9 - Đột
biến số lượng NST_Đột biến lệch bội
Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xuất hiện đột biến số lượng NST:
A. Do rối loạn phân li của NST trong các tế bào già.
B. Do tế bào già nên trong giảm phân, một số cặp không phân li.
C. Do rối loạn cơ chế phân li NST ở kỳ sau phân bào.
D. Do NST phân đơi khơng bình thường.
Câu 2. Một trong các cơ chế phát sinh của ĐB lệch bội là :
A. Lần NP đầu tiên của hợp tử tất cả các cặp NST không phân li tạo thể lêch bội.
B. 1 hay 1 số cặp NST không phân li trong GP tạo gtử thiếu hay thừa 1 vài NST, các gtử này kết
hợp với gtử bình thường tạo thể lệch bội.
C. 1 hay 1 số cặp NST không phân li trong GP tạo gtử thiếu hay thừa 1 vài NST, các gtử này kết
hợp với nhau tạo thể lệch bội.
D. 1 hay 1 Tất cả các cặp NST không phân li trong GP tạo gtử 2n, các gtử này kết hợp với gtử
bình thường tạo thể lệch bội.
Câu 3. Ở thể đột biến của một loài, sau khi một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4
lần đã tạo ra số tế bào có tổng cộng là 144 NST, đó là dạng đột biến
A. thể ba (2n + 1)hoặc thể một kép (2n -2)
B. thể tam bội (3n) hoặc thể ba
C. thể một (2n -1) hoặc thể đơn bội.
D. thể ba (2n + 1) hoặc thể một (2n -1)
Câu 4. Cho Lồi có 2n =14, một tế bào ở dạng thể một kép đang ở kì giữa có số lượng nhiễm
sắc thể là bao nhiêu
A. 12
B. 13
C. 15
D. 16
Câu 5. Nếu sản phẩm giảm phân của một tế bào sinh giao tử gồm 3 loại (n); (n+1); (n-1) và từ
đó sinh ra một người con bị hội chứng siêu nữ thì chứng tỏ đã xảy ra sự rối loạn phân ly của
1cặp NST ở :
A. giảm phân I của mẹ hoặc bố.
B. giảm phân của mẹ hoặc giảm phân II của
bố.
C. giảm phân I của bố hoặc giảm phân II của mẹ. D. giảm phân I của mẹ hoặc giảm phân I
bố.
Câu 6. Ở một loài, xét một tế bào mang hai cặp nhiễm sắc thể có đột biến chuyển đoạn tương
hỗ giữa 2 nhiễm sắc thể của hai cặp, các cặp khác nhiễm sắc thể không mang đột biến. Khi một
tế bào trên giảm phân bình thường, số loại giao tử có NST bị đột biến chuyển đoạn và số loại
giao tử bình thường là
A. 2 loại giao tử đột biến; 2 loại giao tử bình thường
B. 3 loại giao tử đột biến; 1 loại giao tử bình thường
C. 1 loại giao tử đột biến; 3 loại giao tử bình thường
D. 1 loại giao tử đột biến; 1 loại giao tử bình thường
Câu 7. Một tế bào sinh dục đực của ruồi dấm thực hiện nguyên phân một số lần để tạo ra
nguyên liệu cho quá trình tạo giao tử, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125% và đã tạo ra
được 4 hợp tử. Số lượng nhiễm sắc thể đơn cần cung cấp cho tồn bộ q trình nói trên là:
A. 248.
B. 512.
C. 256.
D. 504
Câu 8. Ở cà độc dược có 12 cặp NST tương đồng.Có nhiều nhất bao nhiêu trường hợp thể một
kép?
A. 12
B. 24
C. 66
D. 132
Câu 9. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể gồm có các loại cơ bản là
A. đột biến cấu trúc và đột biến số lượng.
B. đột biến cấu trúc và đột biến lệch bội.
C. đột biến lệch bội và đột biến đa bội.
D. đột biến đa bội và đột biến số
lượng.
Câu 10. Đột biến lệch bội là
A. đột biến làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong
tế bào.
B. đột biến làm tăng số lượng nhiễm sắc thể ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng
trong tế bào.
C. đột biến làm giảm số lượng nhiễm sắc thể ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng
trong tế bào.
D. đột biến làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương
đồng.
Câu 11. Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội là
A. do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li.
B. do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li.
C. do rối loạn trong quá trình thụ tinh làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không kết
hợp với nhau.
D. do rối loạn trong quá trình thụ tinh làm cho một cặp nhiễm sắc thể bị tiêu biến đi một chiếc.
Câu 12. Đột biến lệch bội gồm có các dạng cơ bản là
A. thể không (2n), thể một (2n+1), thể ba (2n+3), thể bốn (2n+4).
B. thể không (2n-2), thể một (2n), thể ba (2n+1+1+1), thể bốn (2n+1+1+1+1).
C. thể không (2n-2), thể một (2n-1), thể ba (2n+1), thể bốn (2n+2).
D. thể không (2n), thể một (2n+1), thể ba (2n+2), thể bốn (2n+3).
Câu 13. Một lồi thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế
bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
A. 18.
B. 9.
C. 24.
D. 17.
Câu 14. Sự rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong một tế bào sinh tinh
của cơ thể lưỡng bội (2n) có thể làm xuất hiện các loại giao tử
A. n ; n + 1 ; n – 1. B. n + 1 ; n – 1.
C. 2n + 1 ; 2n – 1.
D. n ; 2n + 1.
Câu 15. Một phụ nữ trong q trình phát triển của cơ thể có những biểu hiện sinh lí khác
thường. Khi tiến hành làm tiêu bản tế bào từ tế bào cơ thể người phụ nữ này người ta thấy cặp
nhiễm sắc thể số 23 chỉ có 1 chiếc, cịn các cặp khác bình thường. Có thể kết luận, người phụ nữ
trên bị đột biến lệch bội dạng
A. thể ba.
B. thể một.
C. thể không.
D. thể bốn.
Câu 16. Thể không là
A. tế bào mất hẳn cặp nhiễm sắc thể giới tính.
B. tế bào khơng cịn nhiễm sắc thể
thường.
C. tế bào mất đi một hoặc một vài nhiễm sắc thể. D. tế bào mất hẳn một cặp nhiễm sắc thể nào
đó.
Câu 17. Một tế bào sinh dưỡng của thể ba kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được
44 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của lồi này là
A. 2n = 42.
B. 2n = 22.
C. 2n = 20
D. 2n = 40.
Câu 18. Câu 15: Giả sử trong một tế bào sinh tinh có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu là 44A +
XY. Khi tế bào này giảm phân các cặp nhiễm sắc thể thường phân li bình thường, cặp nhiễm sắc
thể giới tính khơng phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử
có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. 22A và 22A + XX.
B. 22A + X và 22A + YY.
C. 22A + XX và 22A + YY.
D. 22A + XY và 22A.
Câu 19. Ở châu chấu, con cái bình thường có bộ NST 2n = 24. Số NST đếm được ở con đực
dạng đột biến thể một là:
A. 12
B. 25
C. 22
D. 23
Câu 20. Sự kết hợp của 2 giao tử (n + 1) sẽ tạo ra:
A. Thể một kép.
B. Thể 3.
C. Thể 4 hoặc thể 3 kép
D. Thể song
nhị bội
Câu 21. Đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà Lan có chứa 16 NST
có thể được tìm thấy ở
A. thể một hoặc thể bốn kép.
B. thể ba.
C. thể một hoặc thể ba.
D. thể bốn hoặc thể ba kép.
Câu 22. Một hợp tử lưỡng bội tiến hành nguyên phân, trong lần nguyên phân thứ ba, ở một tế
bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 khơng phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường,
những lần nguyên phân tiếp theo diễn ra bình thường. Hợp tử này phát triển thành phơi, phơi
này có bao nhiêu loại tế bào khác nhau về bộ nhiễm sắc thể?
A. Hai loại.
B. Ba loại.
C. Bốn loại.
D. Một loại.
Câu 23. Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu
là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm
sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?
A. AaBbEe.
B. AaBbDddEe.
C. AaaBbDdEe.
D. AaBbDEe.
Câu 24. Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, nếu có đột biến dị bội xảy
ra thì số loại thể bốn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là
A. 12.
B. 36.
C. 24.
D. 48.
Câu 25. Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân
hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không
phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể
có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là:
A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2.
B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.
C. 2n-2; 2n; 2n+2+1.
D. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2.
Câu 26. Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm
sắc thể. Các thể ba này có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xơma
A. khác nhau và có kiểu hình khác nhau.
B. giống nhau và có kiểu hình giống nhau.
C. khác nhau và có kiểu hình giống nhau.
D. giống nhau và có kiểu hình khác nhau.
Câu 27. Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
B. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân
C. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể
không thể phân li
D. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một số hoặc một số cặp nhiễm sắc thể
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: C
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xuất hiện đột biến số lượng NST là do rối loạn cơ chế phân ly
NST ở kỳ sau phân bào.
Rối loạn toàn bộ bộ NST → hình thành đột biến đa bội.
Rối loạn một hoặc một số cặp NST → hình thành đột biến dị bội.
Câu 2: B
Một trong các cơ chế phát sinh của đột biến lệch bơi đó là một hay một số cặp không phân ly
trong giảm phân tạo giao tử thiếu hoặc thừa 1 vài NST, các giao tử này kết hợp với giao tử bình
thường tạo thể lệch bội.
Câu 3: D
gọi số NST trong tế bào là x,ta có :
2^4.x=144 => x=9
=> x=10-1 hoặc x=8+1
=> thể ba nếu 2n=8 và thể một nếu 2n=10
Câu 4: A
2n=14, tại những tế bào ở thể một kép có số lượng NST là 2n-1-1 = 12.
Câu 5: B
Nếu giảm phân của một tế bào sinh giao tử gồm 3 loại :n, n +1. n - 1 → rối loạn ở giảm phân II,
sinh ra một người con bị siêu nữ (XXX).
XXX → NST giới tính của bố hoặc mẹ bị rối loạn. Ở mẹ có thể bị rối loạn ở giảm phân I hoặc II.
ở bố là bị rối loạn ở giảm phân II.
Mẹ rối loạn giảm phân I: XX → XXXX → XX.
Mẹ rối loạn giảm phân II: XX → XXXX → XX → XX, O.(rối loạn ở cả hai tế bào); → XX, X,
O (rối loạn ở 1 tế bào trong giảm phân II).
Bố rối loạn giảm phân II ở cặp XX: XY → XXYY → XX, YY → XX, O, Y
Câu 6: B
Trong q trình giảm phân có xảy ra đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 NST không tương
đồng. Số loại giao tử có NST bị đột biến chuyển đoạn là 3 loại giao tử đột biến và 1 giao tử bình
thường.
Câu 7: D
số tinh trùng tạo ra=4/0,03125=128
=> số tb sinh tinh=128/4=32
=> tế bào nguyên phân 5 lần
=> số NST đơn cần cung cấp cho toàn bộ qt=8.(2^6-1)=504
Câu 8: C
chọn 2 cặp có 1 chiếc NST trong 12 cặp,ta sẽ có 12C2=66 trường hợp
Câu 9 Truy cập –để xem chi tiết
Câu 16: D
Thể không là đột biến số lượng NST, khi tế bào mất đi hẳn một cặp NST nào đó.
Dạng đột biến thể khơng (2n -2).
Dạng đột biến thêm 1 chiếc ở một cặp NST tương đồng: thể ba (2n +1).
Thể 1 mất 1 chiếc ở một cặp NST tương đồng, thể một (2n -1).
Thể bốn là khi tế bào thêm 2 chiếc nhiễm sắc thể ở một cặp nào đó ( 2n+2)
Câu 17: C
NST ở tế bào sinh dưỡng của thể ba kép (2n +1 +1). Người ta đếm được 44 NST.
Tế bào ở kì giữa sau khi trải qua q trình nhân đơi ở kì trung gian, số lượng NST tăng lên gấp
đơi.
Bộ NST của lồi là 44: 2 = 22.
Thể 3 kép dạng 2n + 1 + 1 = 22, 2n = 20
Câu 18: D
Giả sử NST là 44A +XY → tiến hành giảm phân. Chỉ xét riêng cặp NST giới tính.
Khi bắt đầu bước vào giảm phân XY nhân đơi ở kì trung gian → XXYY → giảm phân I diễn ra
bất thường, cặp NST giới tính khơng phân li → XXYY và O.
Giảm phân II diễn ra bình thường → XXYY → XY, và O → O.
22 cặp NST thường giảm phân và phân li bình thường. 44A → 22A(đơn).
Các loại giao tử có thể tạo thành là: 22A +XY và 22A.
Câu 19: C
Cơ chế xác định giới tính ở châu chấu là con cái là XX, con đực là XO.
Ở châu chấu cái bình thường có bộ NST là 2n =24.
Con đực sẽ có bộ NST là 2n = 24 -1 = 23. (vì cặp NST giới tính ở con đực là XO)
Con châu chấu đực mang dạng đột biến thể một (2n -1) sẽ có bộ NST là 2n = 23 - 1 = 22.
Câu 20: Truy cập –để xem lời giải chi tiết
Câu 23: D
Tế bào có bộ NST 2n=8.
Thể một là dạng đột biến mất 1 chiếc NST ở một cặp tương đồng. 2n-1.
A. Dạng đột biến thể không (2n -2), mất 1 cặp Dd.
B. Dạng đột biến thêm 1 chiếc d ở cặp Dd, thể ba (2n +1).
C. Dạng đột biến thêm 1 chiếc a ở cặp Aa, thể ba (2n +1).
D. Thể 1 mất 1 chiếc d ở cặp Dd, thể một (2n -1).
Câu 24: A
Thể bốn là một cặp NST tăng lên 2 chiếc. Dạng 2n+2
Lồi có 2n=24 → n=12. Số thể bốn tạo ra tối đa trong quần thể là 12C1=12
Câu 25: A
Ở một số tế bào NST không phân ly ở 1 cặp trong giản phân I sẽ tạo thành giao tử n+1 và n-1.
Rối loạn chỉ xảy ra ở một số tb cịn các tế bào khác giảm phân bình thường tạo giao tử n.
Sự giao phối giữa các cá thể có thể tạo các kiểu tổ hợp là: 2n, 2n-1, 2n +1, 2n -2, 2n+2.
Câu 26: D
Ở cà độc được 2n=24, người ta phát hiện ra các dạng thể ba ở cả 12 cặp NST. Các thể ba này có
số lượng nhiễm sắc thể trong tê bào xoma giống nhau: 2n+1
Nhưng do tăng 1 chiếc NST ở cặp khác nhau → tăng số lượng những gen khác nhau → thay đổi
VCDT khác nhau → tạo các kiểu hình khác nhau.
Câu 27: A
Đột biến số lượng là đột biến làm thay đổi số lượng NST trong tế bào. Có các dạng đột biến như:
đột biến dị bội và đột biến đa bội.
Đột biến lệch bội là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng.
A. Sai. đột biến lệch bội có thể xảy ra ở NST thường hoặc NST giới tính. Một số bệnh liên quan
tới đột biến lệch bội ở NST giới tính: XO - tocno, XXY - claiphento, XXX- siêu nữ.
B, C, D. đúng.