Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Đảng lãnh đạo công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng những năm 19451946. Ý nghĩa lịch sử của vấn đề đối với cách mạng và với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.81 KB, 15 trang )

lOMoARcPSD|9242611

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: Đảng lãnh đạo công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ
chính quyền cách mạng những năm 1945-1946. Ý nghĩa lịch sử của vấn đề
đối với cách mạng và với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt
Nam hiện nay

Giảng viên hướng dẫn : Bùi Thị Hồng Thúy
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Tùng Long
Mã sinh viên
: 23A4010380
Nhóm tín chỉ
: 04
Mã đề
: 08

Hà Nội, tháng 9 năm 2021

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Mục lục


MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.........................................2
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. Đảng lãnh đạo công cuỗ đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền
cách mạng những năm 1945-1946..............................................................3
1. Tình hình cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm
1945.............................................................................................................3
1.1. Thuận lợi........................................................................................3
1.2. Khó khăn........................................................................................3
2. Đảng lãnh đạo xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng
thời kỳ 1945-1946......................................................................................5
2.1. Các chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng.....................6
2.2. Nhiệm vụ đề ra :............................................................................7
3. Kết quả thực hiện, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm rút ra...8
3.1. Kết quả thực hiện..........................................................................8
3.2. Ý nghĩa lịch sử.............................................................................10
3.3. Bài học kinh nghiệm....................................................................10
II. Ý nghĩa lịch sử của vấn đề đối với cách mạng và với công cuộc xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt Nam hiện nay....................................11
KẾT LUẬN....................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................13

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 có thể nói là một trong những trang
sử chói lọi nhất trong lịch sử của dân tộc ta, là dấu mốc lớn trên con đường
phát triển, dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài
mấy nghìn năm. Tuy nhiên, sau chiến thắng vang dội ấy, Đảng và Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hịa phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách
trong cơng cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Để
giữ vững được chính quyền địi hỏi Đảng phải có bản lĩnh kiên định, vững
vàng cùng với các phương pháp khoa học cách mạng, đối sách phù hợp.
Em chọn đề tài tiểu luận “Đảng lãnh đạo công cuộc đấu tranh xây dựng và
bảo vệ chính quyền cách mạng những năm 1945-1946. Ý nghĩa lịch sử
của vấn đề đối với cách mạng và với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
XHCN Việt Nam hiện nay” với mong muốn tìm hiểu thêm về quá trình
Đảng xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng sau chiến thắng vẻ vang
của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Qua đó đưa ra bài học kinh nghiệm
đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thơng qua học tập tìm hiểu về quá trình Đảng lãnh đạo nhân dân đấu
tranh để xây dựng bảo vệ Tổ quốc, và cụ thể là trong giai đoạn 1945-1946
giúp sinh viên có một tầm hiểu biết về lịch sử cuộc đấu tranh xây dựng và bảo
vệ chính quyền cách mạng. Từ đó làm nổi bật lên vai trị trung tâm chỉ đạo
kháng chiến của Đảng nhà nước và chính quyền.
Đề tài tiểu luận này đưa ra một số nhiệm vụ cần giải quyết. Thứ nhất,
cần chỉ ra được tình hình cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng Tám,
những thuận lợi và khó khăn do tình hình quốc tế tác động. Thứ hai, trình bày
quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng thời
1|Page


Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

kỳ 1945-1946. Thứ ba, cho biết kết quả tổ chức thực hiện, ý nghĩa lịch sử và
bài học kinh nghiệm rút ra. Và cuối cùng, nêu lên ý nghĩa của vấn đề đối với
công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc lãnh
đạo đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng những năm 19451946 và từ những nghiên cứu ấy để vận dụng vào công cuộc xây dựng bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Phạm vi nghiên cứu : Việt Nam những năm 1945-1946 và hiện tại
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng
duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng những phương pháp như: phân tích,
tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận : Trang bị những kiến thức về lịch sử quá trình bảo vệ
Tổ quốc khỏi thế lực thù địch trong giai đoạn 1945-1946 và vai trị, vị trí của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ
chính quyền cách mạng trong giai đoạn đó.
Giá trị thực tiễn : Tìm hiểu về đề tài này để thấy được công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc những năm 1945-1946 từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt Nam hiện nay.

2|Page


Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

NỘI DUNG
I. Đảng lãnh đạo công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền
cách mạng những năm 1945-1946
1. Tình hình cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945
1.1. Thuận lợi
Trên thế giới, sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, cục diện khu vực và
thế giới có những sự thay đổi lớn có lợi cho cách mạng Việt Nam. Liên Xô trở
thành thành trì của chủ nghĩa xã hội. Nhiều nước ở Đông, Trung Âu, được sự
ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô đã lựa chọn con đường phát triển theo chủ
nghĩa xã hội. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa châu Á,
châu Phi và khu vực Mỹ Latinh dâng cao.
Ở trong nước, Việt Nam trở thành quốc gia độc lập, tự do; nhân dân
Việt Nam từ thân phận nô lệ, bị áp bức trở thành các chủ nhân của chế độ dân
chủ mới. Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo cách mạng
trong cả nước. Đặc biệt là việc hình thành hệ thống chính quyền cách mạng
cùng bộ máy thống nhất từ cấp Trung ương cho đến cơ sở với mục đích ra sức
phục vụ lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh
trở thành biểu tượng của nền độc lập, tự do, là trung tâm của khối đại đoàn
kết của toàn dân tộc Việt Nam. Quân đội quốc gia và lực lượng cơng an, hệ
thống luật pháp của chính quyền cách mạng được khẩn trường xây dựng và
phát huy vai trị đối với cơng cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngồi và
xây dựng chế độ mới.
1.2. Khó khăn
Trên thế giới, phe đế quốc chủ nghĩa nuôi dưỡng âm mưu mới “chia lại
hệ thống thuộc địa thế giới”, ra sức tấn công, đàn áp phong trào cách mạng

thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Do lợi ích cục bộ của mình, nhiều
nước lớn khơng có nước nào ủng hộ lập trường độc lập và công nhận địa vị
3|Page

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

pháp lý của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam nằm trong
vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, bị vao vây và cách biệt hoàn toàn với thế
giới bên ngồi. Cách mạng ba nước Đơng Dương nói chung và cách mạng
Việt Nam nói riêng phải đương đầu với nhiều bất lợi, khó khăn, thử thách hết
sức to lớn và nghiêm trọng.
Ở trong nước, ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, các
thế lực đế quốc, phản động quốc tế đã cấu kết, bao vây, chống phá hòng thủ
tiêu mọi thành quả cách mạng của nhân dân ta, đặt lại ách thống trị của
chúng, xóa bỏ nền độc lập mà dân tộc ta khó khăn lắm mới giành được. Hệ
thống chính quyền cách mạng mới được thiết lập đang còn rất non trẻ, thiếu
thốn, yếu kém về nhiều mặt; hậu quả của chế độ cũ để lại là hết sức nặng nề.
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc bấy giờ đang phải tiếp quản một
nền kinh tế xơ xác, tiêu điều, công nghiệp đình đốn, nơng nghiệp bị hoang
hóa, 50% ruộng đất bị bỏ hoang; nền tài chính, ngân khố trở nên kiệt quệ, kho
bạc thì trống rỗng; các hủ tục lạc hậu, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội chưa
được khắc phục, 95% dân số thất học, mù chữ. Nạn đói cuối năm 1944, đầu
năm 1945 đã làm chết 2 triệu người dân. Hậu quả ấy chưa kịp khắc phục thì
nạn lụt lớn lại xảy ra, tàn phá 9 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Thách thức lớn nhất
và nghiêm trọng nhất lúc này là âm mưu quay trở lại thống trị Việt Nam một
lần nữa của thực dân Pháp. Ngày 2/9/1945, quân Pháp đã trắng trợn gây hấn,
cho nổ súng vào những người tham gia cuộc mít-ting mừng ngày độc lập ở

Sài Gòn – Chợ Lớn.
Ngày 6/9/1945, theo thỏa thuận của phe Đồng minh, 2 vạn quân đội
Anh - Ấn đổ bộ vào Sài Gòn để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật thua
trận ở phía Nam Việt Nam. Rạng sáng ngày 23/9/1945, được sự giúp sức của
quân đội Anh và Nhật, Pháp ngang nhiên nổ súng gây hấn đánh chiếm Sài
Gòn – Chợ Lớn (Nam Bộ) , mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của
thực dân Pháp hòng đặt lại ách thống trị ở Việt Nam và Đông Dương.
4|Page

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Từ cuối tháng 8/1945, hơn 20 vạn quân đội của chính quyền Tưởng
Giới Thạch (Trung Quốc) – Đồng minh của đế quốc Mỹ, kéo vào miền Bắc
nước ta với danh nghĩa vào giải giáp quân Nhật, nhưng âm mưu của chúng là
“Tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ
chính quyền nhân dân, lập một chính phủ phản động làm tay sai cho chúng”
Chưa bao giờ trên đất nước ta lại có nhiều kẻ thù xâm lược hung bạo và
xảo quyệt như vậy. Các thế lực xâm lược tuy có những ý đồ và hành động
khác nhau. Song chúng đều có chung một mục đích đó là tiêu diệt chính
quyền nhà nước Việt Nam – một chính quyền đang cịn non trẻ. Tình hình đó
đã đặt nền độc lập và chính quyền cách mạng của Việt Nam trước tình thế
“ngàn cân treo sợi tóc”, cùng một lúc phải đối phó với nạn đói, nạn dốt và thù
trong, giặc ngoài.
2. Đảng lãnh đạo xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng thời kỳ
1945-1946
2.1. Các chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng
Ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm thời họp phiên họp đầu tiên dưới sự chủ

trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ngay nhiệm vụ lớn trước mắt, đó là:
diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm.
Ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Kháng
chiến kiến quốc”, nhận định tình hình và vạch ra con đường đi lên của cách
mạng Việt Nam trong giai đoạn mới sau khi giành được chính quyền.
Nội dung chỉ thị : phân tích sâu sắc sự biến đổi của tình hình thế giới và
trong nước, nhất là tình hình Nam Bộ và xác định rõ: “kẻ thù chính của ta lúc
này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”;
nêu rõ mục tiêu của cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là “dân tộc giải
phóng” và đề ra khẩu hiệu “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”, nhưng không
phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập. Mọi hành động phải tập trung
5|Page

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

vào nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt là “củng cố chính quyền, chống thực dân
Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân”.
Về chính trị,nhanh chóng xúc tiến bầu cử Quốc hội để đi đến việc thành
lập Chính phủ chính thức; lập ra Hiến pháp, động viên toàn dân kiên trì kháng
chiến và chuẩn bị kháng chiến lâu dài; kiên định các nguyên tắc độc lập.
Về ngoại giao, phải kiên trì nguyên tắc “thêm bạn bớt thù”; đối với Tàu
Tưởng nêu chủ trương “Hoa-Việt thân thiện”, đối với Pháp “độc lập về chính
trị, nhân nhượng về kinh tế”.
Về tuyên truyền, hết sức kêu gọi đoàn kết chống chủ nghĩa thực dân
Pháp xâm lược; “đặc biệt chống mọi mưu mô phá hoại chia rẽ của bọn
Trốtxkit, Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng”...
Những quan điểm và chủ trương, biện pháp lớn được Đảng nêu ra trong

bản Chỉ thị kháng chiến, kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng, đáp ứng
đúng yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ; có tác dụng định
hướng tư tưởng, trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở
Nam Bộ; nêu rõ hai nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam sau
Cách mạng Tháng Tám là xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng trong
giai đoạn đầy khó khăn, phức tạp này.
2.2. Nhiệm vụ đề ra :
Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách
lúc bấy giờ. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh cần tập trung chỉ đạo,
động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào lớn, các cuộc vận
động, như: tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm với khẩu hiệu “tăng gia sản
xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa”; lập hũ gạo tiết kiệm, tổ chức “Tuần lễ
vàng”, gây quỹ “Độc lập”, quỹ “Đảm phụ quốc phòng”, quỹ “Nam Bộ kháng
chiến”,...Chính phủ cũng cần bãi bỏ thuế thân và nhiều thứ thuế vô lý của chế
độ cũ, thực hiện chính sách giảm tơ 25%.
6|Page

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ. Đây là nhiệm vụ được Chủ tịch Hồ
Chí Minh đặc biệt coi trọng, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, góp phần
tích cực vào cơng cuộc xây dựng hệ thống chính quyền cách mạng mới, phát
huy quyền dân chủ của nhân dân. Đảng và Hồ Chí Minh đã phát động phong
trào “Bình dân học vụ”, toàn dân học chữ quốc ngữ để từng bước xóa bỏ nạn
dốt; vận động tồn dân xây dựng nếp sống mới, đời sống văn hóa mới để đẩy
lùi các tệ nạn, hủ tục, thói quen cũ, lạc hậu làm cản trở quá trình tiến bộ.
Khẩn trương xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng. Để khẳng

định địa vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam, Đảng và Hồ Chí Minh sớm đã tổ
chức một cuộc bầu cử tồn quốc theo hình thức phổ thơng đầu phiếu để bầu ra
Quốc hội và thành lập Chính phủ chính thức. Ngày 6/1/1946, cả nước tham
gia cuộc bầu cử và có hơn 89% số cử tri đã đi bỏ phiếu dân chủ lần đầu tiên,
đồng bào Nam Bộ và một số nơi đi bỏ phiếu dưới làn đạn của giặc Pháp,
nhưng tất cả đều thể hiện rõ tinh thần “mỗi lá phiếu là một viên đạn bắn vào
quân thù”, làm thất bại âm mưu chia rẽ nội bộ của kẻ thù.
Tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ, đấu
tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ. Sau vụ khiêu khích trắng trợn ở
Sài Gịn ngày 2/9/1945, thực dân Pháp ráo riết thực hiện mưu đồ xâm lược
Việt Nam. Trước tình hình đó, Đảng đã nhanh chóng phát triển lực lượng vũ
trang, tăng cường sức mạnh qn sự; động viên, khích lệ lực lượng tồn dân
kiên trì kháng chiến. Ngày 23/9/1945, quân dân Sài Gòn và cả Nam Bộ đã mở
đầu cuộc kháng chiến trường kì và gian khổ chống thực dân Pháp. Ở miền
Nam, Đảng phát động tồn dân tổng đình cơng, bãi cơng, bãi chợ, không hợp
tác với địch, làm đúng lời thế trong lễ tuyên bố độc lập, nêu cao tinh thần
chiến đấu “thà chết tự do cịn hơn sống nơ lệ”. Ở miền Bắc và miền Trung,
Đảng phát động phong trào “Nam tiến” chi viện người và của cho cuộc chiến
đấu ở miền Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã gửi thư khích lệ, động viên

7|Page

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

đồng bào Nam Bộ kháng chiến, tuyên dương và tặng nhân dân Nam Bộ danh
hiệu “Thành đồng Tổ quốc”.
3. Kết quả thực hiện, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm rút ra

3.1. Kết quả thực hiện
Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng
giai đoạn 1945-1946 đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao và đã giành được những kết
quả hết sức to lớn.
Về kinh tế, ngay từ những năm đầu xây dựng chế độ mới, sản xuất nơng
nghiệp đã có những bước khởi sắc rõ rệt, việc sửa chữa đê điều được khuyến
khích, tổ chức khuyến nơng, tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian, đất
hoang hóa chia cho nơng dân nghèo. Sản xuất lương thực tăng lên rõ rệt, cả
về diện tích và sản lượng hoa màu. Một số nhà máy, công xưởng, hầm mỏ
được khuyến khích đầu tư khơi phục hoạt động trở lại. Ngân khố quốc gia
được xây dựng lại, phát hành đồng giấy bạc Việt Nam. Đầu năm 1946, nạn
đói cơ bản được đẩy lùi, đời sống nhân dân được ổn định, tinh thần dân tộc
được phát huy cao độ, góp phần động viên kháng chiến ở Nam Bộ.
Về văn hóa, năm 1946 đời sống nhân dân được ổn định và có cải thiện.
Đã mở lại các trường lớp và tổ chức khai giảng năm học mới. Cuộc vận động
toàn dân xây dựng nền văn hóa mới bước đầu đã xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã
hội và tập tục lạc hậu. Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sơi
nổi. Đến cuối năm 1946, cả nước đã có hơn 2,5 triệu người dân biết đọc, biết
viết chữ Quốc ngữ. Đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân được cải
thiện một cách rõ rệt, nhân dân bắt đầu tin tưởng vào chế độ mới, nêu cao
quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng.
Về chính trị - xã hội, đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã
hội mới - chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết.
8|Page

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


Cuộc bầu cử tồn quốc theo hình thức phổ thơng đầu phiếu đã thành công bầu
ra 333 đại biểu Quốc hội đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hiến pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội thơng qua và ban hành. Bộ máy
chính quyền từ Trung ương đến làng, xã và các cơ quan tư pháp, tịa án, các
cơng cụ chun chính như Vệ quốc tồn, Công an nhân dân được thiết lập và
tăng cường. Các đoàn thể nhân dân như Mặt trận Việt Minh, Hội Liên hiệp
quốc dân Việt Nam, Tổng Cơng đồn Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam được xây dựng và mở rộng. Quốc hội khóa I đã họp phiên đầu tiên tại
Nhà hát lớn Hà Nội vào ngày 2/3/1946 và lập ra Chính phủ chính thức, gồm
10 bộ và kiện tồn nhân sự bộ máy Chính phủ do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
3.2. Ý nghĩa lịch sử
Những chủ trương, biện pháp, sách lược và đối sách đúng đắn của
Đảng cùng với tinh thần quyết đốn, sáng tạo của Chính phủ và Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong những năm đầu chính quyền cách mạng đang cịn non trẻ có ý
nghĩa hết sức quan trọng, giúp ngăn chặn được bước tiến của đội quân xâm
lược Pháp ở Nam Bộ, vạch trần và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống
phá của kẻ thù; bảo vệ được nền độc lập của đất nước; củng cố, giữ vững
chính quyền cách mạng từ Trung ương đến cơ sở và những thành quả của
cuộc cách mạng Tháng Tám; tạo thêm thời gian, hịa hỗn, tranh thủ chuẩn bị
những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến tồn quốc sau đó,
xây dựng những nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chế độ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
3.3. Bài học kinh nghiệm
Nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm bảo vệ nền tự do, độc lập của
dân tộc. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và
bảo vệ chính quyền cách mạng. Đánh giá đúng âm mưu, hành động, thế và
lực của từng kẻ thù để kịp thời có đối sách thích hợp. Triệt để lợi dụng mâu
thuẫn trong hàng ngũ địch, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân
9|Page


Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

nhượng có nguyên tắc “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” với kẻ địch cũng là một
biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cảnh cụ thể. Tận dụng
khả năng hịa hỗn để xây dựng lực và phát triển lực lượng cách mạng, củng
cố chính quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với
khả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.
II. Ý nghĩa lịch sử của vấn đề đối với cách mạng và với công cuộc xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt Nam hiện nay
Vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo
vệ chính quyền cách mạng khơng chỉ có ý nghĩa ở những năm 1945-1946 mà
cịn có ý nghĩa xun suốt chiều dài lịch sử từ đó cho đến nay. Để có thể phát
huy tinh thần tồn quốc kháng chiến ấy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng ta cần thực hiện tốt một
số nhiệm vụ trọng tâm: Tranh thủ thời cơ, khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tốc
độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, tạo tiềm lực to lớn cho đất
nước; tiếp tục xây dựng nền quốc phịng tồn dân gắn chặt an ninh nhân dân
vững mạnh bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ
quốc; nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu,
hành động phá hoại từ các thế lực thù địch; khơng ngừng chăm lo củng cố
khối đại đồn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận; thực hiện hiệu quả công tác
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
Đảng.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta đã sáng suốt trong nhận
định tình hình, phân tích đúng đắn và chính xác tình hình trong nước và quốc
tế, cũng như những âm mưu của kẻ thù để có những đối sách kịp thời, có hiệu

quả để lãnh đạo đất nước vượt qua khó khăn thử thách và đi đến những thắng
lợi. Điển hình là trong công cuộc đấu tranh chống “Đại dịch COVID-19”,
Đảng ta đã đưa ra những chính sách hết sức nhanh nhạy, mạch lạc và mạnh
mẽ. Đảng sớm nhận ra rõ những hạn chế về nguồn lực, vì vậy, đã đưa ra các
10 | P a g e

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

quyết sách và hành động nhanh chóng ngay từ đầu để xác định, truy vết, kiểm
soát dịch Covid-19. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam,
sự vào cuộc của tồn hệ thống chính trị, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và
sự tham gia của toàn dân với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Việt
Nam đã huy động mọi nguồn lực để phòng, chống và kiểm sốt thành cơng
dịch bệnh. Sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh to lớn của thể chế chính trị ở
nước ta chính là nguyên nhân khiến cho Việt Nam trở thành một trong những
nước thành công trong công cuộc chống đại dịch. Nói cách khác, thành cơng
trong kiểm sốt đại dịch ở Việt Nam có thể bắt nguồn từ sự tin tưởng của
người dân vào sự chỉ đạo của Chính phủ, cũng như cách tiếp cận, truyền đạt
hiệu quả từ Chính phủ tới người dân.
Năm 2020, Việt Nam đã kiểm sốt thành cơng đại dịch và duy trì tăng
trưởng ở mức tích cực so với nhiều nền kinh tế trong khu vực và thế giới.
Chính phủ và người dân Việt Nam đã có được những kinh nghiệm quý báu,
xây dựng năng lực mạnh mẽ để kiểm soát đại dịch và củng cố nền tảng kinh
tế vững chắc. Đợt bùng phát với các biến thể mới từ cuối tháng 4/2021 cho
đến nay cũng đã được Chính phủ kiểm sốt rất tốt. Đó là cơ sở để mọi người
có thể tin tưởng rằng Việt Nam có thể đạt được mục tiêu kép và kiểm soát tốt
đại dịch, đồng thời duy trì tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 này.

Là một sinh viên của HVNH, được trang bị đầy đủ kiến thức về chính
trị, lịch sử của Đảng và Nhà nước Việt Nam, em nhận thấy bản thân mình cần
phải nỗ lực học tập nhiều hơn nữa ngay từ khi còn ngồi dưới ghế nhà trường
để sau này có thể góp một phần công sức vào công cuộc phát triển đất nước
trở nên giàu mạnh. Gìn giữ,phát huy tinh thần yêu nước, đấu tranh vì độc lập
tự do dân tộc. Tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, Đảng, tìm hiểu
thêm về chính trị, văn hóa, xã hội để trang bị cho mình một khối lượng lớn
kiến thức, phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Đất nước như cha ông
ta đã làm.
11 | P a g e

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

KẾT LUẬN
Cùng một lúc nhân dân ta phải thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn: kháng
chiến chống xâm lược giữ vững nền độc lập; trấn áp các thế lực phản động,
xây dựng và củng cố chính quyền, xây dựng chế độ mới; phát triển kinh tế,
vǎn hoá để từng bước ổn định đời sống nhân dân. Việc đưa ra các biện pháp
giải quyết, khắc phục những khó khăn sau Cách mạng tháng Tám chứng tỏ:
nhân dân ta rất yêu nước, tin tưởng và gắn bó với chế độ mới, đồn kết xung
quanh Đảng và Chính phủ, phát huy quyền làm chủ đất nước. Đảng và Chính
phủ mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra các chủ trương sáng suốt
đưa đất nước ta vượt qua mọi thử thách một cách tài tình. Những chủ trương,
biện pháp đúng đắn đó đã khơi dậy sức mạnh to lớn của cả dân tộc, do đó
chẳng những đã bảo vệ được chính quyền, mà còn đưa cách mạng tiếp tục
phát triển vững chắc và giành thế chủ động ngay từ đầu cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược, sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu lâu dài.


12 | P a g e

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia sự
thật)
2. Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) - Quyết định mang ý nghĩa lịch sử
trọng đại (Tạp chí của Ban Tuyên Giáo Trung ương)
( />3. Vai trò lãnh đạo của Đảng dưới góc nhìn truyền thơng quốc tế (Báo Qn
đội Nhân dân Việt Nam)
( />4. 3 yếu tố chính dẫn đến thành cơng trong phòng chống dịch Covid-19 của
Việt Nam (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
( />5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cơng tác phịng chống dịch
COVID-19 (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
( />6. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong cơng tác phòng chống,
đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)
( />
13 | P a g e

Downloaded by tran quang ()



×