TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON
KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
Giáo viên: Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên: Đinh Thị Hoài Phương
Lớp
: Tiểu học B – K6
Trong quá trình kiến tập tại khối 4 trường Tiểu học Tân Phong B, em đ ược
dự một số tiết giảng dạy của giáo viên thi giáo viên dạy giỏi cấp trường,
giáo viên hướng dẫn và những đợt rút kinh nghiệm. Qua đó, em có một số
xem xét, đánh giá và ý kiến như sau:
I. Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Ti ếng
Việt ở trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc
giao tiếp; Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình đ ộ Tiếng Vi ệt v ốn có
của HSTH).
1. Về nguyên tắc phát triển tư duy:
Nguyên tắc này được giáo viên thực hiện trong hầu hết các tiết dạy.
- Trong tiết tập đọc:
+ GV đưa ra thêm các câu hỏi ngồi cho HS trả lời thơng qua đó HS có
thể tự trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và biết rút ra nội dung
bài học.
Ví dụ: trong bài tập đọc : “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi. Trong sách
chỉ có 4 câu hỏi nhưng giáo viên đã thêm vào một số câu hỏi vào thành
hệ thống câu hỏi như sau:
Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những cơng
việc gì?
Những chi tiết nào chứng tỏ ơng là một người rất có chí?
Bạch Thái Bưởi mở cơng ty vào thời điểm nào?
Bạch Thái Bưởi đã thắng cuộc cạnh tranh như thế nào?
Em hiểu thế nào là “Một bậc anh hùng kinh tế”?
Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành cơng?
+ HS tự tìm chỗ ngắt nghỉ, nhấn giọng thông qua việc giáo viên đọc
mẫu và được nhận xét các câu trả lời, giọng đọc, cách ng ắt nghỉ, nhấn
giọng của bạn.
+ Đồng thời, GV cũng truyền tải các nội dung giáo dục đạo đức qua các
câu hỏi để HS tự rút ra bài học cho bản thân.
Ví dụ: trong bài tập đọc : “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi. Giáo viên đã
truyền tải bài học giáo dục cần phải biết phấn đấu, ln có nghị lực v ươn
lên trong học tập qua câu hỏi mở rộng:“Qua bài tập đọc, em học được đi ều
gì ở Bạch Thái Bưởi?”
- Trong tiết Tập làm văn: Tùy vào kiểu bài mà GV có nh ững cách khác
nhau.
Ví dụ: Trong bài TLV: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân. GV
cho HS thảo luận tự tìm nội dung để thực hành đóng vai trao đổi với bạn
trước lớp và cho HS nhận xét bạn
Trong bài TLV: Mở bài trong bài văn kể chuy ện: GV ch ỉ đ ịnh h ướng đ ể
HS tự hoàn thành bài văn. Sau đó GV hướng dẫn HS tự sửa lại các ngôn t ừ
sao cho phù hợp.
- Trong tiết Luyện từ và câu : GV đưa ra những trò chơi trong bài
học như trò chơi chuyền cá, chọn hoa, tiếp sức, kết đôi bạn,... sau khi
cho HS tự làm bài hay làm bài theo nhóm và HS được nhận xét bài làm
của bạn hay của mình.
Ví dụ: Trong bài LTVC: mở rộng vốn từ Ý chí – nghị lực. Bài t ập 3
yêu cầu HS điền từ trong ngoặc vào ô trống trong đoạn văn sao cho phù
hợp, GV đã cho HS thảo luận nhóm hồn thành phiếu bài tập rồi m ới tổi
chức trò chơi tiếp sức sau đó các nhóm sẽ nhận xét bài bạn trên bàng và
bài của nhóm mình.
- Trong tiết chính tả, ngun tắc phát triển tư duy ít được GV sử d ụng
vì phần lớn thời gian dùng để viết chính tả, nhưng nguyên tắc này v ẫn
được sử dụng trong quá trình GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung
đoạn văn và phân tích các từ khó, từ dễ sai.
Ví dụ: Trong bài Chính tả: Người tìm đường lên các vì sao
Tìm hiểu nội dung đoạn văn: HS trả lời câu hỏi
+ Ðoạn văn viết về ai?
+ Em biết gì về nhà bác học Xi-ơn-cốp-xki?
HS phân tích các từ khó, từ dễ sai bằng các cách nh ư đ ặt câu, tìm t ừ
đồng nghĩa, trái nghĩa,...
- Trong tiết kể chuyện, nguyên tắc phát triển tư duy được sử dụng nhiều
Ví dụ: Trong tiết kể chuyện đã nghe, đã đọc: HS được tự do l ựa ch ọn câu
chuyện để kể dựa trên yêu cầu của GV, được nghe và nhận xét bạn kể
nhiều câu chuyện khác từ đó có thêm nhiều bài học.
Trong tiết kể chuyện Bàn Chân kì di ệu: HS k ể l ại câu chuy ện bi ết
phối hợp với điệu bộ, nét mặt; hiểu và rút ra được bài học cho mình t ừ
tấm gương Nguyễn Ngọc Kí
2. Về ngun tắc giao tiếp:
Ngun tắc này ln ln được giáo viên thực hiện trong tất cả các tiết
dạy môn tiếng việt
+ Giữa GV với HS: Trong tiết học, GV luôn đưa ra các câu hỏi để HS trả lời
cũng như sau mỗi câu trả lời của HS thì GV đưa ra các nh ận xét và l ời khen
ngợi HS. GV cũng giao tiếp với các em trong quá trình gi ảng các ki ến th ức
mới như giải nghĩa từ khó, bài tập khó mà các em giải khơng đ ược. Đ ối v ới
GV có kinh nghiệm thì khả năng quan sát cũng là “giao ti ếp qua ánh m ắt” v ới
HS
+ Giữa HS với GV: thông qua các câu trả lời câu hỏi của GV, những thắc mắc
của các em về bài học hay những lần nhận xét bạn thì HS sẽ đ ược đ ưa ra các
ý kiến của mình.
+ Giữa HS với HS: Được thể hiện trong q trình làm việc nhóm giúp HS có
và rèn luyện kỹ năng giao tiếp: HS được đưa ra các ý kiến c ủa mình, nh ận
xét về ý kiến của bạn để sửa lỗi sai cho nhau. Hay qua những lần được nhận
xét bạn và được bạn nhận xét HS sẽ có những phản hồi đối v ới câu nh ận xét
của bạn. Ngoài ra trong các tiết học có thực hành trao đổi hay đóng vai thì
việc giao tiếp giữa HS và HS được sử dụng nhiều hơn.
3. Về nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình đ ộ Tiếng Vi ệt v ốn có
của HS:
GV ln có các hoạt động giúp cho tiết học sinh động, HS hứng thú
với bài học, tạo khơng khí lớp học thoải mái, HS tích cực; ln tạo điều
kiện để mở rộng thêm vốn từ ngữ, nâng cao trình độ tiếng việt vốn có
của HS.
- Đầu tiết học, trong phần ơn bài cũ, GV thường đưa các trị ch ơi đ ơn gi ản
vào giúp vừa ôn bài cũ cho HS mà khơng tạo áp lực ngược lại cịn tăng thêm
sự thích thú, thư giản sau tiết học trước. Trong quá trình tiết học, giáo viên
thường dung những lời khen, lời động viên giúp các em t ập trung hơn và có
thêm động lực để học bài tốt hơn, nhất là trong các tiết LTVC thì các trị ch ơi
thường được đưa vào giúp cho tiết học thêm sinh động, HS khắc sâu ki ến
thức. Hay cuối một số tiết học, GV cũng thêm trò chơi vào vừa giúp HS c ủng
cố bài học và cũng tạo sự vui vẻ trong lớp học. Các trò chơi đ ược đ ưa vào
chủ yếu tất cả HS đề có thể tham gia.
- Trong các tiết Tập đọc, khi mời HS đọc mẫu thường là các HS đọc khá, gi ỏi
để cho các bạn khác có thể dễ theo dõi. Các HS đọc yếu, cịn sai, thì th ường
được bạn nhận xét, giúp sửa sai sau q trình luyện đọc nhóm đơi, đối v ới
các em hay phát âm sai GV sẽ chú ý sửa phát âm những đi ều này sẽ giúp cho
HS bớt sai trong các bài viết chính tả. GV mời HS tr ả lời câu h ỏi theo năng
lực của các HS và được nhận xét bạn thông qua đó có thể đưa ra ý ki ến c ủa
mình. Trong tiết Chính tả, GV sẽ chú ý chữa lỗi cho các HS còn phát âm sai,
hay viết sai lỗi Chính tả. Trong tiết kể chuyện, HS được tạo cơ hội th ể hiện
bản thân thơng qua việc đóng vai nhân vật, kể lại câu chuy ện. V ới ti ết T ập
làm văn, GV không áp đặt HS trong một nội dung mà cho các em l ựa ch ọn
nội dung mình thích, sáng tạo theo ý tưởng bản thân, GV chỉ là người hướng
dẫn cho HS thoán thiện bài.
-Trong tiết học với các HS còn rụt rè, chưa chú ý, có tiến b ộ GV sẽ chú ý g ọi
các em trả lời câu hỏi, có những câu động viên, khen ngợi các em giúp HS t ự
tin hơn trong học tập cũng như cuộc sống hàng ngày; với HS khá, gi ỏi GV sẽ
tạo điều kiện cho HS được phát huy, cung cấp thêm kiến thức.
- GV lấy HSlàm trung tâm. GV sắp xếp HS khá, giỏi ngồi cùng các HS y ếu h ơn
để giúp đỡ bạn trong học tập.
Tóm lại, các nguyên tắc trên đều được GV sử dụng có hiệu quả, tuy
nhiên vẫn chưa được sử dụng triệt trong tiết dạy nên hiệu quả chưa
cao
Đánh giá tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học v ới tiêu chí c ủa
một tiết dạy tích cực:
Tiêu chí 1: Mọi HS đều được tham gia hoạt động
GV tổ chức các hoạt động cho mọi học sinh đều được tham gia tuy
nhiên vẫn còn hoạt động hạn chế HS tham gia như trò chơi “Tiếp sức” .
Kĩ năng làm việc nhóm được sử dụng và phát huy thông qua các kĩ
thuật khăn trải bàn, ổ bi,... Tóm lại, tiêu chí này cịn hạn chế vì thời gian
cịn hạn chế, số lượng HS đơng
Tiêu chí 2: Học sinh tự sản sinh ra kiến thức
HS giải quyết yêu cầu GV đưa ra thông qua làm việc cá nhân hoặc
nhóm, từ đó HS tự rút ra được phần ghi nhớ trong bài học. GV chỉ đưa
ra yêu cầu, hướng dẫn HS thực hiện hay giải đáp khi HS gặp khó khăn
và tổng hợp lại tất cả các phần kiến thức đó. Tiêu chí này được thực
hiện và đem lại hiệu quả tốt.
Tiêu chí 3: Khơng khí lớp học vui vẻ, thoải mái.
GV Đưa ra nhiều trò chơi để tạo hứng thù cho HS, góp phầm làm cho tiết
học thêm sinh động. Gây sự tò mò, chú ý cho HS qua các hình ảnh minh
họa.
GV đều vận dụng đầy đủ 3 tiêu chí này trong các tiết d ạy, đ ảm
bảo một tiết học tích cực.
II. Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận th ực t ế
với các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học và thử đưa ra lí giải
(nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp khắc phục (nếu
thấy bất cập).
- Soạn giáo án: Em sẽ phải dựa vào đâu để biết đúng hay sai khi so ạn giáo
án vì mỗi GV sẽ có một cách soạn giáo án khác nhau? ( GV hướng dẫn so ạn
ngắn gọn theo các bước thực hiện trong khi em được học trong một số
môn thì phải soạn chi tiết)
- Trong việc lên tiết dạy: em được phân thực tập ở khối 4 nhưng ở trường
chỉ mới được học dạy học vần, em cảm thấy khó khăn khi khơng biết quy
trình lên một tiết dạy các phân môn khác.
- Khi kiến tập, em thấy giáo viên sẽ lược bớt một vài phần như kiểm tra
bài cũ trong các tiết có bài dạy dài, điều này phép khơng?
Bên cạnh những thắc mắc, bối rối trên thì bản thân em còn đưa ra m ột
số giải pháp của mình để giải quyết các vấn đề:
- Nên học soạn giáo án trước khi đi kiến tập
- Nên hoàn thành môn Phương pháp dạy học tiếng việt ở thiểu học 1 tr ước khi
đi kiến tập.
Kính mong thầy xem xét giải đáp các thắc mắc và ch ỉnh s ửa nh ững đi ều
thiếu sót trong bài. Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, ngày 8 tháng 12 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Đinh Thị Hoài Phương