Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

li luan chinh tri cd dh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.77 KB, 6 trang )

I.

PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

1. Trình bày các khái niệm hàng hóa, giá trị sử dụng, giá trị, lao động cụ thể, lao động
trừu tượng.
-

Hàng hóa: Hàng hóa là sản phẩm của lao đơng, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thơng qua trao đổi, mua bán.

-

Giá trị sử dụng: Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào
đó của con người (Ví dụ: giá trị của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc, thiết
bị, nguyên nhiên liệu là để sản xuất,…)

-

Giá trị: Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

-

Lao động cụ thể: Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những
nghề nghiệp chun mơn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng
riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng.

-

Lao động trừu tượng: Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi
gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao


động của người sản xuất hàng hóa nói chung.

2. Tiền tệ có những chức năng nào? Trình bày nội dung các chức năng của tiền tệ.
-

Chức năng của tiền tệ: có 5 chức năng
+ Thước đo giá trị
+ Phương tiện lưu thơng
+ Phương tiện cất trữ
+ Phương tiện thanh tốn
+ Tiền tệ thế giới

-

Nội dung của các chức năng của tiền tệ:
+ Phương tiện lưu thông
+ Tiền làm môi giới trong q trình trao đổi hàng hóa
+ Cơng thức lưu thơng hàng hóa H-T-H (H-T: là q trình bán, T-H: là quá trình mua)
+ Giá trị thực của tiền tách trời với giá trị danh nghĩa của nó
+ Tiền giấy là kí hiệu của tiền vàng nên phải tuân theo “quy luật lưu thơng tiền tệ” (quy
luật đó là “việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng (hay bạc) do


tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thơng thực sự”), và nếu không tuân theo quy luật
này sẽ dẫn đến lạm phát.
3. Hãy nêu các tác động của quy luật giá trị và cho biết những tác động nào là tích cực,
tiêu cực?
Có 3 tác động của quy luật giá trị:
-


Tác động tích cực:
+ Điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hóa.
+ Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao đông, thúc đẩy lực
lượng sản xuất xã hôi phát triển.

-

Tác động tiêu cực:
+Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu,
người nghèo.

4. Trình bày các khái niệm: sức lao đơng, lao động, giá trị hàng hóa sức lao động, giá
trị sử dụng hàng hóa sức lao đơng. Hãy kể tên những điều kiện ra đời của hàng hóa
sức lao động?
-

Sức lao động: Sức lao động là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con
người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm
cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích.

-

Lao động: Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra của
cải vật chất nhằm phục vụ cho các nhu cầu xã hội.

-

Giá trị hàng hóa sức lao động: Là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất sức lao đơng. Nói một cách cụ thể, giá trị của hàng hóa sức lao động bằng giá trị
những tư liệu tiêu dùng cần thiết về vật chất và tinh thần để ni sống người lao động và

gia đình họ, cũng như những chi phí để đào tạo chun mơn.

-

Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động: Trong q trình lao động sức lao động có khả
năng tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.

-

Điều kiện ra đời của hàng hóa sức lao động:
+ Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể của mình, phải có khả năng chi
phối sức lao động ấy và chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định.


+Thứ hai, người lao động khơng cịn tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình thực hiện lao
động và cũng khơng có của cải gì khác, muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho
người khác sử dụng.
 Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động thành hàng hóa. Sức
lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư bản.
5. Trình bày các khái niệm: giá trị thặng dư, tư bản bất biến, tư bản khả biến. Hãy
nêu căn cứ và ý nghĩa phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến.
-

Giá trị thặng dư: Là một bộ phận của giá trị mới dơi ra ngồi giá trị sức lao động do công
nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm khơng Đó cũng là nguồn gốc duy nhất của
giá trị thặng dư do cũng làm thuê mà không được trả công.

-

Tư bản bất biến: Là bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo tồn

và chuyển vào sản phẩm, tức khơng thay đổi về lượng giá trị của nó. Kí hiệu: (c)

-

Tư bản khả biến: Là bộ phận tư bản biến sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua
lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng. Kí
hiệu : (v)

-

Căn cứ và ý nghĩa phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến:
+Căn cứ: căn cứ cho sự phân chia đó là dựa vào vai trị khác nhau của các bộ phận của tư
bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.
+Ý nghĩa: vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

6. Hãy viết các công thức: tỷ suất giá trị thặng dư, khối lượng giá trị thặng dư. Kể tên
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư?
-

CT tỷ suất giá trị thặng dư:

Trong đó: m’ tỷ suất giá trị thặng dư
m số lượng giá trị thặng dư do 1 công nhân tạo ra
v giá trị sức lao động của cơng nhân đó.
Hoặc:


-

CT khối lượng giá trị thặng dư:


Trong đó: v tư bản khả biến đại biểu cho giá trị 1 sức lao động
V tổng tư bản khả biến đại biểu cho giá trị của tổng số sức lao động
M khối lượng giá trị thặng dư
-

Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư: 2 phương pháp
+ Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
+ Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

7. Trình bày các khái niêm: tiền công theo thời gian, tiền công theo sản phẩm, tiền
cơng danh nghĩa, tiền cơng thực tế.
-

Tiền cơng tính theo thời gian: Là hình thức tiền cơng mà số lượng của nó ít hay nhiều tùy
theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn.

-

Tiền công tính theo sản phẩm: là hình thức tiền cơng mà số lượng của nó phụ thuộc vào
số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất
ra hoặc là số lượng công việc đã hồn thành.

-

Tiền cơng danh nghĩa: là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của
mình cho nhà tư bản. Tiền cơng này được sử dụng để tái sản xuất sức lao động, nên tiền
công danh nghĩa phải được chuyển thành tiền công thực tế.

-


Tiền công thực tế: là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch
vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.

8. Trình bày các khái niệm: tuần hồn của tư bản, chu chuyển của tư bản, tư bản cố
định, tư bản lưu động. Hãy chỉ ra căn cứ và ý nghĩa phân chia tư bản cố định và tư
bản lưu động?
-

Tuần hoàn tư bản: là sự vận động liên tục của tư bản trải qua 3 giai đoạn, lần lượt mang 3
hình thái khác nhau, thực hiện 3 chức năng khác nhau để rồi quay lại trở về hình thái ban
đầu có kèm theo giá trị thặng dư.


-

Chu chuyển tư bản: là sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó với tư cách là một quá trình
định kỳ đổi mới và thường xuyên lặp đi lặp lại.

-

Tư bản cố định: là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà
xưởng,… về hiện vật tham gia tồn bộ vào q trình sản xuất, nhưng giá trị của nó bị
khấu hao từng phần và được chuyển dần vào sản phẩm mới được sản xuất ra.

-

Tư bản lưu động: là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu, vật
liệu phụ, sức lao động,…giá trị của nó lưu thơng tồn bộ cùng với sản phẩm và được
hồn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi quá trình sản xuất.


-

Căn cứ và ý nghĩa phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động:
+ Căn cứ: căn cứ để phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động là
phương thức chuyển dịch giá trị khác nhau của từng bộ phận tư bản trong quá trình sản
xuất.
+ Ý nghĩa:
. Tránh được thiệt hại hao mịn hữu hình do tự nhiên phá hủy và hao mịn vơ hình
gây ra.
. Tiết kiệm được tư bản ứng trước, làm cho tỉ suất giá trị thặng dư và khối lượng
giá trị thăng dư hằng năm tăng lên.

9. Trình bày các khái niệm: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuân, tỷ suất lợi
nhuận. Hãy viết các công thức: tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi
nhuận bình quân, giá cả sản xuất. Cho biết ý nghĩa nghiên cứu.
-

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa: là chi phí về tư bản bất biến và tư bản khả biến mà
nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa.

-

Lợi nhuận: là phần giá trị dôi ra của giá trị hàng hóa so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa
là phần dôi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa so với số lượng lao
động được trả cơng chứa đựng trong hàng hóa.

-

Tỷ suất lợi nhuận: là tỷ suất tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tồn bộ tư bản

ứng trước.

-

Cơng thức tỷ suất lợi nhuận:
Trong đó: p’ tỷ suất lợi nhuận


m giá trị thặng dư do 1 công nhân tạo ra
c+v tồn bộ tư bản ứng trước
-

Cơng thức lợi nhuận bình qn
Trong đó: p lợi nhuận bình qn
P’ tỷ suất lợi nhuận bình qn
k chi phí sản xuất

10. Thế nào là tổ chức độc quyền? Hãy kể tên các hình thức tổ chức độc quyền. Bản
chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Những biểu hiện chủ yếu của chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
-

Tổ chức độc quyền: là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong
tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu
được lợi nhuận độc quyền cao.

-

Các hình thức tổ chứ độc quyền:
+ Cácten (Cartel)

+ Xanhđica (Syndicate)
+ Tơrớt (trust)
+Côngxooscxiom (consortium)
+Cônglômêrát

-

Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
“Là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước
tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất, trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc
vào các tổ chức độc quyền và can thiệp vào các quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của
các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản”.

-

Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
+ Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước.
+ Sự hình thành và phát triển sở hữu tư bản độc quyền nhà nước.
+ Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×