Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Chuyen de on thi HSG lich su 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201 KB, 17 trang )

CHUYÊN ĐỀ 1
Thời kì xác lập của chủ nghĩa từ thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX
ĐỀ SỐ 1
Câu 1.Nêu những nét chính về tình hình Nê-đéc-lan trước khi Cách mạng bùng
nổ?
Câu 2. Tóm tắt diễn biến chính của Cách mạng Hà Lan ?
Câu 3. Nêu ý nghĩa của Cách mạng tư sản Hà Lan và Cách mạng tư sản Anh ?
Câu 4. Nêu tình hình nước Anh trước khi Cách mạng bùng nổ ?
Câu 5. Tóm tắt diễn biến của Cách mạng tư sản Anh ?
Câu 6. Nêu đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội Nê-đéc-lan trước Cách mạng.
Những sự kiện nào chứng tỏ kinh tế Hà Lan phát triển?
Câu 7. Tại sao nói: “Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Hà Lan trước Cách
mạng chuẩn bị điều kiện cho Cách mạng bùng nổ”?
Câu 8. Vì sao cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Nê’đéc-lan có ý nghĩa như
một cuộc cách mạng tư sản đầu tiên của thế giới? Nêu thái độ của quần chúng nhân
dân và tư sản, quý tộc trong cuộc Cách mạng ?
Câu 9. Quan hệ tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nông thôn Anh như thế nào?
Nêu kết quả của nó ?
Câu 10. Nêu đặc điểm tình hình nước Anh trước cách mạng ?
Câu 11. Trình bày tính chất của Cách mạng tư sản Hà Lan và Cách mạng tư
sản Anh ?
Câu 12. So sánh Cách mạng tư sản Hà Lan và Cách mạng tư sản Anh ?
Câu 13. Chính phủ Anh đã thực hiện những chính sách gì đối với sự phát triển
kinh tế thuộc địa ở Bắc Mĩ? Nêu hậu quả của những chính sách đó ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI:
Câu 1.
Hướng dẫn trả lời:
– Đầu thế kỉ XVI, Nê-đéc-lan là một trong những vùng kinh tế phát triển nhất châu
Âu:
+ Nhiều thành phố, hải cảng xuất hiện và trở thành trung tâm thương mại nổi tiếng
như U-trếch, Am-xtéc-đam.


+ Nhiều ngân hàng được thành lập và đóng vai trị quan trọng trong q trình phát
triển kinh tế.
– Cùng với sự phát triển công thương nghiệp, giai cấp tư sản Nê-đéc-lan sớm hình
thành, ngày càng có thế lực về kinh tế.
– Tư tưởng tôn giáo của Can-vanh phát triển.


– Vương quốc Tây Ban Nha tăng cường kiểm soát và vơ vét của cải của nhân dân
Nê-đéc-lan, đồng thời đàn áp những người theo tôn giáo.
Câu 2.
Hướng dẫn trả lời:
– Tháng 8 – 1566, nhân dân miền Bắc Nê-đéc-lan khởi nghĩa, lực lượng phát triển
mạnh, làm chủ nhiều nơi.
– Tháng 8 – 1567, Tây Ban Nha đưa quân sang đàn áp khởi nghĩa nhưng không ngăn
cản được sự phản kháng của quần chúng.
– Tháng 4 – 1572, quân khởi nghĩa giải phóng nhiều vùng rộng lớn.
– Ngày 4 -11 -1576, quân đội Tây Ban Nha tân công, giết chết 8000 người, phá hủy
một trung tâm thương mại.
– Ngày 23 I 01 – 1579, Hội nghị U-trếch gồm đại biểu các tỉnh miền Bắc họp tuyên
bố thành lập “Các tỉnh Liên hiệp”.
– Năm 1648, Tây Ban Nha chính thức cơng nhận nền độc lập của “Các tỉnh Liên
hiệp”.
Câu 3.
Hướng dẫn trả lời:
– Ý nghĩa của Cách mạng tư sản Hà Lan:
+ Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Hà Lan phát triển.
+ Mở ra thời đại mới – bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.
+ Hạn chế: Quan hệ sản xuất phong kiến còn tồn tại ờ một số nơi, nhân dân không
được hưởng quyền lợi kinh tế, chính trị.

– Ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh:
+ Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ờ Anh phát triển.
+ Mở ra thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
Câu 4.
Hướng dẫn trả lời:
– Đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển mạnh nhất châu Âu nhờ sự
phát triển mạnh mẽ của ngoại thương, chủ yếu là bán len dạ và buôn nô lệ da đen.
– Địa chủ, quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa; dần dần tư
sản hóa và trở thành tầng lớp quý tộc mới.
– Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào trong nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ.
– Mâu thuẫn giữa tư sản và quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động trở
nên gay gắt.
Câu 5.
Hướng dẫn trả lời:
– Giai đoạn I (1642 -1648):


+ Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội, mầm mống cuộc Nội chiên xuất hiện.
+ Tháng 1 – 1642, Sác-lơ I chạy lên miền Bắc chuẩn bị lực lượng.
+ Ngày 22 – 8 -1642, Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội – Nội chiến bắt đầu.
+ Ngày 14 – 6 – 1645, quân đội nhà vua thất bại, Sác-lơ I bị bắt.
+ Mùa xuân 1648, Sác-lơ I tiếp tục gây chiến tranh chống Quốc hội nhưng bị thất bại
– Nội chiến kết thúc.
– Giai đoạn II (1649 -1688):
+ Ngày 30 -1 -1649, Sác-lơ I bị xử tử; nước Anh trở thành nước cộng hịa.
+ Năm 1653, Ơ. Crơm-oen trở thành Bảo hộ công; chế độ độc tài quân sự được thiết
lập.
+ Ngày 3 – 9 – 1658, Ô. Crôm-oen chết. Con Sác-lơ I là Sác-lơ III lên ngôi vua.
+ Tháng 11 – 1688, V. Ô-ran-giơ cùng 12.000 quân đổ bộ vào Anh, chế độ quân chủ
lập hiến được xác lập.

Câu 6.
Hướng dẫn trả lời:
* Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội Nê-đéc-lan trước Cách mạng
– Về kinh tế:
Đầu thế kỉ XVI, Nê-đéc-lan là một trong những vùng kinh tế phát triển nhất châu
Âu:
Nhiều thành phố hải cảng xuất hiện và trở thành trung tâm thương mại nổi tiếng như
U-trếch, Am-xtéc-đam.
Nhiều ngân hàng được thành lập và đóng vai trị quan trọng trong q trình phát
triển kinh tế.
- Về xã hội: Cùng với sự phát triển công thương nghiệp, giai cấp tư sản Nê-đéc-lan
sớm hình thành, ngày càng có thế lực về kinh tế nhưng bị cản trở bởi ách thống trị của
thực dân Tây Ban Nha.
– Về tư tưởng: Anh hưởng của làn sóng Cải cách tơn giáo đang lan rộng khắp châu
Âu, Nê-đéc-lan cũng là địa bàn thuận lợi cho tư tưởng Tân giáo của Can-vanh phát triển.
Vương quốc Tây Ban Nha tăng cường kiểm soát và vơ vét của cải của nhân dân Nêđéc-lan, đồng thời đàn áp những người theo tơn giáo. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến
sự bùng nổ Cách mạng Nê-đéc-lan.
* Những sự kiện chứng tỏ kinh tế Hà Lan phát triển:
– Sản xuất trong các công trường thủ công phát triển (các ngành nấu đường, xà
phòng, dệt,…)
-Nhiều thành thị xuất hiện và trở thành trung tâm sản xuất, thương mại lớn như Laiđen, U-trêch, Am-xtéc-đam,…
– Nhiều ngân hàng được thành lập và đóng vai trị quan trọng trong q trình phát
triển kinh tế đất nước.


Câu 7.
Hướng dẫn trả lời:
– Sự phát triển kinh tế ờ Hà Lan đã tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất tư bản chủ
nghĩa hình thành, phát triển, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất tiên tiến
tư bản chủ nghĩa và quan hệ sản xuất phong kiến.

– Trong xã hội xuất hiện một giai cấp mới gắn liền với lực lượng sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Đó là giai cấp tư sản – giai cấp trực tiếp lãnh đạo Cách mạng.
– Chính sách thống trị hà khắc, sự bóc lột tàn bạo về vật chất và tinh thần của đế
quốc Tây Ban Nha dẫn đến mâu thuẫn gay gắt khơng thể điều hịa nổi giữa toàn thể dân
tộc Nê-đéc-lan với đế quốc Tây Ban Nha.
– Tất cả tình hình nêu trên đã dẫn đến cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc mang tính
chất tư sản ở Nê-đéc-lan chống lại ách thống trị của đế quốc Tây Bạn Nha.
CHUYÊN ĐỀ 2
Các nước Âu – Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Cuộc cách mạng 18/3/1871 ở Pa-ri bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
Câu 2. Trình bày những chính sách thể hiện bản chất Nhà nước kiểu mới của
Công xã Pa-ri ?
Câu 3. Chứng minh rằng: “Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới”. Ý nghĩa lịch
sử của Công xã Pa-ri ?
Câu 4. Điền sự kiện vào bảng tương ứng với niên đại đã cho.
Niên đại
Ngày 28-9- 1864
Năm 1876

Sự kiện
…………………………………………………………….
……………………………………………………………..

Ngày 19 -7-1870 …. ………………………………………………….
Ngày 4-9 -1870

…….………………………………………………….

Ngày 18 – 3 -1871 ………………..…………………………………….

Ngày 26 – 3 -1871 ..…………………………………………………….
Ngày 28 – 5 – 1871…………………………………………………….


Câu 5. Nêu những nét cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị của nước Anh cuối
thế kỉ XIX đến thế kỉ XX ?
Câu 6. Trình bày tình hình kinh tế, chính trị của nước Pháp cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX ?
Câu 7. Trình bày nét nổi bật của tình hình kinh tế Đức cuối thế kỉ XIX – đầu
thế kỉ XX ?
Câu 8. Trình bày những nét lớn về tình hình chính trị ở Đức thời kì cuối thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX ?
Câu 9. Vì sao cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc ?
Câu 10. Nhận xét tình hình chính trị nước Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ?
Câu 11. Trình bày những hình thức đấu tranh đầu tiên của cơng nhân và ý
nghĩa của hình thức đấu tranh đó ?
Câu 12. Những cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức đầu thế kỉ XIX
phản ánh điều gì ?
Câu 13. Qua những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Anh, Pháp, Đức vào nửa
đầu thế kỉ XIX, nêu những ưu điểm và hạn chế của cơng nhân thời đó ?
Câu 14. Lập niên biểu về các cuộc đấu tranh của công nhân Pháp, Anh, Đức
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1.
Hướng dẫn trả lời:
-Ngày 19 – 7 – 1870 chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ. Ngày 2 – 9 – 1870, toàn bộ
quân đội Pháp và Na-pô-lê ông III phải đầu hàng.
– Ngày 4-9 1870, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ Đế chế II, đòi thiết lập chế độ
cộng hòa và tổ chức kháng chiến chống quân Phổ. Chính phủ lâm thời tư sản được thành
lập mang tên Chính phủ Vệ quốc. Khi quân Phổ tiến về Pa-ri và bao vây thành phố,

“Chính phủ Vệ quốc” đã trở thành “Chính phủ phản quốc” khi quyết định đầu hàng và xin
đình chiến, mở cửa cho quân Phổ tiến vào nước Pháp. Nhưng nhân dân Pa-ri đã tổ chức
thành các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang và xây dựng phòng tuyến bảo vệ Thủ đô.


-Ba giờ sáng ngày 18/ 3 /1871, Chính phủ cho quân đánh chiếm đồi Mông-mác, nơi
tập trung đại bác của Quốc dân quân, Quần chúng nhân dân đã kịp thời đến hỗ trợ Quốc
dân quân, bao vây quân chính phủ.

Câu 2.
Hướng dẫn trả lời:
Cơ quan cao nhất của Nhà nước mới là Hội đồng Công xã. Hội đồng gồm nhiều ủy
ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên cơng xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có
thể bị bãi miễn.
Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân
dân.
Công xã tách nhà thờ ra khỏi những hoạt động của trường học và Nhà nước, nhà
trường không dạy Kinh thánh.
Cơng xã cịn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: Cơng nhân được làm chủ những
xí nghiệp mà chú đã bỏ trốn; kiểm soát chế độ tiền lương đối với những xí nghiệp mà chủ
cịn ó lại, đồng thời giảm bớt lao động ban đêm, làm cóp phạt công nhân.
Công xã đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và khơng mất tiền cho tồn dân, cải
thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác
hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới
– nhà nước vô bản, do dân và vì dân.

Câu 3.
Hướng dẫn trả lời
– Chứng minh Cơng xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới:

+ Nhiệm vụ cấp thiết của Công xã là nhanh chãng đập tan bộ máy nhà nước tư sản
cũ, lập nên chính quyền của giai cấp vô sản,
+ Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồng Công xã, tập trung trong tay các
quyền lập pháp và quyền hành pháp, Công xã thành lập các uý ban, đứng đầu mỗi ủy ban


là một uý viên lỏng xế, chịu trách nhiệm trước Cơng xã, trước nhân dân và có thể bị bãi
miễn.
+ Quân đội và cảnh sát cũ bị giải tán, thay bằng lực lượng vũ trang và lực lượng an
ninh nhân dân để bảo vệ cách mạng, Công xã quyết định tách nhà thờ ra khỏi nhà nước
song vẫn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng.
+ Cơng xã khơng ngừng chăm lo đời sống nhân dân và đề ra nhiều biện pháp tổ chức
nền kinh tế quốc dân.
+ Công xã ra lệnh hồn trả tiền th nhà, hỗn nợ.
+ Cơng xã đề ra hệ thống giáo dục thống nhất, bắt buộc và không phải trả tiền học

*Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri:
+ Mặc dù thảm bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng to lớn đối
với cuộc đấu tranh về sau của giai cấp vơ sản tồn thế giới.
+ Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trong lịch sử, để lại nhiều bài học quý báu.
Nó chỉ rõ rằng phải thực hiện chun chính vơ sản và liên minh cơng nơng, phải đập tan
bộ máy nhà nước cũ và xây dựng nhà nước mới, phải có đảng tiên phong lãnh đạo,…
+ Cơng xã Pa-ri mãi là tấm gương sáng chói về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của
giai cấp vô sản, của những người cơng nhân Pháp.
ĐỀ SỚ 2
Câu 10. Nêu những nét chính về cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911)?
Câu 11. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á
cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra như thế nào?
Câu 12. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân Đơng Nam Á cuối
thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra như thế nào?

Câu 13. Lập niên biểu về các cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam
Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ?
Câu 14. Nêu những nét cơ bản về sự suy yếu của chế độ Mạc phủ cuối thế kỉ
XIX-đầu thế kỉ XX ?
Câu 15. Ghi vào bảng dưới đây về nguyên nhân sâu xa và duyên cớ làm sụp đổ
chế độ Mạc phủ ?


Câu 16. Nêu nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị theo bảng dưới đây ?
Câu 17. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc như thế nào?
Câu 18. Ghi sự kiện tương ứng với thời gian cho sẵn ờ bảng kê dưới đây về Nhật Bản cuối thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX ?

ST
T

Thời gian
1

Những năm 60 của thế kỉ XIX

2
3

Sự kiện

Tháng 1 -1868
Sau những năm 1894 – 1895

……………………………..

……………………………..
……………………………..

4

Năm 1874

…………………………….

5

Năm 1904-1905

…………………………….

6

Năm 1901

…………………………….

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 10.
Hướng dẫn trả lời:
Đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là
Tôn Trung Sơn.
Tháng 8 11905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội đề ra học
thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc). Mục đích của
Đồng minh hội là “đánh đố Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực
hiện quyền bình đẳng về ruộng đất”.

Diễn biến của Cách mạng Tân Hợi (1911):


Ngày 10 – 10 – 1911, Đồng minh hội lãnh đạo khởi nghĩa ở Vũ Xương và giành
thắng lợi. Phong trào lan rộng ra các tỉnh miền Nam, từ Quảng Đông, Quảng Tây đến Tứ
Xuyên và tiến dần lên miền Bắc.
Ngày 29 – 12 – 1911, Chính phủ lâm thời được thành lập và tuyên b thành lập Trung
Hoa Dân quốc, Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống. Dưới áp lực của các đế quốc,
tháng 2 -1912, Viên Thế Khải – cựu đại thần củ nhà Thanh lên thay Tôn Trung Sơn làm
Tổng thống.
Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng Tân Hợi:
Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập chế độ cộng hòa, tạ điều kiện cho sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á
Hạn chế: Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, khơng tích cực chống phong kiến,
chưa động chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, chưa giải quyền ruộng đất cho nông
dân.

Câu 11.
Hướng dẫn trả lời:
Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở
thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
Nửa sau thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á suy yếu tư bản
phương Tây đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược.
Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện.
Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
Tây Ban Nha, sau đó là Mĩ chiếm Phi-líp-pin.
Hà Lan, Bồ Đào Nha chiếm In-đơ-nê-xi-a
Chỉ có Xiêm thốt khỏi tình trạng phụ thuộc.


Câu 12.


Hướng dẫn trả lời:
Ngay khi bị thực dân xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu
tranh bảo vệ Tổ quốc.
Thực dân thi hành chính sách cai trị hà khắc. Điểm chung của chính sách cai trị
thuộc địa của thực dân phương Tây là: Vơ vét tài nguyên, không mở mang công nghiệp,
tăng các loại thuế mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước.
Cuộc đấu tranh chống xâm lược giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Đông
Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp.
Ở In-đô-nê-xi a: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức
tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, nhiều tổ chức cơng đồn được thành lập và truyền bá chủ
nghĩa Mác vào In-đơ-nê-xi a.
Ở Phi-líp-pin: Cuộc cách mạng 1896-1898 bùng nổ đánh dấu sự ra đời của nước
Cộng hịa Phi-líp-pin. Sau đó, Mĩ tiến hành xâm lược, phong trào kháng chiến chống Mĩ
phát triển nhưng đã thất bại.
Ở Cam-pu-chia. Năm 1863 – 1866,A-cha-xoa lãnh đạo khởi nghĩa ớ Ta-keo, năm
1866 – 1867, Pu-côm-pô chỉ huy khởi nghĩa Cra-chê.
Ở Lào: Năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân đấu tranh vũ trang; đồng thời
khởi nghĩa ở cao nguyên Bô- lô -ven nổ ra.
Ở Miến Điện: Năm 1885, nhân dân anh dũng kháng chiến chống thực dân Anh.
Ở Việt Nam: Nổi bật là phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế (1884- 1913).
Các phong trào đấu tranh chống xâm lược giải phóng dân tộ châu Á đều thất bại vì
chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.
ĐỀ SỚ 2
Câu 1. Vì sao ở nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng?
Câu 2. Ghi vào bảng dưới đây cho phù hợp với Cách mạng tháng Hai và Cách
mạng tháng Mười Nga năm 1917 ?
Nội dung

Cách mạng tháng Hai
Cách mạng tháng Mười
Lãnh đạo

……………………

………………………

Động lực

………………………

………………………

Nhiệm vụ

………………………

………………………


Tính chất

………………………

………………………

Câu 3. Lê-nin đóng vai trị như thế nào đối với thắng lợi của Cách mạng tháng
Mười Nga 1917?
Câu 4. Ghi vào bảng thống kê dưới đây cho phù hợp với thời gian diễn ra các sự

kiện chính của Cách mạng Nga từ tháng Hai 1917 đến tháng Mười 1917 ?
Thời gian
Sự kiện
Kết quả, ý nghĩa
Ngày 23-2-1917

…………………..
…………………..

Ngày 26-2-1917

…………………..
…………………..

Ngày 24-10-1917

…………………..

…………………..

Ngày 25 – 10-1917

…………………..

…………………..

Câu 5. Vì sao Cách mạng tháng Mười Nga 1917 được đánh giá là một sự kiện
lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1.

Cuộc cách mạng lần thứ nhất bùng nổ vào tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga
hồng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân
chủ tư sản.
Cuộc cách mạng thứ hai do Lê-nin và Đảng Bơn-sê-vích lãnh đạo, lật đổ Chính phủ
lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền Xơ Viết thống nhất trong tồn quốc. Đó là cuộc
cách mạng vơ sản đầu tiên trên thế giới.
Sở dĩ nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng là vì: Năm 1917, có hai chính
quyền cịn tồn tại, đó là chính phủ Nga hồng và chính phủ lâm thời của tư sản. Cách
mạng tháng Hai nhằm lật đổ chế độ Nga hồng, xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại lâu đời
trên đất nước Nga; tiếp theo đó, Cách mạng tháng Mười nhằm lật đổ Chính phủ lâm thời
tư sản, đưa nước Nga bước vào thời kì Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 2.
Nội dung

Cách mạng tháng Hai

Cách mạng tháng Mười

Lãnh đạo

Đảng Bơn-sê-vích

Lê-nin và Đảng Bơn-sê-vích

Động lực

Cơng, nơng, binh lính

Cơng, nơng, binh lính.


Nhiệm vụ

Lật đổ chính phủ Nga hồng

Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản


Tính chất

Cách mạng dân chủ tư sản

Cách mạng vơ sản

Câu 3.
Lê-nin đóng vai trị quan trọng, lãnh đạo trực tiếp, quyết định thắng lợi của Cách
mạng tháng Mười Nga:
Lê-nin cùng Đảng Bơn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng lật đổ
Chính phủ lâm thời tư sản.
Lê-nin soạn thảo Luận cương tháng Tư, chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách
mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Lê-nin vạch kế hoạch, trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grát,
tuyên bố thành lập chính phủ Xơ – viết.
Câu 4.
Hướng dẫn trả lời:

Thời gian

Sự kiện

Kết quả, ý nghĩa


Ngày 23-2-1917

9 vạn nữ cơng nhân Pê-ta-rơ- Thúc đẩy cơng nhân tồn
grát biểu tình.
quốc đấu tranh.

Ngày 26-2-1917

Tổng bài cơng chính trị – Khởi Chế độ quân chủ chuyên chế
nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grát. sụp đổ, hai chính quyền tồn
tại.

Ngày 24-10-1917 Khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ- Chiếm thành phố Pê-tơ-rôrô-grát.
grát.
Ngày 25-10-1917 Tấn công Cung điện Mùa Chính phủ lâm thời tư sản bị
Đơng.
lật đổ.
CHUN ĐỀ 5
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
và công cuộc xây dựng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ ( 1917-1941)

ĐỀ SỚ 1
Câu 1. Vì sao ở nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng?


Câu 2. Ghi vào bảng dưới đây cho phù hợp với Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười
Nga năm 1917 ?

Nội

dung

Cách mạng tháng Hai

Cách mạng tháng Mười

Lãnh đạo

………………………

………………………

Động lực

………………………

………………………

Nhiệm vụ

………………………

………………………

Tính chất

………………………

………………………


Câu 3. Lê-nin đóng vai trị như thế nào đối với thắng lợi của Cách mạng tháng
Mười Nga 1917?
Câu 4. Ghi vào bảng thống kê dưới đây cho phù hợp với thời gian diễn ra các sự kiện chính của
Cách mạng Nga từ tháng Hai 1917 đến tháng Mười 1917 ?

Thời gian

Sự kiện

Kết quả, ý nghĩa

Ngày 23-2-1917

……………..

…………………..

Ngày 26-2-1917

…………………..

Ngày 24-10-1917

…………………..

…………………..

Ngày 25 – 10-1917

…………………..


…………………..

…………………..

Câu 5. Vì sao Cách mạng tháng Mười Nga 1917 được đánh giá là một sự kiện
lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX?
Câu 6. Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Cuộc
cách mạng đó ảnh hưởng như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc thể giới?


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1. Vì sao năm 1917, ở nước Nga lại có hai cuộc cách mạng là Cách mạng
tháng Hai và Cách mạng tháng Mười?
a) Cách mạng tháng Hai năm 1917 bùng nổ, bởi vì:
-Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, mọi quyền lực nằm trong
tay Nga hồng Nicơlai II. Nước Nga trở thành “nhà tù” của 100 dân tộc trong đế quốc Nga.
-Nền kinh tế Nga lạc hậu so với nhiều nước châu Âu khác, đời sống cùa nông dân,
công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.
- Năm 1914, Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quổc, gây hậu quả
nghiêm trọng cho đất nước: nển kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí và lương thực, liên
tiếp thua trận, mất đất... Nhân dân Nga phải chịu mọi nỗi khổ từ chính sách của Nga hồng.
Phong trào phản đối chiến tranh địi hỏi lật đổ Nga hồng diễn ra khắp nơi. Chính phủ Nga
hồng khơng cịn khả năng thống trị được nữa.
-Tình hình nước Nga khủng hoảng trầm trọng, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, cuộc
cách mạng bùng nổ lật đổ chế độ Nga hồng là khơng thể tránh khỏi.
- Tháng 2/1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bốn-sê-vích, cuộc cách mạng dân chủ tư
sản bùng nổ và giành thắng lợi, chế độ quân chủ chuyên chế bị sụp đổ. Tuy nhiên, ở nước
Nga xuất hiện tình thế độc đáo, sự tổn tại song song hai chính quyển đại diện cho lợi ích
của các giai cấp khác nhau - đó là các xơ viết bao gồm đại biểu cơng nhân, nơng dân và

binh lính và Chính phủ lâm thời tư sản.
b) Cuộc Cách mạng mạng tháng Mười tiếp tục bùng nổ, bởi vì
-Cách mạng tháng Hai giành thắng lợi, nhưng kết quả của chưa trọn vẹn, Chính phủ
lâm thời tư sản tiếp tục thi hành chính sách chiến tranh và đàn áp quân chúng. Vì vậy, Lênin và Đảng Bơn-sê-vích chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng chấm dứt tình trạng hai
chính quyền song song tồn tại, thiết lập chính quyền Xơ viết.
-Lê-nin đã để ra Luận cương tháng Tư, chỉ ra mục tiêu, đường lối cùa cách mạng Nga
là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Dưới ánh sáng
của Luận cương tháng Tư, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ.
-Đẩu tháng 10/1917, khơng khí cách mạng bao trùm cả nước. Đêm 24/10 (6/11) bắt
đẩu khởi nghĩa; Đêm 25/10, tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của
Chính phủ tư sản, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Pê-tơ-rô-grát; Đầu tháng 11/1917, giành
thắng lợi ở Mát-xcơ-va; Cuối tháng 11/1917, Xô viết được thành lập trên khắp các lãnh thổ
thuộc châu Âu của nước Nga; Cuối tháng 3/1918, thắng lợi trên khắp cả nước.


-Như vậy, cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga giành thắng lợi, lật đổ
Chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyển thống nhất tồn quốc của Xơ viết - đó là
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (cách mạng vô sản) đầu tiên trên thế giới.
CHUYÊN ĐỀ 6
Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939)
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Phong trào cách mạng 1918 – 1923 có gì khác so với phong trào cách
mạng cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Câu 2. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 được gọi là cuộc
khủng hoảng “thừa”? Nêu các biện pháp mà các nước tư bản thực hiện nhằm giải
quyết cuộc khủng hoảng đó ?
Câu 3. Tại sao Quốc tế cộng sản quyết định thành lập Mặt trận nhân dân chống
phát xít ở mỗi nước? Sự ra đời của Mặt trận nhân dân Pháp có tác động như thế
nào đến cách mạng Việt Nam?
Câu 4. Nêu tóm tắt tình hình kinh tế và chính trị, xã hội của Mĩ trong những

năm 1918 -1923. Nhận xét chung về nước Mĩ trong thời kì này ?
Câu 5. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ diễn ra như thế nào? Biện pháp khắc
phục của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven là gì?
Câu 6. Nêu những điểm cơ bản trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Mĩ
Ru-dơ-ven ?
Câu 7. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đầu tiên ở Mĩ?
Câu 8. Trình bày những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 1933) đối với các nước tư bản chủ nghĩa. Tại sao nói “Chủ nghĩa phát xít Đức có
nghĩa là chiến tranh”
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1:
Hình thức đấu tranh cao hơn: từ bãi công dần dần chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.
Kết quả cao hơn:
+ Giai cấp công nhân các nước ngày càng trưởng thành.


+ Các Đảng Cộng sản ra đời ở nhiều nước.
Câu 2. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 được gọi là cuộc
khủng hoảng “thừa”? Nêu các biện pháp mà các nước tư bản thực hiện nhằm giải
quyết cuộc khủng hoảng đó ?
Hướng dẫn trả lời:
Lí do về tên gọi “cuộc khủng khoảng thừa”:
Sản xuất “cung” vượt quá “cầu”, hàng hóa ế thừa, sức mua của người dân giảm sút
dẫn đến khủng hoảng.
Hai biện pháp để giải quyết khủng hoảng:
Thực hiện những chính sách cải cách kinh tế – xã hội ở nơi có chế độ chính trị khá
ổn định (Anh, Pháp, Mĩ).
Phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới
(Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản).
Câu 3. Tại sao Quốc tế cộng sản quyết định thành lập Mặt trận nhân dân chống
phát xít ở mỗi nước? Sự ra đời của Mặt trận nhân dân Pháp có tác động như thế

nào đến cách mạng Việt Nam?
Hướng dẫn trả lời:
Lý do Quốc tế cộng sản quyết định thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít ở mỗi
nước:
+ Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 và sự xuất hiện chủ
nghĩa phát xít đe dọa sự ổn định, hịa bình và an ninh nhân loại.
+ Việc thành lập một Mặt trận nhân dân để đoàn kết nhân dân các nước chống kẻ thù
chung là chủ nghĩa phát xít là cần thiết.
Sự ra đời của Mặt trận nhân dân Pháp (1936) có tác động tích cực đến cách mạng
Việt Nam: Mặt trận thực hiện nhiều chính sách tiến bộ ờ các thuộc địa. thả tù chính trị, tự
do hội họp,… tạo điều kiện cho lực lượng cách mạng ở nước to phục hồi sau thời kì bị
thực dân Pháp khủng bố.

STT
1

NỢI DUNG
Thời kì xác lập của chủ nghĩa từ thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX

TRANG
3 – 14


2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28

Các nước Âu – Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Châu Á thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XX
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô ( 1917-1941)
Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939)
Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh (1918-1939)
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX
Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918
MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO CỦA CÁC TỈNH
ĐỀ THI HSG HUYỆN CHÂU THÀNH
ĐỀ THI HSG HUYỆN THỦY NGUYÊN
ĐỀ THI HSG HUYỆN NAM TRỰC
ĐỀ THI HSG HUYỆN TIỀN HẢI
ĐỀ SỐ 1
ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI HSG HUYỆN KỲ ANH
ĐỀ THI HSG HUYỆN VĨNH TƯỜNG
ĐỀ THI HSG HUYỆN THANH CHƯƠNG
ĐỀ SỐ 6 THANH HÓA
ĐỀ THI HSG HUYỆN HẠ HÒA
ĐỀ THI HSG HUYỆN TRỰC NINH 2010
ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI HSG HUYỆN TRỰC NINH 2011
ĐỀ THI HSG HUYỆN TRỰC NINH 2012
ĐỀ THI HSG HUYỆN TRỰC NINH 2018
ĐỀ OLYMPIC NAM ĐỊNH 2018

15 - 25
26 - 35
36 - 44
45 - 54
55 - 58
59 - 64
65 - 70
71 - 88
89 - 103

104
104 - 106
107 - 111
112 - 117
118 - 122
123 - 126
127 - 130
131 - 133
134 - 139
140 - 144
145 - 148
149 - 155
156 - 160
161 - 166
167 - 171
172 - 177
178 - 184
185 - 190



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×