Câu hỏi 1: Cán bộ tư vấn học đường có vị trí , vai trị gì đối với sự phát triển
tồn diện của học sinh. Phân tích các nhiệm vụ cơ bản của hoạt động tư vấn học
đường. Cho ví dụ minh họa.
Bài làm
* Vị trí, vai trị của cán bộ tư vấn học đường đó là:
- Phát hiện sớm những biểu hiện khó khăn tâm lí ở học sinh.
- Sàng lọc, chuẩn đốn và đánh giá các khó khăn tâm lí của học sinh.
- Tổ chức hoạt động phịng ngừa và can thiệp ban đầu cho học sinh có biểu hiện
khó khăn tâm lí.
- Phối hợp vớ gia đình, chuyên gia tâm lí và các lực lượng khác để can thiệp trị
liệu cho học sinh khóp khăn về tâm lí.
- Trợ giúp, tạo cơ hội để học sinh được hòa nhập sau can thiệp trị liệu.
* Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động tư vấn học học đường đó là:
- Tạo ra động lực cho sự phát triển ở học sinh: giúp học sinh tìm thấy động lực
của học tập và có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.
- Phịng ngừa các nguy cơ cản trở quá trình phát triển của học sinh trong trường
học.
Ví dụ: phịng ngừa các hành vi tiêu cực như bắt nạt, bạo lực học đường.
- Can thiệp, khắc phục những hành vi không phù hợp: là những vấn đề hiện có
cản trở q trình phát triển của trẻ trong trường học như vấn đề bạo lực, bắt nạt
học đường, chán học, vi phạm kỉ luật học đường…
- Chuyển tuyến: với những học sinh gặp vấn đề khó khăn nằm ngồi khả năng
trợ giúp của iáo viên, giáo viên sẽ tìm nguồn lực khác phù hợp hơn như là
chuyên gia tham vấn, y tế, pháp luật…để giúp học sinh giải quyết vấn đề của
mình.
Tóm lại: Nhiệm vụ trọng tâm của tư vấn học đường là là phòng ngừa các
hành vi nguy cơ và can thiệp, khắc phục những hành vi, cảm xúc không phù hợp
cản trở sự phát triển của học sinh trong từng học.
Câu 2: Trình bày khái niệm Trợ giúp, Tư vấn, Tham vấn học đường. Phân tích
các nội dung và hình thức tư vấn cơ bản trong hoạt động tư vấn học đường.
Bài làm
- Trợ giúp là hoạt động của người giúp đỡ cho người đang gặp khó khăn
nào đó để họ có thể giải quyết được khó khăn của mình.
- Tư vấn là cung cấp thong tin, cho lời khuyên , trợ giúp những khó khăn
tâm lí, chỉ bảo hay hướng dẫn cho một cá nhân hoặc một tổ chức khi có nhu cầu.
- Tham vấn là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn với người được tham
vấn , thông qua các kĩ năng trao đổi và chia sẻ, người được tham vấn hiểu và
chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng của bản thân để giải quyết các
vấn đề của chính mình.
Nội dung tư vấn học đường là các vấn đề học sinh thường gặp phải liên
quan đến học đường như: Học tập, Tâm sinh lí, Giới tính- sức khỏe sinh sản,
Quan hệ ứng xử giao tiếp với thầy cô, bạn bè, người than, Hướng nghiệp, Giới
thiệu học sinh, đưa học sinh đến các cơ sở điều trị tâm lí.
Hình thức tư vấn cơ bản trong hoạt động tư vấn học đường:
+ Theo cách thức tư vấn: tư vấn trực tiếp, tư vấn gián tiếp.
+ Theo số lượng người: tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm, tư vấn cộng đồng.
Câu hỏi 3: Hãy giới thiệu 3 tình huống khó khăn tiêu biểu mà học sinh tiểu học
thường gặp. Người cán bộ tư vấn học đường có thể sử dụng phương pháp gì để
nhận biết học sinh của mình đang gặp khó khăn cần giúp đỡ?
Bài làm
Giới thiệu 3 tình huống khó khăn tiêu biểu mà học sinh tiểu học thường
gặp đó là:
1. Một số học sinh lớp 1 gặp khó khăn khi học tập. Biểu hiện là học sinh
khó học, học mãi khơng nhớ âm, nhớ tiếng; Mỗi khi cô giáo gọi đọc bài cá nhân
học sinh đọc sai bị các bạn cười từ đó học sinh có biểu hiện đọc nhỏ và đơi khi
không đọc.
2. Học sinh lớp 5, một số em nữ lớn trước tuổi( dậy thì sớm) thường có
chiều cao cao hơn các bạn cùng lớp, chân tay khẳng khiu và ngực cũng bắt đầu
lớn, Các ban trai hay trêu đùa gọi là CỘT THU LƠI nên các em nữ đó ít hẳn
việc nô chơi chạy nhảy cùng các bạn, thường đi gù lưng xuống để không lộ ngực
và các trông thấp đi.
3. Một số ít học sinh nam quá hiếu động, hay vi phạm nội quy nề nếp để
nhóm hoặc lớp thường xuyên bị mất điểm thi đua, các bạn trong tổ khơng thích
nhận bạn đó về nhóm của mình. Những học sinh đó dần ít bạn chơi và có thể
khơng có bạn chơi với, lủi thủi chơi một mình hoặc đi chơi với các bạn lớp khác.
* Người cán bộ tư vấn học đường có thể sử dụng các phương pháp sau để
nhận biết học sinh của mình đang gặp khó khăn cần giúp đỡ:
+ Phương pháp quan sát;
+ Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại;
+ Phương pháp nghiên cứu hồ sơ cá nhân học sinh và các tài liệu khác.
+Phương pháp đo lường, đánh giá thong qua các bộ công cụ( Trắc
nghiệm, phiếu hỏi, các công cụ khác,…)