Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

TIỂU LUẬN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.95 KB, 8 trang )

3. Phân tích ngun tắc hịa giải trong tố tụng dân sự và nêu một số giải
pháp nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc này.
MỞ ĐẦU
Hòa giải là một chế định quan trọng trong tố tụng dân sự. Là hoạt động do
Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết
vụ án dân sự (VADS). Việc hịa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó vừa đảm bảo
tiết kiệm chi phí cho Nhà nước và cơng dân, giảm bớt giai đoạn tố tụng kéo dài, vừa
giải quyết triệt để các mâu thuẩn giữa các đương sự… Do đó, nếu chế định hịa giải
khơng được quan tâm trong việc giải quyết VADS thì quyền và lợi ích của các bên
đương sự sẽ không được bảo đảm.
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của cơng tác hịa giải trong việc giải quyết
các vụ án dân sự, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra nhiệm vụ: “Khuyến khích việc
giải quyết một số tranh chấp thơng qua thương lượng, hòa giải, trọng tài…”. Ngày
3/10/2017 Chánh án TANDTC ban hành Chỉ thị số 04/2017/CT-CA về việc tăng
cường công tác hòa giải tại TAND. Để việc hòa giải trong thực tiễn thực sự có hiệu
quả, đáp ứng được yêu cầu đặt ra thì việc nghiên cứu các quy định của pháp luật tố
tụng dân sự về hòa giải là cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn BLTTDS 2015 có hiệu
lực thi hành với nhiều nội dung mới, quan trọng, tiến bộ.
NỘI DUNG
I. Một số quy định về hòa giải vụ án Dân sự (VADS)
1. Khái niệm
Sau khi thụ lý vụ án, để giải quyết vụ án tòa án tiến hành giải thích pháp luật,
giúp đỡ các đương sự giải quyết mâu thuẫn, thỏa thuận về việc giải quyết các vấn
đề của VADS có tranh chấp. Hoạt động này của tịa án được gọi là hòa giải VADS.
Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các
đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự.
Cơ sở của hòa giải VADS là quyền tự định đoạt của các đương sự. Để giải
quyết VADS bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tịa án khơng chỉ xét
xử mà còn hòa giải VADS. Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) quy định,



tịa án có trách nhiệm tiến hành hịa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự
thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Hoạt động hòa giải được tiến hành trước khi xét xử sơ thẩm VADS. Tuy vậy,
theo các Điều 220, 270 BLTTDS thì tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, tòa án cũng
hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết VADS không? Nếu
các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết VADS thì tồ án ra quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Như vậy, việc hòa giải trước khi
xét xử sơ thẩm là thủ tục bắt buộc, trừ những việc khơng hịa giải được hoặc pháp
luật quy định khơng được hịa giải. Quy định này xuất phát từ tầm quan trọng của
hòa giải. Nếu hịa giải thành cũng có nghĩa là tịa án đã hồn thành việc giải quyết
vụ án mà khơng cần mở phiên tòa.
2. Phạm vi hòa giải VADS
* Những vụ án dân sự khơng được hịa giải
– u cầu địi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước:
Vụ án yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước chỉ có
thể được giải quyết bằng phán quyết của Tịa án thơng qua phiên tịa xét xử. Pháp
luật khơng thừa nhận thỏa thuận của các bên vì tính chất của loại tài sản này thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu nên một cá nhân khơng thể theo ý
chí chủ quan của mình để thỏa thuận việc bồi thường. Quy định này nhằm phòng
ngừa trường hợp lợi dụng việc hòa giải để thỏa thuận, thương lượng gây thiệt hại,
thất thoát tài sản của Nhà nước. Khi áp dụng điều luật này, cần lưu ý trường hợp tài
sản của Nhà nước nhưng được Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước,
góp vốn trong các doanh nghiệp liên doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp,
Luật Đầu tư mà doanh nghiệp được quyền tự chủ chiếm hữu, sử dụng hoặc định
đoạt tài sản và chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với tài sản đó thì trường hợp
này khơng thuộc trường hợp khơng được hịa giải theo quy định tại khoản 1 Điều
206 BLTTDS 2015.
– Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc
trái đạo đức xã hội: Giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức

xã hội thì đương nhiên vơ hiệu. Về mặt bản chất thì giao dịch dân sự vô hiệu không
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời
điểm giao dịch được xác lập. Do vậy, khi giải quyết các vụ án phát sinh từ giao dịch


dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội thì Tịa án
khơng tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của họ trong
giao dịch này. Bởi nếu tiến hành hòa giải là đồng nghĩa với việc tạo điều kiện để các
bên tiếp tục thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, trong vụ án mà các bên chỉ có tranh
chấp về việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vơ hiệu thì Tịa án vẫn tiến
hành thủ tục hòa giải theo thủ tục chung.
* Những vụ án dân sự khơng tiến hành hịa giải được
– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập
hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt: Theo nội dung điều luật, Chủ thể được
xác định là bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập
hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì thuộc trường hợp khơng tiến hành
hịa giải được. Thực tiễn áp dụng trường hợp trên gặp nhiều khó khăn, việc áp dụng
không thống nhất bởi trong nội dung điều luật đã ẩn chứa những quy định mang
tính định tính, được hiểu theo nhiều cách khác nhau và khơng có sự thống nhất giữa
các điều luật quy định cùng nội dung.
– Đương sự khơng thể tham gia hịa giải được vì có lý do chính đáng: Chủ
thể được xác định trong trường hợp này là “đương sự” (bao gồm nguyên đơn, bơn,
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) khơng thể tham gia phiên hịa giải vì lý
do chính đáng thì thuộc trường hợp khơng thể tiến hành hòa giải được, Tòa án sẽ
ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Lý do chính đáng được xác định là các sự
kiện xảy ra một cách khách quan, không lường trước được (xác định tương tự theo
điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP); các sự kiện này xảy ra
không phụ thuộc và chịu sự chi phối của con người. VD: Bão lụt, thiên tai, sạt lở
…..
– Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành

vi dân sự: Quan hệ hôn nhân là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân và không
thể chuyển giao hay ủy quyền cho cá nhân khác đại diện tham gia. Khi giải quyết vụ
án ly hôn mà một bên là vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì
thuộc trường hợp khơng tiến hành hịa giải được bởi một người mất năng lực hành
vi dân sự là một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi và có Quyết định của Tịa án tun bố người này là
người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.


Người mất năng lực hành vi dân sự không thể hiện được ý chí, suy nghĩ của bản
thân nên việc tổ chức phiên hịa giải cũng khơng có giá trị và khơng đạt được mục
đích của hịa giải.
– Một trong các bên đương sự đề nghị khơng tiến hành hịa giải: Để đảm bảo
quyền tự định đoạt của các bên đương sự, xuất phát từ thực tiễn xét xử, BLTTDS
2015 đã bổ sung trường hợp khi giải quyết vụ án dân sự mà một trong các bên
đương sự đề nghị khơng tiến hành hịa giải thì Tịa án khơng phải tiến hành hịa giải.
Quy định này là phù hợp, tơn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, thể hiện rõ
bản chất của vụ án dân sự “Việc dân sự cốt ở đơi bên”. Bởi khi đương sự có đề nghị
khơng tiến hành hịa giải đã thể hiện ý chí khơng thiện chí hịa giải nên việc tổ chức
phiên hịa giải cũng mang tính hình thức khơng có hiệu quả trong thực tiễn.
3. Thành phần và thủ tục hòa giải
a. Thành phần phiên hòa giải
Theo quy định tại Điều BLTTDS, thành phần phiên hòa giải bao gồm:
- Thẩm phán chủ trì phiên hồ giải.
- Thư ký Tồ án ghi biên bản hoà giải.
- Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự.
Trong một vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt trong phiên
hịa giải nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hịa giải và việc hịa giải
đó khơng ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thẩm phán tiến
hành hịa giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hỗn phiên tịa

hịa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì thẩm phán hỗn phiên hịa
giải.
- Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng Việt.
Việc hòa giải là nhằm giúp cho các đương sự thực hiện quyền tự định đoạt
của họ và làm cho việc giải quyết vụ án được hiệu quả cao mà không phải xét xử.
Vì vậy, BLTTDS quy định rất rõ là người tiến hành hịa giải là thẩm phán được
phân cơng giải quyết vụ án, còn thư ký chỉ là người giúp việc và phải có mặt trong
phiên hịa giải để ghi biên bản hòa giả. Việc quy định này là cần thiết vì hịa giải là
để cho các đương sự giải quyết với nhau trước, bằng cách thương lượng, thỏa thuận
và sự thỏa thuận này phải được tịa án cơng nhận bằng một quyết định và quyết định
này có giá trị bắt buộc đối với các bên đương sự và nó cũng địi hỏi cả sự tơn trọng


của xã hội. Vì lẽ đó, BLTTDS quy định bắt buộc người đứng ra tổ chức hịa giải và
chủ trì phiên hòa giải phải là thẩm phán và đương sự phải có mặt đầy đủ.
b. Thủ tục tiến hành hịa giải
Theo quy định của Điều 208 BLTTDS, trước khi tiến hành phiên hịa giải, tịa
án phải thơng báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự về thời
gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải.
Theo Điều 210 BLTTDS, khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán phổ biến cho các
đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để
các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc
hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Khi đã có đầy đủ điều kiện để tiến hành hịa giải thì thẩm phán được phân
cơng giải quyết vụ án có cán bộ thư ký tịa án giúp việc ghi biên bản sẽ tiến hành
giải phiên hòa giải. Thẩm phán công bố nội dung vụ án tranh chấp, phổ biến cho các
đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để
các bên liên hệ đến quyền và nghĩa vụ của mình. Thẩm phán phân tích hậu quả pháp
lý của việc hịa giải thành hoặc khơng thành để các bên đương sự tự nguyện thương
lượng thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Sau khi được thẩm phán hướng dẫn và nghe giải thích pháp luật có liên quan
đến vụ án đang tranh chấp, đến lượt nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan phát biểu quan điểm của họ về vấn đề đang tranh chấp và đưa ra định
hướng giải quyết. Đối với những ý kiến của đương sự đưa ra cách giải quyết bất
hợp lý như khởi kiện tài sản khơng có căn cứ, yêu cầu bồi thường quá đáng thì thẩm
phán chủ trì phải kịp thời phân tích, thẳng thắn chỉ cho họ biết yêu cầu của họ đưa
ra là không hợp lý để họ cân nhắc lại.
4. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà khơng có
đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì đây là căn cứ suy đốn nội
dung thỏa thuận tại biên bản hòa giải thành đã thể hiện đúng ý chí, mong muốn của
chủ thể tham gia nên cần được công nhận. Việc ban hành quyết định cơng nhận sự
thỏa thuận của đương sự có thể do Thẩm phán trực tiếp chủ trì phiên hịa giải hoặc
một Thẩm phán được Chánh án Tịa án phân cơng ra quyết định công nhận sự thoả
thuận của các đương sự. Đây là một quy định rất linh hoạt của pháp luật bởi thực


tiễn xét xử rất nhiều trường hợp tại thời điểm phải ban hành quyết định công nhận
sự thỏa thuận nhưng vì lý do khách quan mà Thẩm phán chủ trì phiên hịa giải
khơng thể ra quyết định cơng nhận sự thỏa thuận, trong trường hợp này Chánh án
TAND có thể phân công một thẩm phán khác ban hành quyết định.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật
ngay khi được ban hành và có giá trị pháp lý “tối thượng” khi khơng bị kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các
đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho
rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm
điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO
NGUYÊN TẮC HOÀ GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1. Thực tiễn hiện nay

Trong BLTTDS 2015, chế định hòa giải đã được hoàn thiện trên cơ sở kế
thừa các quy định về hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự trước đây, pháp điển
hóa thành chuẩn mực chung điều chỉnh các quan hệ pháp luật tố tụng phát sinh
trong q trình hịa giải các vụ án dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động. Việc hồn thiện chế định về hòa giải trong BLTTDS tiếp tục khẳng
định ý nghĩa quan trọng của hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự,
đánh dấu bước phát triển mới của chế định này trong giai đoạn hiện nay.
Khác với vụ án khơng được hịa giải, những vụ án khơng tiến hành hịa giải
được về bản chất lại là những loại việc pháp luật quy định cần phải tiến hành hòa
giải giữa các bên đương sự khi giải quyết vụ án. Yếu tố dẫn đến việc hòa giải không
thực hiện được là những lý do thực tế pháp luật chấp nhận là cơ sở cho việc không
cần tiến hành hòa giải giữa các đương sự và tiến hành tiếp tục giải quyết vụ án ở
những bước tiếp theo.
Theo đó, trong trường hợp cụ thể các bên đương sự khơng cần tiến hành hịa
giải: là trường hợp liên quan đến việc vắng mặt của đương sự và liên quan đến năng
lực hành vi đương sự trong trường hợp được xác định. Quy định này góp phần rất
tích cực giúp giải quyết vụ án được nhanh chóng, thuận tiện và chính xác. Vì trong
thực tế, có nhiều trường hợp, tuy loại việc pháp luật quy định cần hòa giải nhưng
các bên đương sự không thể tham gia được phần hịa giải vì cố tình trốn tránh hay


có lý do chính đáng, cũng khơng có khả năng tham gia hịa giải, nếu pháp luật
khơng quy định về những trường hợp này, việc giải quyết vụ án sẽ vướng mắc, kéo
dài và khó giải quyết.
2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc hòa giải trong tố tụng
dân sự.
Một là, tổ chức công tác giải quyết các vụ án dân sự, hành chính theo tinh
thần mới. Với các vụ án này, công lý không chỉ đơn giản là việc tuyên ai thắng, ai
thua, mà quan trọng là tìm ra được phương án phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và
nguyện vọng thực sự của hai bên, để cả hai bên cùng thắng. Do đó, hịa giải, đối

thoại phải là hướng ưu tiên để quyết liệt triển khai thực hiện. Đây chính là thước đo
sự tiến bộ của nền tư pháp. Điều này đặt ra trách nhiệm đối với mỗi tòa án là phải
đề ra các biện pháp cụ thể; giao chỉ tiêu tới từng thẩm phán; hỗ trợ các điều kiện để
thẩm phán hoàn thành tốt nhiệm vụ; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời, sâu
sắc để nâng cao chất lượng và số lượng các vụ, việc hịa giải, đối thoại thành cơng.
Hai là, với mỗi thẩm phán, phải toàn tâm, toàn ý, kiên trì, sáng tạo, trách
nhiệm, nhiệt huyết, đáp ứng những đòi hỏi đặc biệt về kiến thức, kỹ năng mới đạt
được thành cơng. Theo đó, trước mỗi phiên hịa giải, thẩm phán phải có sự chuẩn bị
thật chu đáo, kỹ lưỡng. Phải nghiên cứu cụ thể hồ sơ vụ, việc; xác định những vấn
đề mấu chốt của tranh chấp, mâu thuẫn để tập trung tháo gỡ; xây dựng môi trường
để các bên có thể lắng nghe, đàm phán, tơn trọng lẫn nhau; nắm bắt tâm lý các bên,
đi sâu phân tích có tình, có lý, sát hợp với diễn biến vụ, việc; kiên trì tìm kiếm các
giải pháp khả thi mà hai bên cùng chấp nhận. Thái độ, tác phong, sự đồng cảm, chia
sẻ của thẩm phán cũng là những yếu tố quan trọng làm nên thành cơng của hịa giải,
đối thoại.
Ba là, các đơn vị tham mưu thuộc Tòa án Nhân dân tối cao sớm hoàn thành
việc biên soạn giáo trình và sổ tay thẩm phán về cơng tác hòa giải, đối thoại để
thuận lợi cho các thẩm phán tham khảo; tổ chức tập huấn chuyên sâu các quy định
của pháp luật, các quy chế, quy trình, kỹ năng hòa giải, đối thoại, kết hợp với thảo
luận, giải đáp vướng mắc qua thực tiễn thực hiện; chú trọng hoạt động sơ kết, tổng
kết, rút kinh nghiệm để nhân rộng những cách làm sáng tạo, hiệu quả, đồng thời
khắc phục những hạn chế, yếu kém; kịp thời thông tin, biểu dương những tòa án và


thẩm phán có tỷ lệ hịa giải, đối thoại cao; tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao
đổi, học tập những kinh nghiệm tốt của các nước.

KẾT LUẬN
Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam cho thấy, thực hiện hiệu quả
cơ chế hịa giải, đối thoại có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết các tranh chấp

dân sự, khiếu kiện hành chính, cụ thể là góp phần tăng cường sự đồng thuận trong
xã hội; giảm tải số lượng các vụ, việc phải đưa ra xét xử, khắc phục tình trạng quá
tải án, tạo điều kiện để tòa án tập trung các nguồn lực nâng cao hơn nữa chất lượng
xét xử.
Do đó, cải cách tồn diện cơng tác hịa giải, đối thoại, đề xuất thành lập mơ
hình hòa giải bên cạnh tòa án như cách làm của quốc tế là hướng đi đúng, nhất là
trong điều kiện hiện nay số lượng các tranh chấp, khiếu kiện ngày càng gia tăng
nhưng biên chế phải tinh giản. Giảm áp lực án nhưng không làm tăng biên chế sẽ
đạt được kết quả tốt trong điều kiện cơ chế hòa giải, đối thoại được tổ chức và triển
khai đúng hướng.



×