Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TỔNG HỢP 250 CÂU TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN DƯỢC LIỆU 1 – PHẦN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.02 KB, 21 trang )

TỔNG HỢP 250 CÂU TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN
DƯỢC LIỆU 1 – PHẦN 1
1.

Sắc ký cột là: Phương pháp sắc ký mà pha tĩnh được nhồi trong một cột hình
trụ hở hai đầu hoặc được tráng trong lòng một mao quản có đường kính
trong rất hẹp.

2.

Trong sắc ký cột cổ điển, áp lực đẩy dịng dung mơi qua cột là: Áp suất thủy
tĩnh.

3.

Pha tĩnh và pha động trong phương pháp sắc ký phân bố ngược dòng ở trạng
thái: Cả 2 pha đều là pha lỏng.

4.

Để ổn định dược liệu là các bộ phận dày, cứng như vỏ, rễ, gỗ, hạt ta dùng
phương pháp ổn định dược liệu dùng hơi ấm bằng: Hơi nước.

5.

Để thu được dược liệu có màu sắc đẹp, thành phần hóa học giống như dược
liệu tươi, ta dùng phương pháp ổn định dược liệu dùng nhiệt ẩm bằng: Hơi
cồn.

6.


Nicotin trong thuốc lá được phân lập bằng phương pháp: Chưng cất phân
đoạn.

7.

Trong phương pháp ổn định dược liệu dùng nhiệt ẩm hơi nước, nhiệt độ cần
duy trì là: 105 – 110oC.

8.

Phương pháp phân lập thường được sử dụng để tách các thành phần của tinh
dầu là: Phương pháp chưng cất phân đoạn.

9.

Enzym tồn tại trong thảo dược sau khi thu hái sẽ hoạt động mạnh ở nhiệt độ:
25 – 50oC.

10.

Borneol có thể: Thăng hoa.

11.

Camphor, Ephedrin, Caffein, các Coumarin, Anthranoid (ở dạng tự do) có
thể: Thăng hoa.


12.


Vì sao muốn lấy purpurea glycoside A và B trong cây Dương Địa Hoàng
Cầm, cần phải phá hủy enzyme digipurpirase có trong cây: Vì enzyme
digipurpirase cắt bỏ 1 đơn vị glucose trong mạch đường của purpurea
glycoside A và B để biến 2 chất này thành glycoside thứ cấp là digitoxosid
và gitoxosid tương ứng.

13.

Muốn lấy digitoxin trong cây Dương Đại Hoàng Cầm thì cần: Để cho
enzyme digipurpidase trong cây hoạt động.

14.

Vì sao muốn lấy acid ascorbic có trong thực vật thì cần ổn định các dược
liệu đó sau khi thu hái: Vì acid ascorbic bị enzyme ascorbicdehydrogenase
oxy hóa.

15.

Vì sao muốn lấy hyoscyamin có trong cây Belladon, Cà độc dược thì phải ổn
định dược liệu này sau khi thu hái: Vì hyoscyamin bị enzyme có sẵn trong
cây cắt dây nối ester tạo ra tropanol và acid tropic.

16.

Vì sao muốn lấy Ranunculin trong 1 số cây thuộc họ Mao Lương thì cần
phải ổn định dược liệu này sau khi thu hái: vì Ranunculin bị enzyme có sẵn
trong cây bị thủy phân thành Protoanemonin.

17.


Vì sao muốn lấy Scillaren A trong Hành Biển thì phải ổn định Hành Biển sau
khi thu hái: Vì enzyme scillarenase cắt bớt 1 glucose của scillaren A tạo
thành Proscillarin A.

18.

Hai hoạt chất quan trọng nhất trong cây dừa cạn là: Vinblastin (chú ý nhất)
và Vincristin.

19.

Phân lập hoạt chất là: Tách riêng 1 chất dưới dạng tinh khiết ra khỏi 1 hỗn
hợp.

20.

Phương pháp phá hủy enzyme bằng nhiệt ẩm, có thể dùng hơi ẩm là: Hơi
cồn 95% hoặc hơi nước.

21.

Các phương pháp giúp phá hủy enzyme làm cho chúng không hoạt động trở
lại, gọi là: các phương pháp ổn định.

22.

Trong phương pháp phá hủy enzyme bằng cồn sôi, ta cắt nhỏ dược liệu rồi
thả vào cồn: 95%, đang sôi.



23.

Kể tên 5 phương pháp phân lập các hoạt chất thường dùng: Kết tinh phân
đoạn, Tách phân đoạn, Thăng hoa, Chưng cất phân đoạn và các phương pháp
sắc ký.

24.

Thiết bị chiết hỗ trợ bằng vi sóng đặc biệt thích hợp cho chưng cất: Tinh
dầu, bằng phương pháp : phương pháp lơi cuốn hơi nước.

25.

Vì sao vi sóng có thể hỗ trợ trong quá trình chiết dược liệu: Khi chiết vi sóng
vào mơi trường có chứa dược liệu và dung mơi phân cực, các phân tử dung
môi và các chất phân cực sẽ dao động và nóng lên nhanh chóng làm tăng
khả năng hịa tan chất vào dung mơi.

26.

Vì sao có thể dùng siêu âm cường độ cao để chiết dược liệu: Vì siêu âm
cường độ cao có thể phá vỡ cấu trúc tế bào, thúc đẩy quá trình chiết.

27.

Vì sao sóng siêu âm có thể giúp chiết hoạt chất trong dược liệu: Vì sóng siêu
âm có tác dụng làm tăng sự hịa tan của chất tan vào dung mơi và tăng quá
trình khuếch tán chất tan.


28.

Lượng cồn cần thiết để ổn định dược liệu trong phương pháp phá hủy
enzyme bằng cồn sôi là: Lượng cồn gấp 5 lần lượng dược liệu.

29.

Người ta xay tươi dược liệu với ammonisulfat, hay natriclorid nhằm mục
đích: Ức chế enzyme trong dược liệu giúp ổn định dược liệu.

30.

Có mấy phương pháp ổn định dược liệu, kể tên: 3 phương pháp ổn định
dược liệu: phương pháp phá hủy enzyme bằng cồn sôi, phương pháp dùng
nhiệt ẩm, phương pháp dùng nhiệt khơ.

31.

Có mấy kỹ thuật chiết dược liệu ở nhiệt độ cao, kể tên: 4 kỹ thuật: Chiết
nóng, Hãm, Sắc, Ngấm kiệt nóng.

32.

Có mấy kỹ thuật chiết dược liệu ở nhiệt độ thường, kể tên: 2 kỹ thuật: Ngâm
lạnh và Ngấm kiệt

33.

Vì sao cần phải ổn định dược liệu: Vì để loại bỏ enzyme có trong dược liệu
gây ảnh hưởng tới hoạt chất cần thiết trong dược liệu.



34.

Chiết dược liệu với sự hổ trợ của siêu âm thì sóng siêu âm có tần số nào
được sử dụng: 20KHz.

35.

Hạt Ý Dĩ được thu hái khi nào: Khi quả đã già, bắt đầu khô.

36.

Hạt Sen được thu hái khi nào: Khi quả đã già, bắt đầu khô.

37.

Các loại quả nang, quả hạch, quả dĩnh, Đại hồi, Sà sang, Tiểu hồi thường
được thu hái khi nào: Khi quả đã già.

38.

Quả Chỉ thực, Conium maniculatum L. được thu hái khi nào: Khi quả còn
non.

39.

Quả hồ tiêu, Quả Mơ được thu hái khi nào: Trước khi chín.

40.


Hoa Cà Độc Dược, Hoa Hồng hoa được thu hái khi nào: Khi hoa đã nở.

41.

Hoa Kim Ngân, Hoa Đinh Hương, Hoa Hòe được thu hái khi nào: Khi hoa
chưa nở.

42.

Rễ Bồ Công Anh được thu hái vào thời gian nào: Giữa mùa hè.

43.

Đối với dược liệu dùng vỏ cây, ta nên thu hái vào thời gian nào trong năm:
Mùa Xuân.

44.

Đối với dược liệu dùng lá và ngọn cây có hoa, ta nên thu hái vào thời điểm
nào: Vào thời ký cây quang hợp mạnh nhất, thường lá lá bánh Tẻ vào thời kỳ
cây bắt đầu ra hoa, không nên hái khi quả và hạt đã chín.

45.

Rễ và thân rễ dược liệu thường được thu hái vào thời gian nào trong năm:
Thời kỳ thu đơng.

46.


Hoa Hịe được thu hái khi nụ hoa chưa nở, vì: nụ có hàm lượng Rutin cao,
khi hoa đã nở hàm lượng Rutin giảm thấp.

47.

Trong Mã Tiền, hoạt chất được chú ý nhất là: Strychnin.


48.

Hàm lượng Alkaloid trong vỏ cây Canh Kina như thế nào trong đời sống của
cây: Hàm lượng tăng nhanh theo sự phát triển của cây và đạt tối đa vào năm
thứ 7.

49.

Khi thu hái Duboisia myoproides vào tháng 4 ta thu được 3% hyoscyamin.
SAI, (là 3% Scopolamin vào tháng 4 và 3% Hyoscyamin vào tháng 10).

50.

Trong cây Trúc Đào, hoạt chất đáng chú ý nhất là: Neriolin.

51.

Bạc Hà thường được thu hái khi nào, tại sao: Khi cây bắt đầu ra hoa, vì lúc
này hàm lượng tinh dầu cũng như Menthol trong tinh dầu đạt tối đa.

52.


10-desacetyl baccatin III là chất có khung Taxan có trong cây: Thơng Đỏ.

53.

Paclitaxel được phân lập từ cây Taxus breviflia được dùng trị: Ung thư
buồng trứng thời kỳ tiến triển.

54.

Trong Dương Địa Hồng, có chất gì đáng chú ý nhất: Digitalin.

55.

Trong rễ Ba Gạc có chất gì được chú ý: Reserpin.

56.

Trong cây Thanh Cao Hoa Vàng, các chất được chiết dùng để trị sốt rét là:
Artemisinin.

57.

Cấu trúc gì trong cây Canh Kina được dùng làm thuốc trị Sốt Rét: Quinin.

58.

Ba quá trình xảy ra đồng thời trong quá trình chiết xuất dược liệu là:
-

Sự hịa tan của chất tan vào dung mơi.

Sự khuếch tán của chất tan trong dung môi
Sự dịch chuyển của các phân tử chất tan qua vách tế bào thực vật.

59.

Có 2 phương thức điện di chính là: Điện di mặt phẳng và Điện di mao quản.

60.

Điện di là: phương pháp phân tích dựa trên sự khác nhau về độ linh động
điện ly ( Linh độ điện ly- electrophoretic mobility) của hai hay nhiều chất
hay tiểu phân tĩnh điện trong điện trường.


61.

Sắc ký khí chỉ dùng được cho phân tích các chất bay hơi. Sặc ký khí là
phương pháp có hiệu năng rất cao, cao hơn nhiều so với HPLC.

62.

SAI: Dòng khí chạy qua pha tĩnh trong sắc ký khí đóng vai trị như một pha
động thực sự.
ĐÚNG: Dịng khí chỉ có nhiệm vụ lơi cuốn các chất trong pha bay hơi dọc
theo pha tĩnh để chúng tương tác với pha tĩnh. Như vậy, chúng chỉ được gọi
là chất mang.

63.

Sắc ký khí là: phương pháp sắc ký mà pha động lỏng được thay thế bằng a

dịng khí liên tục chạy qua pha tĩnh.

64.

Pha tĩnh dùng trong HPLC rất đa dạng và phong phú.

65.

Pha động dùng trong HPLC (pha đảo) thông dụng nhất là: Hỗn hợp nước –
methanol hoặc nước – acetonitrile với các tỉ lệ khác nhau.

66.

Pha tĩnh thông dụng nhất dùng trong sắc ký lỏng cao áp HPLC là: Pha tĩnh
phân bố (pha đảo hay pha thuận)

67.

Pha tĩnh thông dụng nhất trong sắc ký lớp mỏng là, cơ chế: Silicagel, cơ chế:
hấp phụ.

68.

Cơ chế phân tách của phương pháp sắc ký lớp mỏng thường là: Cơ chế hấp
phụ.

69.

Cơ chế phân tách của phương pháp sắc ký giấy chủ yếu là: Cơ chế phân bố.


70.

Trong sắc ký lớp mỏng, dung môi dịch chuyển qua pha tĩnh chủ yếu nhờ:
Lực mao dẫn.

71.

Nêu tên 3 dung mơi có độ phân cực lớn thường dùng làm dung môi sắc ký
theo thứ tự: Alcol isopropylic < Alcol Ethylic < Alcol Methylic.

72.

Chiết dược liệu với sự hổ trợ của vi sóng, bức xạ điện từ được sử dụng có
tần số: 2450 MHz.

73.

Nêu tên 3 dung mơi ít phân cực nhất thường dùng làm dung môi sắc ký:
Ether dầu hỏa, Hexan, Heptan.


74.

Hằng số điện môi của 1 chất càng nhỏ (lớn), độ phân cực của chất đó càng:
Nhỏ (Lớn).

75.

Có mấy phương pháp triển khai sắc ký phẳng: 2 phương pháp là Sắc ký đi
lên và Sắc ký đi xuống, tùy thuộc vào chiều đi của pha động.


76.

Với pha động trong kỹ thuật sắc ký, yếu tố quan trọng nhất là: Bản chất của
pha động.

77.

Với pha tĩnh trong kỹ thuật sắc ký, yếu tố quan trọng nhất là: Cơ chế phân
tách.

78.

Trong sắc ký giấy là 1 phương pháp sắc ký phân bố pha : Thuận.

79.

Trong sắc ký giấy, pha tĩnh được: thường là nước được thấm trên 1 tờ giấy
thấm đặc biệt.

80.

Sắc ký lớp mỏng kết hợp với mật độ quang kế, hiện được coi là 1 phương
pháp định lượng. SAI, vì chỉ được coi là phương pháp bán định lượng.

81.

Trong nghiên cứu dược liệu, sắc ký được sử dụng để: Định tính, Định lượng,
Theo dõi thành phần các chất, Phân lập các chất.


82.

Các yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống sắc ký quyết định đến khả năng
tách 1 hỗn hợp mẫu xác định nào, đó là: Pha tĩnh và pha động.

83.

Sắc ký là: một phương pháp phân tách lý hóa, trong đó các chất được tách ra
khỏi 1 hỗn hợp dựa trên sự “phân bố” liên tục của chúng giữa 2 pha, 1 pha
không chuyển động và 1 pha tĩnh theo 1 phương xác định.

84.

Cộng hưởng từ biến đổi Fourier là: Cách xác định tần số cộng hưởng bằng
cách ghi nhận đồng thời mọi tần số cộng hưởng rồi sử dụng biến đổi Fourier
để tách riêng tần số cộng hưởng của từng hạt nhân.

85.

Cộng hưởng từ nhân quét là: Cách xác định tần số cộng hưởng theo từng tần
số trong suốt dãi tần số cộng hưởng.


86.

Vì sao người ta gọi phổ kế cộng hưởng từ hạt nhân 200Mhz, 300MHz hay
500Mhz: Gọi theo tần số dùng để kích thích các Proton.

87.


Phổ cộng hưởng từ hạt nhân là: Tần số cộng hưởng của các hạt nhân trong
phân tử.

88.

Phổ khối lượng xác định tỉ lệ khối giữa khối lượng (m) và điện tích (z) của
ion (m/z).

89.

Phổ khối lượng giúp ta biết: Thông tin về khối lượng của các ion sinh ra từ
phân tử.

90.

“ Nam Bang Thảo Mộc” là tác phẩm y học của: Trần Nguyệt Phương.

GS.TS Đỗ Tất Lợi: 1919 – 2008. Sách: “Những cây thuốc và Vị thuốc Việt
Nam”
92. Đinh Nho Chấn và Phạm văn Thái biên soạn : “ Trung Việt Dược tính Hợp
Biên”
91.

93.

A.Petelot và Ch.Crevost (người Pháp) có biên soạn sách gì về Y học Đông
Dương: “ Danh Mục các sản phẩm Đông Dương- Các Dược Phẩm”

94.


Phó Đức Thành biên soạn: “Việt Nam Dược Học”

95.

Nguyễn An Nhân biên soạn: “ Y học Tùng Thư”

96.

Danh Y Nguyễn Quang Tuân biên soạn: “La Khuê Phương Dược” và “ Kim
Ngọc Quyển”

97.

Tiến sĩ Nguyễn Gia Huy biên soạn: “ Liệu Dịch Phương Pháp Tồn Tập”

98.

Tuệ Tĩnh (ơng tổ nghành y dược Việt Nam, tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, mất
tại Trung Quốc) quê ở: Phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Tác phẩm:
“Hồng Nghĩa Giác Tự Y Thư – Gồm 2 quyển biên soạn dưới dạng thơ nôm
để truyền bá rộng rãi y dược học dân tộc và y lý biện chứng trị liệu-”, “ Nam
Dược Thần Hiệu – Nội dung: gồm 11 quyển, quyển đầu nói về dược tính của
499 vị thuốc Nam, 10 quyển sau mỗi quyển nói về 1 khoa trị bệnh-”


99.

Ai là người chữa khỏi bệnh Sản Hậu cho Tống Vương Phi (vợ vua Minh) và
được phong là “Đại Y Thiền Sư”: Tuệ Tĩnh.
“Tơn tiên sư, Kính đạo tiên sư, Thuốc Nam Việt chữa người Việt

Nam” là tư tưởng chỉ đạo về đường hướng y học của: Tuệ Tĩnh.

100.

“ Nam Dược trị nam nhân” là tư tưởng đường hướng y học của ai, do
ai phát huy về sau đó: Đường hướng của Tuệ Tĩnh, được Lê Hữu Trác phát
huy.

101.

“Đại Y Tơn” của Việt Nam: Hải Thượng Lãn Ơng – Lê Hữu Trác
(1720 – 1791) với tác phẩm “ Hải Thượng Y Tơng Tâm Linh”.

102.

Vì sao Lê Hữu Trác lại nói mình là Hải Thượng Lãn Ơng: Ơng q ở
Thượng Hồng, Hải Dương  Hải Thượng. Lãn là Lười (làm quan)  Hải
Thượng Lãn Ông.

103.

Hải Thượng Lãn Ông: “Thuốc thang sẵn có khắp nơi, trong vườn
ngồi ruộng trên đồi dưới sóng, hang ngàn thảo mộc thú rừng, thiếu gì thuốc
bổ thuốc cơng quanh mình”

104.

105.

Phạm Cơng Bân cịn gọi là: Phạm Bân. Là danh y thời vua: Trần Anh


Tông.
Ai là người đưa ra khái niệm “hoạt chất của dược liệu”, “ chất tinh
túy”: Paracelsus – y sĩ người Thụy Sỹ.

106.

Ai là người đặt ra hệ thống danh pháp cho động vật và thực vật: C.
Linnaeus.

107.

108.

Ai là người đưa ra khái niệm vitamin: Ejikman.

109.

Nguyễn Bá Tĩnh sinh năm 1330, cịn năm mất thì không ai biết.

Phổ Hồng Ngoại giúp ta phát hiện: Các thông tin về liên kết đôi, ba,
liên kết với các dị tố, các nhóm thế  giúp xác định cáu trúc các chất.

110.

Phổ Hồng Ngoại thường được biểu diễn bằng độ truyền qua (T%) của
bức xạ Hồng Ngoại theo: Số sóng ( cm -1).

111.



Phổ UV-Vis biểu diễn: Sự tương quan giữa cường độ hấp thu theo
bước sóng của 1 chất trong những điều kiện nhất định.

112.

Phổ Tử Ngoại khả kiến giúp phát hiện: λ max, giúp xác định các
nhóm chất hay trong 1 số trường hợp để so sánh phổ định danh các chất.

113.

Để khắc phục các nhược điểm và phát huy thế mạnh của cả 2 máy sắc
ký và quang phổ người ta làm: Ghép nối sắc ký – Quang phổ.

114.

115.

Phản ứng đặc hiệu phát hiện Anthranoid là: Phản ứng Bontrager.

Tro Sulfat là: Tro còn lại sau khi nhỏ Acid Sulfuric lên dược liệu và
đem nung.

116.

Vì sao cần xác định lượng tro không tan trong acid Hydrochloric
(HCl) với Mộc Tặc: Tro này biểu hiện lượng đất cát (cấu tạo bởi Silic Oxyd)
trong dược liệu.

117.


Trong q trình xác định tro tồn phần, để tránh các dược liệu hóa gỗ
tạo ra than khó đốt, ta có thể làm gì: Ngừng nung rồi làm ẩm bằng nước cất
hay acid nitric đậm đặc rồi đem nung lại cho đến khi tro khơng cịn màu đen.

118.

Tro tồn phần của 1 dược liệu là: Khối lượng rắn còn lại sau khi đã
nung cháy hồn tồn dược liệu đó.

119.

Dung môi thường được dùng trong phương pháp chưng cất đẳng phí
với dung mơi là: Xylen, Toluen.

120.

Phương pháp xác định độ ẩm bằng cách chưng cất đẳng phí với dung
mơi thường được áp dụng cho loại dược liệu nào: Dược liệu chứa tinh dầu.

121.

Nêu rõ phương pháp chưng cất lôi cuôbs đẳng phí: Lơi cuốn nước
bằng cách cất với 1 dung môi hữu cơ không trộn lẫn được với nước nhưng
lại tạo với nước 1 hỗn hợp đẳng phí có nhiệt độ sơi ổn định.

122.

Có thể xác định độ ẩm của dược liệu bằng cách nào: Sấy, Chưng cất
đẳng phí với dung môi.


123.


Theo DĐVN III, độ ẩm của lá Thanh Cao Hoa Vàng phải đáp ứng
điều kiện: < 13%.

124.

Sau khi nhỏ thêm thuốc thử, Emetin dưới ánh sáng UV cho màu: Đỏ

125.

cam.
Sau khi nhỏ thêm thuốc thử, Berberin dưới ánh sáng UV cho màu:

126.

Vàng.
Sau khi nhỏ thêm thuốc thử, Aconitin dưới ánh sáng UV cho màu:
Xanh lơ.

127.

Hoạt chất đáng chú ý nhất trong tinh dầu Hồi là: Anetol.

128.

Nhiệt độ đông đặc của tinh dầu Hồi được quy định là: phải trên
+15 C, khi ấy hàm lượng Anetol trong tinh dầu sẽ trên 85%.


129.

o

130.

Nhiệt độ nóng chảy của Sáp Ong Vàng được quy định là: 62 – 66oC

131.

Chỉ số khúc xạ của tinh dầu Hương Nhu Trắng ở 20oC là: 1,510 –

1,528.
132.
-

Dược liệu ngày nay tập trung vào những lĩnh vực:
Tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc.
Kiểm nghiệm và tiêu chuẩn hóa dược liệu.
Chiết xuất dược liệu.
Nghiên cứu thuốc mới từ dược liệu.

Các chỉ số vật lý thường để đánh giá dược liệu là: 6 chỉ số: Độ hịa
tan, Tỷ trọng, Góc quay cực riêng, Chỉ số khúc xạ, Nhiệt độ đông đặc, Nhiệt
độ nóng chảy.

133.

Các chỉ số vật lý được dùng để đánh giá các nguyên liệu là chất lỏng ,

đặc biệt là tinh dầu và chất béo là: 5 chỉ số: Độ hịa tan, Tỷ trọng, Góc quay
cực riêng, Chỉ số khúc xạ, Nhiệt độ đơng đặc.

134.

Độ hịa tan của 1 chất thường được biểu hiện bằng: Số ml dung môi
tối thiểu cần để hịa tan 1g chất đó.

135.


Quinine trong dung dịch oxy acid dưới ánh sáng thường có màu?
Dưới ánh sáng UV có màu: Xanh lơ, Xanh lơ rõ.

136.

Dùng kính hiển vi khơng chỉ để xác định sự giả mạo của dược liệu mà
còn ước lượng được tỷ lệ chất giả tạo. ( Đúng, Ước lượng tỉ lệ giả mạo căn
cứ vào số lượng 1 đặc điểm gì đó của mẫu kiểm nghiệm so sánh với mẫu đối
chứng)

137.

Muốn tìm Trúc Đào trong dạ dày tử thi, người ta thường làm phản ứng
Oleandrosid hơn là soi vi phẫu. SAI, Soi vi phẫu thường được sử dụng nhiều
hơn.

138.

139.


Các dược liệu chứa acid hữu cơ có vị: Chua

140.

Các dược liệu chứa Alkaloid, Glycosid có vị: Đắng.

141.

Cỏ ngọt có vị: ngọt.

142.

Cam thảo có vị: Ngọt.

Các chỉ tiêu của 1 tiêu chuẩn được đề ra để đảm bảo chất lượng của
dược liệu và có căn cứ để giao dịch trên thị trường bao gồm: 4 tiêu chuẩn:
Đặc điểm hình thái, Thử tinh khiết, Định tính thành phần hóa học, Định
lượng thành phần chính hay định lượng cao chiết được của dược liệu.

143.

Đối với dược liệu có số lượng ít và dễ bị sâu mọt, ta thường bảo quản
bằng cách: Đựng trong hộp hoặc thùng sắt kín và nhỏ xuống đáy thùng vài
giọt Chloroform.

144.

Có thể phịng chống nấm mốc, sâu mọt trong dược liệu bằng cách sử
dụng : Bức xạ γ Co80 chiếu từ 0,25 KGy đến 1 KGy.


145.

Vì sao các dược liệu như Cà Độc Dược, Ô Đầu, Mã Tiền cần được
bảo quản ở nơi riêng biệt: Vì chúng Độc.

146.

Vì sao các dược liệu như Hồi, Đinh Hương, Quế, Bạc hà cần phải bảo
quản ở nơi riêng biệt: Vì chúng chứa tinh dầu.

147.


Người Việt ta có tục nhai trầu (trầu, cau, vơi) nhằm mục đích: Bảo vệ
răng, da dẻ hồng hào.

148.

Nếu dược liệu bị sâu mọt thì phương pháp khắc phục đơn giản nhất là:
Sấy ở nhiệt độ 65oC.

149.

Người Việt xưa nhuộm rang bằng cách phối hợp các dược liệu nào:
Vỏ lựu, Ngũ bội tử, Cánh kiến.

150.

Muốn bảo quản dược liệu dễ hút ẩm ta cần: Đựng trong bao bì bằng

nhựa tổng hợp hoặc bằng sắt và dưới đáy có để chất hút ẩm.

151.

152.

Tục nhai trầu của người Việt có từ thời: Hồng Bàng.

Nguyên nhân chính là giảm chất lượng dược liệu trong quá trình bảo
quản là: Độ Ẩm.

153.

Trong nghành dược liệu học, J.Abel đã đóng góp : Chiết được
Epinephrin từ động vật, chứng minh rằng có thể sản xuất các chất có tác
dụng sinh lý đặc hiệu từ các tuyến nội tiết của động vật.

154.

Trong nghành Dược liệu học, Ẹikman đã có đóng góp: đưa ra khái
niệm Vitamin 1896.

155.

Trong nghành Dược liệu học, Schleiden đã có đóng góp: Khám phá ra
rằng có thể phân biệt được các dược liệu bằng cách quan sát chúng dưới
kính hiển vi và tầm quan trọng của khảo sát mô học trong chống nhầm lẫn
và giả mạo các vị thuốc.

156.


Sự kiện gì khởi đầu cho sự hình thành của Hóa Dược học, tách dần
khỏi Dược liệu học: Chất gây mê đầu tiên được tổng hợp.

157.

Trong nghành Dược liệu học, F.Serturner đã có đóng góp: Chiết được
Morphin từ thuốc phiện, Sự kiện này chứng minh khái niệm chất “ Tinh
Túy” của Paracelsus.

158.

Trong nghành Dược liệu học, K.W. Scheele đã có đóng góp: Chiết
được các acid thực vật và những chất khác vào cuối thế kỷ 18, khởi đầu cho
việc nghiên cứu thành phần hóa học của cây thuốc.

159.


Trong nghành Dược liệu học, C.Linnaeus đã có đóng góp: Đặt ra hệ
thống danh pháp cho động vật và thực vật.

160.

Thời điểm Dược tách khỏi Y trong Y học Phương Tây là: Khi những
tiến bộ của điều trị được đánh dấu bởi Dale với cuốn “ Pharmacologia 1700” nhấn mạnh mục tiêu của Y học phải dựa trên nền tảng trị liệu.

161.

Nghành dược phương Tây phát triển dựa trên nền tảng kiến thức và

kinh nghiệm của y dược học nước: Hy Lạp và La mã.

162.

Dioscorides là người nước La Mã, đã viết cuốn “ De Materia medica”
mô tả trên 600 lồi cây có tác dụng chữa bệnh.

163.

Galen (người Hy Lạp, sống tại La Mã) có đóng góp gì cho nghành Y
học: Viết nhiều sách mô tả phương pháp bào chế thuốc có nguồn gốc động
vật và thực vật.

164.

165.

Celsus người La Mã viết bộ sách “ De Medicina”.

Hyppocrate (460-377 TCN) là người nước Hy Lạp ( tổ sư nghành y
học hiện đại phương tây) .

166.

167.

Aslepius là: 1 vị vua xứ Thessaly rất giỏi về thuật chữa bệnh.

168.


Imhotep là người nổi tiếng nhất trong y học Ai Cập cổ đại.

169.

Người ta biết đến y học Ai Cập nhờ các bản ghi bằng : Giấy Papirus.

Nội dung sơ lược của cuốn “ Bản thảo Cương Mục”- của Lý Thời
Trân (1518-1593) người Trung Quốc-: 12.000 bài thuốc, trong đó có 1892 vị
thuốc với 1094 vị dược liệu, 444 vị thuốc động vật và 354 vị thuốc khống
vật.

170.

171.

“Hồng đế nội kinh” là tác phẩm y học của Trung Hoa.

Ai là người đã ra lệnh thu thập tài liệu y học của người Sumer,
Akkadia, Babilon: Assur – Banipal là vua vùng Assyri.

172.


173.

Vua Babilon đặt ra luật hành nghề y dược là: Hammurabi.

Thầy thuốc Susruta (Ấn Độ đầu cơng ngun) đã có những đóng góp :
Mơ tả 760 loại dược liệu.


174.

Thầy thuốc Charaka người Ấn Độ đầu cơng ngun có đóng góp: Kể
đến 500 phương thuốc, nói nhiều tới các sản phẩm có nguồn gốc khống vật
và động vật.

175.

176.

Bản ghi bằng đất nung của người Assyri.

Mục đích của việc đóng gói dược liệu là: Bảo vệ dược liệu về mọi mặt
trong thời gian vận chuyển, bảo quản.

177.

Mục đích bảo quản dược liệu là: Giữ nguyên phẩm chất và hình thức
của dược liệu không bị giảm sút trước khi chúng được sử dụng.

178.

Việc đóng gói dược liệu cần phải tuân theo các tiêu chuẩn về: Loại
bao bì, kích thước, khối lượng, hình dáng.

179.

Bao bì đóng gói dược liệu nhỏ, có thể dùng ngay thì cần ghi nhãn
chứa những thơng tin: 9 thơng tin: Tên dược liệu, Khối lượng nguyên, Khối
lượng cả bì, Nơi sản xuất, Số kiểm sốt, Cơng dụng, Cách dùng, Liều dùng,

Hạn dùng.

180.

Bao bì đóng gói dược liệu số lượng lớn cần ghi nhãn chứa những
thông tin: 5 thông tin: Tên dược liệu, Khối lượng nguyên, Khối lượng cả bì,
Nơi sản xuất, Số kiểm sốt.

181.

Phương pháp làm khơ dược liệu nào cần đến máy hút chân không: Sấy
dưới áp suất giảm và đông khô.

182.

183.

Sữa ong chúa, Nọc rắn được làm khô bằng phương pháp nào: Đông

Khô.
Ưu điểm của phương pháp làm khô dược liệu Đông Khô là: nguyên
liệu được làm khô tuyệt đói, các hoạt chất khơng bay hơi cũng có thể được
bảo vệ nguyên vẹn, các enzyme bị ức chế nhưng cũng có thể hoạt động trở
lại ở nhiệt độ bình thường, cấu trúc của các mơ cũng khơng bị biến đổi.

184.


Trong phương pháp đông khô làm khô dược liệu làm thế nào để nước
kết tinh trong dược liệu thăng hoa: Vẫn giữ nhiệt độ thấp và hạ áp suất

xuống 10-6 mmHg.

185.

Trong phương pháp đông khô làm khô dược liệu làm thế nào để nước
kết tinh nước trong dược liệu: Làm lạnh thật nhanh ở nhiệt độ rất thấp (80oC)

186.

Phương pháp làm khô dược liệu bằng cách cho tinh thể nước đá thăng
hoa là phương pháp: Đông Khô.

187.

Làm thế nào để có thể tạo áp suất giảm trong máy sấy dược liệu: Nối
tủ sấy với máy hút chân khơng.

188.

Vì sao khơng sấy dược liệu trong máy sấy thông thường mà phải sấy
trong điều kiện áp suất giảm: Giúp làm khô 1 số cao thuốc hoặc bảo vệ các
thuốc có hoạt chất dễ hỏng bởi nhiệt độ.

189.

Dùng thiết bị gì để thơng hơi trong máy sấy làm khô dược liệu: Dùng
quạt hút.

190.


191.

Nhiệt độ trong tủ sấy ở áp suất giảm vào khoảng: 25-40oC.

192.

Nhiệt độ trong tủ sấy làm khô dược liệu vào khoảng: 30-80oC.

Vì sao phải phơi 1 số dược liệu ở trong Râm: Vì muốn làm khơ dược
liệu nhưng muốn bảo vệ màu sắc (hoa) hoặc tinh dầu trong dược liệu.

193.

Có mấy cách phơi làm khô dược liệu: 2 cách: Phơi dưới ánh nắng mặt
trời và Phơi trong râm.

194.

195.

Việc làm khô dược liệu liên quan đến các yếu tố: Nhiệt độ và Thơng

Hơi.
Mục đích của việc làm khơ dược liệu là: Bảo quản dược liệu khỏi bị
nhiễm mốc, vi khuẩn, bị tác động bởi enzyme và hạn chế các biến đổi hóa
học trong dược liệu.

196.



Có mấy phương pháp làm khơ dược liệu: 4: Phơi, Sấy, Sấy áp suất
giảm, Đông khô.

197.

Để chế biến chè đen, sau khi thu hái người ta cần: không cần ổn định,
để cho enzyme hoạt động bình thường.

198.

Để chế biến chè xanh, sau khi thu hái người ta cần: Ổn định bằng
phương pháp nhiệt khô.

199.

Nhược điểm của phương pháp ổn định dược liệu dùng nhiệt ẩm bằng
hơi nước là: Tinh bột bị biến thành hồ, Protein bị đơng lại, do đó sau khi làm
khơ dược liệu có trạng thái sừng, làm cho việc chiết xuất hoạt chất không
thuận lợi.

200.

201.

Gai dầu và Hyoscyamus được Susruta sử dụng làm thuốc : Gây tê.

Ưu điểm của phương pháp ổn định dược liệu dùng nhiệt ẩm hơi cồn
là: Lấy được dược liệu có màu sắc đẹp, thành phần hóa học giống như dược
liệu tươi.


202.

Nhược điểm của phương pháp phá hủy enzyme dùng nhiệt khô là:
Protein bị vón, tinh dầu bị bay hơi, đường bị chuyển thành Caramen, làm
nóng nhanh nên tạo xung quanh dược liệu 1 lớp mỏng khơ bao phía ngồi
làm cho việc làm khơ tiếp theo khó khan hơn và trong mơi trường khơ
enzyme khó bị phân hủy.

203.

Dược liệu học (thuật ngữ tiếng anh: Pharmacognosy) là: Môn khoa
học về các nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc sinh học.

204.

Khung cấu trúc của Anthranoid (thuộc nhóm lớn Hydroxyquinon) là:
C6C2C6 hay (C6C1)2

205.

Anthranoid là những hợp chất Quinon là các sắc tố được tìm thấy chủ
yếu trong nghành: Nấm, Địa Y, TV bậc cao, có cả trong động vật.

206.

207.

Các hợp chất hydroxyquinon có màu: Vàng, vàng cam, đỏ.

Căn cứ vào số vịng thơm đính thêm vào nhân quinon mà người ta

chia nhóm hydroxyquinon thành mấy nhóm? Đó là?: 4 nhóm: Benzoquinon,

208.


Naphtoquinon, Anthraquinon và Naphtacenquinon hay còn gọi
làAnthracyclinon.
Anthraquinon (Anthranoid) khi tồn tại dưới dạng Glycosid được gọi
là: Anthraglycosid (Anthracenosid.)

209.

Có 2 dạng dẫn chất Anthraquinon phổ biến là: 1,8dihydroxyanthraquinon (trong dược liệu các họ TV Polygonaceae, Fabaceae,
Rhamnaceae, Nấm và Địa Y) và 1,2-dihydroxyanthraquinon (trong dược liệu
Rubiaceae).

210.

Con đường nguyên sinh các dẫn chất 1,8-dihydroxyquinon xuất phát
từ: các đơn vị Acetat.

211.

Con đường nguyên sinh các dẫn chất 1,2-dihydroxyquinon xuất phát
từ: Acid Shikimic.

212.

Anthraquinon đơn giản nhất khơng có nhóm thế có thể điều chế bằng
cách: Oxy hóa Anthracen hoặc tổng hợp từ Phtalic và Benzen.


213.

Lồi nấm tham gia vào quá trình tạo dẫn chất 1,8dihydroxyanthraquinon là: Penicillium islandicum.

214.

Alizarin, Purpurin là hoạt chất thuộc nhóm Anthraquinon, phân nhóm
1,2-dihydroanthraquinon.

215.

Boletol là 1 chất có màu đỏ sáng, có trong loài dược liệu : nấm thuộc
chi Boletus.

216.

Acid carmiric dạng muối nhơm có màu đỏ, được dùng làm tá dược
màu trong bào chế khoa, thực phẩm, mỹ phẩm và nhuộm vi phẫu thực vật. là
hoạt chất có cấu trúc Anthraquinon, thuộc phân nhóm phẩm nhuộm 1,2dihydroxyanthraquinon. Nó có tác dụng dược lý kháng ung thư. Có trong
lồi Sâu dactylopius coccus Costa.

217.

Acid Kermesic là hoạt chất có cấu trúc Anthraquinon, thuộc phân
nhóm phẩm nhuộm 1,2-dih…quinon. Nó được tìm thấy trong lồi Sâu
Kermococcus ilicus ( sâu này sống trên nhiều loài xương rồng thuộc chi
Opuntia thuộc họ xương rồng Cactaceae)

218.



Cánh Kiến Đỏ (chứa 75% là nhựa) được tạo ra từ lồi động vật: Sâu
Laccifer Lacca Kerr.

219.

Vì sao Shellac được sử dụng để đánh Verni: Vì trong đó có các sản
phẩm phụ có màu là acid laccaic (A,B,C: màu đỏ sẫm, D: màu vàng – vì
khơng có nhóm OH ở α và β nên có màu vàng)

220.

Các dẫn chất 1,2-dihydroxyanthraquinon trong cấu trúc có 2 nhóm
OH ở vị trí α và β.

221.

Phân nhóm nhuận tẩy 1,8-dihydroxyanthraquinon cịn được gọi là:
OMA ( nhóm oxymethylanthraquinon) vì ở vị trí 3 trong phân tử thường là
nhóm –CH3, -CH2OH, -CHO, -COOH. (VD: Chất:Chrysopanol, Aloe
Amodin, Rhein, Physcion… Dược liệu: Đại Hồng, Chút Chít, Thảo Quyết
Minh)

222.

Anthranoid nhóm nhuận tẩy có trong lồi địa y nào: 1 số loài thuộc
chi Xanthoria (Physcion, Fallacinol, Fallacinal, Acid Parietinic).

223.


Các dẫn chất Anthranoid tồn tại trong thực vật dưới dạng: Oxy hóa
(Anthraquinon) hay dạng khử ( Anthron, Anthranol)

224.

Nếu khử 1 trong 2 nhóm chức Ceton của Anthraquinon sẽ cho ra: Dẫn
chất Anthron hoặc đồng phân hỗ biến của Anthron là Anthranol.

225.

Nếu khử hết 2 nhóm chức Ceton của Anthraquinon sẽ tạo ra Dẫn chất
Dihydroanthraquinon.

226.

Acid Ruberythric là hoạt chất có cấu trúc Anthraquinon, thuộc nhóm
phẩm nhuộm.

227.

228.

Anthranoid được dùng dưới dạng : Oxy hóa.

Vì sao khơng dùng anthranoid dạng khử trực tiếp trong trị liệu: Vì
dạng khử có tác dụng xổ mạnh nhưng gây đau bụng.

229.


Muốn có được dược liệu chứa Anthranoid ở dạng oxy hóa thì sau khi
thu hái dược liệu ta cần: để 1 năm sau mới sử dụng.

230.


231.

3 hoạt chất Anthraglycosid: Frangulin A, Barbaloin, Aloinosid.

Trong Đại Hoàng có hoạt chất có cấu trúc anthraquinon: Nhóm nhuận
tẩy ( Chrysopahnol, Aloe Emodin, Rhein), Nhóm A.Dimer (Rheidin)

232.

Trong chi Cassia ta thường gặp các anthranoid có cấu trúc:
Dianthraquinon.

233.

234.

Kể tên 1 số dianthraquinon: Cassianin, Cassiamin.

235.

Có thể tìm thấy dianthraquinon ở lồi nấm: Penicillium.

Fragilin có cấu trúc anthraquinon, được tìm thấy trong lồi dược liệu:
địa y Sphaerophorus globosus.


236.

Nalgiolaxin có cấu trúc anthraquinon, được tìm thấy trong lồi dược
liệu nấm Penicillium.

237.

Fragilin và Nalgiolaxin có cấu trúc anthraquinon, đặc biệt nữa trong
cấu trúc là: có nhóm thế Clor.

238.

Tính chất vật lý của các dẫn chất anthraquinon: tinh thể có hình kim,
màu vàng  đỏ, dễ thăng hoa, dạng tự do (aglycon) dễ tan trong dung môi
kém phân cực, dạng glycoside dễ tan trong nước.

239.

Dẫn chất Oxyanthraquinon có ít nhất 1 nhóm α-OH sẽ cho màu với:
Mg Acetat trong cồn.

240.

Dẫn chất 1,2-dihydroxyanthraquinon sẽ cho màu tím với Mg Acetat
trong cồn.

241.

Dẫn chất 1,4-dihydroxyanthraquinon sẽ cho màu tía với Mg Acetat

trong cồn.

242.

Dẫn chất 1,6-dihydroxyanthraquinon sẽ cho màu đỏ cam với Mg
Acetat trong cồn.

243.


Dẫn chất 1,4-dihydroxyanthraquinon trong dung dịch acid acetic có
thể phát huỳnh quang.

244.

Các dẫn chất Anthraquinon nhóm nhuận tẩy trong mơi trường kiềm sẽ
tạo Phenolat màu đỏ, có thể cho huỳnh quang. Dưới UV 365nm màu tím
hoặc đỏ nâu.

245.

246.

Câu nào sau đây sai: Coumarin: cấu trúc có vịng gama-pyron.

247.

Coumarin + OH phenol + dd FeCl3 tạo ra màu: xanh

Coumarin đơn giản là: Umbelliferon, Dicoumarol, Skimmin,

Herniarin, Scopoletin, Aesculetin

248.

249.

Coumarin + NH2OH/OH + FeCl3 cho màu: xanh.

Coumarin dạng … có khả năng phát huỳnh quang dưới ánh sáng UV
365nm: Dạng Trans

250.



×