Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

DE THI HSG 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.37 KB, 4 trang )

UBND HUYỆN KONPLƠNG
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2011 – 2012
Môn: Lịch sử 9
Thời gian: 60 phút
(Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ:

Câu 1: (3.0 điểm)
Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản
trong những năm 70 của thế kỷ XX?
Câu 2: (2.0 điểm)
Trình bày tóm tắt các xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh. Vì sao
nói “Hịa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các
dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI” ?
Câu 3: (2.0 điểm)
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai có ý nghĩa và tác động như thế
nào đối với cuộc sống của con người?
Câu 4: (3.0 điểm)
Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một
bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
.........................................& Hết & .......................................
(Giám thị coi thi khơng giải thích gì thêm)


UBND HUYỆN KONPLƠNG
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC



Câu

1

2

KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2011 – 2012
Môn: Lịch sử 9
Thời gian: 60 phút
(Không kể thời gian phát đề)

Đáp án
- Người dân Nhật Bản với truyền thống văn hóa, giáo dục, đạo
đức lối sống tốt, tiết kiệm, tay nghề cao và có nhiều khả năng sáng
tạo là nhân tố hàng đầu của sự phát triển kinh tế.
- Nhà nước Nhật đã quản lí kinh tế một cách hiệu quả, có vai trị
rất lớn trong việc phát triển nền kinh tế ở tầm vĩ mô.
- Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên
có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
- Nhật Bản luôn áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện
đại, không ngừng nâng cao năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá
thành sản phẩm.
- Chi phí cho quốc phịng của Nhật ít (Hiến pháp quy định khơng
vượt quá 1 % GDP), nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho
kinh tế.
- Nhật Bản biết tận dụng các yếu tố bên ngoài như tranh thủ các
nguồn viện trợ của Mĩ sau chiến tranh, dựa vào Mĩ về mặt qn sự
để giảm chi phí cho quốc phịng, lợi dụng các cuộc chiến tranh ở

Triều Tiên (1950 - 1953) và Việt Nam (1954 - 1975) để làm giàu.
* Các xu thế phát triển của thế giới sau “chiến tranh lạnh”:
- Xu thế hịa hỗn và hịa dịu trong quan hệ quốc tế.
- Sự tan rã của trật tự hai cực I-an-ta và thế giới tiến tới sự xác lập
một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm.
- Sau chiến tranh lạnh, dưới sự tác động của cuộc cách mạng
khoa học kĩ thuật lần thứ hai, các nước ra sức điều chỉnh chiến
lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Tuy hịa bình thế giới đã được củng cố nhưng đến cuối những
năm 90 của thế kỉ XX , ở nhiều khu vực lại xảy ra xung đột quân
sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.
* Nói “Hịa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa
là thách thức” là vì:
+ Thời cơ: Tạo điều kiện cho các dân tộc mở rộng quan hệ hợp
tác, hữu nghị, có thể nhanh chóng đưa nước nhà tiến kịp thời đại.
+ Thách thức: Đặt ra cho các dân tộc yêu cầu phải nhanh chóng
tiến kịp thời đại, không để đất nước bị tụt hậu và đánh mất bản sắc
dân tộc của mình.

Biểu điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm

0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm

0.25 điểm

0.5 điểm
0.5 điểm


3

4

* Ý nghĩa:
- Là bước tiến chói lọi trong lịch sử văn minh nhân loại, đưa con
người bước sang một nền văn minh mới.
- Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
- Thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động.
* Tác động :
- Việc chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức
tàn phá và hủy diệt sự sống.
- Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Tai nạn lao động và tai nạn giao thông tăng cao.
- Nhiều dịch bệnh mới xuất hiện.
- Tệ nạn xã hội tăng nhanh, đạo đức con người dần dần suy thoái.
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân chủ yếu
tham gia phong trào đấu tranh của các giai cấp - tầng lớp khác
trong xã hội với hình thức chủ yếu là đập phá máy móc, đốt giao
kèo,... với quy mơ nhỏ, lẻ tẻ, tính chất tự phát.
Sau chiến tranh, họ đã tách ra tổ chức các cuộc đấu tranh độc
lập và bước lên vũ đài chính trị và phát triển cao hơn một bước so
với giai đoạn trước. Sự phát triển ấy thể hiện ở:
- Số lượng: đội ngũ công nhân được bổ sung thêm hơn 12 vạn

người.
- Chất lượng: đội ngũ cơng nhân có thêm những hiểu biết mới, tư
tưởng mới và cả những kinh nghiệm tổ chức và đấu tranh của giai
cấp công nhân châu Âu.
- Quy mô và hình thức đấu tranh: những hình thức đấu tranh thấp
như: bỏ việc, phá giao kèo vẫn được tiếp tục, nhưng cơng nhân
cũng đã sử dụng thường xun hơn hình thức đấu tranh đặc thù là
bãi công với quy mô ngày càng mở rộng. Tiêu biểu có cuộc bãi
cơng của công nhân nhà máy dệt, nhà máy rượu, nhà máy gạo ở
Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,... (1924), cuộc bãi cơng của cơng
nhân Ba Son (8 – 1925).
- Mục đích đấu tranh: đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đàn
áp,...
- Ý thức chính trị của giai cấp cơng nhân: ý thức giai cấp, chính trị
ngày càng phát triển thể hiện qua cuộc bãi cơng của cơng nhân Ba
Son.
- Tính chất của phong trào: từ tự phát lên tự giác.
-> Kết luận: Sự phát triển của phong trào công nhân đã thúc đẩy
sự thành lập của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ba tổ chức
cộng sản và sau thống nhất thành Đảng cộng sản Việt Nam, lãnh
đạo phong trào công nhân và phong trào cách mạng trên cả nước.
Sự ra đời của Đảng chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam hoàn
toàn trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm

0.25 điểm
0.25 điểm
0.5 điểm

0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.5 điểm

0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.5 điểm




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×