Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tieng Viet 4 De thi giua ki 1 thong tu 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.25 KB, 9 trang )

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Mơn: Tiếng Việt (Đọc) – KHỐI 4
Thời gian: 35 phút
1. Đọc hiểu văn bản (4 điểm)
Cho bài văn sau:
Về thăm bà
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ khơng có gì thay
đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:
- Bà ơi!
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ,
chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư?
Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến
thương:
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính
bà che chở cho mình cũng như những ngày cịn nhỏ.
- Cháu đã ăn cơm chưa?
- Dạ chưa. Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu khơng thấy đói.
Bà nhìn cháu, giục:
- Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt!
Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng
mình trong lịng bể với những mảnh trời xanh.
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa
vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để
mến yêu Thanh.
(Theo Thạch Lam – Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1: Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào? M1
a. Ồn ào.
b. Nhộn nhịp.


c. Yên lặng.
d. Mát mẻ.
Câu 2: Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già? M1
a. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đơi mắt hiền từ.
b. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã cịng.
c. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đơi mắt hiền từ.
d. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu.
Câu 3: Tìm những từ ngữ thích hợp điền chỗ chấm M2
Thanh cảm thấy …………………………………………… khi trở về ngôi nhà của bà.


Câu 4: Vì sao Thanh đã khơn lớn rồi mà vẫn “cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng
như những ngày còn nhỏ”? M3
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 5: Nếu em là Thanh, em sẽ nói gì với bà? (Viết 4 – 5 câu) M4
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
2. Kiến thức Tiếng Việt (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây
Câu 6: Trong từ bình yên, tiếng yên gồm những bộ phận nào cấu tạo thành? M1
a. Âm đầu và vần.
b. Âm đầu và thanh.
c. Vần và thanh.
d. Âm đầu và âm cuối.
Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy? M2
a. che chở, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.

c. che chở, thuở vườn, mát mẻ, sẵn sàng.
b. tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
d. che chở, thanh thản, âu yếm, sẵn sàng.
Câu 8: Trong câu “Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt.” M2
a. Có 1 động từ (đó là……………………………………….)
b. Có 2 động từ (đó là……………………………………….)
c. Có 3 động từ (đó là……………………………………….)
d. Có 4 động từ (đó là……………………………………….)
Câu 9: Gạch chân dưới từ ngữ có nghĩa của tiếng tiên khác với nghĩ của tiếng tiên trong từ
đầu tiên: tiên tiến, trước tiên, thần tiên, tiên phong, cõi tiên, tiên quyết.
Câu 10: Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với những dấu nào? Hãy
lấy ví dụ cho mỗi trường hợp đó. M3
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………
3. Tập làm văn:
Đề bài: Một người thân của em ở xa đang bị ốm, em không đến thăm được, em hãy viết
một lá thư để thăm hỏi và động viên người thân đó.


KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Mơn: Tiếng Việt (Viết) - KHỐI 4
Thời gian: 60 phút
Năm học: 2017 – 2018
1. Chính tả (2 điểm) (15 phút)
Mười năm cõng bạn đi học
Ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang, ai cũng biết câu chuyện cảm động
về em Đoàn Trường Sinh 10 năm cõng bạn đến trường. Quãng đường từ nhà Sinh tới

trường dài hơn 4 ki – lô – mét, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh. Thế mà Sinh
khơng quản khó khăn, ngày ngày cõng bạn Hanh bị liệt cả hai chân đi về. Nhờ bạn giúp đỡ,
lại có chí học hành, nhiều năm liền, Hanh là học sinh tiên tiến, có năm cịn tham gia đội
tuyển học sinh giỏi cấp huyện.
Theo báo Đại đoàn kết
2. Tập làm văn (8 điểm) (45 phút)
Viết bức thư gửi người thân ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa
học kỳ I vừa qua.
Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
A. Phần kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn (khoảng 75 tiếng/ phút) 1 trong 5 bài tập đọc, sau đó
trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu:
1. Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (TV4 tập 1 trang 4)
2. Một người chính trực (TV4 tập 1 trang 36)
3. Những hạt thóc giống (TV4 tập 1 trang 46)
4. Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca (TV4 tập 1 trang 55)
5. Chị em tôi (TV4 tập 1 trang 66)
HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM
Tổng điểm đọc: 3 điểm, trong đó:
1. Đọc (2 điểm)
- Đọc đúng tiếng, từ trong đoạn văn: 0,5 điểm
+ Đọc sai 3 tiếng đến 5 tiếng: 0,25 điểm
+ Đọc sai 6 tiếng trở lên: 0 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 3 đến 4 chỗ: 0,25 điểm
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm


- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm

+ Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm
+ Giọng đọc khơng thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 75 tiếng/phút): 0,5 điểm
+ Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm
+ Đọc trên 2 phút: 0 điểm
2. Trả lời câu hỏi (1 điểm)
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (tùy theo mức độ có thể ghi 0,75 – 0,5 – 0,25
điểm.
II. Đọc hiểu văn bản và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Đáp án

Hướng dẫn chấm

Điểm

1. Đọc hiểu văn bản
4 điểm
Câu 1: Khoanh c
Câu 1: Khoanh đúng
0,5 điểm
Câu 2: Khoanh b
Câu 2: Khoanh đúng
0,5 điểm
Câu 3:
Câu 3: Điền đúng
0,5 điểm
được bà che chở, thanh thản, bình yên
Câu 4:
Câu 4:
1 điểm

Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, ln u
- Nếu
mến,có ý đúng, có thể ghi điểm theo các mức
tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.
0,75 – 0,5 – 0,25 điểm
Câu 5: Học sinh có thể viết”
Câu 5:
Bà ơi, cháu rất nhớ và thương bà. Bà -ởNếu
nhà có ý đúng, có thể ghi điểm theo các mức
1,5 điểm
một mình chắc là rất buồn. Cháu sẽ thường
1,25- 1 -0,75 – 0,5 – 0,25 điểm
xuyên về thăm bà. Bà phải sống thật khỏe
mạnh, sống lâu trăm tuổi bà nhé.
2. Kiến thức tiếng Việt
Câu 6: Khoanh c
Câu 6: Khoanh đúng
Câu 7: Khoanh a
Câu 7: Khoanh đúng
3 điểm
Câu 8: Khoanh c (đó là đến, múc, rửa)Câu 8:
0,5 điểm
Khoanh đúng
0,5 điểm
Điền đúng
0,5 điểm
Câu 9: tiên tiến, trước tiên, thần tiên, Câu
tiên 9:
0,25 điểm
phong, cõi tiên,tiên quyết.

Gạch chân đúng 1 từ
0,25 điểm
Câu 10:
Câu 10:
0,5 điểm
Khi trình bày câu nói của một nhân vật,
- Trả
ta lời đúng
0,25 điểm
có thể kết hợp với dấu hai chấm và dấu
1 điểm
ngoặc kép hoặc dấu hai chấm và dấu gạch
0,5 điểm
ngang đầu dòng.


Ví dụ:
Cách 1: Bà tiên nói: “Con thật hiếu thảo.”
- Tìm ví dụ đúng và đủ hai cách
Cách 2: Bà tiên nói:
- Con thật hiếu thảo.

0,5 điểm

B. Phần kiểm tra viết
1. Chính tả (2 điểm)
Mười năm cõng bạn đi học
Ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang, ai cũng biết câu chuyện cảm động
về em Đoàn Trường Sinh 10 năm cõng bạn đến trường. Quãng đường từ nhà Sinh tới
trường dài hơn 4 ki – lô – mét, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh. Thế mà Sinh

khơng quản khó khăn, ngày ngày cõng bạn Hanh bị liệt cả hai chân đi về. Nhờ bạn giúp đỡ,
lại có chí học hành, nhiều năm liền, Hanh là học sinh tiên tiến, có năm cịn tham gia đội
tuyển học sinh giỏi cấp huyện.
Theo báo Đại đoàn kết
- Bài viết khơng mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2
điểm
Trong đó:
+ Tốc độ viết đạt yêu cầu (75 chữ/15 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ,
trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm.
Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo
mức độ.
+ Viết đúng chính tả (khơng mắc q 5 lỗi): 1 điểm.
Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa
đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/ 1 lỗi.
Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần.
2. Tập làm văn (8 điểm)
Viết được lá thư gửi cho một người thân ở xa, đủ các phần đúng theo yêu cầu, câu văn hay,
đúng ngữ pháp, diễn đạt gãy gọn, mạch lạc, dùng từ đúng, khơng mắc lỗi chính tả, trình bày
sạch đẹp, rõ 3 phần.
Thang điểm cụ thể:
- Phần đầu thư (1 điểm) Nêu được thời gian và địa điểm viết thư
Lời thưa gửi phù hợp
- Phần chính (4 điểm) Nêu được mục đích, lí do viết thư
Thăm hỏi tình hình của bạn
Thơng báo tình hình học tập của bản thân
Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người thân


+ Nội dung (1,5 điểm)
+ Kĩ năng (1,5 điểm)

+ Cảm xúc (1 điểm)
- Phần cuối thư (1 điểm) Lời chúc, lời cảm ơn hoặc hứa hẹn
Chữ kí và họ tên
- Trình bày:
+ Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp, viết đúng
+ Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) Viết đúng ngữ pháp, diễn đạt câu văn hay, rõ ý, lời văn tự
nhiên, chân thực.
+ Sáng tạo (1 điểm) Bài viết có sự sáng tạo.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5
– 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
Bảng ma trận đề thi giữa học kì 1 mơn Tiếng Việt lớp 4
TT Chủ đề

Mức 2
Mức 1 (20%)
(30%)

Mức 3 (30%)
Mức 4 (20%)Tổng

TN

TN TL

TL

TN TL

TN TL


Đọc thành tiếng
Số điểm

TN TL


Đọc hiểu vănSốbản
câu
Số điểm 1đ

0,5đ



1,5đ













Câu số 1, 2
Kiểm tra kiến thức

Số câu
Tiếng Việt
Số điểm 0,5đ

1,5đ



Câu số

7, 8, 9

10

1,5



Tổng số câu
Tổng số điểm

1,5đ

0,5

1,5đ

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - TIẾNG VIỆT 4
Năm học: 2017 - 2018
I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ
khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 8 (Tiếng Việt lớp 4
– Sgk tập 1) do HS bốc thăm.


- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của
giáo viên.
2- Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Em hãy đọc thầm
bài văn sau:
Đồng tiền vàng
Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc
tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gị, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tơi mua
giúp. Tơi mở ví tiền ra và chép miệng:
- Rất tiếc là tơi khơng có xu lẻ.
- Khơng sao ạ. Ơng cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi
quay lại trả ơng ngay.
Tơi nhìn cậu bé và lưỡng lự:
- Thật chứ?
- Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu.
Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một đồng tiền vàng.
Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu
bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gị, xanh xao hơn và thống một nỗi buồn:
- Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ ?
Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp:
- Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể
mang trả ơng được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.
Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo.
Theo Truyện khuyết danh nước Anh
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy thực hiện yêu cầu sau:

1. Cậu bé Rơ-be làm nghề gì? (0,5 điểm)
a. Làm nghề bán báo.
b. Làm nghề đánh giày.
c. Làm nghề bán diêm.
2. Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Rơ-be? (0,5 điểm)
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………
3. Qua ngoại hình của Rơ-be, em có nhận xét gì về hồn cảnh của cậu ta? (0,5 điểm)
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………......
4. Vì sao Rô-be không quay lại ngay để trả tiền thừa cho người mua diêm? (0,5 điểm)
a. Vì Rơ-be khơng đổi được tiền lẻ.
b. Vì Rơ-be khơng muốn trả lại tiền.
c. Vì Rơ-be bị xe tơng, gãy chân.
5. Qua hành động trả lại tiền thừa cho người khách, em thấy cậu bé Rơ-be có điểm gì
đáng q? (1 điểm)


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………
6. Nếu em là người khách mua diêm của cậu bé Rơ-be trong câu chuyện này, em sẽ
làm gì khi biết tin cậu bé bị xe tông, gãy chân đang nằm ở nhà? (1 điểm)
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………........................
7. a- Tìm ít nhất 3 từ ngữ thể hiện lịng nhân hậu, tình cảm u thương đồng loại: (0,5
điểm)
................................................................................................................................
b- Đặt câu với một trong các từ em vừa tìm được? (0,5 điểm)
................................................................................................................................

8. Trong các từ sau, từ nào là từ láy: be bé, buồn bực, buôn bán, mênh mông, mệt mỏi: (0,5
điểm)
Từ láy: …...............................................................................................................
………………………………………………………................…………………
9. Em hãy dùng dấu ngoặc kép có tác dụng dùng để nêu ý nghĩa đặc biệt có trong câu
sau: (0,5 điểm)
Chỉ trong 10 năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành một bậc anh hùng kinh tế như đánh giá của
người cùng thời.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………
10. Viết lại câu sau cho hay hơn (bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hay sử
dụng biện pháp so sánh, nhân hóa,...) (1 điểm)
Em rất yêu mẹ.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………
II/ KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả (Nghe – viết) (3 điểm) - 20 phút: Bài "Đồng tiền vàng" đoạn (Một hôm……….
quay lại trả ông ngay)
2. Tập làm văn: (7 điểm) - 30 phút:
Đề bài: Một người thân của em ở xa đang bị ốm, em không đến thăm được, em hãy viết một
lá thư để thăm hỏi và động viên người thân đó.
ĐÁP ÁN MƠN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KỲ I-LỚP 4
Năm học: 2017 - 2018
I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)


- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ với tốc độ khoảng
75 tiếng/phút trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 8 (Sgk Tiếng Việt 4 – Tập 1)
do HS bốc thăm.(2 điểm)

- Trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. (1 điểm)
2. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)
1. Cậu bé Rơ-be làm nghề gì? (0,5 điểm)
c. Làm nghề bán diêm.
2. Những chi tiết miêu tả ngoại hình của Rơ-be: (0,5điểm)
Chi tiết: ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gị, xanh xao
3. Qua ngoại hình của Rơ-be, em có nhận xét gì về hồn cảnh của cậu ta: (0,5 điểm)
Nhận xét: hoàn cảnh của gia đình Rơ-be rất nghèo khổ, gặp nhiều khó khăn.
4. Vì sao Rô-be không quay lại ngay để trả tiền thừa cho người mua diêm? (0,5 điểm)
c. Vì Rơ-be bị xe tông, gãy chân.
5. Qua hành động trả lại tiền thừa cho người khách, em thấy cậu bé Rơ-be có điểm gì đáng
quý ? (1 điểm)
Cậu bé là người thật thà, tự trọng…..
6. Nếu em là người khách mua diêm của cậu bé Rô-be trong câu chuyện này, em sẽ làm gì
khi biết tin cậu bé bị xe tơng, gãy chân đang nằm ở nhà? (1 điểm)
Em sẽ đến thăm, động viên cậu bé. Nếu gia đình đồng ý em sẽ giúp đỡ đưa cậu bé đến bệnh
viện để chữa trị…..
7. a- Tìm ít nhất 3 từ ngữ thể hiện lịng nhân hậu, tình cảm u thương đồng loại: (0,5 điểm)
Lịng vị tha, nhân ái, nhân từ, độ lượng, bao dung, lòng nhân ái,…..
b- Đặt câu với một trong các từ em vừa tìm được ? (0,5 điểm)
Ví dụ: Bác Hồ có một lịng nhân ái bao la mà cả nhân loại đều khâm phục và kính trọng.
8. Trong các từ sau, từ nào là từ láy: be bé, buồn bực, buôn bán, mênh mông, mệt mỏi: (0,5
điểm)
Từ láy: be bé, mênh mông.
9. Tác dụng của dấu ngoặc kép dùng để chỉ ý nghĩa đặc biệt có trong câu sau: (0,5 điểm)
Chỉ trong 10 năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá
của người cùng thời.
10. Viết lại câu sau cho hay hơn (bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hay sử dụng
biện pháp so sánh, nhân hóa,…) (1 điểm)
Em rất yêu mẹ.

Em yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên thế gian này.



×