Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tiet 22 HBH Khuc ca bon mua BDT Tieng sao Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.74 KB, 3 trang )

Bài 5, Tiết 22
Tuần 22

TĐN SỐ 6
Âm nhạc thường thức: MỘT SỐ THỂ LOẠI BÀI HÁT
Ôn tập tập đọc nhạc:

I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết được ôn lại bài TĐN số 6 để trình bày thuần thục hơn.
- HS hiểu sơ lược về các thể loại bài hát.
2. Kó năng:
- HS thực thành thạo: đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 6 và hát lời theo
đúng giai điệu.
- HS thực hiện được: nhận biết được 1 số thể loại bài hát.
3. Thái độ:
- Thói quen: HS nghe 1 số bài hát minh họa của từng thể loại từ đó có thể
liên hệ với 1 số bài hát khác và tìm ra cách sắp xếp thể loại hợp lí.
- Tính cách: HS tích cực hơn trong các hoạt động học tập
II/ NỘI DUNG HỌC TẬP: Một số thể loại bài hát.
III/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Đàn, máy, đĩa; đọc nhạc và hát lời thuần thục bài TĐN số 6 Xuân về trên bản; chuẩn bị 1 số bài hát để minh họa về các thể loại
bài hát.
2. Học sinh: vở ghi bài và đồ dùng học tập của học sinh.
IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra só số lớp (1p)
2. Kiểm tra miệng: lồng ghép vào nội dung 1.
3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ
HỌC SINH
Hoạt động 1: n tập TĐN số 6. (15p)


- GV: ghi nội dung.
- HS: ghi bài.
- GV: Hỏi: bài TĐN số 6 được chia làm
mấy câu? (4 câu).
- HS: cá nhân trả lời.
- GV: Đàn và yêu cầu HS đọc cao độ của
gam La thứ 1-2 lần.
- HS: cả lớp đọc gam.

NỘI DUNG
I. Ôn tập TĐN: TĐN số 6
XUÂN VỀ TRÊN BẢN
(Trích)
Nhạc và lời: Nguyễn Tài Tuệ.


- GV: yêu cầu từng tổ đọc nhạc, hát lời bài
TĐN số 6, trong khi tổ này thực hiện thì tổ
kia vỗ tay đệm theo tiết tấu.
- HS: cả lớp thực hiện theo tổ.
- GV: nhận xét, sửa sai cho HS.
- GV: bắt nhịp cho HS trình bày bài TĐN
gồm đọc nhạc, hát lời và vỗ tay đệm theo
phách.
- HS: cả lớp trình bày.
- GV: cho HS xung phong hoặc chỉ định 1-2
HS trả bài cũ.
- HS: cá nhân thực hiện đọc nhạc, hát lời
bài TĐN số 6.( đọc nhạc, hát lời thuần thục:
Đ, ngược lại: CĐ )

- GV: nhaän xét, sửa sai, đánh giá.
Hoạt động 2: m nhạc thường thức: Một số
thể loại bài hát.(25p)
- GV: ghi nội dung.
- HS: ghi bài.
- GV: chỉ định HS đọc lời giới thiệu về thể
loại hát ru.
- HS: cá nhân đọc.
- GV: Mở đĩa cho HS nghe 1 bài hát về thể
loại này. Tiến hành tương tự như vậy cho
các thể loại còn lại.
- HS: theo dõi ghi chú.
- GV: yêu cầu HS sắp xếp nhưng bài hát,
TĐN đã học từ đầu năm vào các thể loại
bài hát trên.
- HS: cả lớp thực hiện.
- GV: gợi ý:
+ Bài hát lao động: Đi cắt lúa.
+ Bài hát sinh hoạt, vui chơi: mái trường
mến yêu, ca ngợi tổ quốc, lí cây đa, ánh
trăng, chúng em càn hòa bình, …
+ Bài hát trữ tình: Mùa xuân về, khúc hát
chim sơn ca, em là bông hồng nhỏ, mùa
xuân về trên bản, …
- GV: Lưu ý cách sắp xếp trên cũng chỉ
mang ý nghóa tượng trưng không phải là
chính xác tuyệt đối.

II. Âm nhạc thường thức:
MỘT SỐ THỂ LOẠI BÀI HÁT

- Để phân chia thể loại bài hát (hoặc thể loại
âm nhạc), người ta căn cứ vào nội dung âm
nhạc hoặc hình thức trình diễn, có khi lại căn
cứ vào mơi trường và hồn cảnh sử dụng.
- Có một số thể loại bài hát sau:
+ Hát ru.
+ Hành khúc.
+ Bài hát lao động.
+ Bài hát sinh hoạt, vui chơi.
+ Bài hát trữ tình, tình ca.


- GV: Kết luận nội dung bài học.
- HS: Ghi bài.

4. Tổng kết: (3p)
- GV: Yêu cầu HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 6 đối đáp kết hợp vỗ tay theo
phách.
- HS: cả lớp thực hiện.
- GV: nhận xét, sửa sai nếu có và tuyên dương HS.
- GV: Hỏi: có mấy thể loại bài hát? kể tên?
- HS: Cá nhân trả lời.
- GV: Nhận xét, sửa sai nếu có và tun dương HS.
5. Hướng dẫn học tập: (1p)
- Đọc nhạc và hát lời thuần thục bài TĐN số 6.
- Sưu tầm 1 số bài hát thuộc các thể loại mà mình vừa học
- Chuẩn bị trước nội dung tiết học sau: Xem trước nội dung bài hát Khúc ca bốn
mùa.
V/ PHỤ LỤC: Khơng có




×