PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
HUYỆN LONG MỸ
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: Vật lý 9
Năm học: 2018 – 2019
(Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian
giao đề)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)
Chọn phương án đúng nhất và ghi kết quả vào giấy làm bài
(VD: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: Câu 1: A; Câu 2: B…)
Câu 1. Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay
nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dịng điện xoay chiều vì:
A. từ trường trong lịng cuộn dây ln tăng.
B. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây ln tăng.
C. từ trường trong lịng cuộn dây khơng biến đổi.
D. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
Câu 2. Để truyền đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp
đơi thì cơng suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ:
A. tăng 2 lần.
B. tăng 4 lần.
C. giảm 2 lần.
D. không tăng, không giảm..
Câu 3. Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả
năng nào?
A. Làm tăng thể tích vật khác.
B. Làm nóng một vật khác.
C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.
D. Nổi được trên mặt nước.
Câu 4. Chọn câu đúng.
A. Tờ bìa đỏ để dưới ánh sáng nào cũng có màu đỏ.
B. Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng đỏ vẫn thấy trắng.
C. Mái tóc đen ở chỗ nào cũng là mái tóc đen.
D. Chiếc bút màu xanh để ở trong phòng tối cũng vẫn thấy màu xanh.
Câu 5. Thấu kính phân kì chỉ có khả năng cho:
A. ảnh thật nhỏ hơn vật.
B. ảnh thật lớn hơn vật.
C. ảnh ảo nhỏ hơn vật.
D. ảnh ảo lớn hơn vật.
Câu 6. Nguồn nào dưới đây phát ra ánh sáng trắng?
A. Đèn LED vàng.
B. Đèn pin.
C. Đèn neon trong bút thử điện.
D. Đèn ống dùng trong quãng cáo.
Câu 7. Nguồn sáng nào dưới đây phát ra ánh sáng màu?
A. Ngọn nến.
B. Đèn ống thông thường.
C. Đèn pin.
D. Đèn LED.
Câu 8. Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau
đây?
A. Chiếu một chùm sáng trắng vào một gương phẳng.
B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm thủy tinh mỏng.
C. Chiếu một chùm sáng trắng qua một lăng kính.
D. Chiếu một chùm sáng trắng qua một thấu kính phân kì.
Câu 9. Có thể kết luận như câu nào dưới đây:
A. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa , khơng nhìn rõ các vật ở gần.
B. Mắt lão nhìn rõ các vật ở gần , khơng nhìn rõ các vật ở xa.
C. Người có mắt tốt nhìn rõ các vật ở xa, khơng nhìn rõ các vật ở gần.
D. Người có mắt tốt nhìn rõ các vật ở gần, khơng nhìn rõ các vật ở xa.
Câu 10. Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính phân kì theo
phương vng góc với mặt của thấu kính thì chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ:
A. loe rộng dần ra.
B. thu nhỏ dần lại.
C. bị hắt lại.
D. trở thành chùm tia song song.
Câu 11. Chỉ ra câu sai.
Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ.
A. Ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh.
B. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến.
C. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.
D. Ảnh của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến.
Câu 12. Ảnh của một vật trên màn hứng ảnh trong máy ảnh bình thường là:
A. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
B. ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
C. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
D. ảnh ảo, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)
Bài 1. (2 điểm)
Chỉ ra tia tới, tia khúc xạ, góc tới, góc khúc xạ trong hình vẽ sau:
N
S
i
R
i'
I
r
K
N'
Hình
Bài 2. (3 điểm)
Vật sáng AB có dạng mũi tên đặt vng góc với trục chính của thấu kính hội tụ
có tiêu cự 10cm. Điểm A nằm trên trục chính, AB cách thấu kính 30 cm.
a) Vẽ ảnh của AB qua thấu kính đã cho (vẽ đúng tỉ lệ).
b) Nhận xét đặc điểm ảnh vừa vẽ được.
c) AB cao 1cm, hãy tính chiều cao của ảnh.
Bài 3. (2 điểm)
Kính lúp là gì?
---Hết--- Thí sinh khơng sử dụng tài liệu.
- Giám thị khơng được giải thích gì thêm.