Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Cach thu bao hiem Y te hoc sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.83 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
_____________
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện.
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Năm sinh: 1989
- Trình độ chun mơn nghiệp vụ: Đại học giáo dục Tiểu học
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy lớp
- Đơn vị công tác: Trường TH Thạnh Lợi
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng:
Trong năm học 2015- 2016 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4 , trong
lớp có 25 học sinh, các em này bố mẹ điều làm ruộng, làm mướn sống rãi rác trong
xã, xa thành phố. Hồn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, một số phụ huynh chưa
thực sự quan tâm, nhắc nhở nên ý thức của các em còn nhiều hạn chế trong học tập
và cả trong giao tiếp. Vào những tuần đầu tiên của năm học đa số các em chưa có ý
thức tích cực trong học tập, chưa tạo tính tự lập trong việc giải quyết các vấn đề đơn
giản của bản thân... Từ những lí do đó ảnh hưởng khơng ít đến chất lượng dạy học
cũng như quá trình hình thành nhân cách cho học sinh. Bởi ở lứa tuổi tiểu học, tâm
lý của các em đã và đang phát triển, học sinh nhận thức nhanh chóng sự việc xảy ra,
đồng thời học sinh thường hay học theo cách nói năng hoặc những hành động của
giáo viên hoặc người lớn. Vì vậy, người giáo viên ngồi cơng tác giảng dạy ra thì
cơng tác giáo dục cũng là vấn đề quan trọng cần lưu ý đến. Muốn xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò thông qua mọi hoạt động giữa giáo viên và học sinh
thì trước hết giáo viên phải biết khéo léo trong lúc cư xử với học sinh. Giáo viên
phải hiểu được tâm lý của học sinh để có những phương pháp, biện pháp hay những
lời khen, đánh giá đúng mức, đúng lúc, đúng nơi. Nếu giáo viên không ứng xử khéo


léo thì sẽ gây ấn tượng khơng tốt đối với học sinh và sau đó thì liệu việc giáo dục
của giáo viên có đạt hiệu quả tốt hay khơng? Và tơi đã ln cố gắng tìm cách tối ưu
nhất để giải quyết những tình huống sư phạm ở lớp mà mình đã từng trải qua và gặp
phải.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:
2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giải quyết tình huống
sư phạm ở lớp 4/3 trường Tiểu học Thạnh Lợi.
2.2. Lĩnh vực áp dụng: Công tác chủ nhiệm.
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến:
Dựa vào mối tương quan không phù hợp giữa các yếu tố của tình huống sư phạm,
có rất nhiều loại tình huống sư phạm. Trong thực tế thì những tình huống xảy ra rất đa


dạng, mỗi tình huống đều có cách ứng xử cụ thể khác nhau. Bản thân tôi đúc rút
những kinh nghiệm, phân ra các tình huống thường gặp và cách giải quyết các tình
huống sư phạm như sau:
Trường hợp 1:Đang giảng dạy trên lớp có một nhóm học sinh mất trật tự.
* Cách giải quyết tình huống:
Trước hết tơi xem thử tại sao học sinh lại mất trật tự. Nếu chỉ là vơ tình thì tơi
có những biện pháp sau:
+ Đổi chỗ những học sinh mất trật tự đó, việc phân tán mỏng lực lượng sẽ làm
các em giảm tối thiểu cơ hội nói chuyện và sẽ tập trung vào học.
+ Nếu vì một câu chuyện nào đó của một bạn trong nhóm thì tơi sẽ nhắc nhở
các em hãy chú ý đến bài học, tơi nghĩ rằng ngay sau đó các em sẽ chăm chú vào bài
giảng của tôi.
Nếu các em cố ý gây mất trật tự thì tơi phải tìm hiểu xem lý do tại sao và có
từng cách giải quyết cụ thể khác nhau:
+ Nếu cố ý vì khơng hiểu bài thì tơi sẽ xem lại phương pháp dạy, cách truyền
thụ tri thức của mình để điều chỉnh kịp thời, vì có thể các em khơng hiểu bài nên “bỏ
qua”ln.

+ Nếu lúc đó tơi thấy mình vẫn dạy tốt, một số học sinh khác (ngồi nhóm mất
trật tự) vẫn trả lời tốt câu hỏi của tơi, thì như vậy có nghĩa là những học sinh đó chỉ
thích nói chuyện (mất trật tự) mà khơng chịu học thì tơi sẽ gọi một em trong nhóm
đó và nêu một vài câu hỏi có liên quan đến bài học tơi vừa giảng, chắc chắn em đó
sẽ khơng trả lời được câu hỏi của tơi, cịn nếu trả lời được thì tơi cũng sẽ nhắc nhở
(chung cho cả nhóm): “Các em học tập như vậy sẽ không tiếp thu được bài mới và
khó làm tốt bài tập, nếu các em cứ liên tục như vậy thì kết quả học tập của các em sẽ
khơng tốt và cơ nghĩ đó khơng phải là điều mà bố mẹ các em và cô mong đợi. Vì
vậy các em hãy cố gắng lên, em nào khơng hiểu bài thì cứ theo dõi rồi cuối giờ cơ sẽ
giảng lại”.
Học sinh Tiểu học chú ý chưa bền vững, sức tập trung chú ý chưa cao.Tính
kiềm chế của các em cịn kém. Vì vậy khi gặp tình huống này giáo viên trước hết
phải thể hiện sự tôn trọng nhân cách học sinh, đồng thời phải có yêu cầu cao đối với
các em. Tôi nghĩ rằng với lứa tuổi này, dù các em có vơ tình hay cố ý thì tôi cũng sẽ
dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để nhắc nhở, động viên các em và tuyệt đối không
dùng những cử chỉ, hành động hay những lời nói nặng nề đối với học sinh, bởi điều
đó làm cho các em cảm thấy xúc phạm và sẽ có phản ứng khơng tốt.
Trường hợp 2: Một số học sinh cố ý coi thường giáo viên
* Cách giải quyết tình huống:
Phẩm chất là thành phần cơ bản của nhân cách người giáo viên, vì vậy tơi sẽ
tìm hiểu ngun nhân tại sao để có hướng giải quyết tốt. Nếu như sự coi thường đó
xuất phát từ người giáo viên thì lúc đó tơi phải xem xét lại bản thân mình và tự hỏi:
Tại sao học sinh lại coi thường mình? Có thể vì tơi làm một việc gì đó mà học sinh
khơng thích, hay có thể tơi đã sai hứa với học sinh, từ đó làm cho học sinh có ấn
tượng khơng tốt với mình,..Nếu vậy tơi sẽ xin lỗi và sẽ sửa chữa những sai sót của
mình. Nếu thấy mình khơng có gì để học sinh phải xem thường thì nhân dịp nào đó
tơi sẽ trao đổi, tâm tình và tỏ ra thân thiện với học sinh và nó sẽ có những tác động
tâm lý đến học sinh.



Học sinh ở lứa tuổi này rất bướng, vì vậy có thể khi hỏi chuyện em đó sẽ trả
lời một cách miễn cưỡng hoặc khơng nói chuyện với tơi, bởi vậy những ngày tiếp
theo tơi sẽ duy trì sự tiếp xúc đó, ln gần gũi học sinh để các em hiểu mình hơn,
đồng thời tơi cũng sẽ tìm ra lý do tại sao em đó lại có thái độ như vậy. Nếu mọi cố
gắng của tôi đều không đạt kết quả thì cịn một cách duy nhất là kiên trì theo dõi,
gần gũi với học sinh. Thông thường tôi sẽ uốn nắn học sinh đó ngay lúc mà học sinh
đó cố tình vi phạm.
Vì là học sinh Tiểu học nên sự đồng cảm giữa giáo viên và học sinh là vô cùng
quan trọng, giáo viên phải biết xác định vị trí của mình trong q trình giao tiếp để
hiểu rõ học sinh. Các em ở tuổi này thường rất bướng bỉnh, cho nên giáo viên phải
thực sự hiểu rõ về tâm lý các em thì các em sẽ quên đi dấu ấn khơng tốt về người
thầy của mình, vì các em khó kìm hãm và khó làm chủ tình cảm của mình nên có thể
sự coi thường đó chỉ là bộc phát. Giáo viên có thể kết hợp với gia đình để có sự uốn
nắn kịp thời. Tất nhiên kết quả của sự tác động phụ thuộc vào thái độ tình cảm của
người giáo viên, giáo viên khơng nên có những lời lẽ phê phán một cách nặng nề bởi
điều đó sẽ mang lại kết quả khơng tốt và lâu dần sẽ tích luỹ trong học sinh sự phản
kháng, điều đó sẽ bất lợi đối với giáo viên trong việc giáo dục và dạy học.
Trường hợp 3:Hai học sinh trong lớp có bất đồng cần giải quyết.
* Cách giải quyết tình huống:
Việc tơi làm đầu tiên là gặp riêng hai em đó và hỏi nguyên nhân của sự bất
đồng của hai em, sau đó tơi sẽ có cách xử lý tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân. Ở lứa
tuổi này thuờng hay có những bất đồng như:
Trong lúc chơi ( nhảy dây, đá cầu, bắn bi…) nhưng do sự bực tức vì hơn thua
hay có một bạn khơng trung thực trong khi chơi. Nếu là như vậy thì tơi sẽ gọi riêng
hai học sinh để trao đổi, phân tích cho các em thấy được cái đúng, cái sai của mình
và sau đó tơi sẽ hồ giải cho hai em và khun hai em bỏ qua mọi chuyện và trở
thành bạn tốt của nhau.
Ở đây tôi chỉ giải quyết riêng giữa hai em chứ khơng đưa ra trước lớp, vì đây là
lớp tiểu học nên có thể các em sẽ bị bạn bè trêu chọc, điều đó khơng hay cho các
em.

Nếu bất đồng vì lý do như: Dành nhau quyển sách, truyện,.. rồi dẫn đến đánh
nhau thì lúc này tơi sẽ đưa vào xử lý trước lớp để phân tích cho cả lớp nói chung và
hai em học sinh đó nói riêng để các em nhìn nhận được cái sai, đúng và cho hai em
đó tự hứa trước lớp.Sau cùng tơi sẽ kể cho cả lớp nghe về những tấm gương tốt về
tình bạn.
Ở tuổi này ý thức tập thể của các em chưa cao. Các em thường hay kiện nhau
dù là việc nhỏ nhất, thế nhưng các em cũng rất nhanh quên. Học sinh tiểu học là tuổi
nhiều cảm xúc, trong mỗi em đều đang hình thành những tình cảm mới, vì vậy tình
bạn chưa bền vững, các em thường hay thay đổi tâm trạng một cách nhanh chóng.
Ở đây tơi chỉ giải quyết cá nhân giữa hai em hay có thể đưa ra trước lớp, bởi vì
ở lứa tuổi này các em sẽ nhanh quên nên tôi chỉ xử sự như vậy để các em hiểu được
sự việc và thoả mãn được bất đồng của mình, đồng thời để các em hiểu được bạn
mình hơn và có mối quan hệ bạn bè tốt đẹp. Vì vậy mà tơi chỉ dùng uy tín để giáo
dục học sinh.


Trường hợp 4: Trong khi giảng dạy trên lớp giáo viên khơng tìm được câu
trả lời chính xác đối với câu hỏi của học sinh.
* Cách giải quyết tình huống:
Ở lứa tuổi tiểu học, các em thường hay có những thắc mắc và nảy sinh ra
những câu hỏi nhiều khi khơng nằm trong dự kiến bài học:
Có thể tơi sẽ gọi vài em học sinh giỏi trong lớp trả lời câu hỏi và nếu thấy đã
tìm ra câu trả lời chính xác thì tơi sẽ bổ sung ý của tơi vào để có câu trả lời hồn
chỉnh, chính xác và logic, có sức thuyết phục.
Cịn nếu khơng có học sinh nào trả lời được và bản thân tôi cũng cảm thấy
chưa trả lời được chính xác thì tơi sẽ nói:
“ Câu hỏi này thật hay, cô chưa muốn giải đáp ngay bây giờ, mà các em hãy coi
như đây là một bài tập về nhà và hãy tìm hiểu để tìm ra câu trả lời. Em nào có câu
trả lời đúng và hay nhất cô sẽ được thưởng”.
Ở lứa tuổi này rất hồn nhiên, ham tìm tịi, muốn khám phá cái mới vì lúc này

trí tuệ các em đang phát triển, đang mong muốn nhận thức được nhiều vấn đề, vì
vậy có thể đưa ra những câu hỏi “ hóc búa” mà nhiều giáo viên cũng phải lúng túng.
Mặc dù không trả lời được câu hỏi nhưng tôi cũng sẽ khơng thể hiện để các em biết
mình khơng trả lời được câu hỏi của học sinh mà chỉ nói với các em “ Xem đây như
là bài tập”, nếu các em biết được giáo viên không trả lời được câu hỏi của mình thì
sẽ gây cho các em cảm giác hụt hẫng, và dần dần sẽ làm cho các em mất lịng tin,
điều đó dẫn đến sự khó khăn trong quá trình giáo dục của giáo viên.
Trường hợp 5:Trong giờ chữa bài tập học sinh đã phát hiện ra sai sót của
giáo viên.
* Cách giải quyết tình huống:
Một số người cho rằng nếu gặp tình huống này giáo viên chỉ cần lên bảng
sửa lại đáp số bài toán và kèm theo một câu xin lỗi học sinh là được. Nhưng với tôi,
tôi không đồng ý với cách giải quyết như vậy và tơi sẽ ứng xử như sau: Lúc đó tơi sẽ
nói: ‘À, đúng rồi, bài tốn này cơ cố ý làm sai đáp số nhưng mà chỉ có bạn A phát
hiện ra, cô làm như vậy để xem các em có thật vững khi làm tốn khơng. Cơ khen
bạn A đã phát hiện nhanh, như vậy bạn A đã nắm vững bài học, thế là rất tốt, cô đề
nghị cả lớp cho một tràng vỗ tay để biểu dương bạn A. Các em khác khi làm bài nhớ
cẩn thận chứ khơng phải chỉ chép theo bảng nhé!”.
Bởi vì ở độ tuổi này nhân cách học sinh đang phát triển, khả năng lĩnh hội
tâm lý học được hình thành đồng thời học sinh coi giáo viên như là linh hồn, là thần
tượng của mình, nhất cử nhất động của giáo viên đều được học sinh ‘quan tâm” theo
dõi, nên nếu giáo viên chỉ sữa sai đáp số bài toán và xin lỗi có lẽ khơng thuyết phục
học sinh cho lắm. Vì vậy mà giáo viên cần phải biết linh hoạt và nhanh chóng biến
tình huống này thành cái chủ động cho mình, sau đó là giải thích cho học sinh hiểu
tại sao lại viết sai đáp số. Ở tuổi này các em rất nhạy bén, nếu giáo viên chỉ sữa chữa
như một số người đã làm thì tơi e rằng học sinh sẽ nghĩ: Cơ cịn sai nữa là. Và học
sinh sẽ không “tâm phục khẩu phục giáo viên”.
Trường hợp 6: Một học sinh trong lớp bị mất cắp dụng cụ học tập.
* Cách giải quyết: Thật sự đây là một tình huống khó xử đối với bất kì một
giáo viên nào, và tôi đã xử sự như sau:



Trước hết tơi nói: “em nào đã thu cây bút của bạn B thì cuối giờ đưa cho cơ
để cơ trả lại cho bạn”. Ở đây tôi chỉ bảo em học sinh đưa cho tơi bởi vì tơi nghĩ nếu
em này trả lại trực tiếp cho em học sinh bị mất bút ( dụng cụ học sinh) thì cả em bị
mất bút và các bạn trong lớp sẽ nghĩ không tốt về bạn mình và em này sẽ bị các bạn
nghĩ xấu, điều đó ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh.
Nếu kết quả là chẳng có em nào nhận là mình thu cả, vì vậy việc tơi làm tiếp
theo là tơi nói với cả lớp: Nếu khơng có em nào thu cây bút của bạn thì cơ giao việc
này cho Chủ tịch hội đồng tự quản. Và ngay ngày hơm đó em B đã nhận lại được
cây bút của mình.
Ở đây, tơi đã khơng sử dụng cách khám xét cặp của các em, bởi vì các em đã
biết nhìn nhận được sự việc và việc làm đó vơ tình dẫn đến hành động không tôn
trọng học sinh.
Sau khi em B nhận lại được cây bút, tơi đã nói với cả lớp:“lấy nhầm bút ( hay
cái gì khác) của bạn là không tốt, nhưng các em đã nhận thấy cái sai của mình để trả
lại cho bạn là một việc làm đáng khen. Cô hy vọng sau sự việc này, lớp chúng ta sẽ
khơng có ai mắc phải sai lầm nữa”.
Nếu giáo viên “bỏ qua” chuyện này thì các em sẽ có ý nghĩ cho rằng hành vi
đó khơng phải là xấu, điều đó rất có hại cho các em.
Kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm là khả năng trong bất cứ trường hợp
nào cũng tìm ra những tác động sư phạm đúng đắn nhất như một nghệ thuật, nó cịn
là một kỹ năng tổng hợp thể hiện việc thực hiện các nguyên tắc, các kỹ năng một
cách sáng tạo trong những tình huống khác nhau. Vì đứng trước một tình huống sư
phạm địi hỏi người giáo viên cần nắm vững, vận dụng linh hoạt, khéo léo và có sự
kết hợp của nhiều kỹ năng thành phần.
Từ đó có thể nói, để có kinh nghiệm giải quyết tình huống sư phạm trong hoạt
động giáo dục học sinh, người giáo viên cần: Nắm chắc kiến thức về tâm lý học lứa tuổi,
giáo dục học, sinh lý học …Nhận thức đúng đắn về những tình huống sư phạm có vấn đề
xảy ra ở trẻ để có thể lựa chọn cách giải quyết phù hợp. Có thể giải quyết các tình huống

một cách linh hoạt trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Đặc biệt, việc xây
dựng nội quy lớp học, trường học và nội quy học tập, các hoạt động ngoại khóa một
cách chặt chẽ và cụ thể cũng góp một phần không nhỏ trong việc hạn chế thấp nhất
các tình huống sư phạm xảy ra.
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:
4.1. Khả năng áp dụng: Những cách giải quyết các tình huống sư phạm này
tơi đã áp dụng ở lớp tơi giảng dạy và có thể áp dụng cho các lớp cùng khối.
4.2. Phạm vi áp dụng: Với những cách giải quyết các tình huống này cũng
có thể áp dụng cho các khối lớp khác trong nhà trường .
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến:
Qua thời gian áp dụng các cách giải quyết các tình huống sư phạm trên thì các
em đã ý thức được việc học tập ở trên lớp chủ yếu bằng phương pháp tự học, tự giáo
dục là chính, tăng cường tính tích cực trong học tập. Hình thành tính tự lập trong
việc giải quyết các vấn đề đơn giản của bản thân. Các em tích cực chia sẻ, bày tỏ
tâm tư nguyện vọng của bản thân với những người xung quanh, hợp tác, hỗ trợ giáo
viên trong việc giải quyết các tình huống sư phạm. Hình thành thái độ tích cực đối
với thầy cơ, xóa bỏ những hành vi khơng hay, những thói quen xấu.


Việc cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc địi hỏi người giáo viên
phải có tính tổ chức và kế hoạch cao. Phẩm chất nhân cách người giáo viên cần luôn
đảm bảo là chuẩn mực cho học sinh noi theo, có như vậy các kĩ năng giải quyết các
tình huống sư phạm khi được nhận thức mới dễ dàng hình thành và trở thành hành
trang theo suốt sự nghiệp trồng người, ươm mầm cho thế hệ tương lai.
Trên đây là những sáng kiến của bản thân tôi trong năm học 2015 – 2016.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến
cấp huyện./.
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)


Thạnh Lợi, ngày 29 tháng 2
2016
Người báo cáo

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

năm



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×