Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.1 KB, 5 trang )

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH
CHO NAM SINH VIÊN CHUYÊN SÂU QUẦN VỢT NĂM NHẤT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN
ThS. Nguyễn Khánh Duy1, TS. Nguyễn Thiện Quang2,
ThS. Trần Khánh Duy1
1
Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng
2
Trường Đại học TDTT TP.HCM
TÓM TẮT
Sau một năm tập luyện đề tài đánh giá được sự phát triển sức nhanh của sinh viên
năm nhất trường Đại học TDTT Tp.HCM với 10/11 test có sự biến đối mang ý nghĩa thống kê
với p < 0.05 với ttính>tbảng dao động từ 2.592 - 4.297%, riêng 1 test tăng trưởng không mang ý
nghĩa thống kê là phản xạ mắt – chân (s) vì ttính<tbảng ở ngưỡng xác suất thống kê P > 0.05,
với nhịp tăng trưởng lần lượt là W% =1.13% – 4.48%. Qua đó chứng tỏ rằng, bài tập và tiến
trình cũng như phương pháp ứng dụng để phát triển sức nhanh cho sinh viên năm nhất trường
Đại học TDTT Tp.HCM là phù hợp, có tính logic, khoa học nên đem lại hiệu quả rõ rệt. Do
đó việc đánh giá sức nhanh cho sinh viên quần vợt là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn
nhằm điều chỉnh nội dung bài tập, phương pháp huấn luyện, cường độ và khối lượng vận
động ngày càng khoa học hơn.
Từ khóa: Sức nhanh, sinh viên, quần vợt, Đại học TDTT Tp. Hồ Chí Minh
SUMMARY
After one year of training, the topic assessed the speed growth of the first-year students
of the University of Sports Ho Chi Minh City with 10/11 tests with statistical significance with
p <0.05 with t verbs 2,592 - 4,297%, and has 1 test that has no statistical significance is the
eye-leg reflex (s) with P> 0.05, with the growth rate W% = 1.13% - 4.48%. Thereby proving
that, exercises and processes as well as methods of application for speed development of firstyear students of University of Sports Ho Chi Minh City are appropriate, logical and scientific,
so they can be effective pronounced. Therefore, the speed assessment of tennis students is
essential and has practical significance in order to adjust the exercise content, training
method, intensity and volume of movement more and more scientific.


Keywords: Speed, students, tennis, University of Sports Ho Chi Minh City

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Quần vợt chuyên nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển và đã gặt hái được
thành cơng. Tuy nhiên, thành tích thi đấu tại các giải trong khu vực Đơng Nam Á và
Asiad cịn thấp. Thành tích thi đấu khá nghèo nàn, cho thấy cơng tác huấn luyện cịn
nhiều vấn đề cần được nhìn nhận một cách đúng mức. Xu thế phát triển của quần vợt
hiện đại địi hỏi người tập phải có đủ năng lực nhanh, mạnh, linh hoạt, biến hóa dựa
trên nền tảng kỹ thuật toàn diện, chiến thuật đa dạng, tâm lý ổn định và trình độ thể
lực xung mãn. Chính vì thế nâng cao khả năng thích ứng của người tập với xu thế trên
là một yêu cầu tất yếu. Huấn luyện thể lực là bộ phận không thể thiếu để nâng cao thành
tích thể thao và tâm lý vững vàng cho VĐV, có vậy mới đạt hiệu quả trong tấn công và
511


phịng thủ suốt q trình tập luyện và thi đấu. Sức nhanh là một tố chất thể lực quan
trọng trong việc nâng cao thành tích thi đấu của VĐV Quần vợt, với tốc độ nhanh
thì khả năng phản xạ trong phịng thủ lẫn tấn cơng là một trong những yếu tố quyết định
thắng lợi. Do đó việc đánh giá sức nhanh cho sinh viên quần vợt là rất cần thiết và
có ý nghĩa thực tiễn nhằm điều chỉnh phương pháp huấn luyện, cường độ vận động
và ứng dụng các bài tập sức nhanh một cách logic, khoa học và hợp lý, nên đề tài
nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh cho nam sinh viên
chuyên sâu quần vợt năm nhất trường Đại học thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí
Minh sau một năm tập luyện”
Phương pháp nghiên cứu: để giải quyết vấn đề trên, đề tài đã sử dụng các
phương pháp truyền thống gồm: đọc phân tích tổng hợp tài liệu, kiểm tra sư phạm,
tốn thống kê và khảo sát trên đối tượng thực nghiệm gồm 6 nam sinh viên chuyên

sâu quần vợt năm nhất trường ĐH TDTT TP. HCM.
2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1

Lựa chọn các test đánh giá sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu quần
vợt năm nhất trường ĐH TDTT TP. HCM

Qua ba bước tổng hợp tài liệu và quan sát thực tiễn, phỏng vấn và đặc biệt là
kiểm nghiệm độ tin cậy của test, đề tài xác định được 11 test Chạy tốc độ 30m XPC;
Chạy 5 điểm; Chạy 20yard; Bật nhảy lục giác; Phản xạ mắt – chân; T-test; Test Adam;
Chạy lùi đập bóng; Di chuyển đánh bóng thuận tay – trái tay; Đổi hướng gia tốc theo
trái; Đổi hướng gia tốc theo phải) dùng để kiểm tra đánh giá sức nhanh cho nam SV
chuyên sâu quần vợt trường ĐH TDTT TP. HCM. Đồng thời đề tài đánh giá được
thực trạng sức nhanh của sinh viên tương đối đồng đều với 11/11 test có Cv% dao
động từ 0.213 – 9.768 < 10%, sai số tương đối  đều < 0.05 có thể đại diện được cho
tập hợp mẫu (được đăng trên Kỷ yếu Hội nghị Khoa học tồn quốc về cơng tác GDTC
và TDTT các trường Đại học, cao đẳng 2019, Đại học Cần Thơ, mã ISBN: 978-604965-264-6, trang 494-500).
2.2

Đánh giá sự phát triển sức nhanh của nam SV chuyên sâu quần vợt chuyên
ngành HLTT năm nhất trường ĐH TDTT TP. HCM sau 1 học kỳ thực nghiệm

Sau khi lựa chọn sơ bộ được 55 bài tập phát triển sức nhanh, đề tài tiến hành
phỏng vấn 2 lần cách nhau 3 tuần trên cùng một hệ thống bài tập, cùng một cách thức
trả lời với 24 chuyên gia, cán bộ quản lý, HLV, giảng viên. Đề tài quy ước các bài tập
phỏng vấn đạt từ > 75% sẽ được chọn làm các bài tập phát triển sức nhanh cho nam
SV chuyên sâu quần vợt năm nhất trường ĐH TDTT TP. HCM. Qua kiểm nghiệm

Wilcoxon signed ranks Test, đề tài xác định được 32 bài tập phát triển sức nhanh đạt
yêu cầu để đưa vào chương trình thực nghiệm. Bài tập được đưa vào giảng dạy lồng
ghép với chương trình học chuyên sâu của sinh viên, với thời lượng (mỗi tuần 3 buổi,
mỗi buổi 30 phút vào giờ thể lực, áp dụng trong 2 học kỳ, mỗi học kỳ 12 tuần), tổng
thời lượng là 24 tuần, 72 buổi tập.
Sau một học kỳ huấn luyện, đề tài sử dụng các test được lựa chọn tiến hành
kiểm tra đánh giá giữa giai đoạn nghiên cứu, nhằm đánh giá sự phát triển sức nhanh
của nam sinh viên Quần vợt năm nhất trường Đại học TDTT Tp.Hồ Chí Minh, kết
quả được trình bày qua bảng 1.

512


Sau một học kỳ tập luyện, kết quả kiểm tra cho thấy sự phát triển sức nhanh
của nam sinh viên chuyên sâu Quần vợt năm nhất trường Đại học TDTT Tp.HCM
được cải thiện và phát triển tốt hơn so với thực trạng ban đầu. Về sức nhanh chung có
3/6 test tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p < 0.05 và 3/6 test
tăng trưởng khơng có ý nghĩa thống kê. Về sức nhanh chun mơn có 4/5 test tăng
trưởng mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất p < 0.05 và 1/5 test tăng trưởng
không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 1: Sự phát triển sức nhanh sau một học kỳ ứng dụng thực nghiệm bài tập sức nhanh cho
nam sinh viên trường Đại học TDTT Tp.HCM (n=6)
TT

Nội dung test

1
2
3
4

5
6
7
8

Chạy tốc độ 30m XPC (s)
Chạy 5 điểm (s)
Chạy 20 yard (s)
Bật nhảy lục giác (s)
Phản xạ mắt – chân (s)
T-test (s)
Test Adam (số lần/15s)
Chạy lùi đập bóng (s)
Di chuyển đánh bóng thuận
tay – trái tay (s)
Đổi hướng gia tốc theo trái
(s)
Đổi hướng gia tốc theo phải
(s)

9
10
11

Thực trạng
̅1
𝑿
1
4.277
0.068

16.197 0.034
3.583
0.117
18.767 0.662
2.650
0.259
12.902 0.295
16.500 1.049
1.440
0.048

Cuối học kỳ 1
̅2
𝑿
2
4.162
0.201
15.880
0.262
3.450
0.105
17.533
0.432
2.183
0.075
13.235
0.606
18.167
1.169
1.355

0.057

Tăng trưởng
W%
t
2.73
1.435
1.98
3.23
3.78
1.865
6.80
4.179
19.33 4.183
2.55
1.062
9.62
2.712
6.08
4.715

> 0.05
< 0.05
< 0.05
< 0.05
< 0.05
> 0.05
< 0.05
< 0.05


2.250

0.08

2.205

0.033

2.02

1.530

> 0.05

2.562

0.039

2.432

0.071

5.21

3.491

< 0.05

2.533


0.045

2.347

0.079

7.62

4.539

< 0.05

p

Ghi chú: n = 6  tbảng 0.05 = 2.571.

2.3.

Đánh giá sự phát triển sức nhanh của nam sinh viên chuyên sâu quần vợt
chuyên ngành HLTT năm nhất trường ĐH TDTT TP. HCM sau 1 năm
thực nghiệm

Sau 1 năm học tập và thực nghiệm bài tập phát triển sức nhanh, đề tài kiểm tra
số liệu lần 3, kết quả tính tốn được trình bày ở bảng 2 cho thấy sau một năm tập
luyện, sức nhanh của nam sinh viên chuyên sâu Quần vợt năm nhất trường đại học
TDTT TP.HCM có sự phát triển rõ rệt cả sức nhanh chung và sức nhanh chun mơn
với 10/11 test có sự biến đối có ý nghĩa thống kê với p < 0.05, riêng 1 test tăng trưởng
không mang ý nghĩa thống kê là phản xạ mắt – chân (s) vì có ttínhsuất thống kê p > 0.05.


513


Bảng 2: Sự phát triển sức nhanh sau một năm ứng dụng thực nghiệm bài tập sức nhanh cho
nam sinh viên Quần vợt K39 chuyên ngành HLTT năm nhất trường Đại học TDTT Tp.HCM
(n=6)
TT

Nội dung test

1
2
3
4
5
6
7
8

Chạy tốc độ 30m XPC (s)
Chạy 5 điểm (s)
Chạy 20 yard (s)
Bật nhảy lục giác (s)
Phản xạ mắt – chân (s)
T-test (s)
Test Adam (số lần trong 15s)
Chạy lùi đập bóng (s)
Di chuyển đánh bóng thuận
tay – trái tay (s)
Đổi hướng gia tốc theo trái (s)

Đổi hướng gia tốc theo phải
(s)

9
10
11

Cuối học kỳ 1
̅2
𝑿
2
4.162
0.201
15.88
0.262
3.45
0.105
17.533 0.432
2.183
0.075
13.235 0.606
18.167 1.169
1.355
0.057

Sau một năm
̅3
𝑿
3
4.033

0.133
15.702 0.133
3.333
0.082
17.133 0.327
2.15
0.055
13.04
0.444
19
0.894
1.305
0.031

Tăng trưởng
W%
t
3.15 2.738
1.13 2.884
3.45 2.907
2.31 4.297
1.52 0.791
1.48 2.592
4.48 2.712
3.76 2.795

2.205

0.033


2.177

0.022

1.28

2.996 < 0.05

2.432

0.071

2.372

0.041

2.50

2.666 < 0.05

2.347

0.079

2.308

0.045

1.68


2.649 < 0.05

p
< 0.05
< 0.05
< 0.05
< 0.05
> 0.05
< 0.05
< 0.05
< 0.05

Ghi chú: n = 6  tbảng 0.05 = 2.571.

2.4

Bàn luận về hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh cho nam sinh viên
chuyên sâu quần vợt năm nhất trường ĐH TDTT TP. HCM

Các bài tập huấn luyện sức nhanh cho nam sinh viên chuyên sâu quần vợt năm
nhất trường ĐH TDTT TP. HCM được thực nghiệm phát triển sức nhanh trong học
kỳ 1 kết quả kiểm tra ở cuối kỳ cho thấy, thành tích của các sinh viên đã có sự cải
thiện và tăng tiến nhất định, với sức nhanh chung có 3/6 test tăng trưởng mang ý nghĩa
thống kê, sức nhanh chun mơn có 4/5 test tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác suất p < 0.05.
Sau một năm tập luyện kết quả kiểm tra được nhận định rõ hơn với 10/11 test
có sự biến đối có ý nghĩa thống kê với p < 0.05 với ttính>tbảng dao động từ 2.592 4.297%, riêng 1 test tăng trưởng không mang ý nghĩa thống kê sau 1 năm tập luyện là
phản xạ mắt – chân (s) vì ttính<tbảng ở ngưỡng xác suất thống kê P > 0.05, với nhịp tăng
trưởng lần lượt là W% =1.13% – 4.48%.
Khi so sánh kết quả kiểm tra một số test với cơng trình nghiên cứu đã công bố

của tác giả Nguyễn Duy Khánh (2014) [4] nghiên cứu trên nam sinh viên năm 3 trường
ĐH TDTT Tp.HCM và cơng trình của tác giả Nguyễn Bằng (2015), [1] nghiên cứu
trên nam VĐV Quần Vợt Trường Đại học Tơn Đức Thắng cho thấy:
+ Thành tích test chạy 5 điểm của sinh viên năm nhất sau 1 năm có 𝑋̅3 = 15.702±
0.133, có tốc độ chạy nhanh hơn sinh viên năm 3 là 0.498s với X =16.2 ± 0.47s và
nhanh hơn so với sức nhanh của nam VĐV Quần vợt trường Đại học Tôn Đức Thắng
0.478s với X = 16.18 ± 0.17;
+ Thành tích test chạy 20 yard của sinh viên năm nhất có 𝑋̅3 = 3.333± 0.082,
chậm hơn so với sinh viên năm 3 là 0.133s với X = 3.20 ± 0.2, nhưng nhanh hơn so
với VĐV Quần vợt trường Tôn Đức Thắng 0.167s với X = 3.5 ± 0.16;
514


+ Thành tích test chạy lùi đập bóng của sinh viên có 𝑋̅3 = 1.305 ± 0.031, nhanh
hơn so với VĐV Quần vợt trường Tôn Đức Thắng 0.105s với X = 1.40 ± 0.10.
+ Thành tích test chạy đổi hướng gia tốc theo hướng trái của sinh viên có 𝑋̅3 =
2.372± 0.041, nhanh hơn so với VĐV trường Tôn Đức Thắng 0.218s với X = 2.59 ±
0.11; Đổi hướng gia tốc theo hướng phải của sinh viên có 𝑋̅3 = 2.308± 0.045, nhanh
hơn so với VĐV trường Tôn Đức Thắng 0.232s với X = 2.54 ± 0.19.
Như vậy, qua kết quả kiểm tra và so sánh với các cơng trình nghiên cứu, cho
thấy sức nhanh của sinh viên chuyên sâu quần vợt năm nhất chuyên ngành HLTT
trường Đại học TDTT Tp.HCM được cải thiện nhưng vẫn cần có biện pháp huấn luyện
khoa học, phù hợp đặc điểm học tập để nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên chuyên
sâu quần vợt của trường ngày càng tốt hơn.
3.

KẾT LUẬN

Qua kết quả đánh giá sự phát triển về sức nhanh ở nam sinh viên chuyên sâu
quần vợt năm nhất trường ĐH TDTT TP. HCM có thể nhận định rằng, sức nhanh có

sự tăng trưởng là phù hợp với quy luật phát triển lứa tuổi và huấn luyện thể thao với
10/11 test có sự biến đối có ý nghĩa thống kê với p < 0.05 khi t tính>tbảng dao động từ
2.592 - 4.297%. Qua đó chứng tỏ rằng, bài tập và tiến trình cũng như phương pháp
ứng dụng để phát triển sức nhanh cho sinh viên là phù hợp, có tính khoa học nên
đem lại hiệu quả rõ rệt. Do vậy, trong kế hoạch huấn luyện của những năm tiếp theo
và đặc biệt là cho các khóa tiếp theo, giảng viên cần quán triệt quan điểm huấn luyện
toàn diện một cách triệt để hơn, cũng như phải quan tâm đến huấn luyện phát triển
sức nhanh cho sinh viên nhiều hơn nữa để góp phần nâng cao trình độ tập luyện cho
sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Bằng (2015), “Nghiên cứu, lựa chọn và ứng dụng một số bài tập phát triển tốc
độ chuyên môn cho các nam vận động viên đội tuyển quần vợt trường đại học Tôn Đức
Thắng trong 6 tháng tập luyện”, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.

2.

Lê Bảo (2015), “Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật đánh
bóng thuận tay và trái tay cho các Vận động viên nam Quần Vợt tuổi U14 TP. Vĩnh Long”,
luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.

3.

Ngô Hải Hưng (2012), “Nghiên cứu bài tập phát triển thể lực và tốc độ đánh bóng ở một
số kỹ thuật cơ bản cho nam VĐV quần vợt trẻ lứa tuổi 14 – 16”, luận án tiến sĩ.

4.

Nguyễn Duy Khánh (2014), “Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho

sinh viên năm thứ 3 chuyên sâu quần vợt chuyên ngành HLTT trường ĐH TDTT
TP.HCM”, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.

5.

Nguyễn Toán (1998), Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV, NXB TDTT, Hà Nội.

6.

Trần Trọng Anh Tú (2018), “Nghiên cứu ứng dụng một số phương tiện bổ trợ chun mơn trong
hồn thiện kĩ thuật cơ bản cho sinh viên chuyên sâu quần vợt trường Đại học Thể dục thể thao
thành phố Hồ Chí Minh” luận án tiến sĩ khoa học giáo dục.

7.

Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp thống kê trong TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

515



×