Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

THCK6Nguyen Ho Tu UyenKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.58 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
Sinh viên: Nguyễn Hồ Tú Uyên
Lớp: Tiểu học C – K6

Năm học: 2018 – 2019


Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt
ở trường tiểu học
Bài làm
- Nguyên tắc phát triển tư duy:
+ Trong giờ học, có chú ý rèn các thao tác tư duy cho HS (phân tích, so sánh,
khái quát, tổng hợp,...). Đồng thời rèn luyện cho HS tư duy nhanh, chính xác,
tích cực để phát huy hiệu quả học tập.
+ HS thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ trong bài học, giúp HS
ghi nhớ kiến thức dễ hơn.
+ Tạo điều kiện cho HS nắm được nội dung của những vấn đề cần nêu trong
môi trường giao tiếp cụ thể. HS thể hiện được những nội dung đó bằng các
phương tiện ngôn ngữ (lời nói, cử chỉ, điệu bộ,...). Từ đó, HS tự sản sinh được
ra tri thức.
- Nguyên tắc giao tiếp:
+ Lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích, hướng vào các kĩ năng nghe, nói,
đọc, viết cho HS để lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học phù hợp. Vì vậy, các kĩ
năng giao tiếp của HS được cải thiện hơn.
+ Lấy giao tiếp làm phương pháp dạy học chủ đạo để tất cả HS đều được tham
gia hoạt động (hoạt động nhóm, cá nhân, tổ chức trò chơi,...)
+ Lớp học luôn sinh động, thoải mái, vui vẻ.
- Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH:


+ Chú ý đến tâm lý của HS, chuyển được từ hoạt động vui chơi sang hoạt động
học tập, tạo không khí vui vẻ, thoải mái để HS không thấy nhàm chán.
+ Dạy học dựa trên sự hiểu biết chắc chắn về trình độ tiếng Việt của HS, ngôn
từ ngắn gọn, dễ hiểu, không rườm rà, giúp HS tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Yêu cầu 2:
Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết
dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
Thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp khắc
phục (nếu thấy bất cập).
Bài làm
- Một số trò chơi vẫn còn hình thức chia theo dãy, cử HS đại diện lên chơi. Vì
thế không đáp ứng được tiêu chí của một giờ dạy học tích cực (tất cả các HS
đều được tham gia hoạt động).
Lí giải: có thể do thời gian 1 tiết k đủ để chơi cả lớp, hoặc trò chơi quá ít để cả
lớp có thể cùng tham gia.
- Một vài GV còn “làm hộ” HS, chưa để HS tự giải quyết vấn đề, nên có một số


HS còn chậm không theo được bài. HS không tự sản sinh ra tri thức nhờ GV
định hướng, hướng dẫn.
Lí giải: có thể GV sợ cháy giáo án, không đủ thời gian để hướng dẫn, định
hướng cho HS để tự HS sản sinh ra tri thức cho bản thân.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×