Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DHTHBK6HOANG THI TRANGKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.95 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON

KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN

MÔN : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1

HỌ VÀ TÊN : HOÀNG THỊ TRANG
LỚP
: TIỂU HỌC B – K6
MÃ SỐ SV :1161070103

NĂM HỌC 2018 - 2019


BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1
I.Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp; Ngun tắc
chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH)
Trong thời gian 4 tuần kiến tập tại trường Tiểu học Trần Phú huyện Trảng Bom
vừa qua em đã được trực tiếp theo dõi và nắm bắt rõ hơn về phương pháp dạy học
thực tế ở trường tiểu học. Trên thực tế, giáo viên đã thực hiện dạy học môn Tiếng
Việt theo đúng 3 nguyên tắc : nguyên tắc phát triển tư duy; nguyên tắc giao tiếp;
ngun tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH.
1.Về nguyên tắc phát triển tư duy:
Trong các tiết dạy của GVHD, qua các câu hỏi mà cô đưa ra và yêu cầu học
sinh phải suy nghĩ, phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp…. thì các em mới trả lời
được, qua thao tác này cô đã rèn được cho học sinh các thao tác tư duy. Đồng thời,
chú ý rèn luyện cho các học sinh phẩm chất tư duy nhanh, chính xác và tích cực.
Ví dụ: trong tiết Học vần lớp 1 bài EO-AO, học sinh được tham gia các hoạt


động kiểm tra bài cũ, phát hiện âm vần mới, tìm hiểu bài mới, các hoạt động này
được diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng, bước chuyển tiếp giữa các hoạt động được
tổ chức nhanh chóng, tập trung được sự chú ý của học sinh. Học sinh từ so sánh được
các tiếng trong bài có điểm gì giống và khác. Học sinh cịn có thể tự phân tích tranh
ảnh, từ đó rút ra từ mới của bài học.
- Giáo viên đã giải thích được cho học sinh hiểu những từ ngữ, kí hiệu, … mà
học sinh chưa hiểu. Ví dụ: các tiếng, các từ khóa, từ mở rộng trong bài học vần EOAO như: leo trèo, chào cờ, mỏ neo, ngôi sao,…
- Giáo viên giúp học sinh mở rộng kiến thức về môi trường, giáo dục tình cảm
u thương thơng qua việc cho xem tranh minh họa các từ khóa và từ mở rộng, u
cầu học sinh chọn ra tranh mà mình thích nhất và trình bày lí do, sau đó giáo viên
chốt lại ý và giáo dục các giá trị có liên quan mà nội dung bức tranh biểu thị.
2.Về nguyên tắc giao tiếp :
Trên thực tế hiện nay, nguyên tắc này rất quan trọng trong việc đánh giá một
tiết dạy đã hiệu quả, tích cực hay chưa.
Giáo viên đã tổ chức hoạt động nói cho HS trong tiết dạy Tiếng Việt, nghĩa là
giáo viên đã sử dụng giao tiếp cho học sinh nói với nhau, thi đua đọc bài hay trao đổi ý
kiến với nhau như một phương pháp dạy học chủ đạo ở tiểu học.


Ví dụ: trong các hoạt động kiểm tra bài cũ ở đầu các tiết học, giáo viên tổ chức
trò chơi để chọn ngẫu nhiên một số học sinh lên thực hiện yêu cầu, khi chọn ra được
rồi thì những việc còn lại sẽ do học sinh thực hiện, học sinh đó sẽ tự đọc ra yêu cầu của
giáo viên và thực hiện, sau khi thực hiện sẽ tự điều khiển mời bạn khác nhận xét và trả
lời câu hỏi giao lưu( nếu có) rồi giáo viên mới nhận xét lại và chốt ý; Ngồi ra, trong
các hoạt động tìm hiểu bài mới, luyện tập thực hành, vận dụng hay mở rộng, học sinh
sẽ được tự lên trình bày ý kiến, bài làm của cá nhân hay của nhóm và điều khiển các
hoạt động giao lưu. Học sinh sẽ được nhận xét phần trả lời của bạn và đặt ra các câu
hỏi, nêu lên ý kiến cá nhân.
Trong các hoạt động thảo luận nhóm đơi, nhóm 4, … học sinh có quyền nêu ra
ý kiến cá nhân nhằm thống nhất đáp án, câu trả lời cho yêu cầu của giáo viên, qua đó

các em rèn luyện được khả năng đánh giá và tự đánh giá. Ngoài ra, các em học thêm
được đức tính biết chia sẻ, lắng nghe,…
3.Nguyên tắc chú ý tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh tiểu
học
- Ở nguyên tắc này, giáo viên đã thực hiện tương đối tốt. Đa số ở các tiết học
tiếng Việt, giáo viên đều tổ chức hoạt động dưới hình thức trị chơi, hoạt động giải
lao có sử dụng âm thanh, hình ảnh, đồ vật màu sắc, … phù hợp với lứa tuổi học sinh
ở từng khối lớp.
Ví dụ: Ở 1,2 cho học sinh xem video âm nhạc và hát hoặc lắc lư theo nhạc;
chơi trò chơi hái hoa, truyền đồ vật,… để chọn ra ngẫu nhiên một số em trả lời các
câu hỏi của giáo viên( câu hỏi có liên quan tới nội dung bài hát,…). Lên khối lớp cao
hơn thì học sinh được chơi các trị chơi về trí nhớ, làm trái hiệu lệnh của cơ, … Các
hoạt động này vừa thu hút được sự chú ý, hứng thú học vừa giúp kiểm tra lại bài cũ
mà không gây áp lực cho học sinh.
- Giáo viên cũng đã dạy học dựa trên trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh.
Do trường ở khu vực tập trung dân cư ở nhiều nơi khác nhau đến sinh sống, mỗi em
có giọng quê hương khác nhau nên vốn từ của các em cũng có nhiều khác biệt. Mỗi
vùng có những từ địa phương các nhau nên trong quá trình học xảy ra nhiều tình
huống sư phạm, cùng một đồ vật nhưng có nhiều ý kiến khác nhau về tên gọi. Ví dụ
cái chén dùng để ăn cơm thì một số em lại nêu ý kiến đó là cái bát,.. Trong tình
huống này giáo viên đã nêu cho học sinh thấy được những từ đó đều dùng để chỉ đồ
vật nhưng một số từ được nêu là từ địa phương và nêu ra từ chung, giáo viên không
bác bỏ ý kiến của học sinh mà giải thích rõ giúp học sinh hiểu nghĩa của từ và mở
rộng thêm vốn từ,…
- Giáo viên đã tạo điều kiện cho học sinh hình thành lời nói hồn chỉnh của
mình trong các cuộc hội thoại giữa các em hay giữa giáo viên với học sinh, hay trong
các hình thức học khác nhau như cá nhân, lớp, nhóm, …


Ví dụ: trong các hoạt động thảo luận nhóm hay trình bày trước lớp, học sinh sẽ

được trình bày ý kiến theo cách hiểu, ngôn ngữ biểu đạt của bản thân, không theo
khuôn mẫu nhất định,…
II. Yêu cầu 2:
Qua quá trình kiến tập, được dự giờ các tiết mẫu và tập giảng ở lớp chủ nhiệm
em có những băn khoăn, thắc mắc là:
- Tại sao giáo viên không nêu yêu cầu trước khi cho xem video? Ở phân môn
Luyện từ và câu lớp 4, có một số bài giáo viên cho học sinh xem video ngắn rồi yêu
cầu tự đặt câu về nội dung video.
Ví dụ: Ở bài Luyện tập về động từ, sau khi kết thúc bài tập 3, học sinh đã xác
định được các từ bổ sung. Giáo viên cho xem video, sau khi kết thúc video giáo viên
yêu cầu đặt câu về nội dung video , trong câu đó có chứa từ bổ sung vừa tìm được ở
bài tập 3.

Theo em giáo viên nên nêu ra yêu cầu trước khi cho học sinh xem video
vì trong quá trình xem có thể một số em sẽ khơng chú ý tới nội dung mà chỉ quan tâm
tới một số chi tiết như bạn nhỏ mặc áo màu gì, có mấy cái cây, …. Nếu xem xong
mới nói yêu cầu thì rất khó để học sinh nhớ lại được nội dung để có thể đặt câu.
- Có nên sử dụng powerpoint để hướng dẫn học sinh cách viết chữ hay
không? ( có một trang powerpoint chỉ dẫn các nét viết chữ eo – ao)

Theo em không nên sử dụng powerpoint mà giáo viên nên viết mẫu lên
bảng, vừa nói vừa viết để các em theo dõi cách đặt bút, chỗ nào cần lia, chỗ nào cần
rê bút( vì nếu sử dụng powerpoint các nét chữ tuy đều, đẹp nhưng chưa đúng quy
trình, chưa giống với chữ viết chuẩn, nét chữ a phải lia bút để viết nét móc và nối chữ
a với chữ o
- Ở hoạt động tìm hiểu nội dung bài ở phân mơn Chính tả dạng bài nghe –
viết, có nên để học sinh tự điều khiển hay khơng? Ví dụ: Chính tả lớp 3 Bài : “Đêm
trăng trên Hồ Tây”, giáo viên mời một học sinh lên điều khiển lớp tìm hiểu nội dung
bài, đặt câu hỏi và mời các bạn khác trả lời, tự các em nhận xét bài của nhau, người
đúng nhận được tràng pháo tay của cả lớp.


Theo em nên cho học sinh điều khiển hoạt động này nhưng sau khi học
sinh đã điều khiển xong hoạt động tìm hiểu thì giáo viên nên chốt lại ý đúng (Trong
tiết em được dự thì cơ khơng chốt mà chỉ cho học sinh tự tìm hiểu và tuyên dương).
- Ở các bài tập Luyện từ và câu, có nên cho học sinh làm bài bằng hình thức
chơi trị chơi thi đua đặt câu khơng? Ví dụ: Bài Luyện tập về quan hệ từ , bài tập 4
yêu cầu đặt câu với mỗi quan hệ từ sau: mà, thì, bằng.
- Ở phân mơn chính tả lớp 3, có nên cho học sinh đọc đồng thanh bài chính tả
hay khơng. Có một số em nghe viết cịn chậm và viết khơng kịp, bị sai lỗi chính tả
khá nhiều do ngọng, do khác vùng miền, vậy nên làm thế nào để khắc phục hiện
tượng trên?


- Ở tiết luyện từ và câu lớp 3(bài so sánh. Dấu chấm), em thấy giáo viên đã sử
dụng rất nhiều video và âm thanh. Việc làm như vậy có nên khơng? Như vậy có bị
xem là lạm dụng cơng nghệ hay không?
=> Theo em là không nên sử dụng quá nhiều video , âm thanh vì dùng nhiều
sẽ bị nhiễu bài dạy. chỉ nên dùng những phần thật sự hay có chọn lọc và đặc
biệt là sử dụng vừa đủ hợp lí để đạt hiệu quả cao nhất.
- Em có quan sát thấy: trong tiết luyện từ và câu của lớp 3, có tổ chức chơi trị
chơi theo đội, tuy nhiên chỉ mời được một ít em.vậy có nên sử dụng hình thức này để
thực hiện tiết dạy? Và nếu khơng dùng hình thức này thì nên dùng hình thức nào để
đạt được kết quả cao nhất?
- Đặc biệt: em nhận thấy có trường hợp chuẩn bị trước cho học sinh câu hỏi
giao lưu và trả lời sẵn cho các em học thuộc để tham gia tiết dạy việc như vậy có nên
khơng và làm thế nào để tránh tình trạng trên?
=> theo em ở tình huống này, việc chỉ trước cho học sinh là khơng nên vì việc
làm này khiến hs không tự sản sinh ra kiến thức, không thể phát triển tư duy cá
nhân, cũng không thể nêu lên thắc mắc của mình.
Vì vậy theo em cần thực hiện chống bệnh thành tích, lấy người học làm trung

tâm để khi buớc vào lớp học hs sẽ thấy vui vẻ và tự mình nói lên suy nghĩ của
mình phát triển cá nhân một cách tích cực nhất. Tránh nhắc lại, học thuộc mà
phải khuyến khích các hoạt động giao lưu trao đổi ,tự phát triển là chính. Đồng
thời nên tuyên dương khích lệ các em nhiều hơn .
Cảm ơn thầy đã đọc bài, nhờ thầy góp ý bài làm giúp em. Em xin chân thành
cảm ơn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×