Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

DHTHAK6Pham Ha Hoai BacKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.02 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1

Giáo viên: Th.S Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên: Phạm Hà Hoài Bắc
Lớp: Đại học Tiểu học A – Khóa 6

Năm học: 2018- 2019


Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường Tiểu học.
Xem xét – đánh giá trên một tiết dạy chuẩn (mẫu), một tiết dạy học Tiếng Việt ở
trường Tiểu học đã thực hiện đủ 3 nguyên tắc dạy học: nguyên tắc phát triển tư duy,
nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HS.
Cụ thể trong 1 tiết học vần ở lớp 1, các nguyên tắc được thể hiện qua các hành động, yêu
cầu của GV đặt ra cho HS như sau:
o Nguyên tắc phát triển tư duy
 Trong phần KTBC:
- GV yêu cầu HS tìm và viết những tiếng/ từ có chứa vần dã được học ở
tiết trước.
- GV cho HS đọc 1 số từ của HS đã tìm và viết.
- Cho HS tự nhận xét bài làm của bạn.
 Trong phần bài mới:
- GV đính/ viết/ bấm vần cũ, vần mới cho HS tự nhận ra, tự đọc vần.
- GV cho HS tự so sánh 2 vần và chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau
giữa 2 vần đó.
- GV cho HS tự ghép vần/ tiếng mới vào bảng cài. Yêu cầu HS trao đổi (2


bạn cùng bàn) với nhau sau khi ghép xong. -> HS có thể nhận xét, sửa
bài cho nhau trước khi giơ bảng cài.
- HS nhận xét bảng ghép của bạn.
- HS tự phân tích vần/ tiếng.
- GV cho HS tự đánh vần/ đọc vần - tiếng trước, nếu HS làm không được
GV mới đánh vần/ đọc vần - tiếng mẫu.
- GV đưa ra tranh ảnh/ clip để HS tự rút ra từ khóa.
- HS tự đọc từ khóa, từ ứng dụng.
o Nguyên tắc giao tiếp
- GV đặt ra những câu hỏi trong suốt quá trình dạy học.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, HS trao đổi với nha.
- GV cho các em tự nhận xét bài làm của bạn.
o Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HS:
- GV tổ chức các trò chơi học tập phù hợp với lứa tuổi của các em, giúp
các em có thể tham gia trò chơi, vừa có thể kích thích hứng thú học tập
của các em.
- Sử dụng nhiều hình ảnh, clip trong quá trình dạy học.
- Đặt ra các câu hỏi ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu đối với các em.
- Ở giữa tiết học luôn có phần thư giãn để HS giải lao, tránh căng thẳng,
nhàm chán.
- Đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào
các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển
quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện.
Các tiết dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học đã được thực hiện theo tiêu chí của
một tiết dạy học tích cực:


- Lấy HS làm trung tâm, GV chỉ là người hướng dẫn, các hoạt động đa
số đều do HS tự thực hiện. VD: GV cho HS tự so sánh 2 vần, tự phân
tích tiếng,.. sau đó cho 1 HS khác nhận xét bổ sung ý kiến. GV chốt ý.

- Tiết học sôi nổi, khơi gợi được hứng thú học tập của HS.
Yêu cầu 2: Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết
dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học. Đưa ra lí giải hoặc đề xuất các giải pháp khắc
phục.
Theo quan sát của em trong 4 tuần đi thực tập tại lớp 1, ngoại trừ dự các tiết dự
giờ, dạy mẫu ra thì em nhận thấy rằng:
- GV không dạy một tiết học vần theo đúng quy trình vốn có
+ GV thực hiện một tiết dạy học vần như sau:
 Không kiểm tra bài cũ.
 Trực tiếp giới thiệu vần, tiếng, từ sau đó đánh vần mẫu, đọc mẫu từng vần,
tiếng từ và HS lặp lại theo.
 Không tách riêng một bài vần thành 2 tiết, mà trực tiếp dạy luôn nội dung
của tiết 2 theo cách dạy tiết 1. Viết câu, chủ đề luyện nói và đánh vần hoặc
đọc mẫu rồi sau đó HS sẽ đọc lại theo. HS không tự rút ra câu ứng dụng,
không luyện nói theo chủ đề.
 Không dạy luyện viết trong tiết dạy học vần.
 Không cho HS ghép bảng cài.
 Theo em nghĩ, điều đó có thể vì một trong những nguyên nhân sau:
 Trình độ của các em là không đồng đều, đa số các em đã biết đọc chữ trước
khi vào lớp 1, chính vì vậy, GV không dạy các tiết dạy theo đúng quy trình
của 1 tiết dạy học vần.
 Quy định 1 tiết dạy là 35 – 40 phút, nếu dạy đúng quy trình trong 1 tiết học
thì em nghĩ chỉ có những em học sinh đã biết chữ, biết đọc, biết viết, đã
được học trước mới hiểu được bài, còn lại các em chưa từng được học qua
sẽ không thể bắt kịp bài học.
 Theo quan sát của em, thì môn Tiếng Việt ở lớp 1 được GV dạy như sau: 1
tiết luyện đọc, 1 tiết tập viết và 1 tiết tập chép. Có thể là vì chia ra như vậy,
nên GV không dạy HS luyện viết trong tiết dạy học vần.
 Từ đây, em có thắc mắc như sau:
 Nếu 1 tiết dạy học vần không được dạy theo đúng quy trình thì có được hay

không? Và điều đó có ảnh hưởng gì đối với các em HS hay không?
 Việc dạy đúng và đủ quy trình 1 tiết dạy học vần trong vòng 35 – 40 phút
đối với GV là có đủ hay không? Và với khả năng, trình độ của HS tiểu học
lớp 1 (6 tuổi) có đảm bảo được các em lĩnh hội được hết những kiến thức
trong 1 tiết học hay không?
 Việc chia môn Tiếng Việt ra dạy thành nhiều tiết (tiết luyện đọc, tập viết,
tập chép) có phù hợp hay không?


Trên đây là phần trình bày về đánh giá và những băn khoăn, thắc mắc của em. Kinh
mong thầy bổ sung và xem xét, giải đáp. Em xin chân thành cảm ơn.
Biên Hòa, ngày 8 tháng 12 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Phạm Hà Hoài Bắc



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×