ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP MƠN SINH HỌC 6 HỌC KÌ II
1/.Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Hãy kể tên 3 loại quả khô và 3 loại quả
thịt.
- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để phân chia các loại quả.
- 3 loại quả khô: quả đậu xanh, quả lúa, quả cải,...
3 loại quả thịt: quả cà chua, quả xoài, quả mơ,...
2/. Hạt gồm những bộ phận nào? Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm?
- Hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
+ Phôi của hạt gồm: chồi mầm, lá mầm, thân mầm và rễ mầm.
+ Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm và trong phôi nhũ.
- Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm là:
+ Hạt một lá mầm: phôi của hạt chỉ có một lá mầm.
+ Hạt hai lá mầm: phơi của hạt có hai lá mầm.
3/. Có mấy cách phát tán của quả và hạt? Nêu đặc điểm của từng cách phát tán.
- Có 3 cách phát tán của quả và hạt là:
+ Phát tán nhờ gió.
+ Phát tán nhờ động vật.
+ Tự phát tán.
* Ngoài ra, quả và hạt còn được phát tán nhờ nước và nhờ con người.
- Đặc điểm của từng cách phát tán là:
+ Phát tán nhờ gió: có cánh, có túm lơng, nhỏ, nhẹ để nhờ gió chuyển đi xa.
+ Phát tán nhờ động vật: có gai hoặc có móc để bám vào động vật; có hương thơm, vị ngọt, hạt vỏ
cứng. Thường là thức ăn của động vật.
+ Tự phát tán: khi chín, vỏ quả từ nức ra và xoắn -> hạt tung ra ngoài.
+ Con người cũng giúp quả và hạt phát tán -> các loại cây phân bố ngày càng rộng và phát triển khắp
nơi.
4/. Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?
- Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm là:
+ Điều kiện bên trong: chất lượng hạt giống (chắc mẩy, không nấm mốc, khơng sâu bệnh,...).
+ Điều kiện bên ngồi: đủ nước, khơng khí và nhiệt độ thích hợp.
5/. So sánh điểm khác nhau giữa của cây thuộc lớp một lá mầm và cây thuộc lớp hai lá mầm. Cho
ví dụ cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
- So sánh điểm khác nhau giữa của cây thuộc lớp một lá mầm và cây thuộc lớp hai lá mầm là :
Đặc điểm
Cây thuộc lớp một lá mầm
Cây thuộc lớp hai lá mầm
Kiểu rễ
Rễ chùm
Rễ cọc
Kiểu gân lá
Gân song song hoặc hình cung
Gân hình mạng
Số cánh hoa
Thường 3 hoặc 6 cánh
Thường 4 hoặc 5 cánh
Dạng thân
Thân cỏ hoặc thân cột
Thân đa dạng
Phôi của hạt
Có một lá mầm
Có hai lá mầm
- Cây một lá mầm: cây rẻ quạt, cây ngô, cây hành,...
Cây hai lá mầm: cây dừa cạn, cây bưởi, cây ổi, cây chanh,...
6/. Nêu vai trò của tảo.
Vai trò của tảo là:
- Lợi ích: + Tạo ra ơxi và cung cấp thức ăn cho động vật ở nước.
+ Là nguồn cung cấp thức ăn cho người và gia súc.
+ Cung cấp nguyên liệu làm phân bón, làm thuốc và nguyên liệu trong công nghiệp.
- Tác hại: + Làm ô nhiễm nguồn nước.
+ Hạn chế sự đẻ nhánh của lúa.
7/. Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín.
- Cơ quan sinh dưỡng đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân đứng, thân leo, thân bị, lá đơn, lá kép,...), trong
thân có mạch dẫn hồn thiện.
- Cơ quan sinh sản có hoa, quả. Hạt nằm trong quả (trước đó là nỗn nằm trong bầu). Hoa và quả có rất
nhiều dạng khác nhau.
- Mơi trường sống đa dạng. Đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả.
8/. Các bậc phân loại thực vật.
Các bậc phân loại thực vật là : Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi - Loài
9/. Nguồn gốc cây trồng.
- Cây trồng bắt nguồn từ cây dại.
- Cây trồng nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người.
10/. Tại sao người ta nói: «Thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán ». Em làm gì để góp phần
bảo vệ nơi ở và trường học.
- Thực vật góp phần hạn chế lũ lụt và hạn hánvì:
+ Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước này sau đó chảy vào
chỗ trũng tạo thành sơng, suối...góp phần tránh hạn hán.
+ Ngoài tác dụng giữ nước của rễ, sự che chắn dịng chảy nước do mưa của cây rừng...góp phần hạn
chế lũ lụt.
- Để góp phần bảo vệ nơi ở và trường học em sẽ:
+ Tham gia trồng cây gây rừng.
+ Không chặt phá cây.
+ Ngăn chặn phá rừng.
+ Hạn chế việc khai thác rừng.
+ Cấm buôn bán và xuất khẩu các loại gỗ quý.
+ Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tàn,... để bảo vệ thực vật quý hiếm.
+ Tuyên truyền cho mọi người cùng bảo vệ rừng.
11/. Vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người.
- Thực vật cung cấp ôxi, thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
- Thực vật cung cấp ôxi, thức ăn, lương thực, thực phẩm, đồ dùng, nguyên liệu sản xuất,... cho con
người.