Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Hệ thống cơ quan nhà nước việt nam cấp trung ương theo hiến pháp 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.81 KB, 38 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử tồn tại và phát triển của nhân loại, Nhà nước là một tổ chức đặc biệt có
tầm quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến tính ổn định của xã hội. Trong đó, việc tổ
chức bộ máy Nhà nước ln là vấn đề được các nước trên thế giới quan tâm nghiên
cứu. Bởi lẽ, hệ thống các cơ quan Nhà nước không chỉ thể hiện đặc trưng và bản chất
của Nhà nước, mà cịn là nhân tố góp phần tác động vào sự phát triển của mỗi quốc gia
trong nhiều lĩnh vực như con người, kinh tế, an ninh quốc phòng…
Điều 2, Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ: “Nhà
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Bộ máy Nhà nước Việt Nam do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, qua nhiều lần đổi mới đã thể hiện được sự hiệu quả
tương đối trong công tác quản lý cũng như vận hành đất nước. Pháp luật về tổ chức bộ
máy Nhà nước ngày càng được củng cố và hoàn thiện hơn về nhiều mặt, tuy nhiên vẫn
tồn đọng khơng ít những hạn chế, bất cập cần được sửa đổi.
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII thơng
qua năm 2013 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, định hướng cho việc tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt là hệ thống pháp luật về tổ chức
bộ máy Nhà nước. Quốc hội đã ban hành hơn 120 đạo luật để cụ thể hóa Hiến pháp
2013, trong đó có khoảng 20 đạo luật quy định cụ thể về tổ chức bộ máy Nhà nước.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng
ngành đã ban hành hơn 200 văn bản pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ
cấu tổ chức bên trong của các cơ quan, đơn vị. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
các cấp cũng chú trọng ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật theo thẩm
quyền để thực hiện chủ trương cải cách tổ chức bộ máy Nhà nước ở địa phương. Hệ
thống các văn bản luật nêu trên đã góp phần hồn thiện tổ chức bộ máy Nhà nước, làm
rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của các cơ
quan Nhà nước, từng bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc cải cách, tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam qua Hiến pháp sửa đổi các năm, nhóm chúng em chọn




đề tài tiểu luận: “Hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam cấp Trung Ương theo Hiến
pháp 2013”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với mong muốn góp phần xây dựng và đóng góp ý kiến giúp hệ thống các cơ quan
Nhà nước ngày một hoàn thiện và vững vàng hơn, nhóm chúng em tiến hành phân tích
vị trí, tính chất pháp lý, chức năng và cơ cấu tổ chức của các cơ quan Nhà nước Việt
Nam cấp Trung ương được quy định trong Hiến pháp 2013; đồng thời phân tích thực
trạng tổ chức, hoạt động, các thành tựu mà các cơ quan đã đạt được cũng như những
mặt hạn chế cần được khắc phục. Từ những kết quả nhận định thu thập được, chúng
em đưa ra những đề xuẩt, kiến nghị mang tính thiết thực lên các cơ quan ban ngành để
bộ máy Nhà nước Việt Nam nói chung và các cơ quan Quốc hội, Chính phủ, Tồ án
nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân nói riêng ngày một hoàn thiện hơn, bám sát vào đời
sống tinh thần và đời sống sinh hoạt của Nhân dân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng chính mà chúng em hướng đến trong bài tiểu luận là hệ thống các cơ quan
Nhà nước Việt Nam cấp Trung ương được quy định trong Hiến pháp 2013 của Hiến
pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nhóm chúng em sử dụng các văn bản pháp luật theo Hiến pháp 2013 của nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam làm tài liệu nghiên cứu chính, là cơ sở phân tích, đánh
giá và làm rõ các chức năng của từng bộ phận trong hệ thống các cơ quan nhà nước
Việt Nam cấp Trung ương. Đồng thời để bài tiểu luận của nhóm em có cái nhìn tồn
diện, khách quan và đúng đắn về bộ máy Nhà nước cấp Trung Ương theo Hiến pháp
2013, nhóm em đã tìm hiểu và tham khảo các ý kiến thảo luận thơng qua những giáo
trình “Pháp luật đại cương” được dùng trong giảng dạy, các bài báo chính trị, các trang
thơng tin chính thống.
Bài tiểu luận của nhóm được nghiên cứu dựa trên phương pháp tổng hợp và nghiên
cứu so sánh để chỉ rõ tính khác biệt giữa các cơ quan trong hệ thống các cơ quan Nhà

nước Việt Nam và thực trạng hiện tại so với thực trạng đổi mới trong tương lai của các
cơ quan.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận


6. Kết cấu của tiểu luận
Bài tiểu luận của nhóm em được chia làm hai phần nội dung chính. Trong chương 1:
Lý luận chung về hệ thống cơ quan Nhà nước cấp Trung Ương, bài tiểu luận của nhóm
giới thiệu sơ lược về khái niệm và những đặc điểm cơ bản của cơ quan Nhà nước.
Đồng thời chương 1 cũng thể hiện những nội dung cơ bản của hệ thống các cơ quan
Nhà nước: vị trí, tính chất pháp lý, chức năng và cơ cấu hoạt động của các cơ quan
Nhà nước trong hệ thống cơ quan Nhà nước cấp Trung Ương ở Việt Nam. Từ những
nội dung cơ bản được làm rõ tại chương 1, chúng em sử dụng làm tiền đề phân tích và
đề xuất các giải pháp, kiến nghị để các cơ quan hoạt động tốt hơn ở chương 2: Thực
trạng tổ chức và hoạt động của cơ quan Nhà nước cấp Trung Ương.
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CẤP
TRUNG ƯƠNG
1.1. Khái niệm hệ thống cơ quan Nhà nước
Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ Trung Ương đến địa phương,
được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ
để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chung của Nhà nước. [1]
Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ Trung Ương xuống địa
phương.
Ví dụ: Bộ máy Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở Trung Ương gồm có
Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; địa
phương có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp.
Bộ máy Nhà nước là một thiết chế phức tạp, gồm nhiều cơ quan. Cơ quan Nhà nước
được hiểu là một bộ phận cấu thành bộ máy Nhà nước. Đó thể là một tập thể người (ví
dụ: Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ...) hoặc một người (ví
dụ: Chủ tịch nước). Mỗi cơ quan được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp

luật nhân danh Nhà nước. Mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ riêng, nhưng việc thực
hiện những chức năng nhiệm vụ này đều nhằm đến việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ chung của Nhà nước.
1.2. Đặc điểm cơ quan Nhà nước


Mặc dù các cơ quan Nhà nước khác nhau có vị trí, tính chất, chức năng và thẩm quyền
khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các cơ quan Nhà nước đều có các đặc điểm chung giống
nhau và nhờ đó có thể phân biệt cơ quan Nhà nước với các tổ chức kinh tế, tổ chức
chính trị và các tổ chức khác trong xã hội. Cơ quan Nhà nước có một số đặc điểm cơ
bản sau:
Cơ quan Nhà nước được thành lập và hoạt động theo một trình tự, thủ tục nhất định do
pháp luật quy định. Việc thành lập, hoạt động hay giải thể của các cơ quan Nhà nước
đều phải tuân theo quy định của pháp luật.
Cơ quan Nhà nước có tính độc lập về cơ cấu tổ chức. Cơ quan Nhà nước là một tổ
chức cơng quyền, có tính độc lập tương đối với các cơ quan Nhà nước khác. Cơ cấu tổ
chức bao gồm những cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, được giao những
nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước
theo quy định của pháp luật.
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nhiệm vụ, quyền hạn) mang tính quyền lực Nhà
nước. Cơ quan Nhà nước được giao quyền nhân danh Nhà nước để thực hiện quyền
lực Nhà nước, cho nên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình, cơ
quan Nhà nước được phép ban hành những văn bản pháp luật có tính bắt buộc thi hành
đối với những tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và có quyền kiểm tra, giám sát
việc thực hiện những văn bản do mình ban hành. Nếu tổ chức, đơn vị, cá nhân nào
không thực hiện hoặc thực hiện sai đều phải chịu trách nhiệm.
Cơ quan Nhà nước chỉ hoạt động trong phạm vi thẩm quyền của mình và trong phạm
vi đó, cơ quan Nhà nước hoạt động độc lập, chủ động và chịu trách nhiệm về hoạt
động của mình. Cơ quan Nhà nước có quyền đồng thời có nghĩa vụ phải thực hiện các
quyền của mình. Khi cơ quan Nhà nước khơng thực hiện quyền hoặc từ chối không

thực hiện quyền được pháp luật quy định là vi phạm pháp luật.
Thẩm quyền của cơ quan Nhà nước có những giới hạn về khơng gian, thời gian và đối
tượng chịu sự tác động. Giới hạn này mang tính pháp lý vì nó được pháp luật quy định.
Tóm lại, có thể hiểu rằng cơ quan Nhà nước là một tổ chức mang quyền lực Nhà
nước, được thành lập trên cơ sở pháp luật và được giao những nhiệm vụ, quyền hạn
nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong phạm vi luật định.
1.3. Hệ thống cơ quan Nhà nước cấp Trung Ương ở Việt Nam


Phân loại cơ quan Nhà nước
Căn cứ vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước: Bộ
máy Nhà nước có thể được chia thành bốn hệ thống cơ quan sau đây:
Các cơ quan quyền lực Nhà nước (hay còn gọi là các cơ quan dân cử): bao gồm Quốc
hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Các cơ quan quản lý Nhà nước (hay còn gọi là các cơ quan hành chính Nhà nước hoặc
cơ quan chấp hành – điều hành): bao gồm Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các
cơ quan chuyên môn trực thuộc.
Các cơ quan xét xử của Nhà nước: bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân
cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện và các Tòa án quân sự.
Các cơ quan kiểm sát của Nhà nước: bao gồm Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện
Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện và các Viện Kiểm sát
quân sự.
Căn cứ vào phạm vi thực hiện thẩm quyền theo lãnh thổ: Bộ máy Nhà nước thể được
chia thành hai loại cơ quan sau đây:
Các cơ quan Nhà nước ở Trung Ương: bao gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,
Tịa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ.
Các cơ quan Nhà nước ở địa phương: bao gồm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
các cấp, các cơ quan chuyên mơn trực thuộc Ủy ban nhân dân, Tồ án nhân dân và
Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Căn cứ vào chế độ làm việc: Bộ máy nhà nước có thể được chia thành ba loa cơ quan

sau đây:
Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể: như Quốc hội, Hội đồng nhân dân,
Toà án nhân dân.
Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng: như Chủ tịch nước, Viện Kiểm
sát nhân dân, các cơ quan chun mơn trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các
cấp.
Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ thủ trưởng như
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
Nhìn chung, bộ máy Nhà nước thường gồm có ba loại cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ
quan hành pháp và cơ quan tư pháp.


Có thể khái quát hệ thống bộ máy Nhà nước ta và mối quan hệ giữa chúng trên cơ sở
sơ đồ sau đây:

Hình 1.1 Sơ đồ Bộ máy Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến
pháp 2013
1.3.1. Quốc hội
1.3.1.1. Vị trí và tính chất pháp lý
Trong Hiến pháp năm 2013, về vị trí, Quốc hội vẫn được quy định là cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam như Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiên, khác với Hiến pháp
năm 1992, Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013 khơng cịn là cơ quan duy nhất có
quyền lập hiến.
Đây là sự thay đổi cơ bản về nhận thức xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa mà Đảng ta đã đề ra trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011), đồng thời kế thừa tư tưởng lập
hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hiến pháp năm 1946. Trong nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, Nhân dân thực



hiện quyền lực nhà nước không chỉ thông qua các cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội
đồng nhân dân) mà cịn thơng qua các cơ quan nhà nước khác, và bằng cả hình thức
dân chủ trực tiếp như phúc quyết Hiến pháp khi Quốc hội quyết định (Điều 120), trưng
cầu ý dân (Điều 29). Vì thế, quyền lập hiến cao hơn quyền lập pháp, Nhân dân sử dụng
quyền lập hiến để thiết lập quyền lực nhà nước, trong đó có quyền lập pháp. Bằng
quyền lập hiến của mình, Nhân dân giao cho Quốc hội thực hiện một số quyền cụ thể
như quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất 2/3 tổng số đại
biểu Quốc hội biểu quyết tán thành; thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp; thảo luận và
thông qua Hiến pháp khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
(Điều 120).
1.3.1.2. Chức năng của Quốc hội
Về chức năng của Quốc hội, Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ hơn, khái quát hơn
trên ba phương diện: thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định những vấn
đề quan trọng của đất nước; giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Trước hết, về thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, Hiến pháp năm 2013 đã có sự
phân biệt rõ ràng giữa quyền lập hiến, quyền lập pháp và thay quy định “Quốc hội là
cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” bằng quy định “Quốc hội thực hiện
quyền lập hiến, quyền lập pháp” (lập hiến và lập pháp theo Hiến pháp năm 1992 là
một quyền). Hiến định nội dung này, Hiến pháp năm 2013 đòi hỏi Quốc hội phải tập
trung hơn nữa vào chức năng làm luật để khắc phục tình trạng vừa thiếu pháp luật, vừa
mẫu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật, thực hiện có hiệu quả chủ trương của
Đảng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước, trong đó có Quốc hội đều phải tuân thủ
Hiến pháp, pháp luật, khơng thể tự định cho mình những nhiệm vụ, quyền hạn khác
ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn đã được Hiến pháp, pháp luật quy định.
Thứ hai, về quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, so với quy định của
Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đã quy định theo hướng khái quát hơn, bảo
đảm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
tạo cơ sở để cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong Hiến pháp và trong

các đạo luật chuyên ngành. Theo đó, Quốc hội chỉ quyết định những vấn đề quan trọng


của đất nước như: quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước (khoản 3 Điều 70); quyết định chính sách cơ bản về tài
chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân
chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ cơng, nợ chính phủ; quyết
định dự tốn ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết
toán ngân sách nhà nước (khoản 4 Điều 70); quyết định chính sách dân tộc, chính sách
tơn giáo của nhà nước (khoản 5 Điều 70); quyết định đại xá (khoản 11 Điều 70); quyết
định vấn đề chiến tranh và hịa bình và quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp
đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia (khoản 13 Điều 70); quyết định
chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu
lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hịa bình, chủ quyền quốc gia, tư
cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và
khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân và các điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội
(khoản 14 Điều 70); quyết định trưng cầu ý dân (khoản 15 Điều 70).
Thứ ba, về giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Đây là hoạt động mang
tính chất chính trị, thể hiện ý chí của cử tri và là một trong những tiêu chí để đánh giá
tính hiệu lực, hiệu quả của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
So với Hiến pháp năm 1992 thì quy định này có những điểm mới đáng chú ý sau: (1)
phạm vi thẩm quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước của Quốc hội là
có giới hạn, khơng mở rộng đến “tồn bộ” hoạt động của Nhà nước (bao gồm các cơ
quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ở Trung ương và các cơ quan nhà
nước ở địa phương mà chỉ tập trung vào các cơ quan ở trung ương như Chủ tịch nước,
Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao). (2) Bổ sung thẩm
quyền của Quốc hội trong việc thực hiện quyền giám sát tối cao đối với các thiết chế
độc lập như Kiểm toán nhà nước, Hội đồng bầu cử quốc gia và các cơ quan nhà nước

khác do Quốc hội thành lập. (3) Quy định khái quát để các luật có điều kiện cụ thể hóa
những hoạt động nào của Nhà nước thuộc thẩm quyền giám sát tối cao của Quốc hội.
Theo đó, việc thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội được thực hiện tại kỳ họp


Quốc hội trên cơ sở hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng
Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, bằng các
hình thức: xét báo cáo công tác của các cơ quan Nhà nước (Chủ tịch nước, Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và các cơ quan khác do Quốc hội
thành lập); xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án tịa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thành lập Ủy ban lâm
thời để điều tra về một vấn đề nhất định và xem xét kết quả điều tra của Ủy ban; tổ
chức các đoàn giám sát; bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội
bầu hoặc phê chuẩn (việc bỏ phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu
hoặc phê chuẩn là phương thức để Quốc hội thực hiện quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm,
cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi người đó khơng
xứng đáng với trọng trách được giao); bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội…
1.3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Quốc hội
CƠ CẤU TỔ CHỨC QUỐC HỘI CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HÌNH ẢNH SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM


Quốc hội có cơ cấu một viện, bao gồm khơng quá 500 đại biểu do nhân dân toàn quốc
bầu ra bằng cuộc phổ thơng đầu phiếu. Quốc hội có nhiệm kỳ 5 năm.
Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Quốc hội họp mỗi năm ít nhất 2

lần do Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập. Giữa hai kỳ họp, nhiệm vụ và quyền hạn
của Quốc hội do Ủy ban thường vụ quốc hội đảm nhiệm. Thành phần Ủy ban thường
vụ Quốc hội gồm: chủ tịch Quốc hội, các phó chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên.

HÌNH ẢNH CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

2.

Chính phủ

1.

Vị trí tính chất pháp lý của Chính phủ



Chính phủ là Cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt

Nam.


Thực hiện quyền hành pháp.



Cơ quan chấp hành của Quốc hội.



Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc


hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
2.

Chức năng của Chính phủ



Thực hiện các văn bản luật và nghị quyết của Quốc hội



Điều hành tồn bộ bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa

phương.




Quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi cả nước.



Chính phủ có 8 loại nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 96 của Hiến

pháp, cụ thể như sau:


Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị


quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;


Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội

quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy
định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước
Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;


Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công

nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban
bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm
tính mạng, tài sản của Nhân dân;


Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập,

giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết
định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương;


Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công

chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra,
kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ

máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực
hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;


Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền cơng

dân; bảo đảm trật tự, an tồn xã hội;


Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của

Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều
ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy


định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức
và cơng dân Việt Nam ở nước ngồi;


Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung

ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình.

3.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ




Chính phủ gồm có Thủ tướng (là người lãnh đạo Chính phủ, đứng đầu bộ máy

hành pháp), các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng


Thủ tướng là đại biểu Quốc hội, các thành viên khác không nhất thiết phải là

đại biểu Quốc hội.


Nhiệm kỳ Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội.



Hiến pháp 2013, Điều 97 quy định: "Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ

của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến
khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ."


HÌNH ẢNH THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XN PHÚC
1.3.3 Viện kiểm sát nhân dân
1.3.3.1 Vị trí tính chất pháp lý củaVKSND
Viện kiểm sát của Việt Nam được xác định như là một bộ phận quan trọng của hoạt
động tư pháp bao gồm: Tòa án, Viện Kiểm sát, Điều tra cùng với các hoạt động bổ trợ
tư pháp khác.Trong hệ thống các cơ qan nhà nước xã hội chủ nghĩa trước và của Việt
Nam hiện nay còn hiện diện một loại cơ quan hết sức đặc biệt. Đó là Viện Kiểm sát
nhân dân. Hệ thống này được tổ chức từ Trung ương cho đến các quận, huyện, thị xã

và thành phố thuộc tỉnh.Địa vị pháp lý hay cịn có thể gọi là vị trí pháp lý của Viện
kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước ta cũng giống như của Chính phủ rất khó
định nghĩa, định danh. Viện kiểm sát là một bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cho nên việc tổ chức và hoạt động của
Viện Kiểm sát cũng bị chi phối bởi các nguyên tắc, tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cho đến hiện nay Viện kiểm sát của
Việt Nam được xác định như là một bộ phận quan trọng của hoạt động tư pháp bao
gồm: Tòa án, Viện Kiểm sát, Điều tra cùng với các hoạt động bổ trợ tư pháp khác.
Khác hẳn với các Nhà nước tư sản, Nhà nước ta không tổ chức theo nguyên tắc phân
quyền mà theo nguyên tắc tập quyền, nghĩa là mọi quyền lực nhà nước tập trung vào
Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là
Quốc hội làm tất cả, mà có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, rành mạch giữa Quốc
hội, Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quốc hội
là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; Quyết định những vấn đề quan
trọng nhất của quốc gia; Quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, thực
hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.
Viện kiểm sát nhân dân là hệ thống của hệ thống các cơ quan tư pháp trong hệ thống
chung các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước Việt Nam. Chính vì tầm quan trọng này, mà
cả Tòa án và Viện Kiểm sát được Hiến pháp quy định trong một chương riêng:
Chương X với tên gọi là “Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân.”
Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:“Tòa án Nhân dân và Viện
Kiểm sát Nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức


năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể;
bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, và nhân phẩm của công dân".
Địa vị pháp lý của Viện Kiểm sát Nhân dân có rất nhiều yếu tố cấu thành bằng các quy
định pháp luật, khi pháp luật quy định về vị trí, vai trị, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ

chức, các cách thức hoạt động… của Viện Kiểm sát. Hay nói một cách khác, mọi quy
định của pháp luật về Việm Kiểm sát dù ít, dù nhiều đều góp phần cho phép chúng ta
khắc họa nên địa vị pháp lý của Viện Kiểm sát.
Những quy phạm có ý nghĩa hơn cả là Điều 137 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đang hiện hành. Điều này quy định:
“Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền
công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định".
Theo quy định của Hiến pháp năm 12013, chức năng của Viện kiểm sát được điều
chỉnh khơng cịn nhiệm vụ kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế,
xã hội, mà tập trung vào công tác công tố - buộc tội và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền cơng tố và kiểm sát các haọt động tư
pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các Viện kiểm sát địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp ở địa phương mình.
Các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân thủ pháp luật, và thực hành quyền công
tố trong phạm vi quân đội.
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ bằng những công tác sau đây:
(i) Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra
các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và của các cơ quan nhà nước được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
(ii) Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp;
(iii) Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật trong hoạt
động xét xử các vụ án hình sự;


(iv) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo
dục người chấp hành án phạt tù (Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
2002).

1.3.3.2 Chức năng của VKSND
Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân năm 2014, hệ thống cơ quan Viện kiểm sát được tổ chức theo đơn vị hành
chính, gồm có Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao,
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Viện kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh), Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
và tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện) và các Viện kiểm sát
quân sự các cấp (bao gồm: Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự
quân khu và tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu) và Viện
kiểm sát quân sự khu vực).
Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân (Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát
nhân dân năm 2014)
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân có
nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh
và thống nhất.
Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân (điều 3 Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố
tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được
thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong
suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:
- Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan
người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;


- Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con

người, quyền công dân trái luật.
Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân (điều 4 Luật tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014) là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để
kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong
việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt
động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:
- Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải
quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp
luật;
- Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý
và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con
người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người
chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ;
- Bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm
chỉnh;
- Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời,
nghiêm minh.
1.3.3.3 Cơ cấu tổ chức của VKSND
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp của nước CHXHCN Việt Nam. Theo quy định tại điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà



nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật
được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
***Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân (điều 40)
Gồm:
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
3. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
4. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
(sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
5. Viện kiểm sát quân sự các cấp.
***Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp (điều 41)
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp
cao.
3. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hành
quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.
1.3.3.3.1. VKSND tối cao
***Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (điều 42)
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phịng;
c) Cơ quan điều tra;
d) các cục, vụ, viện và tương đương
đ) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập
khác;
e) Viện kiểm sát quân sự trung ương.



2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ
quan điều tra, Điều tra viên; cơng chức khác, viên chức và người lao động khác.
***Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao (điều 43)
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Một số Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc
hội quyết địnhtheo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp do Viện trưởng chủ trì để thảo
luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
a) Chương trình, kế hoạch cơng tác của ngành Kiểm sát nhân dân;
b) Dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; báo cáo của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Chủ tịch nước;
c) Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
d) Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Ủy ban thường vụ
Quốc hội về những ý kiến của Viện trưởng khơng nhất trí với nghị quyết của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về
công tác đấu tranh phịng, chống tội phạm gửi Thủ tướng Chính phủ;
đ) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao đủ điều kiện dự
thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;
e) Đề nghị Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tuyển
chọn, xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối
cao.
Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn
nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ
cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 2 Điều

này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết


tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của
Viện trưởng.
4. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban kiểm sát thảo
luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyết
định.
1.3.3.3.2 VKSND cấp cao
***Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (điều 44)
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phịng;
c) Các viện và tương đương.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, các
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công
chức khác và người lao động khác.
***Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (điều 45)
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
c) Một số Kiểm sát viên.
2. Số lượng thành viên Ủy ban kiểm sát, các Kiểm sát viên quy định tại điểm c khoản
1 Điều này do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
3. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao họp do Viện trưởng chủ trì để thảo
luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:
a) Việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư và quyết định của
Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Báo cáo tổng kết công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
c) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao đủ điều kiện dự
thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;


d) Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn
nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ
cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
4. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 3 Điều
này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết
tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của
Viện trưởng. Nếu Viện trưởng khơng nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Ủy ban
kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Ủy ban kiểm sát thảo
luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyết
định.
1.3.3.3.3 VKSND cấp tỉnh
***Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (điều 46)
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Các phòng và tương đương.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát
viên, Kiểm tra viên, cơng chức khác và người lao động khác.
***Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (điều 47)
1. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có:
a) Viện trưởng;
b) Các Phó Viện trưởng;

c) Một số Kiểm sát viên.
2. Số lượng thành viên Ủy ban kiểm sát, các Kiểm sát viên quy định tại điểm c khoản
1 Điều này do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.


3. Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp do Viện trưởng chủ trì để thảo
luận và quyết định những vấn đề sau đây:
a) Việc thực hiện chương trình, kế hoạch cơng tác, chỉ thị, thơng tư và quyết định của
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; việc thực hiện chương trình, kế hoạch cơng tác của
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Báo cáo tổng kết công tác với Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, báo cáo công tác
trước Hội đồng nhân dân cùng cấp;
c) Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện đủ
điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát
viên sơ cấp;
d) Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn
nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ
cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.
4. Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 3 Điều
này. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết
tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của
Viện trưởng. Nếu Viện trưởng khơng nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Ủy ban
kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban kiểm sát
thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân
và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyết
định.
1.3.3.3.4 VKSND cấp huyện

***Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (điều 48)
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có văn phịng và các
phòng; những nơi chưa đủ điều kiện thành lập phịng thì có các bộ phận cơng tác và bộ
máy giúp việc.


2. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát
viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
1.3.3.3.5 VKS quân sự
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Các ban và bộ máy giúp việc.
2. Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương có Viện trưởng, các Phó Viện
trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức và người
lao động khác.
1.3.4 Tồ án nhân dân
1.3.4.1 Vị trí tính chất pháp lý của TAND
-Địa vị pháp lý của Tòa án nhân dân Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam gồm có Tịa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các
Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có
thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền giám đốc việc
xét xử của các Tòa các cấp; giám đốc việc xét xử của Tòa án đặc biệt và các tịa án
khác, trừ trường hợp có quy định khác khi thành lập Tịa án đó; giám đốc thẩm, tái
thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo
quy định của pháp luật tố tụng; phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm
chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo
quy định của pháp luật tố tụng. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu từ
số đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời
gian Quốc hội khơng họp thì chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước ủy ban thường

vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Cơ cấu tổ chức của Tịa án nhân dân tối cao gồm có:
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án quân sự Trung ương, Tịa hình
sự, Tịa dân sự, Tịa kinh tế, Tịa lao động, Tịa hành chính và các Tịa phúc thẩm Tòa
án nhân dân tối cao; trong trường hợp cần thiết, ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết
định thành lập các Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao; bộ máy giúp việc. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh gồm: ủy ban
thẩm phán, Tịa hình sự, Tịa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính, trong


trường hợp cần thiết ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các tòa chuyên
trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; bộ máy giúp việc. Tịa
án nhân dân cấp huyện có Chánh án tịa án, một hoặc hai Phó Chánh án, Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án. Tòa án nhân dân các cấp có chức năng xét xử các
vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hơn nhân gia đình, hành chính.
1.3.4.2 Chức năng của TAND ( />Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chức Tịa án nhân dân 2014 có quy định về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án rất cụ thể và rõ ràng, theo quy định của
luật này thì cũng phân định ra thẩm quyền của Tòa án các cấp có sự phân cấp rõ rệt.
Tịa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án được quy định như sau:
1. Tịa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tịa án góp phần giáo dục cơng dân trung thành với Tổ
quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã
hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
2. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình
sự, dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải
quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn
diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả

tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc khơng có tội, áp dụng hoặc khơng áp
dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền
nhân thân.
Bản án, quyết định của Tịa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ
chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp
hành.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tịa án có quyền:


a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra
viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp
dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;
b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra,
Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và
những người tham gia tố tụng khác cung cấp;
c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu
Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ
sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề
có liên quan đến vụ án tại phiên tịa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt
tội phạm;
e) Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự.
4. Tịa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hơn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các
quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng.
5. Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết
định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ
bản của công dân theo quy định của pháp luật.
6. Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hỗn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ

chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm
nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền
hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự,Luật thi hành án
dân sự.
Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính
do Tịa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định.
7. Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm
quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp,
luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội


để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm
quyền có trách nhiệm trả lời Tịa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo
quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.
8. Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
9. Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật.
Theo quy đinh tại Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp 2013 có quy định nhiệm vụ của Tịa
án thì Tịa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Hiến pháp nhấn mạnh rằng bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân là những
nhiệm vụ đầu tiên của Tòa án nhân dân, sau đó mới là nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân. Tịa án phải là nơi mà mọi người, mọi công dân tìm đến lẽ phải, sự thật; có
nhiệm vụ bảo vệ cơng lý khi quyền, lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm hại;
khi công dân yêu cầu Tồ án giải quyết mọi tranh chấp thì Tồ án có trách nhiệm thụ lý
giải quyết mà khơng có quyền từ chối.
1.3.4.3 Cơ cấu tổ chức của TAND
1.3.4.3.1. TAND tối cao
Theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao không thực hiện nhiệm

vụ xét xử phúc thẩm mà chỉ thực hiện nhiệm vụ giám đốc việc xét xử của các Tòa án
khác. Tòa này xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 5 Thẩm phán
hoặc Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Khoản 4 Điều 22 của
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân quy định: “Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội
đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, khơng bị kháng
nghị”.
Nhiệm kỳ của Tịa án nhân dân tối cao là 5 năm và cơ cấu tổ chức của Tịa án nhân dân
tối cao gồm có:
Hội đồng Thẩm phán, gồm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, các Phó Chánh án Tịa
án nhân dân tối cao và một số Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Ủy ban thường
vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Tổng số
không được quá 17 người.


×