ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
DƢƠNG THỊ MAI HOA
XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI SIBUTRAMINE
VÀ MỘT SỐ DẪN XUẤT TRONG THỰC PHẨM
BẢO VỆ SỨC KHỎE HỖ TRỢ GIẢM CÂN
BẰNG PHƢƠNG PHÁP LC-MS/MS
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
DƢƠNG THỊ MAI HOA
XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI SIBUTRAMINE VÀ MỘT
SỐ DẪN XUẤT TRONG THỰC PHẨM BẢO VỆ
SỨC KHỎE HỖ TRỢ GIẢM CÂN
BẰNG PHƢƠNG PHÁP LC-MS/MS
Chun ngành: Hóa Phân tích
Mã số: 8440112.03
Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Hồng Hảo
PGS. TS. Phạm Thị Ngọc Mai
Hà Nội - 2020
LỜI CẢM ƠN
Đề tài đƣợc thực hiện và hoàn thành tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực
phẩm quốc gia, 65 Phạm Thận Duật, Phƣờng Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố
Hà Nội.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn PGS.TS. Lê Thị
Hồng Hảo, PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Mai đã giao đề tài, tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ
em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cơ trong bộ mơn Hóa phân tích, trƣờng Đại
học Khoa học tự nhiên đã nhiệt tình dạy dỗ, cung cấp cho em những kiến thức quan
trọng, cần thiết và bổ ích.
Đồng thời, em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh
thực phẩm quốc gia, ThS. Cao Công Khánh, phụ trách khoa Nghiên cứu phát triển, các
đồng nghiệp trong Viện đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới bố mẹ, gia đình và ngƣời thân đã luôn
quan tâm, động viên em trong suốt thời gian qua.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do trình độ lý luận cũng nhƣ kinh nghiệm thực
tế còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự
góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN......................................................................................... 3
1.1. Giới thiệu sibutramine và các dẫn xuất của sibutramine..................................... 3
1.1.1. Sibutramine.................................................................................................. 3
1.1.2. N-desmethyl sibutramine và N-didesmethyl sibutramine............................. 5
1.2. Tình trạng thừa cân, béo phì và một số biện pháp điều trị, phịng ngừa thừa cân,
béo phì................................................................................................................. 6
1.2.1. Tình trạng thừa cân, béo phì......................................................................... 6
1.2.2. Một số biện pháp điều trị, phòng ngừa thừa cân, béo phì............................. 7
1.3. Phƣơng pháp xác định SB, DSB và DDSB......................................................... 9
1.3.1. Một số kỹ thuật xử lý mẫu............................................................................ 9
1.3.2. Phƣơng pháp phân tích.............................................................................. 13
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 22
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu....................................................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 22
2.2.1. Khảo sát các điều kiện LC-MS/MS............................................................ 22
2.2.2. Khảo sát dung môi chiết, điều kiện chiết và quy trình làm sạch mẫu.........22
2.2.3. Xác nhận giá trị sử dụng............................................................................. 23
2.2.4. Xác định hàm lƣợng sibutramine, desmethyl sibutramine và didesmethyl
sibutramine trong mẫu thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân có mặt trên thị
trƣờng......................................................................................................... 23
2.3. Thiết bị phân tích.............................................................................................. 23
2.4. Dụng cụ phân tích............................................................................................. 24
2.5. Dung mơi, hóa chất........................................................................................... 24
2.5.1. Dung mơi................................................................................................... 24
2.5.2. Chất chuẩn.................................................................................................. 24
2.5.3. Chuẩn bị dung dịch chuẩn.......................................................................... 24
2.6. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 25
2.6.1. Phƣơng pháp sắc ký lỏng khối phổ hai lần (LC-MS/MS)..........................25
2.6.2. Phƣơng pháp xử lý mẫu............................................................................. 27
2.6.3. Phƣơng pháp thẩm định............................................................................. 29
2.6.4. Phƣơng pháp lấy mẫu................................................................................ 30
2.6.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu......................................................................... 30
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 31
3.1. Kết quả khảo sát điều kiện LC-MS/MS xác định đồng thời SB, DSB và DDSB
trong TPBVSK hỗ trợ giảm cân........................................................................ 31
3.1.1. Điều kiện MS/MS...................................................................................... 31
3.1.2. Khảo sát điều kiện LC................................................................................ 32
3.2. Khảo sát quá trình chuẩn bị mẫu....................................................................... 36
3.2.1. Khảo sát dung môi chiết............................................................................. 36
3.2.2. Khảo sát thời gian siêu âm và số lần chiết.................................................. 36
3.2.3. Khảo sát quy trình làm sạch mẫu............................................................... 40
3.2.4. Khảo sát khối lƣợng than hoạt tính............................................................ 42
3.3. Thẩm định phƣơng pháp................................................................................... 45
3.3.1. Độ đặc hiệu................................................................................................ 45
3.3.2. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lƣợng (LOQ).........................47
3.3.3. Xây dựng đƣờng chuẩn.............................................................................. 49
3.3.4. Độ lặp lại và độ thu hồi.............................................................................. 51
3.4. Phân tích mẫu thực tế........................................................................................ 52
KẾT LUẬN................................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Các điều kiện MS/MS để phân tích SB, DSB và DDSB
Phụ lục 2. Các thơng số tối ƣu của MS để phân tích SB, DSB và DDSB
Phụ lục 3. Kết quả khảo sát số lần chiết
Phụ lục 4. Danh sách các mẫu TPBVSK hỗ trợ giảm cân đƣợc
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt,
ký hiệu
Nghĩa tiếng Anh
Nghĩa tiếng việt
ACN
Acetone nitril
Acetone nitril
DDSB
Didesmethyl sibutramine
Didesmethyl sibutramine
DSB
Desmethyl sibutramine
Desmethyl sibutramine
EtOH
Ethanol
Ethanol
MeOH
Methanol
Methanol
HCl
Acid chlorhidric
Axít clohidric
KH2PO4
Potassium dihydrophotphate
Kali dihydro phốt phát
NH4OH
Ammonium hydoxide
Amoni hydoxit
HPLC
High performance liquid chromatography
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
HPTLCUV
High performance thin layer chromatography
Sắc ký lớp mỏng hiệu
năng cao
LC
Liquid chromatography
Sắc ký lỏng
LC-EISMS
LC-MS
hay
HPLC
MS
LCMS/MS
Liquid chromatography-electrospray
ionization mass spectrometry
Sắc ký lỏng khối phổ ion
hóa phun điện tử
Liquid chromatography-mass spectrometry or Sắc ký lỏng khối phổ hay
High performance liquid chromatography
sắc ký lỏng hiệu năng cao
mass spectrometry
khối phổ
Liquid chromatography with tandem mass
spectrometry
Sắc ký lỏng hai lần khối
phổ
LOD
Limit of detection
Giới hạn phát hiện
LOQ
Limit of quantitation
Giới hạn định lƣợng
GCB
Graphitized carbon black
Than hoạt tính
RSD
Relative standard deviation
Độ lệch chuẩn tƣơng đối
S/N
Signal to noise
Tín hiệu/nhiễu
SB
Sibutramine
Sibutramine
SPE -
Solid phase extraction – hydrophilic lipophilic
Chiết pha rắn – cột HLB
Nghĩa tiếng Anh
Nghĩa tiếng việt
Viết tắt,
ký hiệu
HLB
balance
SPE SCX
Solid phase extraction – strong cation
exchange
TPBVSK
Health supplement food
UHPLC
Ultra-high performance liquid
chromatography
Chiết pha rắn – cột trao
đổi cation mạnh
Thực phẩm bảo vệ sức
khỏe
Sắc ký lỏng siêu hiệu
năng
UV Vis
Ultra violet - visible
Tử ngoại – khả kiến
IS (V)
Ion Spray Voltage
Thế phun ion
TEM
(oC)
Temperature
Nhiệt độ
GS1 (psi)
Ion Source Gas 1
Khí nguồn ion 1
GS2 (psi)
Ion Source Gas 2
Khí nguồn ion 2
EP (V)
Entrance potential
Thế đầu vào
Curtain Gas
Khí màng
Collision Gas
Khí va chạm
CUR
(psi)
CAD
(psi)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Sibutramine và các dẫn xuất của sibutramine................................................ 3
Bảng 1.2. Tổng hợp kết quả một số kỹ thuật xử lý mẫu............................................... 12
Bảng 2.1. Quy trình làm sạch mẫu............................................................................... 28
Bảng 3.1. Các điều kiện MS/MS phân tích SB, DSB, DDSB...................................... 31
Bảng 3.2. Các thông số tối ƣu của MS để phân tích SB, DSB và DDSB....................32
Bảng 3.3. Chƣơng trình gradient dung mơi phân tích SB, DSB, DDSB......................33
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của pha động đến diện tích píc các chất phân tích....................34
Bảng 3.5. Chƣơng trình dung mơi tối ƣu.................................................................... 34
Bảng 3.6. Kết quả hiệu suất thu hồi (H%) của SB, DSB và DDSB.............................36
Bảng 3.7. Hiệu suất thu hồi SB, DSB và DSB sau khi làm sạch.................................. 41
Bảng 3.8. Ảnh hƣởng lƣợng GCB đến hiệu suất thu hồi SB, DSB, DDSB.................42
Bảng 3.9. Tỷ lệ ion và sai số cho phép......................................................................... 45
Bảng 3.10. Khoảng đƣờng chuẩn và độ chệch............................................................ 50
Bảng 3.11. Độ lặp lại (RSD%) và độ thu hồi (R%) của SB, DSB và DDSB trên các nền
mẫu........................................................................................................... 51
Bảng 3.12. Kết quả định lƣợng SB, DSB và DDSB một số mẫu TPBVSK.................54
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của sibutramine................................................................ 3
Hình 1.2. Cơng thức cấu tạo N- desmethyl sibutramine................................................ 5
Hình 1.3. Cơng thức cấu tạo N-didesmethyl sibutramine.............................................. 5
Hình 2.1. Thiết bị LC-MS/MS 5500QQQ đƣợc lựa chọn sử dụng.............................. 26
Hình 3.1. Sắc ký đồ của SB (3.1a), DSB (3.1b) và DDSB (3.1c) sau khi tối ƣu hóa
chƣơng trình dung mơi pha động............................................................... 35
Hình 3.2. Kết quả hiệu suất thu hồi SB, DSB, DDSB trên nền viên nang cứng...........37
Hình 3.3. Kết quả hiệu suất thu hồi SB, DSB, DDSB trên nền viên nang mềm...........37
Hình 3.4. Kết quả hiệu suất thu hồi SB, DSB, DDSB trên nền trà túi lọc....................38
Hình 3.5. Hiệu suất thu hồi của SB, DSB, DDSB sau 1 lần chiết, 2 lần chiết, 3 lần
chiết / nền viên nang cứng.......................................................................... 39
Hình 3.6. Hiệu suất thu hồi của SB, DSB, DDSB sau 1 lần chiết, 2 lần chiết, 3 lần
chiết / nền viên nang mềm.......................................................................... 39
Hình 3.7. Hiệu suất thu hồi của SB, DSB, DDSB sau 1 lần chiết, 2 lần chiết, 3 lần
chiết / nền trà túi lọc................................................................................... 40
Hình 3.8. Dung dịch mẫu trƣớc và sau khi sử dụng làm sạch bằng GCB....................42
Hình 3.9. Quy trình tối ƣu xác định SB, DSB và DDSB trong mẫu............................44
Hình 3.10. Sắc đồ mẫu trắng, mẫu chuẩn và mẫu thêm chuẩn SB............................... 46
Hình 3.11. Sắc đồ mẫu trắng, mẫu chuẩn và mẫu thêm chuẩn DSB............................46
Hình 3.12. Sắc đồ mẫu trắng, mẫu chuẩn và mẫu thêm chuẩn DDSB.........................47
Hình 3.13. Sắc đồ mẫu trắng thêm chuẩn SB (0,05 µg/kg) trên nền mẫu nang mềm...48
Hình 3.14. Sắc đồ mẫu trắng thêm chuẩn DSB (0,1 µg/kg) trên nền mẫu nang mềm. .48
Hình 3.15. Sắc đồ mẫu trắng thêm chuẩn DDSB (0,1 µg/kg)...................................... 48
Hình 3.16. Đƣờng chuẩn SB....................................................................................... 49
Hình 3.17. Đƣờng chuẩn DSB..................................................................................... 50
Hình 3.18. Đƣờng chuẩn DDSB.................................................................................. 50
Hình 3.19. Sắc đồ các mẫu có chứa sibutramine.......................................................... 52
Hình 3.20. Sắc đồ các mẫu chứa desmethyl sibutramine............................................. 53
MỞ ĐẦU
Thừa cân và béo phì đƣợc coi là một trong những vấn đề nghiêm trọng trên
toàn thế giới. Thực trạng này dẫn đến việc cần tìm kiếm một số loại thuốc giảm cân
và đặc biệt là một số sản phẩm điều trị có nguồn gốc thảo dƣợc hay các sản phẩm
thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nhu cầu các sản phẩm hỗ trợ giảm cân, các thực phẩm
bổ sung có nguồn gốc từ các thảo dƣợc tự nhiên đang gia tăng rõ rệt, với niềm tin
các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên là vô hại, không gây ra tác dụng phụ nhƣ
các thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa học [4, 44]. Từ việc gia tăng nhu cầu ngày
càng lớn trên toàn thế giới, thị phần của các sản phẩm giảm cân có nguồn gốc thảo
dƣợc, các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đã có tính cạnh tranh cao. Do đó, một số nhà
sản xuất đã pha trộn trái phép một số hoạt chất nguồn gốc tân dƣợc, có tác dụng gây
chán ăn để cải thiện hiệu quả của các sản phẩm giảm cân. Sibutramine
hydrochloride là một trong những loại thuốc gây chán ăn phổ biến nhất đƣợc tìm
thấy trong các thực phẩm điều trị giảm cân có nguồn gốc thảo dƣợc [9, 17, 38]. Bên
cạnh đó các các chất tƣơng tự sibutramine (SB) là N-desmethylsibutramine (DSB),
N-didesmethylsibutramine (DDSB) cũng đƣợc thêm vào thực phẩm bổ sung để tăng
hiệu quả giảm cân cho sản phẩm. Những chất trộn trái phép này gây nguy hiểm đến
sức khỏe con ngƣời [16]. Nếu khơng có biện pháp kiểm sốt chất lƣợng chặt chẽ,
những ngƣời sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị giảm cân trong
thành phần có chứa SB và chất tƣơng tự SB mà khơng đƣợc khai báo có thể chịu
một số tác động khó lƣờng về sức khỏe nhƣ: đau đầu, chóng mặt, tê liệt thần kinh,
hoặc ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tim mạch tùy thuộc vào lƣợng sản phẩm đã tiêu
thụ [3, 43].
Để kiểm soát chất lƣợng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm cân nhằm
bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng, việc phát triển một phƣơng pháp phân tích phù
hợp để xác định các chất trộn trái phép này có vai trò rất quan trọng. Xác định SB
và các chất chuyển hóa của SB đã có một số phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng
đó là phƣơng pháp HPLC, LC-MS [23, 33, 36], GC, .v..v. Những phƣơng pháp này
đã xác định đƣợc SB, DSB trong nền mẫu thảo dƣợc, mẫu huyết tƣơng [3, 31], mẫu
nƣớc tiểu [17] . Năm 2007, Zou et al đã xây dựng phƣơng pháp LC ghép nối khối
phổ (MS) 3 tứ cực, nhƣng phƣơng pháp chỉ thành cơng ở bƣớc nhận dạng SB, chất
chuyển hóa của SB và một chất tƣơng tự SB trong mẫu thảo dƣợc hỗ trợ giảm cân,
không phải là phƣơng pháp định lƣợng [44]. Năm 2008, ZiqiangHuang đã xây dựng
1
thành cơng phƣơng pháp phân tích đồng thời SB và N-didesmethyl sibutramine
trong thực phẩm bổ sung. Phƣơng pháp có độ nhạy, độ chính xác và q trình chuẩn
bị mẫu đơn giản [16]. Trong đề tài này, dựa trên nghiên cứu của ZiqiangHuang,
nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển phƣơng pháp định lƣợng N-didesmethyl
sibutramine, một chất tƣơng tự SB và DSB, có thể đƣợc trộn trái phép trong thực
phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm cân bằng phƣơng pháp LC-MS/MS, đồng thời
cũng tìm phƣơng pháp làm sạch mẫu phù hợp để loại tạp màu tăng hiệu suất thu hồi
các chất phân tích.
Do đó, đề tài ―Xác định đồng thời sibutramine và một số dẫn xuất trong thực
phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm cân bằng phương pháp LC-MS/MS‖ đã đƣợc
thực hiện với các mục tiêu nhƣ sau:
1. Xây dựng và thẩm định phƣơng pháp xác định đồng thời sibutramine
desmethyl sibutramine và didesmethyl sibutramine trong thực phẩm bảo vệ
sức khỏe hỗ trợ giảm cân bằng LC-MS/MS.
2. Ứng dụng phƣơng pháp để phát hiện và định lƣợng SB và một số dẫn xuất
của SB trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm cân trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu sibutramine và các dẫn xuất của sibutramine
Công thức phân tử, khối lƣợng phân tử của sibutramine và dẫn xuất của
sibutramine đƣợc thể hiện trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Sibutramine và các dẫn xuất của sibutramine
TT
Tên hợp chất
1
Sibutramine
2
N-Desmethyl sibutramine
3
N-Didesmethyl sibutramine
Kí hiệu
Cơng thức
phân tử
Khối lƣợng
phân tử
SB
C17H26ClN
278,9
DSB
C16H24ClN
265,0
DDSB
C15H22ClN
251,1
1.1.1. Sibutramine
a) Cơng thức cấu tạo và tính chất vật lý của sibutramine
Sibutramine HCl là tinh thể kết tinh có màu từ trắng đến kem. Công thức
phân tử: C17H26ClN (Khối lƣợng phân tử 279,86 g/mol), pKa = 9,6 [11].
Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của sibutramine
Danh
pháp
quốc
tế:
dimethylcyclobutan-methylamine.
(+/-)-1-(p-chlorophenyl)-α-isobutyl-N-N-
Trong các chế phẩm chúng thƣờng tồn tại ở dạng sibutramine hydroclorid
monohydrate, nhiệt độ nóng chảy ở 119 oC, ở dạng kiềm có nhiệt độ nóng chảy
55,15oC và enthalpy là 60,75 J/mol.
Độ tan: Độ tan của sibutramine hydrocloride monohydrate trong nƣớc là 5,2
mg/mL ở pH = 5,2 [3, 11], độ tan trong methanol và nƣớc là 2,9 mg/L ở pH = 5,2
[26], độ tan trong octanol : H2O là 30,9 ở pH = 5,0 [11]. Sibutramine kiềm tan nhiều
hơn trong alcol, độ tan tăng dần theo độ dài mạch C từ methanol đến octhanol [3].
b) Tính chất dược động học, tác dụng dược lý
Tính chất dƣợc động học
- Hấp thu: Sibutramine hấp thu tốt qua đƣờng tiêu hóa (77 %). Thời gian để
thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tƣơng là 1 giờ và thời gian bán thải là 1,1 giờ.
- Phân bố: Phân bố nhanh chóng và rộng rãi đến các mơ.
- Chuyển hóa: Khi dùng đƣờng uống sibutramine bị chuyển hóa đáng kể khi
qua gan lần đầu. Sibutramine đƣợc chuyển hóa bởi cytochrome P450 CYPA4 thành
hai amin (gọi là chất chuyển hóa có hoạt tính 1 và 2) với chu kỳ bán rã tƣơng ứng là
14 giờ và 16 giờ. Nồng độ đỉnh trong huyết tƣơng của chất chuyển hóa có hoạt tính
1 và 2 đạt đƣợc sau 3 – 4 giờ.
- Thải trừ: Các chất chuyển hóa thải trừ chủ yếu qua đƣờng nƣớc tiểu
[24]. Tác dụng dƣợc lý
Sibutramine đã đƣợc đánh giá nhƣ một thuốc chống trầm cảm tiềm tàng do
các cơ chế đã đƣợc chứng minh là tác động đó cũng tƣơng tự nhƣ các thuốc chống
trầm cảm ba vòng, chẳng hạnh nhƣ amitriptyline. Tuy nhiên, sibutramine khơng có
tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm ba vòng bao gồm cả buồn ngủ, tác dụng
kháng acetylcholine thế đứng [24].
Sibutramine là một chất ức chế tái thu hồi serotonin - noradrenalin, thúc đẩy
giảm cân ở ngƣời béo phì. Sibutramine làm giảm cảm giác thèm ăn, cho cảm giác
no và gây ra sự sinh nhiệt.
Trong cơ thể, sibutramine chuyển hóa nhanh chóng thành các chất chuyển
hóa desmethyl: M1 (mono-desmethyl sibutramine) và M2 (di-desmethyl
sibutramine) và sibutramine tác động dƣợc lý chủ yếu thơng qua 2 chất chuyển hóa
này để gây ra tác dụng giảm cân [37].
Thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh sibutramine có hiệu quả nhƣ một chất
giảm cân với liều lƣợng khác nhau, từ 10 đến 20 mg/ngày.
Tác dụng khơng mong muốn: Sibutramine kích thích q mức hệ thần kinh trung
ƣơng và ảnh hƣởng một vài khía cạnh nhƣ bồn chồn, khô miệng, đau đầu, tê liệt và
những dị cảm (cảm giác khác thƣờng nhƣ bị châm chích, kiến bị) có thể xảy ra.
Hơn thế nữa nó còn liên quan đến tăng nguy cơ tim mạch nhƣ tăng áp lực máu, nhịp
tim và thƣơng tăng nguy cơ đau tim cũng nhƣ đột quỵ [17].
1.1.2. N-desmethyl sibutramine và N-didesmethyl sibutramine
Sibutramine ban đầu đƣợc phát triển nhƣ một thuốc chống trầm cảm, đƣợc
kết hợp với serotonin (5- HT) và chất ức chế tái hấp thu noradrenaline (NA). Trong
cơ thể sibutramine đƣợc chuyển hóa nhanh chóng thơng qua dethyl hóa tạo thành Ndesmethyl sibutramine (DSB) (hình 1.2) và N-didesmethyl sibutramine (DDSB)
(hình 1.3) [33].
Hình 1.2. Cơng thức cấu tạo N- desmethyl sibutramine
- Danh pháp quốc tế: 1-[1-(4-chlorophenyl) cyclobutyl]-N,3-dimethylbutan1-amine.
- Công thức phân tử: C16H24ClN
- Khối lƣợng mol: 265,83 g/mol
Hình 1.3. Cơng thức cấu tạo N-didesmethyl sibutramine
- Danh pháp quốc tế: 1–[1–(4–chlorophenyl) cyclobutyl]–3–methylbutan–1–
amine.
- Công thức phân tử: C15H22ClNO
nhiệt.
- Khối DSB và DDSB đều có hoạt tính dƣợc lý gây cảm giác no và kích thích sinh
lƣợng
mol:
251,1 Các tác dụng phụ của DSB và DDSB đã đƣợc ghi chép lại rõ ràng. Ba trƣờng
g/mol
hợp loạn thần có liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm giảm béo có chứa DSB
và các tác dụng lên tim mạch ở một ngƣời đàn ông đã sử dụng thực phẩm bổ sung
hỗ trợ giảm cân dạng thảo dƣợc có chứa DDSB cũng đã đƣợc ghi nhận lại.
DSB và DDSB đã đƣợc tìm thấy trong một số mẫu thực phẩm bổ sung hỗ trợ
giảm cân dạng thảo dƣợc. Nguồn tài liệu tham khảo cũng chỉ ra rằng DSB và DDSB
có tác dụng dƣợc lý in vivo tƣơng tự nhƣ sibutramine. Dựa trên sự hấp thu của
norepinephrine, serotonin và dopamine, các tác giả đã ƣớc tính DSB và DDSB có
tác dụng mạnh gấp 50 lần so với SB [32].
1.2. Tình trạng thừa cân, béo phì và một số biện pháp điều trị, phịng ngừa
thừa cân, béo phì
1.2.1. Tình trạng thừa cân, béo phì
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thừa cân béo phì là tình trạng tích lũy
mỡ q mức và khơng bình thƣờng tại một vùng cơ thể hay tồn thân gây ra nhiều
nguy hại tới sức khỏe. Nhìn chung, bệnh thừa cân béo phì đƣợc thể hiện khi trọng
lƣợng cơ thể cao hơn trọng lƣợng chuẩn ở một ngƣời khỏe mạnh. Bệnh thừa cân béo
phì là bệnh mãn tính do sự dƣ thừa quá mức lƣợng mỡ trong cơ thể. Trong cơ thể
chúng ta ln có một lƣợng mỡ nhất định và lƣợng mỡ này cần thiết để lƣu trữ năng
lƣợng, giữ nhiệt, hấp thụ những chấn động và thể hiện các chức năng khác [29].
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của thừa cân béo phì là sự gia tăng trọng lƣợng
cơ thể, khối lƣợng mỡ tích tụ tại một số phần đặc biệt của cơ thể nhƣ: bụng, đùi, eo,
và ngực [11].
Thừa cân béo phì khiến cơ thể trở nên q khổ, vì vậy nó gây ra cảm giác tự
ti, căng thẳng cho bản thân ngƣời thừa cân hay béo phì. Ngƣời thừa cân béo phì
thƣờng mất tự tin trong giao tiếp, ngại giao tiếp và xuất hiện trƣớc đám đơng kèm
theo tình trạng căng thẳng, kém linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày... dẫn đến làm
giảm sút hiệu quả công việc [28].
Ngƣời thừa cân béo phì dễ bị thối hóa khớp, loãng xƣơng, đau nhức triền
miên do áp lực từ trọng lƣợng cơ thể gây lên xƣơng khớp. Khớp gối, cột sống tổn
thƣơng sớm nhất. Ngƣời thừa cân béo phì dễ mắc bệnh gout [28].
Ngƣời thừa cân béo phì thƣờng đi kèm với bệnh rối loạn lipid máu hay
thƣờng gọi là bệnh mỡ trong máu hoặc cholesterol cao. Khi cholesterol cao gây xơ
hóa lịng mạch máu, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Mặt khác, ở ngƣời
thừa cân béo phì thì tim phải thƣờng xuyên làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi
cơ thể và lâu dài gây q tải cho tim do đó ở ngƣời béo phì dễ mắc các bệnh về tim
mạch. Hiện nay, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đang đứng đầu trong các nguyên
nhân, trong đó rất nhiều trƣờng hợp là biến chứng của bệnh béo phì.
Bệnh thừa cân béo phì có liên quan mật thiết với bệnh tiểu đƣờng type 2 do
gây đề kháng insulin (hormon điều hòa đƣờng huyết và đƣa nhanh glucose vào tế
bào để sử dụng) nên là nguyên nhân trực tiếp gây ra đái tháo đƣờng týp 2 ở ngƣời
béo phì [29].
Hậu quả của thừa cân béo phì cịn gây rối loạn chuyển hóa mỡ, sinh ra sỏi
mật, suy giảm trí nhớ, một số bệnh lý đƣờng hô hấp, rối loạn nội tiết, và cũng gia
tăng nguy cơ mắc bệnh ung thƣ [29].
1.2.2. Một số biện pháp điều trị, phịng ngừa thừa cân, béo phì
Để giảm thiểu nguy cơ gặp những biến chứng nặng nề do thừa cân béo phì,
các bác sĩ khuyến cáo mỗi ngƣời nên kiểm sốt cân nặng của mình với một chế độ
dinh dƣỡng khỏe mạnh, cân bằng, kết hợp với vận động hợp lý để nâng cao sức
khỏe cũng nhƣ phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm do thừa cân béo phì gây nên.
Một số trƣờng hợp kiểm soát cân nặng bằng chế độ tập luyện và dinh dƣỡng là chƣa
đủ, họ phải kết hợp với sử dụng thuốc [32].
Một số thuốc đƣợc sử dụng trong điều trị thừa cân, béo phì là: Phentermine,
sibutramine, tetrahydrolipostatin, ephedrine, caffeine… Để tăng hiệu quả sử dụng,
một số thuốc có phối hợp nhiều hơn một dƣợc chất nhƣ ephedrine kết hợp caffeine
[30].
Năm 1997, cơ quan quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm Hoa kỳ đã phê duyệt
sibutramine sử dụng để điều trị bệnh béo phì, hiện nay sibutramine là một loại thuốc
đƣợc khuyên dùng để giúp những ngƣời béo phì giảm cân [16]. Các thử nghiệm
kiểm sốt ở bệnh nhân béo phì đã cho thấy hàm lƣợng tối ƣu cho mỗi ngày là 10-15
mg, đƣợc duy trì khoảng 12 tháng [30].
Sau khi ngƣời và động vật uống sibutramine, sibutramine sẽ chuyển hóa
thành N-desmethyl sibutramine và N-didesmethyl sibutramine. Tác dụng dƣợc lý
đƣợc gây ra bởi sibutramine chính là do hai chất chuyển hóa này. Trong trƣờng hợp
quá liều, sibutramine sẽ gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm buồn
nôn, khô miệng, tức ngực, suy gan [16].
Thực phẩm bổ sung (thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe) là
một sản phẩm đƣợc bổ sung thêm vào khẩu phần ăn uống. Các thành phần của thực
phẩm bổ sung bao gồm: vitamin, khoáng chất, thảo dƣợc hoặc các thành phần khác
nhƣ axit amin, các enzyme hỗ trợ q trình chuyển hóa chất [16]. Tập luyện kết hợp
với sử dụng thực phẩm bổ sung là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân mắc bệnh thừa
cân, béo phì.
Hiện nay, thực phẩm bổ sung đƣợc bán rộng rãi thông qua nhiều kênh phân
phối nhƣ quầy thuốc, hiệu thuốc, siêu thị, các cửa hàng thảo dƣợc và đặc biệt qua
kênh phân phối internet. Các sản phẩm thực phẩm bổ sung đƣợc quảng cáo có
nguồn gốc từ các thảo dƣợc tự nhiên, có tác dụng giảm cân an tồn. Với một thị
trƣờng rất rộng lớn và dễ tiếp cận, vấn đề pha trộn các tân dƣợc khơng an tồn ngày
càng tăng [8, 10, 43], bởi vì thực phẩm bổ sung khơng trải qua q trình kiểm tra
nghiêm ngặt nhƣ thuốc. Các thành phần đƣợc mô tả trên nhãn chỉ dựa trên công bố
của nhà sản xuất. Việc bổ sung sibutramine trái phép gần đây đã đƣợc phát hiện
trong nhiều loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, ảnh hƣởng nghiêm trọng sức khỏe
ngƣời tiêu dùng [6, 39, 41]. Vào năm 2010, sibutramine đã bị rút khỏi thị trƣờng
Châu Âu (Cơ quan Dƣợc phẩm Châu Âu 2010) và Hoa Kỳ (FDA 2010) vì tỷ lệ rủi
ro cao và khả năng gây ra các biến chứng tim mạch hoặc đột quỵ.
Ngày 14/4/2011 Cục quản lý Dƣợc - Bộ Y Tế đã ban hành Quyết định số:
120/QĐ-QLD về việc rút số đăng ký của thuốc do phản ứng có hại, theo đó tất cả
các thuốc có chứa hoạt chất sibutramine ra khỏi danh mục các loại thuốc đƣợc cấp
số đăng ký thông hành trên thị trƣờng Việt Nam.
1.3. Phƣơng pháp xác định SB, DSB và DDSB
1.3.1. Một số kỹ thuật xử lý mẫu
Thực phẩm bổ sung là sản phẩm mà trong đó có chứa thêm thành phần bổ
sung, phần bổ sung này đa dạng có thể là vitamin, khống, thảo dƣợc, amino acid,
enzyme, chất chuyển hóa...[16]. Xác định đƣợc sibutramine và dẫn xuất của SB
trong nền thực phẩm bổ sung hỗ trợ giảm cân cũng gặp khó khăn vì nền mẫu phức
tạp. Mục tiêu của quá trình xử lý mẫu là chiết chọn lọc chất phân tích, loại bớt tạp
để giảm ảnh hƣởng của tạp đối với thiết bị phân tích. Nhiều kỹ thuật xử lý mẫu đã
đƣợc sử dụng bao gồm chiết bằng dung môi, lọc dịch chiết bằng màng lọc có kích
thƣớc lỗ lọc nhỏ, chiết pha rắn, chiết QuEChERS.
1.3.1.1. Chiết bằng dung môi
Peng Zou và các cộng sự đã xây dựng thành công phƣơng pháp phát hiện
sibutramine, 2 chất chuyển hóa của sibutramine và một chất tƣơng tự sibutramine
trong mẫu thảo dƣợc hỗ trợ giảm cân bằng phƣơng pháp LC-MS-TOF, trong đó tác
giả đã xử lý mẫu bằng cách cân 1 gam mẫu, chiết bằng 10 mL dung môi methanol,
siêu âm 30 phút, dịch chiết thu đƣợc sẽ đƣợc lọc qua màng lọc và đƣợc bơm vào hệ
thống sắc ký lỏng khối phổ. Đây là bài báo đầu tiên nghiên cứu phát hiện đƣợc 2
chất chuyển hóa của sibutramine và một chất mới tƣơng tự sibutramine trong sản
phẩm thảo dƣợc bằng phƣơng pháp LC/MS/MS [44].
Ziqiang Huang và cộng sự cũng xây dựng phƣơng pháp xác định đồng thời
sibutramine và N-didesmethyl sibutramine trong thực phẩm bổ sung hỗ trợ giảm
cân bằng phƣơng pháp HPLC-ESI-MS. Để có thể xác định đƣợc SB và DSB, tác
giả đã chuẩn bị dung dịch mẫu bằng cách cân 0,5 gam mẫu rắn đã đƣợc đồng nhất và
chiết bằng MeOH, siêu âm 10 phút. Sau khi lọc, dung dịch mẫu đƣợc pha lỗng
thành 10 mL với MeOH, 5 µL dung dịch mẫu đƣợc bơm vào hệ thống HPLC, độ
thu hồi của 2 chất nằm trong khoảng 93,3 – 106,7% [16].
Methanol là dung môi đang đƣợc sử dụng phổ biến để chiết SB và dẫn xuất
của SB, tuy nhiên nếu nền mẫu thực phẩm bổ sung có thêm một số chất màu thì
việc loại bỏ các tạp này là khơng thực hiện đƣợc.
1.3.1.2. Chiết và loại tạp bằng phương pháp chiết pha rắn
Một trong những phƣơng pháp chiết đang đƣợc phát triển để nhận biết các
tân dƣợc là phƣơng pháp chiết pha rắn. Dung dịch thu đƣợc sau chiết pha rắn có thể
đƣợc bơm thẳng vào hệ thống sắc ký lỏng.
Kỹ thuật chiết pha rắn SPE – HLB đã đƣợc Tarita Kamardi và cộng sự xây
dựng để nhận dạng sibutramine HCl trong thuốc truyền thống bằng phƣơng pháp
sắc ký lỏng. acid phosphoric 3% đƣợc lựa chọn làm dung môi chiết sibutramine HCl
ra khỏi nền mẫu thuốc. Sau khi lắc 30 phút và lọc, dung dịch chiết đƣợc làm sạch
bằng cột chiết pha rắn SPE (cột đƣợc hoạt hóa bằng ethanol và nƣớc). Rửa tạp bằng
ammoni hydroxide trong ethanol 80%, chất phân tích đƣợc rửa giải bằng
Acetonitril. Độ thu hồi của phƣơng pháp thu đƣợc là 38,0 – 45,0 % [40].
Trong nghiên cứu xây dựng phƣơng pháp nhanh và nhạy để xác định chất
chuyển hóa của sibutramine trong huyết thanh ngƣời bằng phƣơng pháp sắc ký lỏng
pha đảo ghép nối khối phổ, Jignesh Bhatt và cộng sự cũng sử dụng phƣơng pháp
chiết pha rắn, rút ngắn q trình xử lý mẫu. Hút chính xác 0,5 mL dịch huyết thanh
có chứa DSB, DDSB, thêm nội chuẩn imipramine nồng độ 40 ng/mL, lắc voltex.
Mẫu sau đó đƣợc acid hóa bằng acid phosphoric 10%. Hỗn hợp mẫu đƣợc nạp lên
cột SPE - HLB đã đƣợc hoạt hóa bằng 1,0 mL MeOH và 2,0 mL nƣớc. Rửa tạp bằng
nƣớc, MeOH 30%/ H2O. Chất phân tích đƣợc rửa giải bằng 0,8 mL Acetonitrile và
đƣợc phân tích trên thiết bị sắc ký lỏng khối phổ. Kết quả độ thu hồi của DSB và
DDSB tƣơng ứng là 93,5% và 77,9% [7].
1.3.1.3. Kỹ thuật QuEChERS
Trong nghiên cứu của Juanhui Li và cộng sự, tuy tác giả không áp dụng
phƣơng pháp chiết QuEChERS làm sạch mẫu để phân tích sibutramine và dẫn xuất
của sibutramine trong nền mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm cân, nhƣng
tác giả đã sử dụng phƣơng pháp chiết này để phân tích đƣợc 14 chất thuộc nhóm βagonist cũng trong nền mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm cân bằng
phƣơng pháp sắc ký lỏng UHPLC kết nối khối phổ. Mẫu đƣợc chuẩn bị nhƣ sau:
Cân chính xác một lƣợng mẫu vào ống ly tâm, thêm 3 mL nƣớc, lắc voltex 30 giây,
thêm 10 mL ACN, lắc tay 30 giây, thêm 2,0 gam MgSO 4 (magie sulfate), 1,0 gam
NaCl (natri clorua) lắc mạnh 1 phút. Dịch chiết sau ly tâm sẽ đƣợc làm sạch bằng
150 mg chất chất phụ có thêm 900 mg MgSO4. Kết quả 14 β-agonist đã đƣợc tách
với giới hạn phát hiện nằm trong khoảng 1,8 – 23,1 µg. kg-1, hiệu suất thu hồi nằm
trong khoảng 67,1 – 107,3% [24].
Bảng 1.2. Tổng hợp kết quả một số kỹ thuật xử lý mẫu
Tác giả
Peng Zou
Ziqiang
Huang
Tarita
Kamardi
Jignesh
Bhatt
Juanhui Li
Nền mẫu
PP xử lý mẫu
Các chất PT
Độ thu hồi
(%)
Thảo dƣợc
hỗ trợ giảm
cân
Cân mẫu, chiết
mẫu bằng MeOH,
lắc 30 phút, lọc
qua màng lọc
Định tính SB,
02 chất chuyển
hóa của SB và
01 chất tƣơng
tự SB
-
Cân mẫu, chiết
mẫu bằng MeOH, Định lƣợng SB,
DDSB
siêu âm 10 phút,
lọc qua màng lọc
Cân mẫu, chiết
mẫu bằng H3PO4
Thuốc truyền 3%, lắc 30 phút,
Định lƣợng SB
thống
lọc mẫu, làm sạch
bởi cột chiết pha
rắn SPE
Thực phẩm
bổ sung hỗ
trợ giảm cân
93,3 – 106,7 %
38,0 – 45,0%
Huyết thanh
Cân mẫu, chiết
mẫu bằng H3PO4
10%, làm sạch
bằng cột SPEHLB
DSB, DDSB
DSB: 93,5%;
DDSB: 73,9%
Thực phẩm
bảo vệ sức
khỏe hỗ trợ
giảm cân
Cân mẫu, thêm
nƣớc, lắc voltex
30 giây, thêm
ACN, lắc tay 30
giây. Làm sạch
bằng phƣơng
pháp QuEchERS
14 chất thuộc
nhóm β-agonist
67,1 – 107,3%
Kết quả bảng 1.2 cho thấy các tác giả đều xử lý mẫu dựa trên nguyên tắc
chọn dung mơi thích hợp để hịa tan đƣợc chất phân tích, chiết đƣợc chất phân tích
từ các nền mẫu khác nhau, chọn lựa phƣơng pháp làm sạch mẫu, loại đƣợc tạp,
chiết
chọn lọc chất phân tích và hiệu suất thu hồi tốt nhất. Trong đó, Juanhui Li đã lựa
chọn phƣơng pháp QuEchERS để làm sạch mẫu, 14 chất thuộc nhóm β-agonist
trong nền thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm cân đều đƣợc định lƣợng và có
độ thu hồi nằm trong khoảng 67,1 – 107,3%. Mặc dù chƣa có một nghiên cứu nào
báo cáo về việc xác định SB và dẫn xuất trong nền mẫu thực phẩm bổ sung hỗ trợ
giảm cân có sử dụng kỹ thuật QuEChERS để loại tạp, nhƣng nghiên cứu của
Juanhui cũng là tiền đề cho việc loại tạp trong nền mẫu thực phẩm bổ sung hỗ trợ
giảm cân.
1.3.2. Phương pháp phân tích
1.3.2.1. Phương pháp UV-Vis
Daniela F. Maluf và các cộng sự đã phát triển phƣơng pháp UV-Vis để định
lƣợng sibutramine hydrochloride monohydrate trong viên nang. Mẫu phân tích đƣợc
hịa tan trong nƣớc (n=3) và đƣợc đo ở bƣớc sóng 223,0 nm trên thiết bị quang phổ
hấp thụ phân tử UV-1601 PC, Shimazdzu, Kyoto, Japan, khoảng bƣớc sóng từ 200
nm đến 800 nm. Đƣờng chuẩn xây dựng đƣợc có hệ số tƣơng quan là 0,9997,
khoảng tuyến tính từ 5,0 đến 30,0 µg/mL. Độ chính xác lần lƣợt là 101,4 ± 1,2%,
99,1 ± 0,9% và 102,2 ± 1,9% tƣơng ứng với các nồng độ 10,0, 20,0 và 30,0 µg/mL.
Độ tái lặp và lặp lại đƣợc thể hiện qua độ lệch chuẩn tƣơng đối (RSD) tƣơng ứng là
1,4359 và 1,9234. Ƣu điểm của phƣơng pháp UV-Vis là đơn giản, dễ thực hiện, chi
phí thấp. Tuy nhiên, phƣơng pháp chỉ định lƣợng SB, không xác định đồng thời SB
và các dẫn xuất của SB [26].
1.3.2.2. Phương pháp điện di mao quản
Danwang và cộng sự đã xây dựng phƣơng pháp điện di mao quản phát hiện
đƣợc đồng thời sibutramine và phenolphthalein có trong mẫu thực phẩm chức năng.
Dung dịch đệm đƣợc sử dụng là hỗn hợp đệm phosphate 20 mM và natri dodecyl
sulphate 20 mM (pH = 11). Chất phân tích đƣợc phát hiện ở bƣớc sóng 223 nm,
điện thế 25 kV ở 20oC. Giới hạn phát hiện của sibutramine là 0,03 µg/mL,
phenolphthalein là 0,18 µg/mL. Khoảng tuyến tính của sibutramine là 0,1 – 50
µg/mL, phenolphthalein là 0,8 – 50 µg/mL. Độ thu hồi của 2 chất tƣơng ứng là
95,3% và 103,4% [38].
Nhóm tác giả Yang Li và các cộng sự đã phát triển phƣơng pháp điện di mao
quản hiệu năng cao để xác định đồng thời 07 hoạt chất trong mẫu thực phẩm chức
năng là fenfluramin, pseudoephedrine, norpseudoephedrine, amfepramone,
sibutramine, sildenafil và strychnine. Sử dụng hỗn hợp đệm của natri tetraborate 20
mM, natri dodecyl sulfat 10 mM và acetonitrile 5% (pH=9,0), bƣớc sóng phát hiện
là 195 nm, điện áp tách là 17kV ở 25 oC. Giới hạn trên của đƣờng chuẩn là 100 mg/L
với hệ số tƣơng quan R lớn hơn 0,998. Độ lệch chuẩn tƣơng đối dao động từ 4,5 và
7,9% (n=7). Độ thu hồi trung bình trong khoảng 79,6% - 112,0%. Giới hạn phát
hiện (S/N=3) nằm trong khoảng 0,16 và 0,65 mg/L. Phƣơng pháp đã đƣợc áp dụng
thành công cho việc xác định 7 hoạt chất trong mẫu thực phẩm chức năng [25]. Tuy
nhiên giới hạn phát hiện và giới hạn định lƣợng của phƣơng pháp cao, phƣơng pháp
cũng chƣa xây dựng để xác định đồng thời sibutramine và một số dẫn xuất.
Shigeki Akamatsu và Takao Mitsuhashi (2013) đã sử dụng phƣơng pháp điện
di mao quản khối phổ hai lần để xác định đồng thời 20 thành phần dƣợc phẩm trong
thuốc nhuận tràng và thuốc ức chế sự thèm ăn trong đó có SB, DDSB,
phenolphthalein. Kết quả cho thấy LOD của các chất dao động từ 1,0 – 750 μg/g
với tuỳ chất [5].
1.3.2.3. Phương pháp sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao – HPTLC
Phƣơng pháp HPTLC đã đƣợc phát triển và đƣợc áp dụng để xác định
sibutramine trong mẫu thực phẩm bổ sung dạng thảo dƣợc.
Trong nghiên cứu của Mathon C và các cộng sự, tác giả đã sử dụng phƣơng
pháp HPTLC-UV để định lƣợng sibutramine trong thực phẩm bổ sung dạng thảo
dƣợc. Dịch chiết mẫu đƣợc chấm trực tiếp lên bản mỏng silica gel HPTLC, pha
động là hỗn hợp toluene-methanol. Sibutramine đƣợc định lƣợng ở bƣớc sóng
225nm và đƣợc xác minh bởi detector khối phổ MS. Trong hai cuộc điều tra, 52
mẫu thực phẩm bổ sung hỗ trợ giảm cân đã đƣợc sàng lọc. Một nửa trong số đó
phát hiện có pha trộn với sibutramine, hàm lƣợng lên tới 35 mg/ viên. Kết quả thu
nhận đƣợc từ phƣơng pháp HPTLC đƣợc so sánh với kết quả thu đƣợc khi thực
hiện phép phân tích bằng phƣơng pháp HPLC-UV và HPLC-MS/MS. Kết quả cho
thấy khơng có sự khác biệt đáng kể giữa ba phƣơng pháp [27].
Hayun và các cộng sự đã xác định sibutramine trộn trái phép trong sản phẩm
thảo dƣợc giảm cân, trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phƣơng pháp đo mật độ phổ
lớp mỏng (TLC) với pha tĩnh là bản mỏng nhôm TLC silica gel 60 F254, pha động
là hỗn hợp toluene-diethylamine (10:0,3, v/v). Đƣờng chuẩn xây dựng có khoảng
định lƣợng từ 0,50 đến 5,00 µg/mL, hệ số tƣơng quan R 2= 0,9986. Giới hạn phát
hiện (LOD) và giới hạn định lƣợng (LOQ) lần lƣợt là 217,5 ng và 724,9 ng. Phƣơng
pháp sau khi thẩm định đƣợc sử dụng để xác định hàm lƣợng sibutramine trong sản
phẩm thảo dƣợc giảm cân đƣợc lấy từ một số nhà thuốc ở thành phố Depok,
Indonesia. Kết quả định lƣợng cho thấy có 6 trong 7 mẫu phân tích chứa
sibutramine HCl với hàm lƣợng từ 2,45 - 26,24 mg/viên [15].
Phattanawasin P và cộng sự đã xây dựng phƣơng pháp phân tích sắc ký lớp
mỏng để xác định nhanh và định lƣợng sibutramine HCl trộn trái phép trong sản
phẩm thảo dƣợc giảm cân. Pha tĩnh là bản mỏng silicagel 60 F254, pha động là hỗn
hợp dung môi toluene-n-hexane-diethylamine (9:1:0,3. v/v/v), Dragendorff đƣợc sử
dụng là thuốc thử hiện màu. Đƣờng chuẩn đƣợc xây dựng có dải nồng độ từ 1
µg/mL - 6 µg/mL. LOD và LOQ tƣơng ứng là 190 và 634 ng/g [31].
Phƣơng pháp HPTLC đã đƣợc phát triển thƣờng sử dụng để định tính
sibutramine. LOD và LOQ trong trƣờng hợp định lƣợng thấp hơn phƣơng pháp UVVIS và điện di mao quản, tuy nhiên các nghiên cứu cũng chỉ xác định sibutramine
mà không xác định đồng thời sibutramine và dẫn xuất của sibutramine.
1.3.2.4. Phương pháp sắc ký khí (GC-MS)
Để xác định đồng thời sibutramine và một số dẫn xuất, phƣơng pháp GC-MS
đã đƣợc nghiên cứu và phát triển.
Tác giả Sabina Strano-Rossi và cộng sự đã phát triển phƣơng pháp sắc kí khí
khối phổ nhằm xác định các chất chuyển hóa của sibutramine trong nƣớc tiểu. Mẫu
nƣớc tiểu đƣợc tiền xử lý bằng phƣơng pháp chiết lỏng/ lỏng, thủy phân enzyme…,
ủ nhiệt và chiếu xạ vi sóng. Sản phẩm chuyển hóa của sibutramine bao gồm: mono
desmethyl sibutramine, didesmethyl sibutramine…. Các chất chuyển hóa này đƣợc
phát hiện rõ ràng trong khoảng nồng độ 10 đến 50 ng/mL, đáp ứng các giới hạn hiệu
suất tối thiểu cần thiết (MRPL) của Cơ quan chống doping thế giới (WADA) [36].
Tại Iran, Khazan và cộng sự đã tiến hành lấy 8 mẫu giảm cân dạng thảo dƣợc
trên thị trƣờng. Bằng phƣơng pháp GC-MS và LC-MS, tác giả đã xác định đƣợc sự
có mặt của sibutramine, phenolphthalein, bumetanide và phenytoin. Các thành phần
này không đƣợc công bố trên nhãn của sản phẩm. Kết quả định tính có ý nghĩa quan
trọng. Lí do, tại Iran, sibutramine vẫn đƣợc sử dụng làm thuốc điều trị giảm cân.
Liều khuyến cáo là 5 – 15mg/ngày, tuy nhiên mẫu thảo dƣợc giảm cân có liều là 2
đến 3 viên/ 1 ngày. Do đó, nếu những bệnh nhân sử dụng thuốc sibutramine kết hợp
với thực phẩm giảm cân thảo dƣợc có chứa sibutramine sẽ dẫn đến tình trạng quá
liều, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe [21].