Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

SAP NHAP TRUONG HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.94 KB, 30 trang )

DỰ THẢO

ĐỀ ÁN
Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị trường học công lập trên địa bàn
thành phố Tây Ninh giai đoạn 2018-2021 định hướng đến năm 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số

/QĐ-UBND ngày tháng năm 2018)

Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. MỤC TIÊU RÀ SOÁT, SẮP XẾP LẠI MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP
1. Mục tiêu chung
Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập,
bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp
công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp cơng cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao.
Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; tinh giản
biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức. Giảm
mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công
lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán
bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn đến năm 2021
- Giảm tối thiểu bình quân 10% đơn vị trường học .
- Giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so
với năm 2015.
- Giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự
nghiệp công lập so với giai đoạn 2011 - 2015.
- Tạo điều kiện chuyển đổi mơ hình các cơ sở giáo dục mầm non từ công lập ra
ngồi cơng lập ở những nơi có khả năng xã hội hố cao.


2.2. Đến năm 2025
- Giảm tối thiểu bình quân 10% đơn vị trường học .
- Giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so
với năm 2021.
- Giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự
nghiệp công lập so với giai đoạn 2016 - 2020.
- Chuyển đổi 10% mơ hình các cơ sở giáo dục mầm non từ cơng lập ra ngồi
cơng lập ở những nơi có khả năng xã hội hố cao.


II. CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Các căn cứ pháp lý
- Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Giáo dục ngày 25/11/2009; Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh
giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
- Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban
chấp hành Trung ương Khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ
quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về Giáo dục; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP
ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế;
- Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015
của Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn một số điều của Nghị định số
108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản
biên chế;
- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về Điều lệ trường Trung học cơ sở, phổ thơng và trường phổ thơng có
nhiều cấp học; Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT, ngày 22 tháng 01 năm 2014

của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thông tư ban hành Điều lệ trường Tiểu học; Văn bản
hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT, ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về Quyết định ban hành Điều lệ trường Mầm non.
- Chương trình hành động số 165-CTr/TU ngày 16/06/2014 của Thành ủy thực
hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Quyết định 880/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2013 của UBND tỉnh tây
Ninh về việc bàn hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU
ngày 05 tháng 10 tháng 2012 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW ngày 05
tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân
luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn;
- Quyết định số 1050/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân
dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình hành động số 29-CTr/TU
ngày 30/01/2013 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05 tháng 11
năm 2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
cơng tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới;
- Kế hoạch số 3756/KH-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh về
việc triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015
của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.


2. Sự cần thiết rà soát, sắp xếp mạng lưới trường, lớp
Điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi: Biến động dân số khá lớn do giảm sinh và di
dân cơ học ở một số ấp, xã, chủ yếu có xu hướng giảm; đa số các trường giảm quy mô
học sinh (một số trường trọng điểm tăng học sinh); áp lực, yêu cầu giảm biên chế đặt
ra nhu cầu bố trí đủ số lượng học sinh trên lớp để thực hiện đủ định mức giờ dạy và cơ
cấu giáo viên tiết kiệm, hiệu quả để dạy đủ các môn, tổ chức đầy đủ các hoạt động

giáo dục.
Điều kiện giao thông trên địa bàn thành phố Tây Ninh đã được cải thiện,
phương tiện đi lại của nhân dân tốt hơn; các chính sách về bán trú tạo cơ hội hỗ trợ cho
một số đối tượng học sinh khó khăn ở xa; yêu cầu, đòi hỏi cao hơn về chất lượng giáo
dục, việc đầu tư xây dựng các điểm trường đồng bộ, khang trang sẽ thu hút được học
sinh ở một số điểm trường lân cận tự nguyện nhập về điểm trường mới để học.
Từ căn cứ pháp lý; thực trạng mạng lưới cơ sở giáo dục Mầm non, TH, THCS;
nhu cầu rà soát, sắp xếp mạng lưới trường và dự báo dân số, quy mô học sinh các cấp
học giai đoạn 2017 - 2020, UBND thành phố Tây Ninh xây dựng Đề án sắp xếp, tổ
chức lại các đơn vị trường học công lập trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018-2021
định hướng đến năm 2025, cụ thể như sau:
III. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI TRƯỜNG HỌC
1. Đánh giá khái quát thực trạng mạng lưới các trường học trên địa bàn
Tổng số trường: 57 trường, trong đó chia ra: Trường Mầm non: 19 trường (02
trường ngồi cơng lập); Tiểu học: 27 trường; Trung học cơ sở: 11 trường.
Số trường đạt chuẩn quốc gia: 32 trong đó chia ra: Trường Mầm non: 8 trường;
Tiểu học: 16 trường; Trung học cơ sở: 8 trường.
Số trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất theo tiêu chí nơng thơn mới:
trong đó chia ra: Trường Mầm non: 2 trường; Tiểu học: 4 trường; Trung học cơ sở: 1
trường.
2. Số lớp, số học sinh, tỷ lệ huy động (theo biểu số 1a, 1b, 1c đính kèm)
2.1. Bậc học mầm non
- Tổng số trường: 17 trường công lập đều tổ chức bán trú (05 trường Mẫu
giáo, 12 trường Mầm non)
- Tổng số học sinh đã huy động ra lớp hiện nay là: 5.915/132 nhóm, lớp.
Chia ra:
+ Nhà trẻ: 458/14 nhóm.
+ Mẫu giáo: 5.457/118 lớp. Trong đó Mẫu giáo 5 tuổi: 2.406/51 lớp.
2.2. Cấp học Tiểu học
- Tổng số trường: 27 trường.

- Tổng số học sinh: 12.019/354 lớp.
+ Tuyển mới lớp 1: 2.530 học sinh/75 lớp. Tỉ lệ: 100%.
2.3. Cấp học Trung học cơ sở


- Tổng số trường: 11 trường.
- Tổng số học sinh: 8.555/218 lớp. Trong đó tuyển mới lớp 6: 2.265 học
sinh/56 lớp.
3. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên: (theo biểu số 1a, 1b, 1c đính kèm)
3.1. Bậc học mầm non
- Đội ngũ CB-GV-NV: 300.
+ Cán bộ quản lý: 37 (Hiệu trưởng: 15; PHT: 22).
+ Giáo viên: 241.
+ Nhân viên: 22.
3.2. Cấp học Tiểu học
- Đội ngũ CB-GV-NV: 610.
+ Cán bộ quản lý: 54 (Hiệu trưởng: 26 ; PHT: 28 ).
+ Giáo viên: 515.
+ Nhân viên: 41.
3.3. Cấp học Trung học cơ sở
- Đội ngũ CB-GV-NV: 480.
+ Cán bộ quản lý: 23 người (Hiệu trưởng: 11; PHT: 12).
+ Giáo viên: 430.
+ Nhân viên: 27.
4. Cơ sở vật chất trường học
Được sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành, cơ sở vật chất, hệ thống
trường lớp, đồ dùng đồ chơi của các trường được đầu tư xây dựng, trang bị khá đầy đủ,
cơ bản đáp ứng được việc dạy và học của các đơn vị trường trong Thành phố. Tuy
nhiên, vẫn cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn vùng ngoại thành. Hệ thống các trường
được xây dựng đã lâu, nay đã xuống cấp, chưa đủ kinh phí đầu tư xây dựng lại theo

hướng kiên cố và chuẩn hóa về cơ sở vật chất.
(Số liệu về phòng học, nhu cầu về xây mới, sửa chữa, cải tạo phịng học và các
cơng trình phụ trợ theo biểu số 3 đính kèm).
Quỹ đất phục vụ xây dựng cơ sở vật chất: Hầu hết các trường đều đã được
chính quyền địa phương quan tâm, quy hoạch đủ đất ở trường chính và các điểm
trường phụ. Tuy nhiên, do số học sinh đông, quy mô lớp học nhiều, quỹ đất chưa đáp
ứng đủ diện tích để xây dựng trường theo quy định.
Để đảm bảo điều kiện tối thiểu để thực hiện chương trình giáo dục và định
hướng xây dựng trường chuẩn quốc gia. Thành phố đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giai
đoạn 2018-2020. Cụ thể như sau:
4.1. Bậc học mầm non


Xây dựng mới và bổ sung: Trường MN Hoa Cúc (đạt chuẩn quốc gia), MG
Hoàng Yến, MN Tuổi Ngọc.
4.2. Cấp học tiểu học
Xây dựng mới thay thế phòng bán kiên cố: Trường TH Bình Minh, TH Lê Văn
Tám, TH Thạnh Tân B.
4.3. Cấp học trung học cơ sở
Xây dựng bổ sung: Trường THCS Chu Văn An, THCS Nguyễn Văn Trỗi.
5. Chất lượng giáo dục
5.1. Kết quả đạt được
Giai đoạn 2011 - 2015, cấp ủy, chính quyền các cấp đã thực hiện tốt công tác
tuyên truyền, quán triệt học tập Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và các Chỉ thị, Nghị quyết về giáo dục và
đào tạo. Việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về việc
tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được gắn

với các cuộc vận động và phong trào thi đua trong ngành giáo dục ngày càng đi vào
chiều sâu, trở thành hoạt động thường xuyên, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong các nhà
trường.
Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục được thực hiện theo hướng tăng cường
phân cấp, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, công khai, dân chủ. Chất lượng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục từng bước được nâng lên. Quy mô trường, lớp
giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở) cơ bản ổn định; quy mô trường, lớp cấp
học mầm non ở các xã thuộc khu vực ngoại thành tiếp tục được mở rộng, phát triển,
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của cộng đồng.
Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm. Thực hiện có
hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực học sinh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy, học và quản lý giáo dục; tăng cường công tác phụ đạo cho học sinh yếu kém, bồi
dưỡng học sinh giỏi, quan tâm công tác giáo dục toàn diện, giáo dục kỹ năng sống, giá
trị sống cho học sinh; chất lượng giáo dục các cấp học từng bước được nâng cao.
Cơ sở vật chất, trang, thiết bị, đồ dùng dạy học các cấp học từng bước được đầu
tư theo hướng kiên cố hố, chuẩn hóa. Cơng tác xã hội hóa giáo dục được triển khai
hiệu quả với nhiều hình thức đa dạng, thiết thực.
5.1.1. Giáo dục mầm non
- Các trường MN, MG 100% tổ chức bán trú, có bếp ăn an tồn, hợp vệ sinh và
được cơ quan Y tế cấp giấy công nhận bếp đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực hiện đầy đủ đúng quy định, quy chế về chuyên mơn nghiệp vụ, chăm sóc,
giáo dục trẻ trong tất cả các cơ sở giáo dục mầm non theo các văn bản pháp quy hiện
hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý và nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; củng cố,


phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Thực hiện các nội dung giáo dục lồng ghép dinh dưỡng, an toàn giao thơng, lễ giáo,
vệ sinh, chăm sóc răng miệng, bé tập làm nội trợ.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, vận dụng thực hiện đổi mới
hình thức trong quản lý; tổng số trẻ được ăn bán trú: 6.386/6.439 trẻ, tỷ lệ: 99,17%.
- Huy động trẻ em 5 tuổi đến trường: 2.481/2.488 đạt tỷ lệ: 99,7%.
- Tiếp tục khai thác thông tin trên mạng giáo dục, trao đổi văn bản hành chính
điện tử, sử dụng khá tốt các phần mềm Happykids (15/17 trường công lập), Kidsmart
(17/19 trường, trong đó có 02 trường ngồi cơng lập), Nutrikids, Quản lí giáo dục
(19/19 trường, trong đó có 02 trường ngồi cơng lập) tính tỉ lệ khẩu phần dinh dưỡng,
đảm bảo đủ lượng và chất trong các bữa ăn của trẻ.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng:
+ Suy dinh dưỡng về cân nặng: 36/5.915; tỉ lệ: 0,6%, giảm 0,85% so với đầu năm
học; .
+ Suy dinh dưỡng về chiều cao: 30/5.915, tỉ lệ: 0,5%, giảm 0,82% so với đầu
năm học.
- Tổ chức hội giảng cấp Thành phố: đạt 123/127 giáo viên, tỉ lệ 96,85%. Tham
gia hội giảng cấp tỉnh đạt: 40/43 giáo viên, tỉ lệ 93%.
5.1.2. Giáo dục phổ thông
5.1.2.1. Giáo dục tiểu học
- Thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài dạy; chuẩn kiến
thức kỹ năng; điều chỉnh nội dung dạy học và phân phối chương trình; đổi mới kiểm
tra đánh giá theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số
30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GDĐT. Tổ chức triển khai tám chuyên
đề nâng cao chất lượng dạy và học ở các bộ môn của các khối lớp nhằm giúp cho giáo
viên định hướng việc đổi mới phương pháp dạy học (Tiếng Việt lớp 1-CNGD; đổi mới
phương pháp dạy học Mĩ thuật theo Đan Mạch; đổi mới phương pháp dạy học các môn
học. Tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh rèn 4 kỹ năng và giúp học sinh tự tin hơn trong quá
trình giao tiếp). Tổ chức giảng dạy đầy đủ các mơn học của chương trình, thực hiện
u cầu điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo
đảm yêu cầu kiến thức và kỹ năng được quy định trong chương trình giáo dục phổ
thơng ban hành.

- Giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện đổi mới phương pháp, tích
cực tham gia phong trào tự làm đồ dùng dạy học (ĐDDH); nghiên cứu thảo luận các
tạp chí chuyên đề, nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp.
- Tiếp tục thực hiện mơ hình VNEN (mơ hình trường học mới): Có 05 trường/48
lớp/1.607 học sinh; dạy học Tiếng Việt 1 Cơng nghệ giáo dục có 13 trường thực hiện
với 1.437 học sinh, qua việc học tập chương trình đã phát huy được khả năng tư duy
của học sinh, giúp học sinh nắm vững được cấu tạo ngữ âm của tiếng và đọc tốt hơn;
27/27 trường thực hiện dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”, việc áp dụng


phương pháp này vào tiết dạy giúp học sinh được trải nghiệm nhiều hơn, giáo viên có
thể khai thác những kiến thức trong đời sống thực tế, giúp học sinh tự tìm hiểu và hình
thành kiến thức mới của bài học; 27 trường thực hiện dạy học môn Mĩ thuật theo
phương pháp mới của Đan Mạch; các trường thực hiện giảng dạy Em cùng học tin học
theo đúng chương trình do Bộ GDĐT quy định (18 trường tổ chức dạy môn Tin học từ
khối lớp 3 đến khối lớp 5 với 5.557 học sinh).
- Tiếp tục thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân giai đoạn 2008-2020”; chỉ đạo các trường dạy học 2 buổi/ ngày tổ chức dạy học
tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5 (27/27 trường với 7.082 học sinh, trong đó 27 trường tổ
chức dạy chương trình bắt buộc 4 tiết/ tuần cho học sinh khối 3, 4, 5).
- Giáo viên nghiên cứu lồng ghép tích hợp dạy học tiếng Việt và các nội dung
giáo dục (bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an tồn
giao thơng; phịng chống tai nạn thương tích;...) vào các mơn học và hoạt động giáo
dục.
- Kết quả chất lượng giáo dục học sinh:
Tổng
Khối
số
lớp

HS
1
2
3
4
5
Cộng

Đánh giá định kỳ
Từ 5 trở
lên
TS

%

2.583

2.45
4

95,
0

2.001

1.93
9

96,
9


2.622

2.58
2

98,
5

2.500

2.43
6

97,
4

2.313

2.27
0

98,
1

12.019

11.6
81


97,
2

Dưới 5
TS
129
62
40
64
43
338

Năng lực
Đạt

Phẩm chất

Chưa đạt

%

TS

%

5,0

2.54
8


98,
6

3,1

1.99
4

99,
7

1,5

2.62
0

99,
9

2,6

2.49
4

99,
8

1,9

2.31

1

99,
9

2,8

11.9
67

99,
6

TS
35
7
2
6
2
52

Đạt

Chưa đạt

%

TS

%


TS

%

1,4

2.58
0

99,9

3

0,1

0,3

2.00
1

100,
0

0.0

0,1

2.62
2


100,
0

0.0

0,2

2.50
0

100,
0

0.0

0,1

2.31
2

99,9
6

1

0,0
4

0,4


12.0
15

99,9
7

4

0,0
3

5.1.2.2. Giáo dục trung học cơ sở
- Tiếp tục thực hiện chương trình dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng chương
trình giáo dục phổ thơng; tổ chức các chuyên đề về thực hiện đổi mới phương pháp
giảng dạy ở các bộ môn;
- Tiếp tục thực hiện dạy chương trình tiếng Anh thí điểm các khối lớp theo đề án
ngoại ngữ Quốc gia năm học 2016 - 2017 ở một số trường THCS trên địa bàn Thành
phố gồm 05 trường, 42 lớp với 1.764 học sinh; tiếp tục thực hiện nội dung chương
trình, sách giáo khoa tiếng Anh thí điểm, giúp học sinh rèn luyện và phát triển các kĩ


năng nghe, nói, đọc, viết. Thực hiện triển khai thực nghiệm mơ hình trường học mới
cấp THCS đối với một số lớp 6,7,8 ở các trường THCS Chu Văn An, Võ Văn Kiệt,
Nguyễn Thái Học và Nguyễn Trãi (08 lớp với 309 học sinh).
- Tiếp tục chú ý dạy học tích hợp các chuyên đề đã được tập huấn, dạy học lồng
ghép các nội dung về: Giáo dục môi trường, giáo dục tiết kiệm năng lượng và hiệu
quả, tích hợp giáo dục an tồn giao thơng, giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức chủ
quyền biển đảo, phòng chống cháy nổ; đặc biệt tích hợp về việc rèn luyện kỹ năng
sống, tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, dạy học tìm hiểu

kinh doanh trong trường học vào một số bộ môn theo quy định; các trường hướng dẫn
tổ chức tham quan, học tập thông qua di sản tại các cơ sở sản xuất theo hướng dẫn của
Bộ GDĐT.
- Tổ chức dạy học giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh, nhà trường
họp với cha mẹ học sinh thông báo học lực của các em để phụ huynh biết mà định
hướng cho học sinh đúng hướng sau khi tốt nghiệp bậc Trung học cơ sở. Các trường
còn phối hợp với các trung tâm dạy nghề, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Thành
phố, trung cấp nghề tư vấn cho học sinh, tổ chức các buổi nói chuyện, về nguồn, đến
các trung tâm dạy nghề,…cho học sinh tham khảo.
- Tổ chức hội giảng và các hội thi cấp Thành phố: Hội giảng đạt 179/184 giáo
viên, tỉ lệ 97,3%; tham gia Hội thi Sử dụng thiết bị dạy học sáng tạo và hiệu quả vịng
tỉnh; Giải tốn trên máy tính cầm tay CASIO đạt 19 giải, thi học sinh giỏi 177 giải/369
HS.
- Phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Thơng tin Thành phố tổ chức
thành cơng Hội khoẻ Phù Đổng vịng Thành phố, thành lập đội tuyển, tập luyện và
tham dự hội thi vòng tỉnh, kết quả đạt giải nhất tồn đồn khối Phịng Giáo dục với 18
huy chương vàng, 16 huy chương bạc và 21 huy chương đồng.
- Chất lượng hai mặt giáo dục:
+ Học lực
TSHS

GIỎI
SL

8.246

%

KHÁ
SL


%

2.214 26,8 2.872 34,8

TRUNG BÌNH

YẾU

KÉM

TB TRỞ
LÊN

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


2.487

30,2

650

7,9

23

0,28

7.573

91,8

TRƯỜNG HỌC MỚI
NĂNG LỰC
Hồn thành tốt

309

Hồn thành

Có nội dung chưa hồn
thành

SL

TL


SL

TL

SL

TL

163

22

152

49,2

89

28,8

So với học kỳ 1 năm học 2016 - 2017 tỉ lệ học sinh giỏi và khá tăng 1.5%; Tỉ lệ
học sinh đạt từ TB trở lên tăng 1.4%.


+ Hạnh kiểm
TSHS

TỐT
SL


8.246

7.157

TRUNG
BÌNH

KHÁ
%

YẾU

SL

%

SL

%

86.8 990

12

99

1.2

SL


KÉM
%

SL

%

TB TRỞ
LÊN
SL

8.246 100

TRƯỜNG HỌC MỚI
NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT
Tốt
309

Đạt

Cần cố gắng

SL

SL

SL

TL


SL

TL

219

84

84

27,2

6

1,9

5.2. Hạn chế
- Giáo viên ở các cấp học còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế.
- Một số trường đạt chuẩn quốc gia quá thời hạn, cơ sở vật chất đã xuống cấp,
chưa đảm bảo điều kiện để đề nghị kiểm tra công nhận lại.
Phần thứ hai
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. DỰ BÁO DÂN SỐ VÀ QUY MƠ HỌC SINH ĐẾN NĂM 2020
1. Dân số

STT

Tiêu chí


Dân số từ 0-2 tuổi (Tổng
số)
Dân tộc thiểu số

Đơn vị
tính

Năm
học
20162017

Năm
học
20172018

Năm
học
20182019

Năm
học
20192020

Năm
học
20202021

Người

2.062


1.771

1.81

1.805

1.82

Người

24

23

25

26

23

Dân số từ 3-5 tuổi

Người

6.596

6.524

6.530


6.541

6.550

Dân tộc thiểu số

Người

87

74

76

75

74

3 Dân số 5 tuổi

Người

2.152

2.488

2.460

2.450


2.475

Dân tộc thiểu số
Dân số từ 6-10 tuổi (Tổng
4
số)
Dân tộc thiểu số

Người

42

39

41

42

40

Người

11.155

11.461

11.25

11.32


11.48

Người

231

220

229

240

235

1

2

%

2. Số lớp và số học sinh (theo biểu số 1a, 1b, 1c đính kèm)
- Thống kê số lớp, số học sinh giai đoạn 2015-2017


Nội dung

2014-2015

2015-2016


2016-2017

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

MN

123

4.839

127

4.826

130

5.495

TH


341

11.185

350

11.636

354

11.744

THCS

191

7.320

195

7.378

217

8.339

Tổng

655


23.344

672

23.84

701

25.578

- Dự báo quy mô số lớp, số học sinh giai đoạn 2018-2021
Nội dung

2017-2018

2018-2019

2019-2020

2020-2021

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS


Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

MN

132

5.915

149

5.738

152

5.803

153

5.808

TH

354


12.019

379

13.001

381

13.037

382

12.998

THCS

218

8.555

212

8.371

216

8.526

220


8.714

Tổng

704

26.489

740

27.110

749

27.366

755

27.520

II. NỘI DUNG CƠ BẢN SẮP XẾP, TỔ CHỨC LẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP CÔNG LẬP
1. Các yếu tố để xác định sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập
Mạng lưới cơ sở giáo dục phù hợp với các quy định hiện hành và điều kiện thực
tế; phù hợp quy hoạch phát triển giáo dục 2009 - 2020, quy hoạch xây dựng nơng thơn
mới của Thành phố. Có đủ các mơ hình trường phù hợp (bán trú, trường chất lượng
cao), đảm bảo chế độ chính sách, đáp ứng nhu cầu, khả năng và điều kiện của các đối
tượng học sinh khác nhau.
Vừa tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đối tượng học sinh, không làm giảm
cơ hội đến trường của trẻ, tiếp tục nâng cao được chất lượng, hiệu quả giáo dục; vừa

nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng và tinh gọn đội ngũ, tạo điều kiện
để tổ chức đầy đủ các hoạt động giáo dục tại các trường, điểm trường.
Sáp nhập một số đơn vị trường học có quy mơ nhỏ; tăng quy mô lớp, học sinh;
đảm bảo số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí đúng vị trí việc làm kết
hợp với thực hiện tinh giản biên chế để nâng cao chất lượng đội ngũ khi sáp nhập.
Củng cố và nâng cao tỉ lệ huy động các cấp học và thực hiện phân luồng học
sinh sau THCS; củng cố, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm
tuổi, duy trì phổ cập tiểu học và phổ cập giáo dục THCS; nâng cao chất lượng giáo dục
theo quy hoạch phát triển giáo dục và các kế hoạch, nghị quyết của Thành ủy, UBND


Thành phố. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tiếp tục chuyển đổi mơ hình trường đáp ứng u cầu của các đối tượng khác
nhau; tạo điều kiện xã hội hóa giáo dục để xây dựng các trường chất lượng cao ở các
cấp học.
Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên các cấp học phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước và đặc điểm tình hình thực tiễn của từng địa bàn, đơn vị.
Đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cấp học tinh gọn, hoạt động
hiệu quả nhất.
2. Mạng lưới cơ sở giáo dục đến năm 2025
2.1. Giai đoạn 2018-2021: Tổ chức sáp nhập 06 đơn vị trường học công lập,
đạt tỷ lệ 10,53%. Cụ thể:
2.1.1. Năm 2019
2.1.1.1. Sáp nhập Trường TH Lê Anh Xuân vào Trường TH Nguyễn
Khuyến
Sau khi sáp nhập giảm được 02 cán bộ quản lý (01 chờ kết quả xử lý, 01 chờ
kết quả xử lý và xem xét điều kiện bổ nhiệm lại), số lượng giáo viên giảng dạy tạm
thời khơng thay đổi (sẽ thực hiện điều chuyển khi có nhu cầu), điều chuyển 01 giáo

viên làm Tổng phụ trách Đội sang đơn vị khác, nhân viên kế toán (chờ kết quả xử lý),
nhân viên thư viện (hợp đồng có thời hạn), nhân viên bảo vệ (hợp đồng theo NĐ68)
không thay đổi.
Phương án xử lý trụ sở, tài chính, trang thiết bị khác: Sử dụng trụ sở cũ làm
điểm trường phụ của Trường TH Nguyễn Khuyến.
2.1.1.2. Sáp nhập Trường MN Hoa Anh Đào vào Trường MN Hoa Sen
Sau khi sáp nhập giảm được 02 cán bộ quản lý (khuyết hiệu trưởng, PHT có
nguyện vọng xin nghỉ việc do hồn cảnh gia đình), số lượng giáo viên tạm thời khơng
thay đổi (sẽ thực hiện điều chuyển khi có nhu cầu), Trường MN Hoa Anh Đào khơng
có nhân viên biên chế, nhân viên bảo vệ (hợp đồng theo NĐ68) không thay đổi.
Phương án xử lý trụ sở, tài chính, trang thiết bị khác: Sử dụng trụ sở cũ làm
điểm trường phụ của Trường MN Hoa Sen.
2.1.2. Năm 2020
2.1.2.1. Sáp nhập Trường TH Hùng Vương vào Trường TH – THCS
Nguyễn Hiền
Sau khi sáp nhập giảm được 02 cán bộ quản lý (điều chuyển sang đơn vị khác
thay CBQL nghỉ hưu), số lượng giáo viên tạm thời không thay đổi (sẽ thực hiện điều
chuyển khi có nhu cầu), điều chuyển 01 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội sang đơn vị
khác, nhân viên kế toán sẽ điều chuyển sang đơn vị khác, nhân viên bảo vệ (hợp đồng
theo NĐ68) không thay đổi.
Phương án xử lý trụ sở: Sử dụng trụ sở cũ làm điểm trường phụ của Trường
MN Tuổi Ngọc.
2.1.2.2. Sáp nhập Trường TH Vừ A Dính vào Trường TH Lê Văn Tám


Sau khi sáp nhập giảm được 02 cán bộ quản lý (01 xin nghỉ việc, 01 điều
chuyển công tác sang đơn vị khác), số lượng giáo viên tạm thời không thay đổi (sẽ
thực hiện điều chuyển khi có nhu cầu), điều chuyển 01 giáo viên làm Tổng phụ trách
Đội sang đơn vị khác, nhân viên kế toán sẽ điều chuyển sang đơn vị khác, nhân viên
bảo vệ (hợp đồng theo NĐ68) không thay đổi.

Phương án xử lý trụ sở, tài chính, trang thiết bị khác: Sử dụng trụ sở cũ làm
điểm trường phụ của Trường TH Lê Văn Tám.
2.1.3. Năm 2021
2.1.3.1. Sáp nhập Trường TH Lương Thế Vinh vào Trường TH Tôn Thất
Tùng
Sau khi sáp nhập giảm được 02 cán bộ quản lý (điều chuyển sang đơn vị khác
thay thế CBQL nghỉ hưu hoặc nghỉ việc), số lượng giáo viên tạm thời không thay đổi
(sẽ thực hiện điều chuyển khi có nhu cầu), điều chuyển 01 giáo viên làm Tổng phụ
trách Đội sang đơn vị khác, nhân viên kế toán sẽ điều chuyển sang đơn vị khác, nhân
viên bảo vệ (hợp đồng theo NĐ68) không thay đổi.
Phương án xử lý trụ sở, tài chính, trang thiết bị khác: Sử dụng trụ sở cũ làm
điểm trường phụ của Trường TH Tôn Thất Tùng.
2.1.3.2. Sáp nhập Trường MG Hoa Lan vào Trường MN Hoa Mai
Sau khi sáp nhập giảm được 02 cán bộ quản lý (điều chuyển sang đơn vị khác
thay thế CBQL nghỉ hưu), số lượng giáo viên tạm thời không thay đổi (sẽ thực hiện
điều chuyển khi có nhu cầu), Trường MG Hoa Lan khơng có nhân viên biên chế, nhân
viên bảo vệ (hợp đồng theo NĐ68) không thay đổi.
Phương án xử lý trụ sở, tài chính, trang thiết bị khác: Sử dụng trụ sở cũ làm
điểm trường phụ của Trường MN Hoa Mai.
2.2. Giai đoạn đến năm 2025: Tổ chức sáp nhập 07 đơn vị trường học công
lập, đạt tỷ lệ 14,3% so với năm 2021 (49 trường công lập). Cụ thể:
2.2.1. Năm 2022
2.2.1.1. Sáp nhập Trường TH Ngô Quyền vào Trường TH Võ Trường
Toản
Sau khi sáp nhập giảm được 02 cán bộ quản lý (điều chuyển sang đơn vị khác
thay thế CBQL nghỉ hưu), số lượng giáo viên tạm thời không thay đổi (sẽ thực hiện
điều chuyển khi có nhu cầu), điều chuyển 01 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội sang
đơn vị khác, Trường TH Ngô Quyền khơng có nhân viên biên chế, nhân viên bảo vệ
(hợp đồng theo NĐ68) không thay đổi.
Phương án xử lý trụ sở, tài chính, trang thiết bị khác: Sử dụng trụ sở cũ làm

điểm trường phụ của Trường TH Võ Trường Toản.
2.2.1.2. Sáp nhập Trường TH La Văn Cầu vào Trường TH Lê Ngọc Hân
Sau khi sáp nhập giảm được 02 cán bộ quản lý (điều chuyển sang đơn vị khác
thay thế CBQL nghỉ hưu), số lượng giáo viên tạm thời khơng thay đổi (sẽ thực hiện
điều chuyển khi có nhu cầu), nhân viên kế toán- văn thư sẽ điều chuyển sang đơn vị
khác, nhân viên bảo vệ (hợp đồng theo NĐ68) không thay đổi.


Phương án xử lý trụ sở, tài chính, trang thiết bị khác: Sử dụng trụ sở cũ làm
điểm trường phụ của Trường TH Lê Ngọc Hân.
2.2.2. Năm 2023
2.2.2.1. Sáp nhập Trường MG Hoàng Yến vào Trường MG Vành Khuyên
Sau khi sáp nhập giảm được 02 cán bộ quản lý (điều chuyển sang đơn vị khác
thay thế CBQL nghỉ hưu), số lượng giáo viên tạm thời không thay đổi (sẽ thực hiện
điều chuyển khi có nhu cầu), nhân viên kế tốn sẽ điều chuyển sang đơn vị khác, nhân
viên bảo vệ (hợp đồng theo NĐ68) không thay đổi.
Phương án xử lý trụ sở, tài chính, trang thiết bị khác: Sử dụng trụ sở cũ làm
điểm trường phụ của Trường MG Vành Khuyên.
2.2.2.2. Sáp nhập Trường TH Nguyễn Huệ vào Trường TH Nguyễn Du
Sau khi sáp nhập giảm được 02 cán bộ quản lý (điều chuyển sang đơn vị khác
thay thế CBQL nghỉ hưu), số lượng giáo viên tạm thời không thay đổi (sẽ thực hiện
điều chuyển khi có nhu cầu), điều chuyển 01 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội sang
đơn vị khác, Trường TH Nguyễn Huệ khơng có nhân viên biên chế, nhân viên bảo vệ
(hợp đồng theo NĐ68) không thay đổi.
Phương án xử lý trụ sở, tài chính, trang thiết bị khác: Sử dụng trụ sở cũ làm
điểm trường phụ của Trường TH Nguyễn Du.
2.2.3. Năm 2024
Sáp nhập Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai vào Trường TH Bình Minh
Sau khi sáp nhập giảm được 02 cán bộ quản lý (điều chuyển sang đơn vị khác
thay thế CBQL nghỉ hưu), số lượng giáo viên tạm thời không thay đổi (sẽ thực hiện

điều chuyển khi có nhu cầu), điều chuyển 01 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội sang
đơn vị khác, nhân viên kế toán- văn thư sẽ điều chuyển sang đơn vị khác, nhân viên
bảo vệ (hợp đồng theo NĐ68) khơng thay đổi.
Phương án xử lý trụ sở, tài chính, trang thiết bị khác: Sử dụng trụ sở cũ làm
điểm trường phụ của Trường TH Bình Minh.
2.2.4. Năm 2025
2.2.4.1. Sáp nhập Trường TH Phan Chu Trinh vào Trường TH Trương
Định
Sau khi sáp nhập giảm được 02 cán bộ quản lý (điều chuyển sang đơn vị khác
thay thế CBQL nghỉ hưu hoặc nghỉ việc), số lượng giáo viên tạm thời không thay đổi
(sẽ thực hiện điều chuyển khi có nhu cầu), điều chuyển 01 giáo viên làm Tổng phụ
trách Đội sang đơn vị khác, Trường TH Phan Chu Trinh khơng có nhân viên hợp
đồng, nhân viên bảo vệ (hợp đồng theo NĐ68) không thay đổi.
Phương án xử lý trụ sở, tài chính, trang thiết bị khác: Sử dụng trụ sở cũ làm
điểm trường phụ của Trường TH Trương Định.
2.2.4.2. Sáp nhập Trường THCS Bà Đen vào Trường THCS Nguyễn Thái
Học
Sau khi sáp nhập giảm được 02 cán bộ quản lý (điều chuyển sang đơn vị khác
thay thế CBQL nghỉ hưu), số lượng giáo viên tạm thời không thay đổi (sẽ thực hiện


điều chuyển khi có nhu cầu), điều chuyển 01 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội sang
đơn vị khác, Trường THCS Bà Đen khơng có nhân viên hợp đồng, nhân viên bảo vệ
(hợp đồng theo NĐ68) không thay đổi.
Phương án xử lý trụ sở, tài chính, trang thiết bị khác: Sử dụng trụ sở cũ làm
điểm trường phụ của Trường THCS Nguyễn Thái Học.
4. Tinh giản biên chế đến năm 2025
- Giai đoạn 2018-2021: Trên cơ sở giảm số lượng đơn vị trường học, số giáo
viên nghỉ hưu và số giáo viên đăng ký nghỉ việc đến năm 2021, Phòng Giáo dục và
Đào tạo thành phố giảm số biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so

với năm 2015 là 186 biên chế, tỷ lệ 13%; trong đó: số biên chế đã nghỉ việc và nghỉ
hưu 45 biên chế, dự báo nghỉ việc và nghỉ hưu từ năm 2018 đến năm 2021 là 141 biên
chế (109 biên chế đến tuổi nghỉ hưu, 32 biên chế dự báo nghỉ việc).
- Giai đoạn đến 2025: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tiếp tục giảm số
biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021 là 180 biên
chế (đến tuổi nghỉ hưu), tỷ lệ 14,4%.
(Phụ biểu 2 đính kèm)

5. Thực hiện tự chủ tài chính đến năm 2025
- Giai đoạn 2018-2021: Thực hiện tự chủ tài chính đối với đơn vị trường học
cơng lập tự bảo đảm chi thường xuyên 03 trường (MN Thái Chánh, TH Kim Đồng,
THCS Trần Hưng Đạo) sẽ giảm 11,2% (giảm 19 tỷ) chi trực tiếp từ ngân sách nhà
nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015 (170 tỷ).
- Giai đoạn đến 2025: Thực hiện tự chủ tài chính đối với đơn vị trường học
công lập tự bảo đảm chi thường xuyên 03 trường (MN 1/6, TH Võ Thị Sáu, THCS
Chu Văn An) giảm 13,2% (giảm 20 tỷ) chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các
đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021 (151 tỷ).

6. Chuyển đổi mơ hình trường mầm non cơng lập ra ngồi cơng lập
- Giai đoạn 2018-2021: Chuyển đổi Trường MN Thái Chánh từ công lập ra
ngồi cơng lập.
- Giai đoạn đến 2025: Tiếp tục chuyển đổi Trường MN 1/6 từ cơng lập ra
ngồi cơng lập.
7. Tổng hợp sắp xếp lại quy mô mạng lưới các cơ sở giáo dục: (đính kèm
phụ biểu 3)

7.1. Kết quả
- Tổng số trường học trên địa bàn Thành phố sau khi quy hoạch lại đến năm
2025 tổng cộng là 42 trường (MN – MG: 14, TH: 18, THCS:10), giảm được 13
trường. Tổng số điểm trường không thay đổi.

- Đội ngũ: Giáo viên vẫn duy trì theo nhu cầu, giảm số lượng cán bộ quản lý và
nhân viên.
- Cơ sở vật chất và học sinh: Duy trì bình thường.


7.2. Những hạn chế vướng mắc trong quá trình thực hiện
- Thực hiện giảm 10% biên chế làm cho số lượng giáo viên đứng lớp không
đảm bảo theo quy định Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày
16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ về danh mục khung vị trí việc
làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;
Thông tư 16/2017/TT- BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng
dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ
sở giáo dục phổ thông công lập.
- Hàng năm, số lượng học sinh trong địa bàn ngày càng tăng dẫn đến số lớp
tăng nên số lượng giáo viên phải tăng theo để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập
của Nhân dân trên địa bàn.
- Việc huy động vốn từ các nguồn lực xã hội, các tổ chức kinh tế để đầu tư xây
dựng trường, lớp học còn hạn chế. Một số trường, phòng học đã sử dụng lâu năm
xuống cấp nhưng chưa được sửa chữa, thay thế kịp thời.
- Chưa đầu tư xây dựng đủ các phòng chức năng, một số phòng chức năng trang
bị chưa đồng bộ.
- Một số nhân viên kế toán các trường còn hợp đồng (do tinh giản biên chế, ưu
tiên biên chế giáo viên) nên tinh thần làm việc chưa ổn định gây khó khăn cho các
trường trong việc thực hiện tự chủ tài chính.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng kinh phí thực hiện: 60.770 triệu đồng.
1. Bậc học mầm non
1.1. Cơ sở vật chất
- Xây dựng mới bổ sung (khái toán): 13.000 triệu đồng.
+ Trường MN Hoa Cúc (Đạt chuẩn quốc gia)


=

9.000 triệu đồng.

+ Trường MG Hoàng Yến (06 phòng)

=

3.000 triệu đồng.

+ Trường MN Tuổi Ngọc (02 phòng)

=

1.000 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí:

Tỉnh hỗ trợ: 13.000 triệu đồng.

1.2. Nhu cầu mua sắm thiết bị
- Thiết bị dạy học tối thiểu: 50 bộ. Tổng kinh phí: 150 triệu đồng.
- Thiết bị dùng chung: 30 bộ. Tổng kinh phí: 300 triệu đồng.
Nguồn kinh phí:

Tỉnh hỗ trợ: 450 triệu đồng.

2. Cấp học tiểu học
2.1. Cơ sở vật chất

- Xây dựng mới thay thế phịng bán kiên cố (khái tốn): 15.000 triệu đồng.
+ Trường TH Bình Minh (08 phịng)

=

4.000 triệu đồng.

+ Trương TH Lê Văn Tám (02 phòng)

=

1.000 triệu đồng.


+ Trường TH Thạnh Tân B (04 phòng học + phịng chức năng)=
- Nguồn kinh phí:

10.000 triệu.

Tỉnh hỗ trợ: 15.000 triệu đồng.

2.2. Nhu cầu mua sắm thiết bị
- Thiết bị dạy học tối thiểu: 379 bộ. Tổng kinh phí: 450 triệu đồng.
- Thiết bị dùng chung: 50 bộ. Tổng kinh phí: 150 triệu đồng.
- Bàn ghế học sinh: 900 bộ. Tổng kinh phí: 1.260 triệu đồng.
Nguồn kinh phí:

Tỉnh hỗ trợ: 1.860 triệu đồng.

3. Cấp học trung học cơ sở

3.1. Cơ sở vật chất
Xây dựng bổ sung:
- Trường THCS Chu Văn An xây dựng bổ sung công nhận lại trường đạt chuẩn
quốc gia = 12.000 triệu đồng.
- Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi xây dựng bổ sung đạt chuẩn quốc gia =
15.000 triệu đồng.
3.2. Nhu cầu mua sắm thiết bị
- Thiết bị dạy học tối thiểu: 198 bộ. Tổng kinh phí: 1.980 triệu đồng.
- Thiết bị phịng bộ mơn: 50 bộ. Tổng kinh phí: 500 triệu đồng.
- Thiết bị dùng chung: 46 bộ. Tổng kinh phí: 680 triệu đồng.
Nguồn kinh phí: Tỉnh hỗ trợ: 30.160 triệu đồng.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Cơng tác chỉ đạo và truyền thơng
Chỉ đạo Phịng GDĐT phối hợp với Phòng Nội vụ, xây dựng kế hoạch rà soát
mạng lưới trường, điểm trường phù hợp, khả thi, theo hướng tập trung, tinh gọn để có
điều kiện bố trí đầy đủ các điều kiện CSVC, đội ngũ thực hiện các nhiệm vụ giáo dục
theo yêu cầu mới, đồng thời tránh gây xáo trộn lớn. Phù hợp với chủ trương chung về
tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Xác định khái quát tình hình mạng lưới trường lớp đến năm 2021 và tầm nhìn
2025; xác định cụ thể tiêu chí trường, điểm trường, số lượng, các loại hình trường phù
hợp điều kiện của huyện; xác định mục tiêu, lộ trình thực hiện phù hợp, khả thi; xác
định các nguồn lực đảm bảo, các lực lượng tham gia; khả năng xã hội hóa...
Tuyên truyền để các cấp, các ngành, các địa phương và người dân hiểu rõ xu
hướng, lợi ích, yêu cầu, điều kiện của việc sắp xếp mạng lưới trường lớp; chuyển đổi
mơ hình trường, xây dựng trường chất lượng cao. Mối liên quan của việc sắp xếp
mạng lưới trường; việc tập trung, cơ cấu lại các trường có quy mơ nhỏ đảm bảo nguồn
lực, đầu tư, bố trí đầy đủ các điều kiện giáo dục. Mối liên quan giữa việc chuyển đổi
mơ hình trường với cơ hội thụ hưởng chế độ, chính sách giáo dục; mối liên quan giữa
việc xây dựng các trường chất lượng cao với chất lượng giáo dục, nhu cầu phân hóa và
phát triển năng lực, năng khiếu.

Tập trung tuyên truyền hướng đến lợi ích của trẻ và gia đình; phân tích các điều
kiện đảm bảo về giao thơng, về chế độ chính sách, về điều kiện và chất lượng giáo dục


để tạo sự đồng thuận, ủng hộ. Tuyên truyền về yêu cầu, điều kiện để đảm bảo chất
lượng giáo dục; về các chế độ, chính sách đi kèm.
Hình thức tun truyền, vận động đa dạng, thực hiện kiên trì, từng bước để tạo
tác động tích cực tự giác của học sinh và cha mẹ học sinh trong việc thực hiện đề án.
2. Điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ mạng lưới, đánh giá tác động
Khảo sát cụ thể hệ thống trường, điểm trường; xác định cụ thể khoảng cách,
điều kiện đến trường; điều kiện đất đai, CSVC tại các điểm trường để xác định các
điểm trường trung tâm, điểm dự kiến dồn ghép đến, phương án sử dụng các điểm
khơng cịn tổ chức các hoạt động giáo dục.
Điều tra quy mô lớp, học sinh, xu hướng phát triển số lượng trẻ (dựa trên tỷ lệ
sinh, xu hướng di, nhập cư) đối chiếu với các quy định về số học sinh, số trẻ trên lớp;
định mức giáo viên để tính tốn phương án sắp xếp mạng lưới, chuyển đổi mơ hình
trường.
Phân tích u cầu sắp xếp mạng lưới; tác động của việc sắp xếp với việc cân đối
nguồn lực đầu tư, bố trí biên chế, thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
Xác định, cân đối nguồn lực, lộ trình để thực hiện đầu tư tập trung tại các
trường, các điểm trường đã xác định.
Đánh giá tác động của việc đi lại, đưa đón con em; phương án sử dụng CSVC,
đất đai tại các trường, điểm trường dừng hoạt động; tác động và phương án xử lý giáo
viên, nhân viên dôi dư do sắp xếp mạng lưới trường lớp.
3. Thực hiện rà soát, sắp xếp; từng bước đầu tư tập trung CSVC, thực hiện
chuyển đổi mơ hình trường; đảm bảo chế độ chính sách, thực hiện xã hội hóa
giáo dục
Tập trung các nguồn lực; lồng ghép nhiều chương trình để thực hiện đầu tư tập
trung, trước mắt là các điểm trường chính; tăng cường CSVC trang thiết bị để xây
dựng trường chất lượng cao; đảm bảo CSVC đối với các trường có điều kiện để

chuyển đổi thành mơ hình trường bán trú. Xây dựng đề án sáp nhập, chuyển đổi mơ
hình trường khi đầy đủ các điều kiện theo quy định.
Rà soát sắp xếp số lớp, số học sinh trong lớp theo đúng quy định của Điều lệ
nhà trường đối với từng cấp học.
Với các dự án xây dựng trường mới tập trung đầu tư theo hướng chuẩn hóa để
nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện rà sốt hồn thiện các tiêu chuẩn về chất
lượng giáo dục để đảm bảo đủ điều kiện công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia khi
hoàn thành các điều kiện về CSVC.
Tập trung đầu tư từng bước các điểm trường phụ cơ bản đầy đủ điều kiện phòng
học, thiết bị để tổ chức đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục.
Điều tra, phê duyệt và đảm bảo đầy đủ chế độ chính sách đối với giáo viên và
học sinh theo quy định; tổ chức các hoạt động hỗ trợ, đảm bảo cơ hội đến trường cho
học sinh.
Tăng cường huy động xã hội hóa để xây dựng, mở rộng, tăng cường CSVC các
trường, điểm trường; cải thiện hạ tầng giao thông; giúp đỡ học sinh khó khăn, ở xa
trường. Quản lý chặt cơng tác xã hội hóa giáo dục tại các đơn vị trường góp phần thực
hiện tốt mục tiêu giáo dục của địa phương.


Cân đối, phân bổ các nguồn lực huy động, các chương trình hỗ trợ phù hợp với
quy hoạch phát triển các trường, điểm trường.
4. Xây dựng đội ngũ; đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục
Bố trí đủ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục theo cơ cấu mơ hình
trường sau khi sắp xếp mạng lưới; đảm bảo đủ về cơ cấu, số lượng theo vị trí việc làm
của từng loại hình trường theo quy định; từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ.
Bố trí, quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục trong hệ thống trường, điểm
trường sau khi sắp xếp đảm bảo cơ bản đầy đủ các hoạt động giáo dục, hoạt động hỗ
trợ tại điểm trường để thu hút học sinh, phát huy hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo
dục.
Nâng cao hiệu quả quản lý các mơ hình trường bán trú, trường trọng điểm,

trường chất lượng cao.
Thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục; phát huy
các biện pháp tích cực, triển khai các biện pháp mới, hiệu quả.
5. Bố trí các nguồn lực và cơ chế tài chính
Thực hiện lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội liên quan (nơng thơn mới;
chương trình 135; giảm nghèo; vệ sinh nước sạch; xây dựng trường lớp học, nhà công
vụ; đề án phát triển giáo dục; đề án phát triển các trường nội trú, bán trú) vào các
nguồn lực trong phát triển giáo dục để xây dựng đội ngũ; xây dựng CSVC, tăng cường
trang thiết bị giáo dục.

Khuyến khích thực hiện sắp xếp tinh gọn mạng lưới trường: Đầu tư theo kế
hoạch được lập; tăng đầu tư các địa phương thực hiện tốt, không ảnh hưởng đến các
chỉ số, hoạt động giáo dục.
Tranh thủ các chương trình hỗ trợ, tài trợ, các chế độ chính sách; các trường
chú trọng huy động tại chỗ, đảm bảo tại chỗ.
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố
- Tham mưu UBND Thành phố xin ý kiến Thành ủy và thông qua HĐND về
việc thực hiện 10% đơn vị trường học tự chủ tồn phần.
- Chủ trì phối hợp với Phịng Nội vụ và các cơ quan liên quan hướng dẫn, tư
vấn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Đề án; phối hợp UBND các xã, phường tổ chức
triển khai thực hiện tại các địa phương; chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục,
không để ảnh hưởng đến kết quả giáo dục trên địa bàn Thành phố. Chỉ đạo xây dựng
các đề án thành lập, giải thể, chuyển đổi, sáp nhập các trường.
- Tham mưu UBND Thành phố thực hiện rà soát, sắp xếp hệ thống các trường
trực thuộc; kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả việc triển khai, tổ chức thực hiện tại
các địa phương, báo cáo UBND Thành phố. Tham mưu UBND Thành phố lấy ý kiến
Sở Giáo dục và Đào tạo trước khi trình UBND Thành phố ban hành đề án.
- Tham mưu cho UBND Thành phố quản lý hiệu quả các trường, đặc biệt quan

tâm: trường bán trú, trường chất lượng cao; thực hiện công bằng giáo dục trong đảm
bảo điều kiện, tổ chức hoạt động và chất lượng giáo dục sau rà soát, sắp xếp.


2. Phòng Nội vụ Thành phố
Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo và các địa phương chỉ đạo, tổ chức
việc bố trí sắp xếp giáo viên, CBQL trong khi rà soát, sắp xếp (kết hợp kế hoạch tinh
giản biên chế); thẩm định các đề án thành lập, giải thể, chuyển đổi, sáp nhập các
trường theo chức năng nhiệm vụ.
3. Văn phịng HĐND và UBND Thành phố
Theo dõi tình hình thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc; việc thực hiện chế độ
chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên vùng dân tộc. Nắm bắt tình hình, kiến
nghị kịp thời trong q trình rà sốt, sắp xếp mạng lưới trường, đặc biệt là các vấn đề
phát sinh đối với học sinh vùng dân tộc; bố trí các chương trình hỗ trợ góp phần thực
hiện Đề án.
4. Phịng Tài chính- Kế hoạch Thành phố
Tham mưu UBND Thành phố huy động, cân đối, bố trí các nguồn lực cho các
chương trình, dự án, chính sách có liên quan đảm bảo để thực hiện đề án.
5. Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố
Tham mưu UBND Thành phố hướng dẫn, thực hiện rà soát, mở rộng, chuyển
giao đất để xây dựng các trường, điểm trường; bàn giao, chuyển đổi mục đích; điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo quy định.
6. Phịng Văn hóa và Thơng tin Thành phố, Trung tâm Văn hóa Thơng tin
và Thể thao Thành phố, Đài Truyền thanh Thành phố
Tham mưu UBND Thành phố tổ chức thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận
thức, tạo sự đồng thuận trong nhân dân khi thực hiện các nội dung của đề án và tích
cực tham gia xã hội hóa giáo dục, đóng góp nguồn lực để thực hiện.
7. UBND xã, phường
Căn cứ vào Đề án, điều kiện thực tế của địa phương phối hợp với các cơ quan
chuyên môn của Thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án này tại địa phương.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các,
cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời về UBND Thành phố (thơng qua Phịng
Giáo dục và Đào tạo Thành phố) để xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH


Phụ biểu: 1a
MƠ HÌNH BẬC HỌC MẦM NON

STT

Tiêu chí

Đơn vị
tính

Năm
học
20162017

Năm
học
20172018

Năm
học
20182019


Năm
học
20192020

Năm
học
20202021

2.062 1.771 1.810 1.805

1.820

I MƠ HÌNH VỀ HỌC SINH
1.1 Dân số độ tuổi
a

Dân số từ 0-2 tuổi (Tổng số)

Người

Trong tổng số:
- Dân tộc thiểu số

Người

- Thuộc các xã đặc biệt khó khăn

Người

24


23

25

26

23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×