Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

lop 3 tieng viet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.99 KB, 4 trang )

Họ và tên: …………………………………………….
………
Trường :…………………………………….
Lớp: 3……

BÀI KIỂM TRA THÁNG 3
MÔN TIẾNG VIỆT -LỚP 3
Thời gian: 40 phút
Hà Nội, ngày…tháng …. năm 2019

Câu 1: Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:
Vẻ đẹp của mưa xuân
Trên những cánh đồng, những ruộng vườn, mưa phùn sao mà đẹp đến thế. Hạt mưa nhẹ
như hạt sương, giăng giăng khắp cả không gian, mọi thứ nhuốm một màu trắng của sương
khói, mờ mờ, bàng bạc. Đẹp nhất là những lá cây, ngọn cỏ đọng mưa, long lanh, óng ánh,
hớn hở và tươi mới. Cái đẹp của sự mới mẻ, của sự thức dậy, của mùa xuận trong trẻo.
Những cây chua me đất mọc ven bờ ruộng nở những bông hoa vàng bé xíu, mỗi lần đi qua
nhỡ chạm phải quả là chúng lại nổ lép bép, bắn hạt ra khắp nơi, rất là vui. Những gốc rau
muống từ mùa trước, rét mướt khơng lên được cứ phình ra thành những hình thù rất lạ giờ
gặp mưa phùn cũng nảy ra những chồi non mơn mởn. Cả rêu, cả cỏ dại, cả những lồi cây
lá nhỏ như bèo tấm, bị sát đất…. cũng đều rất đẹp. Cái đẹp mà chỉ khi gần gũi với đất đai,
cây cỏ, với thiên nhiên ta mới cảm nhận được.
Theo Minh Anh

1. Mưa xuân được tả như thế nào?
A. Hạt mưa nhẹ như hạt sương, giăng khắp nơi.
B. Mọi thứ nhuốm màu trắng của sương khói.
C. Ngọn cỏ đọng mưa, long lanh, óng ánh.
2. Vẻ đẹp “long lanh, óng ánh, hớn hở và tươi mới” được dùng miêu tả sự vật nào?
A.
Những hạt mưa xuân


B. Lá cây ngọn cỏ đọng mưa
C. Những cây chua me đất.
3. Tác giả tả vẻ đẹp của những loài cây nào trong đoạn văn trên?
A.
Cây chua me đất, cây rau muống, cây rêu, cỏ dại, các loài cây lá nhỏ.
B. Cây chua me đất, cây rau muống, cây rêu, cỏ dại, bèo tấm.
C. Cây chua me đất, cây rau khúc, cây rêu, cỏ dại, các loài cây lá nhỏ.
4. Nhờ đâu tác giả cảm nhận đươc cái đẹp của sự mới mẻ, của sự thức dậy, của mùa
xuân trong trẻo?
A.
Nhờ tác giả chịu khó quan sát cây cối mùa xuân.
B.
Nhờ tác giả gần gũi với đất đai cây cỏ thiên nhiên.
C.
Nhờ tác giả chịu khó đọc sách và tìm hiểu khoa học.
5. Em hiểu câu văn: “Cả rêu, cả cỏ dại, cả những lồi cây lá nhỏ như bèo tấm, bị sát
đất…. cũng đều rất đẹp” như thế nào?
.................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Câu 2. Viết lại câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn trên. Gạch
chân từ ngữ dùng nhân hóa sự vật trong câu đó.


.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Câu 3. Bộ phận gạch chân trong câu: “Trên những cánh đồng, những ruộng vườn, mưa
phùn sao mà đẹp đến thế” trả lời cho câu hỏi nào?
A. Thế nào?
B. Vì sao?

C. Như thế nào?
Câu 4. Gạch chân hình ảnh so sánh có trong mỗi câu sau:
- Hạt mưa nhẹ như hạt sương, giăng giăng khắp cả không gian
- Cả những lồi cây lá nhỏ như bèo tấm, bị sát đất…. cũng đều rất đẹp.
Câu 5. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
Ngàn vạn lá gạo múa lên reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường: từng
loạt từng loạt một những bông hoa gạo bay tung vào trong gió trắng xóa như tuyết mịn tới
tấp tỏa đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo rất hiền cứ đứng đó mà hát lên trong gió góp với
bốn phương kết quả dịng nhựa của mình.
Câu 6. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong những câu sau:
a. Họ bị tỉnh giấc bởi một trận mưa xối xả.
................................................................................................................................................
b. Hoa giấy đẹp một cách giản dị.
................................................................................................................................................
Câu 7. Tập làm văn: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 câu) kể về một ngày
hội mà em được chứng kiến.
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

Họ và tên: …………………………………………….
………
Trường :……………………………..

ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA THÁNG 3
MÔN TIẾNG VIỆT -LỚP 3
Thời gian: 40 phút
NSHN, ngày…tháng …. năm 2019


Lớp: 3……
Câu 1: Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất
hoặc thực hiện theo yêu cầu:
Vẻ đẹp của mưa xuân
Trên những cánh đồng, những ruộng vườn, mưa phùn sao mà đẹp đến thế. Hạt mưa nhẹ
như hạt sương, giăng giăng khắp cả khơng gian, mọi thứ nhuốm một màu trắng của sương
khói, mờ mờ, bàng bạc. Đẹp nhất là những lá cây, ngọn cỏ đọng mưa, long lanh, óng ánh,
hớn hở và tươi mới. Cái đẹp của sự mới mẻ, của sự thức dậy, của mùa xuận trong trẻo.
Những cây chua me đất mọc ven bờ ruộng nở những bông hoa vàng bé xíu, mỗi lần đi qua
nhỡ chạm phải quả là chúng lại nổ lép bép, bắn hạt ra khắp nơi, rất là vui. Những gốc rau
muống từ mùa trước, rét mướt khơng lên được cứ phình ra thành những hình thù rất lạ giờ
gặp mưa phùn cũng nảy ra những chồi non mơn mởn. Cả rêu, cả cỏ dại, cả những lồi cây
lá nhỏ như bèo tấm, bị sát đất…. cũng đều rất đẹp. Cái đẹp mà chỉ khi gần gũi với đất đai,
cây cỏ, với thiên nhiên ta mới cảm nhận được.
Theo Minh Anh

1. Mưa xuân được tả như thế nào? (0,5 điểm)

A.
Hạt mưa nhẹ như hạt sương, giăng khắp nơi.
B. Mọi thứ nhuốm màu trắng của sương khói.
C. Ngọn cỏ đọng mưa, long lanh, óng ánh.
2. Vẻ đẹp “long lanh, óng ánh, hớn hở và tươi mới” được dùng miêu tả sự vật nào?
(0,5 điểm)
A.
Những hạt mưa xuân
B. Lá cây ngọn cỏ đọng mưa
C. Những cây chua me đất.
3. Tác giả tả vẻ đẹp của những loài cây nào trong đoạn văn trên? (0,5 điểm)
A.
Cây chua me đất, cây rau muống, cây rêu, cỏ dại, các loài cây lá nhỏ.
B. Cây chua me đất, cây rau muống, cây rêu, cỏ dại, bèo tấm.
C. Cây chua me đất, cây rau khúc, cây rêu, cỏ dại, các loài cây lá nhỏ.
4. Nhờ đâu tác giả cảm nhận đươc cái đẹp của sự mới mẻ, của sự thức dậy, của mùa
xuân trong trẻo? (0,5 điểm)
A.
Nhờ tác giả chịu khó quan sát cây cối mùa xuân.
B.
Nhờ tác giả gần gũi với đất đai cây cỏ thiên nhiên.
C.
Nhờ tác giả chịu khó đọc sách và tìm hiểu khoa học.
5. Em hiểu câu văn: “Cả rêu, cả cỏ dại, cả những loài cây lá nhỏ như bèo tấm, bò sát
đất…. cũng đều rất đẹp” như thế nào? (1,5 điểm)
HS trả lời theo ý hiểu: - Những loài cây nhỏ bé, giản dị nhưng đến mùa xuân cũng góp
phần lèm cho thiên nhiên đẹp hơn, nhiều sức sống hơn........
Câu 2. Viết lại câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn trên. Gạch
chân từ ngữ dùng nhân hóa sự vật trong câu đó. (1 điểm)
Đẹp nhất là những lá cây, ngọn cỏ đọng mưa, long lanh, óng ánh, hớn hở và tươi mới.

(Viết đúng câu văn được 0,75 điểm. Gạch đúng từ ngữ nhân hóa được 0,25 điểm)
Câu 3. Bộ phận gạch chân trong câu: “Trên những cánh đồng, những ruộng vườn, mưa
phùn sao mà đẹp đến thế” trả lời cho câu hỏi nào? (0,5 điểm)


A.Thế nào?
B. Vì sao?
C. Như thế nào?
Câu 4. Gạch chân hình ảnh so sánh có trong mỗi câu sau: (1,5 điểm)
- Hạt mưa nhẹ như hạt sương, giăng giăng khắp cả khơng gian
- Cả những lồi cây lá nhỏ như bèo tấm, bò sát đất…. cũng đều rất đẹp.
(Mỗi câu đúng được 0,75 điểm)
Câu 5. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: (2 điểm)
Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường: từng
loạt, từng loạt một, những bông hoa gạo bay tung vào trong gió, trắng xóa như tuyết mịn,
tới tấp tỏa đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió,
góp với bốn phương kết quả dịng nhựa của mình.
(Mỗi dấu phẩy đúng được 0,25 điểm)
Câu 6. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong những câu sau: (1,5 điểm)
a. Họ bị tỉnh giấc bởi một trận mưa xối xả.
Vì sao họ bị tỉnh giấc ? / Họ bị tỉnh giấc vì sao?
b. Hoa giấy đẹp một cách giản dị.
Hoa giấy đẹp như thế nào?
(Mỗi câu đúng được 0,75 điểm, thiếu dấu ? trừ 0,25 điểm)
Câu 7. Tập làm văn: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 câu) kể về một ngày
hội mà em được chứng kiến. (5 điểm)
GV tự đánh giá và cho điểm khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.
- Học sinh viết được 7 – 9 câu, câu dùng từ phù hợp, diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng sạch
sẽ được 4,5 đến 5 điểm.
- Bài viết đủ ý, câu văn đúng, chữ viết rõ ràng, dùng từ, diễn đạt khá được 3 đến 4 điểm.

- Bài viết thiếu ý, lỗi diễn đạt nhiều được 1,5 đến 2,5 điểm.
- Bài viết lạc đề cho 1 điểm.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×