Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng công tác truyền thông DS KHHGĐ huyện hải hà QN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.47 KB, 21 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW Đảng Khoá
VII về chính sách Dân số - Kế hoạch hoá Gia đình đã khẳng định "Công tác
Dân số - Kế hoạch hoá Gia đình là một bộ phận quan trọng của chiến lược
phát triển Kinh tế - Xã Hội của đất nước. Là yếu tố cơ bản để nâng cao chất
lượng cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội". Giải pháp cơ
bản để thực hiện tốt công tác Dân Số - Kế hoạch hoá Gia đình đó là "Vận
động, tuyên truyền và giáo dục thuyết phục". Bởi vì xét về lâu dài, biện pháp
tuyên truyền, vận động sẽ làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi về dân số
của mọi người dân.
Dân số huyện Hải Hà tuy không tăng nhanh, nhưng tỷ lệ sinh con thứ 3
hàng năm vẫn còn cao, tỷ lệ nghèo chiếm 24,13%, do vậy vấn đề Dân số đang là
mối quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hải Hà, đang là vấn
đề buộc các cấp uỷ Đảng và chính quyền nhân dân hành động nhằm hạn chế đến
mức thấp nhất sự gia tăng dân số, tiến tới ổn định dân số trên toàn huyện, sự gia
tăng dân số sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mật độ dân số, sự phát triển Kinh tế - Xã
Hội.
Dân số tăng còn ảnh hưởng rất lớn đến việc huỷ hoại môi trường sinh
thái, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, hậu quả là lũ lụt, hạn hán
ngày càng nhiều, đời sống của nhân dân trong huyện ngày càng khó khăn, hộ đói
nghèo có nguy cơ tăng nhanh nếu như mức sinh không giảm ở các gia đình hiện
nay. Tư tưởng nho giáo quan niệm về sinh nhiều con, sinh con trai không những
tồn tại ở dân tộc thiểu số dân vùng biển mà còn tồn tại đối với cả một số người
có trình độ học vấn cao, gia đình giàu có và tồn tại cả đối với cán bộ, đảng viên
từ thành thị đến các vùng xa xôi, nông thôn hẻo lánh của Huyện. Các gia đình
sinh con một bề có nhu cầu sinh thêm trong khi đó Nhà nước không có chế tài
xử phạt sinh con thứ 3 do đó chỉ có con đường là giáo dục tuyên truyền vận
động đến mọi người dân mọi tầng lớp trong huyện
1
Tỷ lệ trẻ em nam và tỷ lệ trẻ em nữ của huyện cũng chênh lệch (Năm
2008 - 501bé trai /438 bé gái, Năm 2009 – 515 bé trai/441 bé gái, Năm 2010


-513 bé trai/484 bé gái). Vì thế nếu không được tiếp tục tuyên truyền, vận động
cán bộ, nhân dân và các đối tượng đang trong độ tuổi sinh đẻ thì nguy cơ lựa
chọn giới tính thai nhi sẽ có xu hướng tăng. Tình sinh con thứ 3 trở lên năm
2008 chỉ còn 17,1%, năm 2009 còn 16,2%, năm 2010 còn 15,8% giảm
0,9%/năm nhưng vẫn còn cao. Vì vậy phải tiếp tục quan tâm tuyên truyền để
người dân nhận thức đúng đắn và tự giác thực hiện tốt chính sách DS - KHHGĐ.
Muốn đạt được tốt chính sách Dân số,cùng với đưa dịch vụ KHHGĐ đến
từng người dân thì công tác truyền thông để thay đổi nhận thức đặc biệt là đồng
bào dân tộc thiểu số đang sống tại các vùng, miền khó khăn của huyện, thực
hiện gia đình ít con, giảm nhanh tỷ lệ phát triển dân số của Huyện tiến tới ổn
định quy mô dân số. Còn được chú trọng và quan tâm hơn nữa đến chất lượng
truyền thông.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp để nâng
cao chất lượng công tác truyền thông DS - KHHGĐ huyện Hải Hà - QN" làm
khoá luận tốt nghiệp.
Bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm về tự nhiên kinh tế xã hội huyện Hải Hà - tỉnh
Quảng Ninh.
Chương 2: Thực trạng công tác truyền thông lồng ghép Dân số - Kế
hoạch hoá gia đình ở huyện Hải Hà năm 2007-2010
Chương 3: Các giải pháp về công tác tuyên truyền giáo dục và truyền
thông trong năm 2010 và những năm tiếp theo.
Trong quá trình làm bài tiểu luận tốt nghiệp, do năng lực và trình độ nhận
thức còn hạn chế,chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, nhược điểm vì
vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và đồng nghiệp để
khoá luận được hoàn thiện hơn.
2
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN HẢI HÀ

1. Đặc điểm tự nhiên.
Hải Hà là huyện miền núi biên giới hải đảo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh
Quảng Ninh cách trung tâm tỉnh 150km, có diện tích tự nhiên là 54.250ha trong
đó trên 60% là rừng và đất lâm nghiệp - phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông
giáp thành phố Móng Cái, phía Nam giáp biển, phía Tây giáp huyện Đầm Hà,
cách cửa khẩu Móng Cái 40km theo quốc lộ 18A.
Hải Hà có 1 thị trấn và 15 xã, có 1 xã đảo Cái Chiên, có 3 xã khó khăn
thuộc diện chương trình 135. Hải Hà là huyện miền núi ven biển, địa hình tương
đối phức tạp. Vùng trung du ven biển vừa có đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng
đồi núi có đất nâu tím, đất vàng đỏ, đất mùn vàng đỏ. Các loại đất này phù hợp
trồng xây hoa mầu, trồng cây lâu năm và phù hợp với trồng rừng phòng hộ và
khoanh nuôi bảo vệ rừng đầu nguồn.
2. Đặc điểm kinh tế xã hội.
Hải Hà là huyện có đường quốc lộc 18A chạy qua. Hệ thống giao thông
trên địa bàn mặc dù tương đối thuận lợi nhưng chưa đáp ứng so với yêu cầu.
Chất lượng đường từ huyện xuống xã rất xấu, chưa đáp ứng được yêu cầu của
nhân dân.
Đặc điểm về giáo dục: Cơ sở vật chất giáo dục ngày càng được nâng cao
đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của nhân dân. Trường học ở các xã miền núi đã
có nhà khang trang nhờ các nguồn vốn của tỉnh, của huyện, của các tổ chức
doanh ghiệp và sự đóng góp của nhân dân. Chất lượng giáo dục học sinh mấy
năm gần đây đã và đang từng bước được nâng lên. Toàn huyện có 34 trường,
486 lớp với 12.509 học sinh.
3
Đặc điểm về y tế: Hiện nay ngoài bệnh viện đa khoa huyện, các xã đều
có trạm xá, tổng số giường bệnh có 190 giường. 16/16 trạm y tế xã được sửa
chữa và nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho khám và phòng bệnh cho nhân dân.
Ngành y tế đã đảm bảo tốt các hoạt động chăm sóc sửa khoẻ cho nhân dân, thực
hiện về phòng bệnh, phòng chống dịch, phòng chống sốt rét bảo đảm kế hoạch.
Công tác khám và chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân từng bước được

cải thiện và nâng cao về chất lượng.
Đặc điểm về văn hoá, thể dục thể thao, thông tin liên lạc không ngừng
phát triển. Đài truyền thanh, truyền hình huyện bảo đảm tiếp sóng tryền hình
phục vụ nhân dân. Toàn huyện có 95% xã có nhà văn hoá, điểm vui chơi, giải
trí. Công tác thông tin tuyên truyền, phát hành báo chí đến tận các xã trong toàn
huyện. Ngành bưu điện chủ động đầu tư, nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu
thông tin liên lạc của đầu tư, nâng cao chất lượng phục vụ. Tổ chức tốt công tác
phát hành báo chí, tài liệu phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân.
Toàn huyện Hải Hà có khoảng 25.800 lao động trong độ tuổi lao động.
(Trong đó lao động nữ là 11.869) lao động khu vực thành thị 3.780 người, khu
vực nông thôn 22.021 người. Cơ cấu lao động của huyện theo ngành nghề và
khu vực.
Huyện Hải Hà là huyện có nền kinh tế mang tính tự cung, tự cấp. Vì thế
huyện đã quán triệt và xác định cơ cấu kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp,
thương mại - dịch vụ. Đồng thời thực hiện từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ và công nghiệp, giảm tỷ trong
Nông - Lâm - Ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung của huyện. GDP hàng năm
vẫn tăng năm 2008 tăng 11,5%; năm 2009 tăng 12%; 2010 tăng 12,5%
3. Đặc điểm về dân số.
Huyện Hải Hà là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc của tỉnh, với
diện tích tự nhiên là 54,250ha. Dân số trung bình là 54.785 khẩu, tổng số hộ gia
đình 12.315 hộ, có 8 dân tộc anh em sinh sống, có 110 thôn bản, khu phố.
4
Người kinh chiếm 79%, các dân tộc thiểu số chiếm 21% gồm: Dao, Tày,
Sán, Dìu, Sán Chỉ, Hoa Dân cư sống không tập trung, mật độ dân số trung bình
101 người/km
2
nhưng phân bố không đồng đều, các xã vùng cao chỉ 28
người/km
2

. Trình độ dân cư còn thấp đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số.
Dân số trong độ tuổi lao động giữa thành thị và nông thông không đồng
đều khu vực nông thôn chiếm nhiều hơn 22.021 người (thành thị 3.780
người). chính vì thế xuất hiện dòng di cư lớn từ huyện đến các địa phương
khác để định cư và tìm kiếm việc làm có thể lâu dài hoặc theo thời vụ. Điều
này cũng ảnh hưởng đến người lao động cũng như tình hình phát triển kinh tế
xã hội của huyện.
5
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN LỒNG GHÉP
DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH Ở
HUYỆN HẢI HÀ NĂM 2008
Công tác giáo dục - truyền thông Dân số - KHHGĐ có vị trí rất quan
trọng, vì giáo dục truyền thông là đột phá tư tưởng, nhận thức và tư duy của
từng người, từng gia đình và cộng đồng để từ đó làm thay đổi nhận thức để con
người tự nguyện, tự giác lựa chọn cho mình biện pháp tránh thai phù hợp, thực
hiện tốt kế hoạch hoá gia đình. Để làm tốt công tác truyền thông giáo dục sao
cho kịp thời, chính xác, phù hợp với từng vùng, từng dân tộc trong toàn huyện.
Muốn có hiệu quả chúng ta phải xác định công tác giáo dục - truyền thông về
DS - KHHGĐ là nhiệm vụ tổng hợp của nhiều ngành, nhiều cấp và đặc biệt phải
được sự ủng hộ của những người lãnh đạo, già làng, trưởng bản, cán bộ hưu trí,
trưởng dòng họ những người có uy tín trong cộng đồng dân cư và quần chúng
nhân dân.
Để thực hiện và triển khai công tác truyền thông. Dưới sự lãnh đạo của
huyện uỷ HĐND - UBND huyện và hướng dẫn chuyên môn của Chi cục dân số
- KHHGĐ các xã, thị trấn phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong cơ
quan, đồng thời phối hợp với các ban ngành, đoàn thể như: Đài TT-TH, phòng
văn hoá, thông tin, Hội phụ nữ, phòng giáo dục - đào tạo, hội nông dân, cựu
chiến binh và Huyện đoàn để tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ và nhân dân
thực hiện tốt chính sách Dân số - KHHGĐ trên địa bàn toàn huyện.

1. Kết quả công tác tuyên truyền năm 2008.
Để triển khai có hiệu quả công tác truyền thông ngay từ đầu năm 2008,
Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện đã xây dựng hướng dẫn thực hiện chương
trình mục tiêu công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, kế hoạch chiến dịch
tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh
6
sản, kế hoạch hoá gia đình đến xã đặc biệt khó khăn và vùng núi có mức sinh
cao của Huyện.
Cùng với việc thực hiện chương trình mục tiêu Dân số - Kế hoạch hoá gia
đình huyện Hải Hà còn phối hợp với Huyện đoàn, phòng y tế, Hội phụ nữ, trung
tâm y tế, lãnh đạo các đoàn thể, chuyên trách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và
cán bộ, viên chức của Trạm y tế các xã, thị trấn về các chuyên đề như: Làm mẹ
an toàn, chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng chống HIV/AIDS,
Bảo hiểm y tế, phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản Kết quả nhận thức
của nhân dân về chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình ngày càng được
nâng lên thông qua các cuộc giám sát, tổ chức giám sát chiến dịch chăm sóc sức
khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình của huyện, tỉnh và kết quả thực hiện các
biện pháp tránh thai cũng như kết quả thực hiện chương trình Mục tiêu Dân số -
kế hoạch hoá gia đình trong những năm qua cụ thể như sau:
Biểu 01: Tình hình công tác truyền thông những năm qua trên địa bàn toàn huyện.
STT Các hoạt động ĐVT Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1 Số lần nói chuyện
trực tiếp

Lần 250 235 231 226
2 Mít tinh, toạ đàm Lần 13 12 12 11
3 Số lần tổ chức tuyên
truyền lưu động
Lần 355 349 352 348
4 Pano - Khẩu hiệu Chiếc 260 260 261 262
5 Số tờ bướm + tranh
ảnh
Tờ 22.120 22.115 22.250 22.260
6 Sổ sách + Tập san,
tạp chí
Cuốn 648 650 655 655
7 Số băng Audio +
Video
Băng 160 154 150 140
Nguồn: Báo cáo của Trung tâm dân số - Kế hoạch hoá gia đình huyện Hải Hà
qua các năm
Số lần nói truyện trực tiếp năm 2008 thấp hơn năm 2007, vì lí do năm
2008 tuyên truyền viên của huyện có 4 đồng chí, nên tổ chức nói chuyện trực
7
tiếp hạn chế. Đến tháng 11 năm 2008 còn có 3 tuyên truyền, 1 đồng chí đã
chuyển sang phòng y tế. Trung bình mỗi cuộc tuyên truyền có từ 50 đến hơn 80
đối tượng tiếp thu tham gia. Do có sự biến động cán bộ đã ảnh hưởng không nhỏ
đến công tác truyền thông của tuyến huyện năm 2008.
Năm 2010 được sự quan tâm của Chi cục DS-KHHGĐ tình đã bổ xung 01
biên chế cho trung tâm nhưng số lần nói chuyện trực tiếp, mít tinh, tọa đàm lại ít
hơn vì thiếu kinh phí (kinh phí của địa phương) còn các hoạt động khác vẫn thực
hiện theo đúng quy hoạch và số lượng cho Chi cục cấp xuống trung tâm cấp
phát cho các xã về tuyên truyền tại cơ sở
Mít tinh và toạ đàm nhân ngày Dân số thế giới và ngày Dân số Việt nam

thường được Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình huyện chỉ đạo được tổ
chức tại xã, thị trấn nhưng cũng không ít các xã không tổ chức mít tinh, toạ đàm
vì nhiều lý do (Như không đủ các phương tiện thông tin và kinh phí còn hạn
hẹp, số người tham gia không nhiều).
Tuyên truyền lưu động chủ yếu bằng hình thức thảo luận nhóm tại các địa
bàn xã, bản, trạm xá loại hình tuyên truyền này thường được tổ chức nhân dịp tổ
chức chiến dịch lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia
đình hàng năm đến các xã đặc biệt khó khăn và các xã có mức sinh con cao trên
địa bàn dưới sự giám sát của Trung tâm dân số - Kế hoạch hoá gia đình huyện.
Pa nô, áp phích và khẩu hiệu trên cơ sở kinh phí của chương trình, mục
tiêu cấp Trung tâm dân số - Kế hoạch hoá gia đình tổ chức in, nhân bản và cấp
phát cho cơ sở tại nơi có đông người qua lại để tuyên truyền.
Phát băng Audio và Video vào dịp tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khoẻ
sinh sản/ Kế hoạch hoá gia đình do cơ sở tổ chức ngay từ trước, trong chiến dịch
trên cơ sở phương tiện truyền thông sẵn có do chương trình mục tiêu dân số cấp
phát cho cơ sở từ những năm trước đây.
Sổ sách, tập san, tạp chí, tờ bướm, tranh ảnh cấp phát đến trạm xá cho
nhân dân trong toàn xã của huyện trong đợt chiến dịch tuyên truyền vận động
lồng ghép dịch vụ sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình.
8
Thông qua các hoạt động giáo dục - truyền thông theo số liệu trên các
ngành liên quan đã lồng ghép vào chương trình hoạt động của mỗi ngành từ năm
2006 cho đến nay các xã, vùng đặc biệt khó khăn ngoài truyền thông vận động
lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, trung tâm dân số - KHHGĐ huyện
còn phối hợp với các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền, vận động nhân dân.
Nhờ có sự nỗ lực phấn đấu thực hiện chương trình mục tiêu công tác Dân
số - Kế hoạch hoá gia đình của các cấp, các ngành và đội ngũ làm công tác Dân
số - Kế hoạch hoá gia đình của huyện trong những năm qua đạt được kết quả
như sau:
Biểu 02: Các chỉ tiêu về dân số giai đoạn 2007-2010

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Dân số trung bình Người 51.765 52.415 53.638 54.785
2 Số phụ nữ 15 - 49 tuổi Người 14.774 14.965 15.019 15.339
3
Số PN 15 - 49 tuổi có chồng
Người 10.016 10.140 10.213 10.430
4 Số trẻ em sinh ra Trẻ 1.018 939 956 997
5
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
% 18 17,1 16.2 15.8
6 Tỷ suất sinh thô %o 18,2 17,4 17.8 17.0
7
Số xã không có người sinh
con thứ ba trở lên
Xã 02 02
03 04
8
Tỷ lệ phát triển dân số tự
nhiên
% 1,3 1,28
1.26 1.24
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Uỷ ban DS - GĐ - TE. Trung tân Dân số -
KHHGĐ huyện Hải Hà qua các năm
Nhìn vào bảng ta thấy: quy mô dân số vẫn tăng qua các năm. Tăng
khoảng 1000người/năm. Với tốc độ tăng như thế này thì đến năm 2015 quy mô
dân số của huyện sẽ khoảng 6 van người, do vậy huyện phải có chính sách giảm
mức sinh xuống nữa. Các xã không có người sinh con thứ 3 tăng chứng tỏ có
nhiều xã tỷ lệ sinh con thứ 3 cao.
Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên đã giảm 0,9% nhưng vẫn còn cao tập trung
vào các xã vùng sâu, vùng xa có đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ phát triển dân

số tự nhiên qua các năm cũng giảm 0,02% do dân số trung bình tăng. Tuy nhiên
hàng năm số phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ và có chồng ngày càng tăng do đó có
nguy cơ tăng dân số có thể xảy ra. Vì thế, Trung tâm Dân số - KHHGĐ. Huyện
9
phải tập tập trung tuyên truyền đến những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ này áp
dụng các biện pháp tránh thai hợp lý, giãn khoảng cách giữa hai lần sinh để
nguy cơ tăng dân số được giảm.
Biểu 03:Bảng kết quả đối tượng đang thực hiện các biện pháp tránh
thai các năm
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
1 Dụng cụ tử cung Ca 4068 4002 4125 4275
2 Triệt sản nam, Nữ Ca 572 589 598 614
3 Bao cao su Người 790 860 953 1041
4 Thuốc uống tránh thai Người 1440 1455 1614 1678
5 Thuốc tiêm tránh thai Người 109 220 241 252
6 Thuốc cấy tránh thai Người 105 199 214 227
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Uỷ ban Dân số - GĐ - TE, Trung tâm Dân số
KHHGĐ huyện Hải Hà qua các năm
Qua các bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện
pháp tránh thai qua các năm đều tăng. Năm 2008 là 69,8%; năm 2009 là 71,1%;
năm 2010 là 72,5% trong đó triệt sản nam, nữ và thuốc cấy tránh thai tăng rất
chậm khoản hơn 10 ca/năm. Còn các biện pháp khác đều tăng mạnh khoảng
100ca/năm do vậy cần đẩy mạnh hơn nữa các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ

thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại.
Qua bảng kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai của huyện Hải Hà ta
thấy chứng tỏ nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình đã có chuyển
biến rất rõ rệt. Có thể khẳng định rằng: Nâng cao hiệu quả công tác thông tin,
giáo dục, truyền thông là một trong những yếu tố rất quan trọng để thực hiện các
mục tiêu Công tác Dân số - KHHGĐ. Có như vậy các chỉ tiêu, kế hoạch, chương
trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hải Hà trước mắt cũng như lâu dài
mới có thể thực hiện được, chú trọng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông.
Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông để giảm mức sinh, tăng dần
số người trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại và giảm
mạnh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Đó là làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi
của mọi người trong thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Mục tiêu trước mắt cũng
10
như lâu dài là làm sao cho công tác thông tin, giáo dục, truyền thông đạt được
hiệu quả cao đáp ứng được nhu cầu thực tế của Huyện trong giai đoạn hiện nay.
2. Những vấn đề tồn tại của công tác truyền thông trong năm 2010 của
huyện Hải Hà
Trong những năm qua công tác truyền thông của huyện đã đạt được những
kết quả đáng kể song cũng không tránh khỏi những vướng mắc và tồn tại cần
sớm được khắc phục trong thời gian tới.
Công tác chỉ đạo chưa đáp ứng được yêu cầu, các cấp Ủy Đảng và chính
quyền chưa thực sự quan tâm đến công tác truyền thông dẫn đến nhiệm vụ và
nội dung hoạt động của công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình ít được đề cập
trong kế hoạch tổng thể và chương trình hành động. Việc kiểm tra, giám sát ít
thường xuyên so với trước đây. Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền cấp xã chưa
tạo điều kiện để tổ chức và triển khai thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch
hoá gia đình, ở một số bản ở vùng sâu, vùng cao chưa có Đảng viên và chưa
thành lập chi bộ đã ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo truyền thông Dân số - Kế
hoạch hoá gia đình của huyện và của trung tâm DS-KHHGĐ
* Về tổ chức bộ máy và cán bộ.

Do bộ máy giải thể, tách nhập nên tư tưởng cán bộ hoang mang, số lượng
biến động, mặt khác còn do khối lượng công việc nhiều mà chỉ tiêu biên chế do
chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh và Trung tâm Dân số - Kế hoạch
hoá gia đình lại rất ít dẫn đến việc thiếu cán bộ, hầu hết cán bộ phải kiêm nhiệm
nhiều việc khác nhau nên công việc thường chậm tiến độ so với kế hoạch.
Năng lực của một số cán bộ chuyên trách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình
còn nhiều hạn chế. Trình độ cán bộ chuyên trách xã có trình độ trung cấp trở lên
chỉ có 10 xã trong tổng số 16 xã thị trấn đội ngũ này lại thay đổi thường xuyên,
không ổn định, mức phụ cấp quá thấp trong khi công việc đòi hỏi rất nhiều nên
đa số họ chưa thực sự yên tâm công tác lâu dài trong ngành Dân số.
Trình độ năng lực của cộng tác viên cũng hạn chế nên còn nhiều yếu kém
về tổ chức thực hiện, phân loại đối tượng tuyên truyền, nắm bắt các nội dung
11
tuyên truyền chưa đầy đủ, năng lực tư vấn và truyền thông còn yếu, chưa đáp
ứng được yêu cầu hiện nay. Thù lao ít, khối lượng công việc nhiều nên đội ngũ
cộng tác viên không yên tâm trong công tác. Một số cán bộ chuyên trách mới
thay thế còn yếu, chưa quen công việc nhất là các xã vùng cao dân tộc.
* Về kinh phí.
Kinh phí hỗ trợ cho công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình ở một số cơ
sở đã quan tâm. Song bên cạnh đó còn không ít địa phương chưa đầu tư vào
công tác truyền thông. Chế độ đãi ngộ cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên
chưa đảm bảo để họ có nhiệt tình với công việc.
* Sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể về công tác truyền thông Dân số - Kế
hoạch hoá gia đình của cơ sở chưa thực sự đồng bộ và nhiệt tình, nhiều xã còn
mang nặng hình thức chưa có sự kết hợp trong công việc
* Hệ thống cơ sở y tế:
Còn thiếu nhiều phương tiện, dụng cụ, thiếu cán bộ có trình độ chuyên
môn, kỹ thuật phục vụ cho thực hiện các mục tiêu chăm sóc sức khoẻ nhân
dân và đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ sinh sản và Dân số - Kế
hoạch hoá gia đình mới chỉ có 12/16 xã thị trấn có bác sỹ.

* Các thông tin truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng do một số
cơ sở chưa được đầu tư nên việc tuyên truyền chưa nhiều về số lần phát thanh.
Nội dung phát thanh còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu của đối tượng,
một số xã do địa bàn rộng đi lại khó khăn cho nên tiếp cận với các phương tiện
truyền thông chưa được đầy đủ.
12
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN - GIÁO
DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG NĂM 2010 VÀ
NHỮNG NĂM TIẾP THEO
Với những thành tích đã đạt được và những vấn đề còn hạn chế trong
công tác truyền thông năm 2010. Để đạt được kế hoạch công tác truyền thông
Dân số - KHHGĐ năm 2010 và những năm tiếp theo, cần tiếp tục làm tốt các
giải pháp như sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền.
Đảng bộ và chính quyền huyện, thị trấn, xã tăng cường lãnh đạo bằng
cách đưa nội dung công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình vào Nghị quyết và
các chương trình hành động cụ thể. Đặc biệt quan tâm đến các đơn vị có mức
sinh cao, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Coi công tác Dân số - Kế hoạch
hoá gia đình là nhiệm vụ quan trọng, là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn
thành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Các cấp uỷ Đảng và chính quyền cần phải nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá
tình hình thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình hàng năm.
Lãnh đạo công tác phối hợp giữa các Ban, ngành, đoàn thể xã hội hoá công
tác dân số.
Xử lý nghiêm cán bộ, Đảng viên vi phạm chính sách dân số. Lấy việc thực
hiện chính sách dân số làm chỉ tiêu đánh giá, phân loại cơ sở Đảng, chính quyền
trong sạch, vững mạnh, lấy chỉ tiêu dân số là một trong những tiêu chí xét danh
hiệu làng văn hóa.
2. Đổi mới công tác truyền thông cả về nội dung và hình thức.

Công tác vận động cần được chú trọng hơn để kêu gọi sự vào cuộc của
lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể. Quan tâm đầu tư
cho công tác truyền thông cả về nhân lực, tài lực, vật lực, tranh thủ sự hỗ trợ của
các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ.
13
Cần bám vào đặc điểm của từng vùng, từng địa bàn để xây dựng một số
kế hoạch truyền thông trong đó xác định rõ nội dung và hình thức tuyên truyền.
Đối với những xã, thị trấn nơi có trình độ dân trí cao, đã đạt được chỉ tiêu
giảm sinh thì nội dung truyền thông cần chú trọng vào việc chăm sóc sức khoẻ
sinh sản, chăm sóc người cao tuổi, chăm sóc con cái, chăm sóc sức khoẻ sinh
sản vị thành niên. Còn tại các vùng đồng bào đông dân, vùng có mức sinh cao
thì nội dung truyền thông vẫn là kế hoạch hoá gia đình lựa chọn các biện pháp
tránh thai hiện đại, chấp nhận quy mô gia đình nhỏ, ít con, no ấm, tạo điều kiện
để con cái được học hành.
Để công tác truyền thông đạt được hiệu quả thì hình thức tuyên truyền rất
quan trọng. Việc lựa chọn người truyền thông là người biết tiếng dân tộc, trưởng
họ, người uy tín trong cộng đồng. Đổi mới về nội dung: Thường xuyên cập nhật
những thông tin khoa học kỹ thuật mới, những chính sách mới thay đổi để
truyền thông kịp thời đến mọi người dân. Về hình thức: áp dụng những hình
thức truyền thông mới, tiên tiến như đèn chiếu, đóng vai, kịch tương tác, lấy
gương tốt việc tốt làm gương cho mọi người noi theo.
3. Kết hợp công tác truyền thông với dịch vụ.
Triển khai đưa dịch vụ KHHGĐ về tận cơ sở, tận thôn xóm. Củng cố
mạng lưới dịch vụ từ huyện đến cơ sở, đầu tư trang thiết bị dụng cụ y tế, nâng
cấp các ban Dân số - Kế hoạch hoá gia đình liên xã, phòng dịch vụ kỹ thuật ở
các trạm y tế xã, thị trấn.
Củng cố mạng lưới chuyên trách, cộng tác viên Dân số - Kế hoạch hoá gia
đình trên địa bàn huyện. Quản lý tốt việc cấp phát bao cao su, thuốc tránh thai
cho đối tượng sử dụng.
Tuyên truyền vận động đối tượng thực hiện đa dạng hoá các biện pháp

tránh thai hiện đại.
Tăng thêm nguồn lực để tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ
chăm sóc sức khoả sinh sản - kế hoạch hoá gia đình đến các xã khó khăn và
các vùng có mức sinh cao trên địa bàn huyện. Vì đây là loại hình cần thiết và
14
rất hiệu quả để chuyển biến nhận thức của các đối tượng về công tác dân số
và thực hiện kế hoạch hoá gia đình, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân
dân tham gia thông qua tuyên truyền cổ động, chiếu phim thảo luận nhóm,
treo băng rôn, khẩu hiệu
Tổ chức triển khai các chiến dịch truyền thông Dân số - Kế hoạch hoá gia
đình gắn với dịch vụ khám phụ khoa, tư vấn về CSSKSS, KHHGĐ
Thực hiện truyền thông đi trước, tạo ra một phong trào sâu rộng, lôi cuốn
cộng đồng tham gia thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
Cung cấp đầy đủ thông tin chính xác về các biện pháp tránh thai cho đối
tượng, nắm được thông tin và hoàn cảnh của họ, giúp họ lựa chọn cho mình một
biện pháp tránh thai thích hợp.
Tiếp tục phối hợp với đài truyền thanh - truyền hình, Phòng tư pháp,
Phòng văn hoá - thông tin, Phòng giáo dục - đào tạo huyện để tuyên truyền Pháp
lệnh dân số, Nghị quyết của Đảng. Chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị
quyết của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ về công tác Dân số - Kế hoạch gia đình đến từng
nhóm đối tượng, trường học, các công ty doanh nghiệp nơi có đối tượng đang
trong độ tuổi sinh đẻ, nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.
Tăng cường các mô hình, dự án trên địa bàn huyện nhằm thực hiện tốt
công tác truyền thông Dân số - Kế hoạch hoá gia đình nâng cao chất lượng dân
số.
4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác truyền thông.
Đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông từ Huyện đến các xã, thị trấn
còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt từ khi có sự xáo
trộn về công tác tổ chức nhiều cán bộ có năng lực và kinh nghiệm đã chuyển
công tác khác có cán bộ mới lên thay.

Tiếp tục mở các lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên DS
- KHHGĐ để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5. Xây dựng kế hoạch: chỉ đạo cơ sở tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Dân số thế
giới 11/7 và ngày Dân số Việt Nam 26/12 hàng năm từ huyện đến cơ sở nhằm tôn
15
vinh thành tích của tập thể, cá nhân đã thực hiện tốt chính sách Dân số - Kế hoạch
hoá gia đình và nhận thức, chuyển đổi hành vi trong công tác Dâ số - Kế hoạch
hoá gia đình cho toàn thể nhân dân thông báo cho mọi người dẫn biết tháng 12
hàng năm là tháng hành động về DS-KHHGĐ.
6. Cùng với kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, UBND huyện cần trích
nguồn ngân sách của địa phương chi cho công tác Dân sô - Kế hoạch hoá gia
đình của Huyện và chi thêm cho đội ngũ cộng tác viên, Thường trực Huyện uỷ,
HĐND - UBND huyện cần tiếp tục quan tâm hơn nữa về công tác Dân số - Kế
hoạch hoá gia đình trong giai đoạn hiện nay.
16
KHUYẾN NGHỊ
Để thực hiện các giải pháp trên, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thông
tin - giáo dục - truyền thông và thực hiện các biện pháp tránh thai có hiệu quả,
nâng cao tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, sử dụng các biện pháp
tránh thai, giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, tôi xin đưa ra khuyến nghị:
* Đối với Trung ương, Tỉnh:
Sớm ổn định tổ chức bộ máy làm công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình
nhất là cấp xã. Có chế độ ưu đãi đối với cán bộ chuyên trách làm công tác Dân
số - Kế hoạch hoá gia đình lâu năm đã hết tuổi lao động. Các chuyên trách dân
số có đủ điều kiện cho thi tuyển công chức, viên chức, xem xét đề bạt một đồng
chí phó Giám đốc trung tâm để điều hành khi đồng chí Giám đốc đi vắng.
Tiếp tục đầu tư nguồn lực, nhân lực và trang thiết bị cho công tác truyền
thông về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tại tuyến cơ sở, ưu tiên vùng khó khăn,
vùng sâu, vùng xa và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.
Có chính sách ưu đãi, động viên, khen thưởng kịp thời để khuyến khích

các tập thể và cá nhân thực hiện tốt chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình.
Tăng thêm biên chế cán bộ làm công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình
cấp huyện vì công việc nhiều và địa bàn hoạt động rộng.
Nhà nước cần có chính sách xử lý đối với người cố tình vi phạm chính
sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình như sinh con thứ 3 trở lên để làm gương
cho các đối tượng, nhất là cán bộ, Đảng viên dù họ là ai, giữ cương vị gì. Có quy
định chi tiết về đối tượng được sinh con thứ 3 trên địa bàn toàn quốc để nhân
dân được biết và thực hiện.
* Đối với Huyện, xã.
17
Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với ngành, đoàn thể, cấp uỷ, chính
quyền từ huyện đến cơ sở để phối hợp lồng ghép công tác truyền thông Dân số -
Kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn Huyện.
UBND Huyện và UBND các xã, thị trấn cần trích nguồn ngân sách địa
phương hỗ trợ công tác truyền thông Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tại cơ sở để
góp phần cho lĩnh vực truyền thông đạt hiệu quả cao hơn.
Ban Dân số - Kế hoạch hoá gia đình xã cần tham mưu cho UBND xã, thị
trấn xây dựng kế hoạch cho Công tác truyền thông trên các lĩnh vực, đặc biệt xã
vùng sâu, vùng xa, vùng có mức sinh con cao trên địa bàn Huyện.
Làm văn bản đề nghị Trung ương, tỉnh xem xét tăng biên chế chuyên
trách dân số và cộng tác viên dân số cho những xã khó khăn, địa bàn rộng số
dân đông thì mới đảm bảo chất lượng truyền thông.
18
KẾT LUẬN
Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình là mục tiêu quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Công tác thông tin, giáo dục,
truyền thông về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình trong thời gian qua đã góp phần
quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nhanh mức sinh của chiến
lược DS - KHHGĐ, nâng cao và cả thiện đời sống nhân dân.
Đề thực hiện chương trình mục tiêu công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia

đình phải có đội ngũ cán bộ cấp huyện vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ,
nhiệt tình với công việc, nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác Dân
số - Kế hoạch hoá gia đình. Muốn làm tốt công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia
đình người cán bộ phải có năng lực, uy tín đối với nhân dân, đặc biệt là đội ngũ
chuyên trách và cộng tác nên ở cơ sở được trang bị kiến thức và kỹ năng quản lý
chương trình mục tiêu Dân số, kỹ năng truyền thông tư vấn, vận động đối tượng.
Để tổ chức triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Dân số - Kế hoạch
hoá gia đình đạt hiệu quả, đưa dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đến tận người dân,
công tác thông tin giáo dục, truyền thông phải đi trước một bước để quan niệm
tư tưởng từ xa xưa của mỗi người dân, mỗi gia đình và mỗi dân tộc được thay
đổi trước.
Kết quả công tác Dân số của huyện Hải Hà ở một số chương trình mục
tiêu đã đạt được nhưng chưa đều ở các vùng cao và vùng thấp chưa bền vững,
không được phép chủ quan, thoả mãn. Một số chương trình mục tiêu chưa đạt
cần tiếp tục quan tâm xem xét và tổ chức triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Phải đặt công tác thông tin - giáo dục - truyền thông lên tầm cao hơn nữa,
nhất là ở vùng có mức sinh cao, vùng dân tộc thiểu số, tăng cường sự lãnh đạo
của cấp uỷ Đảng, sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền, sự phối hợp của
các đoàn thể nhân dân, tuyên truyền, vận động lồng ghép chăm sóc sức khoẻ
sinh sản - kế hoạch hoá gia đình đến các vùng có mức sinh cao, ưu tiên đầu tư
19
cơ sở vật chất cho các vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Đa dạng hoá các biện
pháp tránh thai, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Xã hội hoá công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, phối hợp với các Ban
ngành, đoàn thể nhân dân, vận động các trưởng bản, những cán bộ hưu trí và
những người có uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền, vận động thực hiện
chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn huyện.
Trong thời gian học tập ngắn và kinh nghiệm trong công tác dân số còn
nhiều hạn chế nên khi trình bày bài khoá luận còn nhiều thiếu sót, rất mong
được sự động viên của các thầy, các cô để tiểu luận của em hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, các cô!
20
MỤC LỤC
21

×