Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

SKKNSINH 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.79 KB, 9 trang )

1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Sinh học được xếp vào một trong các môn khoa học tự nhiên, có liên quan
chặt chẽ đến các mơn khoa học khác như tốn học, vật lý, hóa học. Bên cạnh đó,
Sinh học cũng được xem là mơn xã hội vì có nhiều nội dung được ứng dụng rộng
rãi vào các ngành y, dược, nông học... Môn Sinh học được nghiên cứu từ tầm vi
mô cho đến vĩ mô và dựa theo tiến trình lịch sử. Và đặc biệt, với các kiến thức
được áp dụng trong đời sống hằng ngày, môn Sinh học là một trong những bộ
môn cơ bản đầu tiên để xây dựng cho học sinh các kĩ năng sống, sinh hoạt và
giáo dục cho các em ý thức xây dựng bảo vệ môi trường sống xung quanh. Đây
là một môn học rất thiết thực với thực tế đời sống. Giúp người học có những
kiến thức, kĩ năng khơng thể thiếu trong cuộc sống, để từng bước nâng cao chất
lượng cuộc sống của con người và đáp ứng toàn bộ yêu cầu của xã hội. Môn
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức khoa học Sinh học
(khái niệm, định luật, học thuyết…) được xây dựng từ những sự khái quát hóa
các kiến thức sự kiện (sự vật, hiện tượng, quá trình, quan hệ trong giới tự nhiên
hữu cơ) được tích lũy bằng phương pháp quan sát và thí nghiệm. Vì vậy, khi dạy
mơn Sinh học thì chú trọng hướng dẫn học sinh khả năng tự phát hiện lại,
khám phá lại các kiến thức sinh học…Ngoài việc truyền đạt những kiến thức cơ
bản trong sách giáo khoa, giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh hệ thống hố lý
thuyết sinh học, liên hệ và giải thích các hiện tượng thực tiễn, ứng dụng trong
đời sống, khơi dậy niềm đam mê, tư duy sáng tạo để học sinh trở thành chủ thể
tích cực trong hoạt động học và làm chủ tri thức của mình. Một trong những yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ học tập đó là động cơ học tập bên trong của
mỗi học sinh. Động cơ học tập khơng có sẵn hay tự phát, mà được hình thành
dần dần trong quá trình học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của
giáo viên. Vì vậy giáo viên cần tổ chức bài giảng, sử dụng phương pháp dạy học,
các phương pháp kiểm tra - đánh giá hợp lý… sao cho kích thích được tính tích
cực, tạo hứng thú cho học sinh.



1.2. Mục đích
Nội dung đề tài này tơi đưa ra với mục đích “Tăng cường tính tích cực,
sáng tạo của học sinh thơng qua phương pháp tự thuyết trình”. Qua đề tài này, tơi
mong muốn góp một phần nhỏ vào việc hình thành thái độ tích cực trong học tập
cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng và kết quả học tập.
1.3. Thực trạng vấn đề
Muốn có kết quả tốt ở môn Sinh học trong trường phổ thông cần phải có
sự đầu tư trong học tập vì các kiến thức liền mạch với nhau và là môn học yêu
cầu phối hợp nhiều kĩ năng. Tuy nhiên, có một số bộ phận học sinh chưa thực sự
hứng thú với những giá trị của môn học đem lại. Một số lý do dẫn tới tình trạng
này là: vẫn có giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục, trong các
giờ giảng vẫn chưa lấy học sinh làm trung tâm. Việc dạy học vẫn mang tính chất
thơng báo kiến thức, truyền tải một chiều. Về phía học sinh, có ít học sinh xem
và soạn bài trước ở nhà. Trên lớp, học sinh thụ động tiếp nhận kiến thức mà giáo
viên truyền tải, nhiều học sinh khơng đóng góp ý kiến xây dựng bài trong giờ
học. Tất yếu dẫn đến kết quả học sinh hiểu bài lơ mơ, không chắc chắn, không
giải quyết được các vấn đề thắc mắc trong nội dung bài học và khi đọc lại rất khó
hiểu và khó nhớ, mắc lỗi trình bày lung tung, khơng đúng trọng tâm.
1.4. Phạm vi và đối tượng đề tài
- Phạm vi áp dụng đề tài: chương trình Sinh học 11
- Lĩnh vực nghiên cứu: môn Sinh học.
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh học 11.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Nhu cầu, động cơ và thái độ học tập của học sinh THPT đối với môn Sinh
học:


Nhu cầu học tập Sinh học thể hiện ở lòng ham muốn hiểu và giải thích
được các hiện tượng sinh học trong tự nhiên cũng như trong đời sống hằng ngày.

Cao hơn nữa là nhu cầu muốn ứng dụng những hiểu biết đó vào thưc tiễn. Và
cuối cùng là nhu cầu, mong muốn nghiên cứu những vấn đề còn bỏ ngỏ của môn
học, lai tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi ưu thế, chế tạo các loại thuốc,
vacxin chữa bệnh, các phương pháp điều trị bệnh....
Khi nhu cầu học tập rõ ràng thì động cơ học tập sẽ tích cực. Động cơ học
tập trước hết là sự hiểu biết, nắm vững về những kiến thức sinh học: các khái
niệm, cấu trúc, chức năng của từng loại tế bào, cơ quan trong cơ thể. Ngồi ra
cịn là sự hiểu biết về hệ thống kiến thức các mỗi liên hệ giữa đơn vị tổ chức
sống trong thế giới sống. Cuối cùng là hệ thống các kiến thức về các phương
pháp nghiên cứu sinh học và hoạt động học tập bao gồm những khái niệm về
phương pháp lý thuyết, thực nghiệm, về thí nghiệm và ứng dụng sinh học.
Khi động cơ học tập tích cực sẽ dẫn tới thái độ hứng thú trong học tập.
Hứng thú học sinh học thể hiện ở chỗ phát hiện và giải quyết vấn đề một cách
khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học, ý thức vận dụng những tri
thức sinh học đã được lĩnh hội vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực
hiện.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, các giáo viên đã tiến hành đổi mới trong dạy học, áp dụng nhiều
phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên,
bản thân tôi nhận thấy hình thức học sinh tự thuyết trình tại lớp có tác dụng rõ rệt
đối với học sinh:
- Đây là một hình thức tổ chức dạy học giúp học sinh phát huy được tính
tích cực vì học sinh được phân chia theo nhóm, cùng tham gia thực hiện, cùng
tranh cãi (điều này rất quan trọng đối với học sinh trung bình, yếu).
- Học sinh tự chọn lọc được nội dung cần thuyết trình, cũng như học được
các kiến thức từ các thành viên trong nhóm trong q trình chuẩn bị.


- Học sinh được lựa chọn hình thức trình bày, phân công lao động cụ thể.
- Phát triển kĩ năng cá nhân: đưa ra ý kiến, nhận xét và kĩ năng làm việc

nhóm: tranh luận, thống nhất ý kiến chung,…
* Thuận lợi:
- Học sinh hứng thú hơn khi tự chọn lựa phương pháp thuyết trình, có
thể ra sức sáng tạo trên bài thuyết trình mang phong cách riêng.
- Do tự chuẩn bị, được quyền đánh giá, nhận xét nên học sinh tập trung
chú ý và ghi nhớ kiến thức hơn.
- Ngồi phịng học dành cho chính khóa, cịn có phịng bộ mơn Sinh
học và phịng dùng chung dành cho các tiết học có hoạt động nhóm.
- Trường có máy overhead, projector để phục vụ giảng dạy.
* Khó khăn:
- Vẫn có học sinh ỷ lại vào bạn, thụ động trong tiết học.
- Học sinh thiếu mạnh dạn khi thuyết trình nội dung đã tìm hiểu hoặc
đưa ra nhận xét.
- Một số học sinh thiếu ý thức học tập, chưa chú ý, chưa nhiệt tình
tham gia đóng góp ý kiến.
- Có học sinh làm việc riêng trong thời gian thảo luận nhóm.
- Do học sinh thuyết trình nên chưa chủ động về thời gian.
- Phịng học chính khóa khơng phù hợp với hoạt động nhóm lớn,
phịng phịng bộ mơn bố trí chưa hợp lý, dẫn đến khó quan sát, khó thảo luận và
giữ trật tự. Trong khi đó, trường chỉ có một phòng dùng chung và nhỏ so với sĩ
số lớp hiện có.
- Projector được sử dụng cho thuyết trình bằng PowerPoint có số lượng
hạn chế.


- Trường được thành lập ở phạm vi ngoại ô, đa số học sinh theo học
con em nông dân, tiểu thương nên việc tiếp xúc với công nghệ thông tin còn hạn
chế.

2.3. Giải quyết vấn đề

Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tơi xin đề xuất một số giải pháp
trong khi tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh theo phương pháp tự thuyết trình
tại lớp để tiết học mang lại hiệu quả cao.
1/ Giáo viên lựa chọn vấn đề thảo luận
Phương pháp thuyết trình tại lớp thường được áp dụng cho các tiết học của
sinh viên do các tiết là tiết ghép có thời lượng nhiều. Trong khi đó, ở trường
THPT các mơn học đa số là tiết đơn, mỗi tiết có 45 phút. Với phương pháp này,
học sinh là chủ thể hoạt động chủ yếu. Giáo viên chỉ có vai trị hướng dẫn, hồn
thiện kiến thức ở bước cuối cùng, cho nên vấn đề thời gian hạn chế sẽ gây ảnh
hưởng đến hoạt động của phương pháp. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn vấn đề
thảo luận phù hợp với khả năng tìm hiểu của học sinh. Những bài nào có nội
dung quá dài, quá khó, học sinh khó đưa ra cách diễn giải hợp lý thì nên tránh để
đảm bảo được kiến thức các em cần có theo u cầu của chương trình. Nên lựa
chọn những bài học có nội dung học sinh có thể thuyết trình dựa trên cách hiểu
của các em và sát thực tế, thực tiễn, trong đời sống hằng ngày để các em liên hệ,
giải quyết vấn đề. Từ đó, giúp học sinh mạnh dạn hơn khi trình bày vấn đề mà
các em đã am hiểu, hoặc mong muốn giải đáp, có thể vận dụng vào thực tiễn
nhiều.
2/ Cách tổ chức nhóm
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm lớn theo cách chia tổ của giáo viên chủ
nhiệm (vì khi chia tổ, giáo viên chủ nhiệm đã bố trí khoa học về số nam –nữ, học
lực, chiều cao,…). Mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng, 1 thư ký. Nhóm trưởng chỉ đạo,


phân cơng cơng việc, thư ký có nhiệm vụ ghi chép lại nội dung thảo luận của
nhóm và câu hỏi do các nhóm khác đưa ra.
3/ Chuẩn bị nội dung thuyết trình
Sau khi giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm, tự nhóm sẽ lựa chọn hình thức
thuyết trình (bằng sơ đồ tư duy, thí nghiệm minh họa, tranh ảnh hoặc Microsoft
PowerPoint) phù hợp với nội dung bài, thế mạnh và sáng tạo của nhóm. Tùy theo

lựa chọn, nhóm sẽ báo cho giáo viên để có thể mượn thiết bị hỗ trợ.
Đối với những lớp chưa được tiếp xúc nhiều với các hình thức thuyết trình
thì mỗi hình thức, giáo viên có một bài dạy mẫu để các em làm quen, qua đó
hướng dẫn cách thực hiện.
4/ Tiến trình hoạt động
- Giáo viên lựa chọn bài thuyết trình (khơng phải có 1 mục mà nguyên 1
bài) theo nội dung của sách giáo khoa.
- Giao nhiệm vụ thuyết trình cho 1 nhóm (thực hiện trước đó 1hoặc 2 tiết
học để học sinh có thời gian phân cơng, chuẩn bị). Các nhóm cịn lại phải xem và
soạn trước nội dung, chuẩn bị câu hỏi thắc mắc.
- Nhóm nhận nhiệm vụ thuyết trình chọn lựa hình thức và báo với giáo
viên để hỗ trợ thiết bị.
- Đến tiết học. Giáo viên giới thiệu bài học. Mời đại diện nhóm lên thuyết
trình. Thời gian dành cho nhóm thực hiện là 15 phút để hồn thành phần thuyết
trình nội dung đã chuẩn bị.
- Các nhóm cịn lại sau khi nghe thuyết trình, thảo luận nhanh, lần lượt
đưa ra các nhận xét về nội dung và hình thức bản thuyết trình, cách thuyết trình
và đặt câu hỏi liên quan. Thời gian 10 phút.


- Nhóm thuyết trình có 10 phút để thảo luận, đưa ra phản hồi về các nhận
xét và trả lời câu hỏi thắc mắc từ các nhóm khác.
- 10 phút còn lại, giáo viên tiến hành nhận xét hoạt động của các nhóm,
hồn thiện kiến thức của bài. Có thể đặt vài câu hỏi để kiểm tra mức độ hiểu bài
và củng cố kiến thức cho học sinh hoặc nhấn mạnh nội dung trọng tâm. Nhóm
nào thực hiện tốt sẽ được cộng điểm nhằm tăng hứng thú hoạt động cho học sinh.
* Trong q trình tiến hành, cần có những u cầu sau:
- Người thuyết trình của mỗi nhóm phải thay đổi sau mỗi lần thuyết trình.
Nhóm có thể chọn người thuyết trình đầu tiên là người có sức học khá của nhóm,
để tạo sự tự tin và niềm tin cũng như kinh nghiệm cho các bạn khác. Quá trình

luân phiên như vậy tạo điều kiện cho các học sinh có sức học yếu mạnh dạn hơn
khi đến lượt thuyết trình của mình.
- Người thuyết trình khơng được trả lời các câu hỏi thắc mắc của nhóm
khác. Mỗi thành viên trong nhóm chỉ được trả lời một câu hỏi. Yêu cầu này đặt
ra để các thành viên trong nhóm đều phải có sự chuẩn bị, thống nhất trong nội
dung, khơng ỷ y vào bất kỳ thành viên nào khác.
- Tất cả học sinh đều phải soạn bài trước, ghi chép trong khi bạn thuyết
trình để đưa ra nhận xét. Đồng thời khi giáo viên hồn thiện kiến thức, học sinh
có thể sửa trực tiếp vào vở soạn để đỡ tốn thời gian ghi chép, lại có thể sửa được
những lỗi mắc phải khi tự tìm hiểu kiến thức.
- Giáo viên quan sát bao quát lớp, xem hoạt động của các nhóm, có học
sinh nào khơng chú ý, khơng tham gia thảo luận để nhắc nhở ngay.
2.4. Kết quả đạt được
* Sau thời gian tiến hành áp dụng phương pháp này, tơi nhận thấy:
- Học sinh tích cực, chủ động hơn trong việc nắm bắt kiến thức, mạnh dạn
trước đám đông.


- Làm quen và thành thạo hơn khi ứng dụng công nghệ thông tin vào bài
học.
- Tự tin thể hiện cách nghĩ cách nhìn, thể hiện qua sự sáng tạo trong các sơ
đồ tư duy.
- Đối với các học sinh càng hoạt động càng dễ ghi nhớ kiến thức và tránh
được các lỗi mắc phải khi hiểu nhầm nội dung, diễn đạt lung tung…
* Tuy nhiên, vẫn có một số tồn tại:
- Các khó khăn do yếu tố chủ quan được khắc phục nhiều, nhìn chung đa
số học sinh tích cực, hiểu bài, ghi nhớ tốt nhưng vẫn có những thành phần học
sinh chưa tiến bộ do quá lười nhác trong học tập. Một số lớp kỷ luật chưa tốt,
ảnh hưởng đến chất lượng dạy học nên đã chuyển sang áp dụng phương pháp
khác.

- Các yếu tố khách quan về phía cơ sở vật chất vẫn chưa được khắc phục.
HÌNH ẢNH MỘT SỐ SẢN PHẨM VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2.5. Tiểu kết
Hiện nay, có nhiều phương pháp dạy học tích cực. Các giáo viên ln
muốn nâng cao chất lượng dạy học. Bản thân tôi cũng cố gắng áp dụng nhiều
phương pháp khác nhau để tiết học có hiệu quả tốt nhất. Nhưng dạy và học cần
có hoạt động hai chiều, nếu chỉ có sự cố gắng, nỗ lực từ một phía của giáo viên
là khơng đủ. Bên cạnh đó, mỗi phương pháp đều có một số hạn chế nhất định và
phụ thuộc rất lớn vào đối tượng học sinh. Tùy thuộc vào đặc điểm của cơ sở vật
chất từng trường, nội dung từng bài học, học sinh từng lớp mà giáo viên áp dụng
và phối hợp các phương pháp dạy học khác nhau để đạt được mục đích cuối
cùng là học sinh hoạt động tích cực, thực hiện tốt vai trị làm chủ thể chínhcủa
hoạt động dạy và học.
3. Kết luận


Với đề tài này tơi hy vọng góp phần mang lại một chất lượng dạy học thật
sự có hiệu quả. Do thời gian có hạn, tài liệu tham khảo ít và kinh nghiệm chưa
nhiều, chắc hẳn sẽ còn nhiều thiếu sót. Tơi rất mong nhận sự đóng góp ý kiến
xây dựng của các cấp lãnh đạo, của các đồng nghiệp để bản thân tôi cũng như
các bạn, tất cả chúng ta được trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau để nâng cao
tay nghề, hướng tới một nền giáo dục hiện đại, tích cực.
Về phía nhà trường, hy vọng các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn để nâng
cao cơ sở vật chất của nhà trường nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác dạy học.
4. Phụ lục
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Ngô Văn Hưng, Nguyễn Hải Châu, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng
Liên (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học lớp 11,
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
2/ Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2007), Sinh

học 11 (chương trình chuẩn), Nhà xuất bản Giáo dục
3/ Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2007), Sách
giáo viên sinh học 11 (chương trình chuẩn), Nhà xuất bản Giáo dục
4/ Robert J. Marzano (2013), Nghệ thuật và khoa học dạy học, Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam
5/ Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock (2013), Các
phương pháp dạy học hiệu quả, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×