bác Hồ với nhân dân miền Nam. Tình cảm sâu sắc giữa Bác Hồ với
miền Nam và miền Nam với Bác Hồ đã trở thành chất xúc tác, tiếp thêm sức mạnh để cơng
cuộc giải phóng thành cơng vang dội. Sau những năm tháng học tập và làm việc ở nhiều
quốc gia và châu lục trên thế giới, dù đi đến đâu, Bác cũng xem xét mọi điều “mắt thấy, tai
nghe” để mong mỏi tìm ra được con đường cứu nước phù hợp. Và cuối cùng, Bác đã tìm
thấy lối thốt cho dân tộc khỏi vịng nơ lệ lầm than - Cách mạng vô sản.
Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 trên quảng trường Ba
Đình tại Hà Nội, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 2/9/1969,
Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi. Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh – một người cộng
sản vĩ đại, vì nước vì dân, đã dành để cống hiến cho Tổ quốc và nhân dân. Các thế hệ sau

chúng ta đều phải luôn biết ơn và khâm phục Bác nhiều hơn nữa, cảm động với những gì
Bác đã hy sinh cho chúng ta, từ đó học tập ở Bác, biết yêu thương mọi người, cống hiến cho
nước nhà.

 KẾT LUẬN
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một tài sản vơ giá của dân tộc Việt Nam trong việc giáo dục, học tập
tư tưởng, đạo đức trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bồi dưỡng các thế hệ người Việt Nam kế
tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp của cách mạng vĩ đại của Bác. Chuyến tham quan Bảo tàng Hồ
Chí minh đã để lại trong tơi nhiều cảm xúc khó tả, vơ số bài học vơ giá và cũng là chuyến đi với
những trải nghiệm tuyệt vời.
Tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh thật sự là một hoạt động vơ cùng bổ ích. Qua đó, chuyến đi
giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về truyền thống yêu nước, quá trình dựng nước và giữu nước hào
hùng của dân tộc. Hiểu rõ hơn về công lao to lớn của Bác Hồ. Riêng tôi, một sinh viên của trường
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh càng thấy u hơn mơn học tư tưởng Hồ Chí Minh, mơn học
giúp cho tơi có cái nhìn cụ thể hơn, nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng cũng như đức tính tốt đẹp của
Bác. Để qua đó, tơi cũng như các thành viên trong nhóm Fab5 ý thức được vai trị của mình đối
tương lai, đất nước.
10


Bác Hồ- vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa kiệt xuất của nước Việt Nam, một con
người hết lịng vì nước vì dân, hết lịng vụ phụ đất nước từ khi Người còn rất trẻ. Ở tuổi 21, Người
đã mạnh dạn sang phương Tây để tìm đường cứu nước, đã trải qua biết bao gian khổ, cuối cùng
Người cũng đã tìm đến được chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm ra con đường giải phóng dân tộc đưa đất
nước ta tiến tới độc lập tự do. Những gì Người là cho dân tộc ta cũng như cách mạng giải phóng giai
cấp áp bức bóc lột trên thế giới là khơng có gì có thể so sánh được. Dù Bác đã ra đi nhưng Bác mãi
mãi sống trong lòng mỗi con người Việt Nam chúng ta.

11



 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
2. Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (01/06/2017). Trích từ
/>
12



×