Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Xay dung noi quy lop hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.34 KB, 2 trang )

Xây dựng nội quy lớp học
1. Cho phép học sinh góp ý kiến để xây dựng nội quy lớp học:
- Từ khi nhận lớp, tôi đưa ra một số quy định về nội quy và cho phép học sinh
góp ý kiến, thảo luận để chỉnh sửa nội quy. Lý do cho điều này là khi học sinh cảm
thấy các em cùng chung tay trong việc quyết định những gì sẽ được mong đợi ở cá
em, thì học sinh có xu hướng tuân theo các nội quy chặt chẽ hơn.
- Nội quy tôi đưa ra luôn ưu tiên về nề nếp, ý thức trước, sau đó mới đến học
tập. Mục đích để các em biết ý thức là quan trọng hơn kiến thức. Ưu tiên những gì
liên quan đến gia đình trước, đến nhà trường sau. Mục đích để các em biết u
q, tơn trọng gia đình mình. Nhiều em nghe lời, chào hỏi lễ phép với thầy cô
nhưng lại không nghe lời, không biết chào hỏi người lớn trong gia đình.
Ví dụ tơi thường đưa ra những nội dung sau:
1. Lễ phép, không cãi lại ông bà, cha mẹ. Không nói tục, chửi bậy.
2. Khơng xem ti vi q 1 tiếng mỗi ngày. Không chơi điện tử, điện thoại,
…..
3. Đi học đúng giờ, không đi sớm quá 15 phút, tan học phải về nhà ngay,
không la cà. Nghỉ học phải có sự thơng báo của bố mẹ đến GVCN.
4. Mặc đồng phục, đi giầy, dép quai hậu, mang đầy đủ dụng cụ học tập và
sách vở khi đến trường.
5. Nếu chưa làm xong bài trên lớp, về nhà phải làm bổ sung đầy đủ,
không được thiếu bài.
2. Hướng dẫn thực hiện các nội quy: Sau khi lớp học đã tạo danh sách các nội quy
hồn chỉnh, thì tơi hướng dẫn cách thực hiện các nội quy. Tơi giải thích hoặc thậm
chí gọi các em giải thích các từng nội quy. Đưa ra cho cả lớp một ví dụ cho từng
nội quy và làm mẫu nếu cần.
3.Đăng các nội quy: Sau khi các nội quy được hồn chỉnh, thì tơi in vào khổ giấy
to, dán vào góc nội quy của lớp, và in ln dưới thời khóa biểu để các em dán tại
góc học tập của mình. Mỗi phụ huynh cũng sẽ nhìn thấy nội quy này khi họ đến
góc học tập của con và tôi cũng phổ biến trong cuộc họp đầu năm để phụ huynh
nhắc nhở con.
Chỉ nên có từ 3 đến 5 nội quy


- Cố gắng không đặt nhiều hơn năm nội quy cùng một lúc. Chỉ cần từ 3 – 5 nội quy
để học sinh dễ nhớ, dễ thuộc.
- Sau một thời gian, có nội quy nào HS đã thực hiện tốt thì tơi thay thế bằng một
nội quy mới mà HS hay mắc và cũng cho HS trao đổi về việc thực hiện nội quy đó
và cũng nhắc các em tiếp tục thực hiện nội quy cũ.
- Khi viết các nội quy bạn nên bằng những từ tích cực thay vì bắt đầu bằng
“Khơng.” Nó khiến học sinh cảm thấy bị bắt buộc thực hiện nội quy, trừ những nội
quy bạn áp đặt bắt HS phải tuân thủ như nội quy 1,2 trên ví dụ..


Lưu ý: Mỗi giáo viên nên có bộ nội quy riêng phù hợp với đối tượng học sinh lớp
mình để nội quy đạt hiệu quả.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×