Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

2BDAP AN DE OLYMPIC DL 10BINH PHUOC20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.67 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH
THỨC
BÌNH PHƯỚC
(Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)

STT

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLIMPIC 19-5
Năm học: 2015 - 2016
Mơn: ĐỊA LÍ - Lớp 10
Thời gian làm bài: 180 phút
NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu 1 a)
(3,0 đ) - Hà Nội (múi số 7) xuất phát lúc 8 giờ ngày 07/05/2016 nên thời điểm
người đó đến Niu - Ooc (múi giờ số 19) là:
+ Giờ đến: 8 + 12 = 20 giờ
+ Ngày đến: 07/05/2016 + 12 ngày = 19/05/2016 (tuy nhiên, do đi qua
kinh tuyến 180o lùi lại 1 ngày  18/05/2016).
- Từ Niu - Ooc về lại Hà Nội mất thêm 12 ngày nữa, vậy khi về tới Hà
Nội là: 8 giờ ngày 18/05/2016 + 12 ngày = 8 giờ ngày 30/05/2016.

2,0

0,25
0,25
0,5


- Điền bảng:

Địa điểm
Kinh độ
Giờ
Ngày

Henxinki
2405’Đ
3 giờ
18/5/2016

Tôkiô
140000’Đ
10 giờ
18/5/2016

Kitô
78050’T
20 giờ
17/5/2016

Buênôt
58043’T
21 giờ
17/5/2016

b) Nếu trục Trái Đất khơng nghiêng mà thẳng góc với mặt phẳng quĩ
đạo thì có sự thay đổi mùa như hiện nay khơng? Giải thích.
- Nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quĩ đạo thì góc chiếu từ mặt

trời đến từng vùng Trái Đất (trong 1 năm) khơng thay đổi, do đó sẽ khơng
có các mùa khác nhau trong năm.
- Ở từng vùng:
+ Vùng ôn đới: Lúc đó quanh năm có khí hậu như mùa xn, ngày và đêm
lúc nào cũng dài bằng nhau.
+ Vùng nhiệt đới: Khí hậu khơng thay đổi gì so với khí hậu hiện nay (ln
nóng).
+ Vùng cực: Khí hậu ít khắc nghiệt hơn, quanh năm có hiện tượng luân
phiên ngày và đêm giống như các vùng khác.
Câu 2 a) So sánh giữa gió mùa với gió đất, gió biển (về hướng, nguyên nhân
(5,0 đ) hình thành, phạm vi hoạt động, thời gian hoạt động)
* Giống nhau:
- Hướng: Thổi ngược hướng nhau (gió mùa mùa hạ thổi ngược hướng với
gió mùa mùa đơng; gió đất thổi ngược hướng với gió biển).
- Nguyên nhân hình thành: do sự chênh lệch khí áp giữa mặt đất và mặt
nước.
* Khác nhau:

1,0
(mỗi
địa
điểm
0,25 đ)
1,0
0,25

0,25
0,25
0,25
1,5

0,5
0,25
0,25
1,0


- Về phạm vi hoạt động: Gió mùa có quy mơ châu lục, hành tinh; gió đất,
gió biển quy mơ nhỏ (chỉ giữa ven bờ với biển).
- Về thời gian hoạt động: Gió mùa ngược hướng nhau 2 mùa trong năm;
gió đất, gió biển hướng ngược nhau trong 1 ngày đêm.

0,5

b) Điền tiếp vào bảng sau để thấy được ảnh hưởng của chế độ mưa tới
chế độ nước sông. Ngược lại chế độ nước sơng có ảnh hưởng đến chế
độ mưa khơng?

1,5

Kiểu khí hậu
Xích đạo

Chế độ mưa
Mưa lớn, quanh
năm

Chế độ nước sơng
Lưu lượng lớn, điều hịa.

Nhiệt đới gió

mùa

6 tháng mưa

Khơng điều hòa, mùa lũ trùng
với mùa mưa, mùa cạn trùng với
mùa khơ.

Ơn đới hải
dương

Mưa quanh năm

Điều hịa

Địa Trung Hải

Mưa vào mùa Đơng

Khơng điều hịa, lũ vào mùa
đơng.

- Chế độ nước sông ảnh hưởng nhất định đến chế độ mưa thông qua việc
cung cấp hơi nước cho quá trình bốc hơi, đây cũng chính là nguyên nhân
gây mưa cho các địa điểm nằm sâu trong lục địa - nơi khơng có gió biển
thổi đến.
c) Biến đổi khí hậu tồn cầu là biểu hiện của quy luật nào trong lớp
vỏ địa lí? Phân tích nguyên nhân và biểu hiện của quy luật đó. Nêu
một vài hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu đối với tự nhiên trên
Trái Đất.

* Biến đổi khí hậu tồn cầu là biểu hiện của quy luật thống nhất và hồn
chỉnh trong lớp vỏ địa lí.

0,5

1,0
(mỗi
vùng
0,25 đ)

0,5

2,0

0,5

* Nguyên nhân, biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh:
- Nguyên nhân: Do tất cả những thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng
thời chịu tác động trực tiếp, gián tiếp của nội lực, ngoại lực, vì thế chúng
không tồn tại và phát triển một cách cô lập. Các thành phần này luôn xâm
nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, khiến chúng có
sự gắn bó mật thiết để tạo nên 1 thể thống nhất và hoàn chỉnh.
- Biểu hiện: Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành
phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Nếu 1 thành phần thay đổi sẽ
dẫn đến sự thay đổi của các thành phần cịn lại và tồn bộ lãnh thổ.
- Hậu quả của biến đổi khí hậu tồn cầu đối với tự nhiên trên Trái Đất:
+ Băng ở 2 cực tan, làm mực nước biển dâng, thu hẹp diện tích lục địa,

0,5


0,5

0,5


các vùng có địa hình thấp sẽ bị ngập nước...
+ Làm suy giảm, tiêu diệt một số loài sinh vật trên Trái Đất...
+ Làm gia tăng các thiên tai trên Trái Đất (bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,
sa mạc hóa,....
(Lưu ý: nếu thí sinh nêu được các hậu quả thiên tai khác nhưng hợp lí vẫn
cho điểm)
Câu 3 a) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô. Hiện nay, tỉ
(4,0 đ) suất tử thô của nhóm nước nào cao hơn? Vì sao?
* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô:
- Nhân tố tự nhiên - sinh học: Là một trong những nhân tố quan trọng. Sự
khác biệt về mức chết có thể do những khác biệt sinh học giữa nam và nữ,
cơ cấu giới tính và độ tuổi (tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi và tỉ lệ người cao tuổi
đông đều có khả năng thúc đẩy tỉ lệ chết cao).
- Nhân tố kinh tế - xã hội: (chiến tranh, đói kém, bệnh tật)
+ Mức sống của dân cư: Mức sống càng được cải thiện và nâng cao thì
mức chết càng thấp và ngược lại.
+ Trình độ phát triển của y học: Trình độ y học càng cao, mạng lưới y tế,
vệ sinh phòng bệnh càng phát triển, càng tạo khả năng giảm mức chết,
nhất là tỉ lệ tử vong trẻ em.
+ Trình độ văn hố tỉ lệ nghịch với tỉ tệ tử.
+ Chiến tranh và các tệ nạn xã hội cũng ảnh hưởng đến mức chết.
- Thiên tai: động đất, núi lửa, hạn hán, bão lụt…
- Môi trường sống trong sạch, tuổi thọ được nâng cao.
* Hiện nay, tỉ suất tử thơ của nhóm nước nào cao hơn? Vì sao?
Hiện nay, tỷ suất tử thơ của nhóm nước phát triển cao hơn. Nguyên nhân

chính là do sự khác biệt về cơ cấu dân số.
- Các nước phát triển có cơ cấu dân số già, tỉ lệ người già trong tổng số
dân lớn nên tỉ suất tử thô cao mặc dù điều kiện sống rất tốt.
- Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, số người trẻ tuổi trong
tổng dân số đơng nên dù điều kiện sống cịn thấp hơn nhiều so với nước
phát triển nhưng tỉ suất tử thơ vẫn thấp hơn.
b) Sản xuất nơng nghiệp có tính bấp bênh, khơng ổn định, vì:
- Đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi
- Mỗi lồi cây trồng và vật ni chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong
những điều kiện nhất định của tự nhiên.
- Tự nhiên ln có những tai biến (lũ lụt, hạn hán, bão…) và thời tiết khắc
nghiệt là ngun nhân chủ yếu gây nên tính bấp bênh, khơng ổn định của
sản xuất nông nghiệp.
Câu 4 a)
(4,0 đ) * Tính cự li vận chuyển trung bình:

3,0

0,5

0,75

0,5
0,25
0,5
0,25
0,25

1,0
0,25

0,25
0,5

1,0


Phương tiện vận tải
Đường sắt
Đường ô tô
Đường sông
Đường biển
Đường hàng khơng
Tổng số

Cự li vận chuyển trung bình (km)
325
53,5
93,0
1995
2349,0
233,3

* Tại sao trong cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển, đường ô tô
chiếm tỉ trọng lớn nhất, còn trong cơ cấu khối lượng hàng hố ln
chuyển thì đường biển chiếm tỉ trọng cao nhất?
- Đường ô tô chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu khối lượng hàng hóa
vận chuyển vì:
+ Loại đường này có nhiều ưu điểm: Cơ động, tiện lợi, thích nghi mọi địa
hình, vận chuyển hàng hóa nặng, tốc độ nhanh, là phương tiện trung gian
cho nhiều loại hình vận tải khác

+ So với các phương tiện vận tải khác: Đường sắt phải hoạt động trên
đường ray cố định, đường sông tốc độ chậm, đường hàng không trọng tải
thấp, giá thành cao…
- Đường biển có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu khối lượng hàng hóa ln
chuyển vì vận chuyển các tuyến đường quốc tế với chiều dài lớn.

1,0

0,5

0,25

0,25

b) Chứng minh: “Tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần làm thay đổi việc
khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố của các ngành công nghiệp”.

2,0

- Tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép khai thác những loại tài nguyên ở
những nơi khó khăn, trước đây chưa khai thác được. Ví dụ: Phương pháp
hóa than ngay trong lịng đất cho phép khai thác những mỏ than ở sâu
trong lòng đất mà trước đây chưa thể khai thác được…
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép sử dụng rộng rãi nhiều loại tài
nguyên trước đây còn sử dụng ít. Ví dụ: Sự phát triển mạnh mẽ của các
ngành cơng nghiệp có cơng nghệ cao làm tăng nhanh chóng việc sử dụng
đất hiếm…
- Hạn chế: Gây ra các vấn đề về ô nhiễm môi trường, khan hiếm nước
sạch, sự suy giảm đa dạng sinh học…Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác
với khối lượng lớn dẫn đến nguy cơ cạn kiệt.

- Tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra các quy trình cơng nghệ mới, từ đó làm
thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp cơng nghiệp. Ví dụ: Nhờ phương
pháp điện luyện hay lị thổi ơ xi mà các xí nghiệp luyện kim khơng cần
phải phân bố gắn với mỏ than và quặng sắt như trước đây…

0,5

Câu 5 a) Vẽ biểu đồ
(4,0 đ) - Xử lý số liệu:
Bảng: Cơ cấu sản lượng thủy sản của thế giới giai đoạn 2006-2013

0,5

0,5

0,5

2,5
0,5


Năm
TS khai thác
TS nuôi trồng
Tổng

2006
65,5
34,5
100,0


2008
62,9
37,1
100,0

2010
59,7
40,3
100,0

(Đơn vị: %)
2012
2013
57,8
56,2
42,2
43,8
100,0
100,0

- Vẽ biểu đồ:
+ Biểu đồ miền, các dạng khác khơng tính điểm.
+ u cầu: Chính xác, khoa học, đẹp, có khoảng cách thời gian, đơn vị, có
tên biểu đồ, chú giải…
(Tên biểu đồ, chú giải, tính thẩm mỹ nếu thiếu, sai trừ 0,25đ/ý.
Tính chính xác: Tùy vào mức độ sai của HS, giám khảo thống nhất điểm
trừ).
b) Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét: Cơ cấu sản lượng thủy sản của thế giới giai đoạn 2006-2013

có sự thay đổi:
+ Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác cao hơn và có xu hướng giảm
(dẫn chứng)
+ Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng thấp hơn và có xu hướng tăng
(dẫn chứng)
- Giải thích:
+ Do sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh, đáp ứng được nhu cầu của
thị trường, đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, bảo vệ nguồn lợi tự
nhiên…
+ Sản lượng thủy sản khai thác giảm là do nguồn lợi tự nhiên giảm, nhiều
rủi ro…

2,0

1,5
0,25
0,25
0,25

0,5

0,25

---HẾT--Lưu ý: Nếu thí sinh khơng trình bày được như hướng dẫn chấm nhưng vẫn có những ý đúng, độc đáo thì
giám khảo thống nhất cho điểm thưởng. Tuy nhiên, điểm thưởng + điểm phần thí sinh làm đúng theo
hướng dẫn chấm khơng được quá số điểm quy định đối với từng câu./.




×